Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng sân khấu hóa, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học
Nền giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nay vẫn đang trên con đường kiếm tìm, đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, phương pháp giáo dục phổ thông hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, lí luận dạy học hiện đại nhấn mạnh việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất chung và chuyên biệt của người học. Đó cũng là định hướng cơ bản mang tính pháp lí, thiết thực đối với mỗi giáo viên đứng lớp.
Hướng tới mục tiêu giáo dục chung của toàn ngành, bộ môn Ngữ văn cũng đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sao cho mỗi học sinh được là trung tâm, tự giác, sáng tạo, có khả năng độc lập suy nghĩ, có khả năng thực hành tốt, mỗi học sinh là một cá thể tốt trong cộng đồng. Đúng như nhà văn M. Gor- ki từng nói: “Văn học là nhân học”, nghĩa là chúng ta đã, đang và sẽ vẫn nhấn mạnh sư mệnh cao cả, mang tính đặc trưng riêng của văn học trong việc bỗi dưỡng, phát huy vẻ đẹp phong phú, sâu sắc của thế giới tinh thần và nhân cách mỗi người.
Thế nhưng, đúng như nhiều bài báo, các bản tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, và đặc biệt là qua việc tiếp xúc trực tiếp với học sinh, chúng ta dễ dàng nhận ra một sự thật đáng suy nghĩ là nhiều học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, không hiểu đúng, không hiểu hết đặc thù bộ môn, đặc biệt là việc học lí luận văn học gặp phải những vướng mắc khô khan thuyết lí. Trên thực tế, một số theo học chỉ vì mục tiêu thực dụng trước mắt để thi đỗ đại, nên xét ở khía cạnh nào đó, các em cũng chỉ giống như cái máy đang vận hành để cố nhồi nhét những suy nghĩ, cảm xúc,. của người khác vào trong đầu mình. Xã hội càng văn minh, hiện đại thì ta càng chú trọng đến sứ mệnh của nền giáo dục cách mạng là làm thế nào cho mỗi người học trở thành một nhân cách tốt, có khả năng bộc lộ những sáng tạo, phát huy thế mạnh riêng; sao cho mỗi ngày đến trường là mỗi ngày các em được hưởng niềm vui trọn vẹn.
Đánh giá nguyên nhân của thực trạng nói trên, ta nên thẳng thắn nhìn từ nhiều phía. Song, với góc nhìn của một giáo viên bộ môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy khả năng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là khả năng nhạy bén với cái mới của một bộ phận giáo viên không tốt, dẫn đến tâm lí hoang mang, lo sợ, tự ti; thậm chí cá biệt giáo viên còn luôn nghi ngờ về việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
tùy theo khả năng chuyên biệt của mỗi học sinh. 4. Kết quả Số lượng học sinh thực sự hiểu bài, chủ động về phương pháp tự học, tự sáng tạo còn hạn chế. Đa số học sinh đều hiểu bài và đạt được một ngưỡng kĩ năng nhất định, phù hợp với khả năng cá nhân; dó đó, học sinh tự tin và tự do trong sáng tạo, có phương pháp tự học tốt hơn. Phần ba. KẾT LUẬN Chương 10. Hiệu quả, điều kiện áp dụng và khả năng phổ biến đề tài sáng kiến kinh nghiệm I- Đánh giá tổng thể hiệu quả của sáng kiến Ngữ văn thuộc nhóm bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, đánh giá hiệu quả đạt được của phương pháp dạy học bộ môn nào đó phải dựa trên đặc trưng của chính bộ môn đó. Trên thực tế, hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm, các đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá mang tính định lượng, chẳng hạn: sáng kiến hay đề tài khoa học tự nhiên đó, sau một thời gian áp dụng thực tiễn, đã mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào, tương ứng với số tiền là bao nhiêu. Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo nói chung, dạy học môn Ngữ văn nói riêng, ta không thể máy móc đánh giá hiệu quả chỉ như trên. Bởi sản phẩm lao động, thành phẩm lao động của giáo dục là con người, nhân cách con người. Hiệu quả mà giáo dục mang lại không chỉ ở trước mắt, mà còn về lâu dài, có khi ta phải nhìn cả bằng nhãn quan định tính. Đặc biệt, môn Ngữ văn có đặc trưng riêng: là môn khoa học có tính nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ; do đó, phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học cũng mang tính khoa học và nghệ thuật. Cái mà sau mỗi bài học Ngữ văn, học sinh được chính là được thay đổi mình theo hướng tích cực, dĩ nhiên điều này ở mỗi học sinh đạt được không như nhau. Có thể nói, hiệu quả đem lại của đề tài đổi mới tổ chức lớp học qua một tiết học lí luận về thể loại kịch - một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp cao- đã được tỏ chức dưới dạng sân khấu hóa, trong đó học sinh là chủ thể sáng tạo, thì càng rõ điều đã nói trên. Nhìn tổng thể, sau một số năm học thực hiện mô hình sân khấu hóa phương pháp dạy học, chúng tôi xin đánh giá hiệu quả của sáng kiến như sau: I. 1. Hiệu quả trước mắt Qua việc đổi mới tổ chức mô hình lớp học theo hướng sân khấu hóa tiết học lí luận về kịch, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Thứ nhất, không gian lớp học được đổi mới, gần với sân khấu - không gian nghệ thuật, song vẫn quen thuộc, gần gũi với học sinh; từ đó, khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Thứ hai, giờ học trở nên sinh động, tự nhiên, khoảng cách thầy trò gần gũi, thân thiện, tạo được sự đồng cảm nhiều hơn giữa người dạy - người học với nhà văn,... khơi gợi được sự chú ý, hứng thú của người học. Giờ học để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu đậm cho học sinh. Đó là mục tiêu đầu tiên trong một giờ học muốn đạt được. Thứ ba, học sinh được thể hiện chính mình, không bị khuôn ép theo ý nghĩ rập khuôn của người khác. Do đó, kích thích cái tôi sáng tạo, ý thức về giá trị của mỗi cá nhân với mọi người, đặc biệt là ở một số học sinh có năng khiếu về ngôn ngữ hay các lĩnh vực nghệ thuật khác. Một số học sinh rụt rè, không dám thể hiện ý kiến cá nhân sẽ được lớp học khuyến khích phá bỏ vỏ bọc của bản thân để hoà nhập và phát huy tiềm năng của mình. Người học được là trung tâm của tiết học, nâng tầm quan trọng, vị thế của người học trong một giờ học cụ thể, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện đại. Thứ tư, hình thành và phát triển tư duy logic, biện chứng, kĩ năng tổng hợp, liên tưởng, phân tích, đánh giá của học sinh trước một vấn đề văn học hoặc đời sống. Khi trình bày suy nghĩ về một vấn đề, nhất là vấn đề có tính chất mở, học sinh có kĩ năng để thể hiện quan điểm cá nhân phù hợp với quan điểm cộng đồng. Thứ năm, học sinh ý thức rõ hơn giá trị sống, từ đó biết xử lí tình huống hợp tình hợp lí, có kĩ năng sống tốt hơn. Đặc biệt là phát huy năng lực, phẩm chất người học. Qua tiết đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng sân khấu hóa, học sinh phát huy được những năng lực, phẩm chất sau: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học; + Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo; + Năng lực quản lý bản thân; - Năng lực xã hội, bao gồm; + Năng lực giao tiếp; + Năng lực hợp tác; - Năng lực công cụ, bao gồm; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ; + Năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học - cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học học sinh cần đạt được. - Phẩm chất yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình, yêu con người; tôn trọng con người; tự trọng, tự tin, sáng tạo; có trách nhiệm với cộng đồng; nhạy bén, tinh tế, giàu tình cảm,... I. 2. Hiệu quả lâu dài Trên cơ sở hiệu quả trước mắt đã đạt được, chúng tôi xin đánh giá hiệu quả lâu dài việc áp dụng đề tài sáng trên như sau: Thứ nhất, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam vẫn đang tiếp tục đổi mới, cải cách, toàn diện, căn bản sao cho hội nhập với nền giáo dục - đào tạo hiện đại trên thế giới. Đạt được mục tiêu này, chúng ta phải có thời gian, lộ trình. Dù đổi mới theo hướng nào thì việc đổi mới tổ chức lợp học theo hướng sân khấu hóa vẫn không bao giờ cũ. Do đó, đổi mới tổ chức lớp học theo hướng sân khấu hóa cũng là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhân văn. Thứ hai, ngôn ngữ là vỏ của tư duy. Ta không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ, khả năng sự dụng ngôn ngữ trong giao tiếp mang tính chính thống và trong sinh hoạt của con người. Vì vậy, qua môn Ngữ văn, với việc đổi mới tổ chức lớp học theo hướng sân khấu hóa, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học sẽ giúp cho khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh tốt hơn, cơ hội thành công ở các lĩnh vực khác nhiều hơn, cao hơn. Thứ ba, qua đó, học sinh có kĩ năng sống tốt hơn, sẽ có thêm điều kiện để trở thành người có khả năng làm chủ được cuộc sống. Đặc biệt, sau một thời gian học nhất định, học sinh hiểu rõ giá trị chân - thiện - mĩ mà môn Ngữ văn mang lại. Mỗi người học là một nhân cách tích cực. I. 3. Hiệu quả kinh tế Do tiến hành giờ dạy học dưới hình sân khấu hóa linh hoạt, sáng tạo nên với một bài học, GV có thể tổ chức cho HS học tập dưới những quy mô khác nhau: quy mô lớp, quy mô khối lớp, quy mô toàn trường. Vì vậy, phương pháp này đem lại những hiệu quả kinh tế sau: Thứ nhất, tiết kiệm thời gian đứng lớp của GV và thời gian ngồi học lí thuyết trên lớp của HS. Thứ hai, tiết kiệm nguồn nhân lực tham gia quá trình dạy học (một GV có thể tổ chức HS học tập với nhiều quy mô). Thứ ba, góp phần vào công cuộc xã hội hóa giáo dục (quá trình dạy học theo hướng sân khấu hóa là quá trình HS được chủ động chuẩn bị từ trang phục, máy ghi hình đến thiết kế sân khấu mà không nhất nhất thiết phải do GV và nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất). Thứ tư, dạy học theo hướng sân khấu hóa tích hợp liên môn, có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài cho các môn học (Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Hóa học, Vật lí - HS có thể tự dựng các tình huống học tập, các tình huống giao tiếp thông qua tiểu phẩm), tiết kiệm thời gian chuẩn bị một số chuyên đề có liên quan đến sân khấu hóa trong năm học (các chương trình sân khấu hóa tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội,...). Do đó, GV và HS, các tổ chức đoàn thể,... có thể tiết kiệm được thời gian tìm tòi, chuẩn bị kịch bản, tiết kiệm nhân lực và các chi tiêu cho hoạt động sân khấu hóa. I. 4. Kết quả khảo sát thực tế I. 4. 1. Khảo sát thực tế qua hệ thống câu hỏi điều tra Khảo sát thực tế 100 học sinh ngẫu nhiên của 4 lớp 11A, 11B, 11C, 11D, kết quả như sau: STT Nội dung khảo sát Hứng thú, bổ ích Bình thường Nhàm chán, vô ích 1 Cảm giác khi học Ngữ văn theo hướng sân khấu hóa? 65% 35% 2 Mong muốn được học nhiều tiết học theo hướng sân khấu hóa. 88% 12% Sân khấu hóa lớp học là phương pháp học khó, khổ nhưng đem lại hiệu quả học tập cao hơn. 3 Cảm giác, ấn tượng về những nhân vật, tác phẩm được nhắc đến trong vở kịch của lớp sáng tạo. Nhân vật văn học, tác phẩm văn học được nhắc đến trong vở kịch sáng tạo của lớp trở nên bình dị, gần gũi, sống động hơn. Giữa học sinh và nhân vật, tác phẩm, nhà văn không có khoảng cách xa như trước đây. Người học không có cảm giác sợ, ngại khi đối diện với nhân vật, tác phẩm, nhà văn. 4 Anh (chị) nghĩ mình có thể trở thành nghệ sĩ (hoạt động nghệ thuật) không? 52% 12% Rất muốn được thể hiện con người tinh thần của mình nên sẽ thử sức khi có cơ hội. 5 Anh (chị) muốn được tiếp cận tri thức lí luận văn học theo hướng nào? 89% mong muốn được học lí luận văn học qua hoạt động thực tế, đơn giản hóa tri thức lí luận. 11% không có ý kiến. 6 Suy nghĩ riêng của cá nhân học sinh trong giờ học Ngữ văn. - Các thầy cố giáo chú ý hơn đến học sinh, nhất là học sinh cá biệt và có hoàn cảnh đặc biệt. - Trong giờ học, thầy cô giáo không nên sợ cháy giáo án, cần lấy nhiều ý kiến phát biểu của học sinh yếu kém. - Trong mỗi tiết học, thầy cô giáo sử dụng thiết bị nhiều hơn để tạo hứng thú: hát, ngâm thơ, kể chuyện, trình chiếu hình ảnh, diễn kịch,... - Không nên kiểm tra và dẫn vào bài máy móc (chẳng hạn: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ... và phân tích bài thơ...) làm cho học sinh sợ bị kiểm tra bài cũ. - Thầy cô nói và làm việc ít, để dành cho học sinh bộc lộ và tự bộc lộ. 7 Nếu nói với chính mình, anh (chị) sẽ nói gì với mình sau những giờ học Ngữ văn gắn với các hoạt động thực tế (tham quan, diễn kịch, thảo luận,...)? 89% có ý thức về con người tinh thần tích cực của bản thân: yêu cuộc sống, tin tưởng vào moi người xung quanh, tin tưởng vào mình, thấy mình ích kỉ hơn so với người khác; cảm thấy vui vẻ,... 11% không rõ câu trả lời. I. 3. 2. Khảo sát thực tế qua bài kiểm tra, bài thu hoạch Thức tế tiến hành cho thấy các em rất hào hứng, sôi nổi hóa thân vào nhân vật. Và theo số liệu thống kê của chúng tôi, ở khối 11 qua bài kiểm tra có các tác phẩm liên quan đến vở kịch thì các em học sinh tham gia đóng kịch nắm chắc tác phẩm (bài viết từ điểm 7 trở lên chiếm 100%) hơn rất nhiều so với các em chưa có dịp thể nghiệm (với số lượng học sinh bằng số học sinh trong đội kịch, tỉ lệ bài viết đạt điểm 7 trở lên là 60%). Thực tế điều tra ở trên một lần nữa chứng tỏ việc “trả lại tên cho tác phẩm” là một hoạt động dạy học rất cần thiết tiến hành ở trường trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực, phẩm chất ở học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. I. 4. Nguyên nhân Thứ nhất, giáo viên chú trọng khơi gợi giá trị cá nhân của học sinh, dựa trên cơ sở nắm bắt tâm lí, sở thích, nguyện vọng của học sinh. Thứ hai, giáo viên kết hợp hài hoà phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại, nắm bắt kịp thời chủ trương đổi mới giáo dục của ngành. Thứ ba, học sinh ngoan, đa phần xác định rõ mục tiêu học tập (tiếp tục học Đại học hay học nghề). Thứ tư, có một số học sinh có năng khiếu ngôn ngữ, năng khiếu sân khấu. Thứ năm, sự chuẩn bị điều kiện dạy- học phù hợp. Thứ sáu, được sự quan tâm của lãnh đạo ngành và lãnh đạo trường trong việc phổ biến đề án đổi mới giáo dục. II. Một số tồn tại II. 1. Một số tồn tại - Không thể bất kì tiết học lí luận văn học nào giáo viên và học sinh cũng chuẩn bị chu đáo trong việc đổi mới tổ chức lớp học theo hướng sân khấu hóa; - Tâm lí giáo viên và học sinh còn ngại làm cái mới, vì sợ bị đưa ra tranh luận, mổ xẻ. - Điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho giáo dục hiện đại còn hạn chế; kinh tế địa phương còn nghèo. II. 2. Nguyên nhân - Do nhiều điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật không đủ đáp ứng đổi mới dạy học; - Một số học sinh thụ động, thiếu kĩ năng hợp tác, tương tác khi làm việc nhóm; - Do môi trường giáo dục còn tồn tại kiểu dạy học và kiểm tra, đánh giá cũ kĩ; - Do năng lực của giáo viên có hạn; giáo viên không có năng lực tổ chức lớp học theo hướng sáng tạo. III. Bài học kinh nghiệm Từ kết quả đạt được như trên, người viết rút ra một số bài học kinh nghiệm: Một là, giáo viên phải trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, có trách nhiệm trước học sinh trong mỗi tiết dạy. Hai là, là giáo viên dạy môn Ngữ văn, nhất thiết giáo viên phải trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ (nói và viết), đặc biệt phải rèn luyện để có sự tinh nhạy trước những cái tích cực, cái mới, đặc biệt là trước những cái mang tính định tính thì giáo viên phải có khả năng đánh giá. Bốn là, trong quá trình dạy, giáo viên tuyệt đối không có tâm lí coi thường, hạ thấp nhận thức, suy nghĩ của học sinh; mà nên đối xử công bằng với các em như đối với chính mình. Giáo viên không chỉ là người thầy mà phải là người bạn của học sinh. Năm là, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phải có mục tiêu, đối tượng, cách thức, quy trình rõ ràng. Sáu là, đổi mới giáo dục muốn thành công thì phải trở thành phong trào sâu rộng, thiết thực, đồng bộ, tránh quan điểm cá nhân tiêu cực, cảm tính, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. IV. Điều kiện áp dụng và khả năng phổ biến của sáng kiến IV. 1. Điều kiện áp dụng Để tiến hành đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng sân khấu hóa, chúng ta cần đáp ứng một số yêu cầu, kiện sau: Một là, việc chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh phải thật sự chu đáo, công phu tất cả các khâu. Việc chuẩn bị bài của học sinh và của giáo viên chu đáo trên cơ sở hiểu biết hệ thống, sâu sắc về thể loại văn học, thể loại kịch, về nghệ thuậy sân khấu. Trong quá trình dạy - học, khâu chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh phải dược coi trọng, đặt lên hàng đầu. Trong đó, sự hợp tác giữa các nhóm học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên, giáo viên - giáo viên phải nhịp nhàng, đủ điều kiện tự chịu trách nhiệm phần việc cá nhân được nhóm giao cho. Hai là, giáo viên phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng; có khả năng khơi gợi con người tinh thần, giá trị con người cá nhân học sinh. Giáo viên và học sinh phải có một số năng lực chung, năng lực chuyên biệt để tiến hành sân khấu hóa tổ chức lớp học. Ba là, học sinh tự tin vào chính mình, tin mình sẽ làm được, làm tốt theo yêu cầu nhiệm vụ học tập. Bốn là, có đủ các trang thiết bị dạy học thiết yếu, cơ sở vật chất - kĩ thuật dạy học phải được đầu tư thích đáng. IV. 2. Khả năng phổ biến của sáng kiến Như phần đầu đã nói, đối tượng nghiên cứu, áp dụng là học sinh của khối 11, môn Ngữ văn. Trong quá trình viết kịch bản cho tiết học, chúng tôi có lấy cả các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12. Xét về mặt lí luận và thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay, phương pháp tổ chức lớp học theo hướng sân khấu hóa là vấn đề then chốt, trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp, nội dung chương trình Ngữ văn. Vì vậy, khả năng phổ biến sáng kiến tương đối rộng, có thể áp dụng như sau: Một là, áp dụng cho tất cả những bài học trong chương trình Ngữ văn THPT (học tập và ôn tập phần văn học dân gian, ôn tập phần văn học trung đại và hiện đại Việt Nam, học tập và ôn tập phần văn học nước ngoài; học tập và ôn tập phần tiếng Việt,...). Hai là, áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh, từ học sinh yếu kém đến học sinh khá giỏi (tất cả các HS đều được phân công nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực bản thân). Ba là, áp dụng cho tất cả các loại trường (từ dân lập đến công lập, Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, trường chuyên, trường chuyên biệt), áp dụng cho tất cả các cấp học (từ bậc học mẫu giáo đến bậc THPT, kể cả bậc Đại học). Bốn là, có thể áp dụng cho các môn học (Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Ngoại ngữ,... HS có thể tiến hành học tập dưới hình thức sân khấu hóa). Chẳng hạn: - Môn Giáo dục công dân: HS có thể dựng tình huống giao tiếp, dựng các câu chuyện đạo đức - pháp luật thông qua một tiểu phẩm; - Vật lí, Hóa học: Dựng các tiểu phẩm nói về cuộc đời, sự nghiệp, phát minh khoa học của các nhà khoa học,... Năm là, áp dụng cho các chuyên đề chuyên môn và chuyên đề ngoại khóa ở tất cả các môn học, ở các cấp học. Sáu là, đối với các học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các khoa, các trường năng khiếu nghệ thuật, thì đây là điều kiện để làm quen, rèn luyện khả năng diễn xuất, bản lĩnh sân khấu, khả năng biên kịch, khả năng đạo diễn, khả năng đánh giá tác phẩm nghệ thuật, thiết kế mĩ thuật,... Điều quan trọng là giáo viên phải biết tiến hành linh động, hợp lí. V. Một số kiến nghị, đề xuất Đối với Sở Giáo dục- Đào tạo Ninh Bình: Sở tiếp tục phổ biến sâu rộng những sáng kiến có giá trị cho giáo viên trong tỉnh áp dụng. Đối với cán bộ thanh tra chuyên môn: Khi về cơ sở thanh kiểm tra chuyên môn, tiếp tục nhận xét, góp ý kiến tích cực cho giáo viên, kể cả về kiến thức và phương pháp dạy học, tránh nhận xét cảm tính. Đối với trường THPT Nho Quan C và tổ Văn - Sử: Tiếp tục chú trọng chuyên môn của giáo viên, đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn phải thiết thực, chuyên sâu. VI. Kết luận chung Là những giáo viên dạy môn Ngữ văn đã được trên dưới mười năm, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm học được từ thực tiễn, từ đồng nghiệp trong và ngoài trường, đặc biệt là qua một số lần dự chuyên đề cấp Sở do các trường thực hiện. Tuy vậy, thực tiễn luôn luôn thay đổi, đổi mới phương pháp giáo dục là vấn đề khó khăn, đòi hỏi cao ở năng lực của người dạy và người học. Trên thực tế, chúng tôi đã có một số giờ học để lại nhiều ấn tượng tích cực cho người học, đặc biệt những tiết ôn tập theo hướng mở, học sinh trả bài đã gây xúc động mạnh từ chính những bài viết rất riêng của học sinh. Đó là điều hiếm khi xảy ra mà chúng tôi mong muốn đạt được và thực tế đã đạt được. Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thiết thực đối với mỗi giáo viên. Trên thực tế, việc đổi mới tổ chức lớp học theo hướng sân khấu hóa chưa được phổ biến, bởi nhận thức của một số phụ huynh học sinh, một số học sinh và một số giáo viên chưa thực sự đúng và đủ về môn Ngữ văn. Đổi mới lớp học theo hình thức sân khấu hóa sẽ trở nên quen thuộc hơn, phổ biến hơn trong những năm học tiếp theo. Dạy học là cả một nghệ thuật. Vì vậy, qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi rất mong được các đồng chí lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến, chia sẻ. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ! Nho Quan, tháng 4 năm 2015 THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ TRẦN NGỌC THUÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Phê, từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2009. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. Nguyễn Văn Đường, thiết kế bài giảng ngữ văn 11, tập 1 và 2, Nxb Hà Nội, 2007. Phan Trọng Luận, sách giáo viên ngữ văn 11, tập 1 và 2, Nxb Giáo dục, 2008. Phan Trọng Luận, sách giáo khoa ngữ văn 11, tập 1 và 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011. Wikimedia tiếng Việt. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT (tài liệu lưu hành nội bộ), 2014 MỤC LỤC STT Phần / chương Từ trang ... đến trang ... 1 Phần một. Mở đầu 3 - 9 2 Phần hai. Nội dung chính 10 3 Chương 1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học 10 - 38 4 Chương 2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành những phẩm chất cần có của người học 39 - 43 5 Chương 3. Lí luận về kịch và kịch bản văn học 44 - 63 6 Chương 4. Những yêu cầu về đọc kịch bản văn học - dạy học thể loại kịch theo hướng tích hợp, phát huy năng lực, phẩm chất người học 64 - 67 7 Chương 5. Thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học (trong đó có đổi mới dạy học thể loại kịch) 68 - 85 8 Chương 6. Phương pháp dạy học truyền thống về lí luận thể loại kịch 86 - 88 9 Chương 7. Một số biện pháp đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng sân khấu hóa, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học 89 - 98 10 Chương 8. Thực nghiệm đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng sân khấu hóa, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học 99 - 117 11 Chương 9. So sánh quá trình dạy - học lí luận văn học về thể loại kịch theo hướng đổi mới tổ chức lớp học sân khấu hóa với phương pháp dạy - học truyền thống 118 - 120 12 Phần ba. Kết luận Chương 10. Hiệu quả, điều kiện áp dụng và khả năng phổ biến đề tài sáng kiến kinh nghiệm 121 - 131 13 Danh mục tài liệu tham khảo 132
File đính kèm:
- 7. NQC_Van ĐỔI MỚI TỔ CHỨC LỚP HỌC LL VỀ THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG SÂN KHẤU HÓA,NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰ.doc