Sáng kiến kinh nghiệm Đổi phương pháp mới giáo dục trẻ 2-3 tuổi hoạt động: Khám phá khoa học

. NỘI DUNG:

1. Thực trạng:

 a. Thuận lợi:

 Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

 Bản thân luôn yêu nghề nến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ.

 b. Khó khăn:

 Sử dụng phòng chức năng để giảng dạy, đồ dùng phục vụ tiết dạy chưa đáp

 ứng được nhu cầu của cô và cháu như: Những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật,

Trang thiết bị chưa đáp ứng với nhu cầu của trẻ . Đồ dùng dạy học còn thiếu.

Số trẻ được vào lớp nhóm 100%, khả năng trẻ tiếp thu chậm.

Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Xây dựng cơ sở vật chất

Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu, Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động.

Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú, sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh động.

Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghi với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bảng, tranh ảnh, lô tô, và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ.

Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả, Sưu tầm những câu ca dao, tục ngũ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ.

Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vải vụn, rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò, để bổ sung giỏ đồ chơi của trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi phương pháp mới giáo dục trẻ 2-3 tuổi hoạt động: Khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đổi phương pháp mới giáo dục trẻ 2-3 tuổi hoạt động: khám phá khoa học”.
 	 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Trẻ ở nhà trẻ tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm,những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giúp trẻ có cơ hội để hòa mình, gần gũi với môi trường xung quanh, để hòa mình vào thế giới xung quanh, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh . Từ đó giáo viên phải có trách nhiệm đem những tri thức về thế giới xung quanh đến với trẻ. Chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiểu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo. 
 	Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào tiết học thì hiệu quả không cao. 
 Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là không thể thiếu. Môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực,Làm quen với môi trường xung quanh là phương tiện để trẻ giao tiếp, giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, đồng thời là công cụ để trẻ tư duy. Vì vậy mà tôi đả chọn đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 2-3 tuổi với hoạt động: Khám phá khoa học nhằm để trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh .
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng: 
 a. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
 Bản thân luôn yêu nghề nến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. 
Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ.
 b. Khó khăn:
 Sử dụng phòng chức năng để giảng dạy, đồ dùng phục vụ tiết dạy chưa đáp
 ứng được nhu cầu của cô và cháu như: Những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật,
Trang thiết bị chưa đáp ứng với nhu cầu của trẻ . Đồ dùng dạy học còn thiếu.
Số trẻ được vào lớp nhóm 100%, khả năng trẻ tiếp thu chậm.
Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng cơ sở vật chất 
Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu,Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động. 
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú, sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh động.
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghi với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bảng, tranh ảnh, lô tô, và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ.
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả,Sưu tầm những câu ca dao, tục ngũ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ.
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vải vụn, rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò,để bổ sung giỏ đồ chơi của trẻ.
2. Đồ dùng đồ chơi:
Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại,Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật, cây cỏ, hoa lá,sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học. Tận dụng các hình ảnh ở lốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh củ,vừa trang trí lớp, vừa làm đồ dùng đò chơi. 
Để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sảnh phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm để thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về khám phá khoa học.
Sưu tầm những bài thơ về khám phá khoa học, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển.
3. Xây dựng góc “Bé với thiên nhiên”:
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cơ, 
bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên.
Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây hoa vạn thọ, hoa mười giờ, dàn dây leo,...
Các tranh, lô tô đề được phân loại để ở giá vừa dể lấy, dể tìm.
Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọn gàng và dễ kiếm.
4. Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh:
Biểu tượng về thế giới xung quanh, đã đến với trẻ qua nhiều hình thức:
Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật. Giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của mình.
Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh, mô hình, con vật thật.
5. Rèn trẻ thông qua tiết dạy:
Vì cho trẻ làm quen với khám phá khoa học, nên trong mỗi tiết với mỗi vật mẫu, hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đề ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu.
Trong tiết dạy môi trướng xung quanh nên lồng ghép thích hợp các môn học khác như: Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học, để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn. 
Hoạt động âm nhạc cần xe kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.
Trong tiết dạy cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bắng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh.
Nên thường xuyên tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui hơn, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn.
Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tương ứng ở dưới để dễ nhận biết được chữ cái mình đã học.
6. Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ
Biết được kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với môi trường hoạt động dạy và học cho thật sáng tạo, bản thân nên khắc phục bằng cách: Thường xuyên học tập bạn bè đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao cho nhẹ nhàng, linh hoạt.
Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp cho trẻ kiến thức dù đơn giản nhưng cũng phải thật chính xác.
Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình , dù ở lớp hay ở nhà.
Sử dụng bộ tranh cho trẻ làm quen với MTXQ, theo nội dung từng bài, theo đúng chương trình.
Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, của BGH sau mỗi tiết dạy, để từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế.
+ Về cách tiến hành:
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Có thể dùng câu đố, bài hát để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Trong hoạt động khác của trẻ, có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.
Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên: trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi. Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như: hoa, lá ép khô, vỏ cây, cọng rơm, vỏ thuỷ sản,
Qua các buổi dạo chơi, tham quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại. khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó.
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
Dạo chơi tham quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục ATGT với trẻ tạo cho trẻ thói quen và ý thức khi tham gia giao thông. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản. Đi trên đường không chạy, không nô đùa, đi bên tay phải, hoặc là nhìn những tín hiệu giao thông. 
7. Kết hợp với phụ huynh về phương pháp CSGD trẻ và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sao ngày nghỉ sẻ quên lời cô dạy.
Vì thế, thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ.
Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà còn giữ gìn, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ. Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, hàng ngày, trên các hoạt động: HĐNT, HĐG, HĐC,giáo dục trẻ bảo vệ cây xanh, không ngắt hoa bẻ cành, GD trẻ giữ gìn nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi công cộng: sân trường, công viên, đường phố.
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển tranh về con vật, cây cỏ phù hợp với lứa tuổi. Trẻ được làm quen với hình ảnh, với chữ viết.
Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được, giúp trẻ luyện tập nhiều hơn, từ đó có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc với nhiều thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được cha mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố những gì đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là rất cao.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Được sự quan tâm của nhà trường, phụ huynh và tận dụng những vật liệu gần gũi nên trong các tiết học có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ.
- Trong lớp học góc “ Bé với thiên nhiên” có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho góc như: Cây xanh, tranh ảnh, sách về thiên nhiên.
- Trong các tiết dạy cô luôn thay đổi, sáng tạo chuẩn bị đầy đủ nên trẻ nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hứng thú học hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Giáo viên thật sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc chuyên môn.
- Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
- Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ.
- Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện giọng nói.
- Đồ dùng dạy trẻ phong phú, sáng tạo hấp dẫn với trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh. Kết hợp bạn đồng nghiệp và xin ý kiến của BGH.
- Luôn tạo được môi trường học mà chơi, chơi mà làm.
- Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có phương pháp hướng dẫn cụ thể.
- Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên.
Trên đây là phương pháp đổi mới giáo dục trẻ ở lớp nhóm hoạt động: MTXQ
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
 GIẢI PHÁP TRƯỜNG
 Phong Thạnh, ngày tháng năm 2019
 Người viết 
 Huỳnh Thị Hồng Nhi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_phuong_phap_moi_giao_duc_tre_2_3_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan