Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)

Phần tổng kết và củng cố bài học là phần luôn được giáo viên chú ý trong mỗi tiết dạy vì phần này sẽ cô đúc những kiến thức cơ bản nhất để học sinh ghi nhớ, đồng thời gợi mở cho các em những vấn đề khác xung quanh bài học. Tuy nhiên hiện nay đối với các bài học nói chung và đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương trình lớp 11 nói riêng, việc thực hiện dạy trên lớp của giáo viên vẫn còn mang nặng tính khuôn mẫu, áp đặt.

Thông thường đối với phần tổng kết bài học, giáo viên sẽ gọi một đến hai học sinh đứng lên trả lời câu hỏi “Trình bày những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm”. Sau đó, giáo viên sẽ bổ sung, chốt lại. Ví dụ như đối với bài học “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến), giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, từ đó đi đến phần tổng kết. Cách dạy truyền thống thường là giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh “Em hãy tóm lại những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Câu cá mùa thu”, sau đó gọi 1 đến 2 học sinh khá, giỏi trong lớp trình bày. Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi. Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên sẽ nói ngắn gọn và học sinh tự ghi vào vở.

Đối với phần củng cố bài học, một số bài, giáo viên thuyết trình ngắn gọn, một số bài là những câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Ví dụ, qua việc khảo sát thực tế chúng tôi đã thấy, đối với tác phẩm “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), phần đọc - hiểu chiếm mất khá nhiều thời gian nên đến phần củng cố bài học thường chỉ còn lại từ 2 đến 3 phút. Giáo viên thường chọn cách thuyết trình để đảm bảo thời gian: “Tác phẩm giúp các em hiểu thêm về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại, cuộc đời éo le của Hồ Xuân Hương, cũng như đặc điểm của thể thơ Nôm Đường luật. Qua đó, tác phẩm gợi mở bài học về nghị lực sống, về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống”. Đối với các bài học khác, hoạt động của giáo viên và học sinh cũng diễn ra tương tự. Cá biệt, có một số tiết học, do không đủ thời gian nên giáo viên đã bỏ qua khâu củng cố bài học hoặc dặn dò chung chung : “Về nhà các em đọc và xem kĩ lại bài học hôm nay”.

Cách làm truyền thống theo hướng thuyết trình hoặc phát vấn – đàm thoại đảm bảo được chuẩn kiến thức của bài học, tuy nhiên điều kiện để phát huy năng lực làm việc của học sinh còn hạn chế. Bài học nào cũng cùng một cách thức như thế, lại diễn ra ở phần cuối của tiết học, đôi khi vội vàng là nguyên nhân khiến học sinh không tập trung, giảm hứng thú. Trong khi đây là phần rất quan trọng, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn, là cơ sở để gợi mở những sáng tạo và sự vận dụng bài học vào cuộc sống. Đến tiết học sau, khi kiểm tra bài cũ, nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại nội dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, có thể học sinh không trả lời được. Điều đó đã dẫn đến hệ quả là học sinh có kết quả học tập không cao khiến các em lại càng thờ ơ với môn Văn.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lại và cho học sinh ghi. Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên sẽ nói ngắn gọn và học sinh tự ghi vào vở.
Đối với phần củng cố bài học, một số bài, giáo viên thuyết trình ngắn gọn, một số bài là những câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Ví dụ, qua việc khảo sát thực tế chúng tôi đã thấy, đối với tác phẩm “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), phần đọc - hiểu chiếm mất khá nhiều thời gian nên đến phần củng cố bài học thường chỉ còn lại từ 2 đến 3 phút. Giáo viên thường chọn cách thuyết trình để đảm bảo thời gian: “Tác phẩm giúp các em hiểu thêm về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại, cuộc đời éo le của Hồ Xuân Hương, cũng như đặc điểm của thể thơ Nôm Đường luật. Qua đó, tác phẩm gợi mở bài học về nghị lực sống, về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống”. Đối với các bài học khác, hoạt động của giáo viên và học sinh cũng diễn ra tương tự. Cá biệt, có một số tiết học, do không đủ thời gian nên giáo viên đã bỏ qua khâu củng cố bài học hoặc dặn dò chung chung : “Về nhà các em đọc và xem kĩ lại bài học hôm nay”.
Cách làm truyền thống theo hướng thuyết trình hoặc phát vấn – đàm thoại đảm bảo được chuẩn kiến thức của bài học, tuy nhiên điều kiện để phát huy năng lực làm việc của học sinh còn hạn chế. Bài học nào cũng cùng một cách thức như thế, lại diễn ra ở phần cuối của tiết học, đôi khi vội vàng là nguyên nhân khiến học sinh không tập trung, giảm hứng thú. Trong khi đây là phần rất quan trọng, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn, là cơ sở để gợi mở những sáng tạo và sự vận dụng bài học vào cuộc sống. Đến tiết học sau, khi kiểm tra bài cũ, nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại nội dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, có thể học sinh không trả lời được. Điều đó đã dẫn đến hệ quả là học sinh có kết quả học tập không cao khiến các em lại càng thờ ơ với môn Văn.
II. Hiệu quả khi sử dụng sơ đồ tổng kết và các trò chơi củng cố bài học kết hợp luyện tập có ứng dụng công nghệ thông tin
Đổi mới phương pháp tổng kết bài học theo hướng sơ đồ hoá và phần củng cố, luyện tập theo hướng trò chơi hoá hoặc bài tập phân loại có ứng dụng công nghệ thông tin mang lại những hiệu quả đáng chú ý sau:
- Thứ nhất là giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính linh hoạt cho bài giảng, coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm thường xuyên ở tất cả các tiết học, ở tất cả các khâu, các phần của bài học.
- Thứ hai, các hình ảnh trực quan, sinh động và có tính logic sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, giúp giáo viên dễ dàng tổ chức giờ học, tăng tính tương tác thày – trò, phối hợp hoạt động có hiệu quả.
- Thứ ba, theo chúng tôi là quan trọng nhất, đó là học sinh được tăng cường tính chủ động, sáng tạo và tư duy qua bài học, mạnh dạn chia sẻ, hợp tác, có kĩ năng làm việc nhóm, có năng lực tự học và sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, học sinh hoàn toàn có thể đặt ra những câu hỏi, nêu những cách hiểu khác, ý kiến riêng của bản thân, thể hiện sự làm chủ kiến thức.
III. Phần thiết kế cụ thể cho chùm 8 bài học văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11.
1. Phần tổng kết bài học.
a. Hệ thống sơ đồ:
b. Đề xuất một số cách thức sử dụng các sơ đồ đã thiết kế
b.1. Đối với hoạt động tổng kết bài học trên lớp.
Trong thời gian từ 2 đến 3 phút, với sự hỗ trợ của máy chiếu, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh tổng kết bài học theo một số cách thức khác nhau. Điều này sẽ tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho bài học, tạo hứng thú, sự tích cực cho học sinh. Học sinh vừa nắm được những ý cơ bản, lại vừa có thể phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết của mình để tự mình hoàn thiện bài học. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài cách thức.
- Cách thứ nhất, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống ngẫu nhiên một số ô để học sinh tự hoàn thành.
	Ví dụ, đối với phần Tổng kết bài “Vào phủ chúa Trịnh”, giáo viên đưa ra sơ đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Sau đó giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự chữa vào vở.
- Cách thứ hai, giáo viên bỏ trống có hệ thống các phần của sơ đồ để học sinh hoàn thành.
	Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học “Câu cá mùa thu”, giáo viên đưa ra sơ đồ sau (bao gồm các ý lớn, bỏ trống toàn bộ ý nhỏ) và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự sửa và bổ sung:
- Cách thứ ba, giáo viên đưa ra mô hình sơ đồ và toàn bộ nội dung cần tổng kết, sau đó yêu cầu học sinh xếp các nội dung đó vào các ô tương ứng. 
	Ví dụ: Đối với phần tổng kết bài học “Tự tình”, giáo viên đưa ra mô hình sơ đồ như sau:
Và đưa ra toàn bộ nội dung tổng kết theo ý:
(1) Tâm trạng bi kịch.
(2) Tài năng nghệ thuật thơ Nôm (Việt hoá thơ Đường).
(3) Bản lĩnh nữ sĩ.
(4) Dùng từ độc đáo, sắc nhọn.
(5) Cô đơn, buồn tủi.
(6) Xót xa, đau đớn.
(7) Tả cảnh sinh động.
(8) Sử dụng ngôn ngữ đời thường.
(9) Bộc lộ cá tính.
(10) Phản kháng, khát khao hạnh phúc.
Yêu cầu học sinh điền tất cả các ý nói trên (có thể sử dụng số) vào các ô tương ứng, thời gian 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án và học sinh sửa chữa, bổ sung.
- Cách thứ tư, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống từ ngữ trong các ô và yêu cầu học sinh hoàn thành.
	Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học “Chiếu cầu hiền”, giáo viên đưa ra sơ đồ như sau và yêu cầu học sinh hoàn thành phần còn bỏ trống trong các ô trong vòng 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh bổ sung, hoàn thành.
- Cách thứ năm, giáo viên đưa ra sơ đồ và hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ.
	Ví dụ: Đối với phần tổng kết bài học “Thương vợ” của Tú Xương, giáo viên đưa ra sơ đồ như sau: 
Và hệ thống các câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ:
Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh của những ai?
Bài thơ đã thể hiện những phẩm chất, tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?
Tú Xương đã thành công như thế nào khi khai thác chất liệu văn học dân gian?
Đọc bài thơ, người đọc vừa thấy tiếng cười tự trào của Tú Xương lại vừa thấy tấm lòng của ông Tú với vợ. Nội dung này cho thấy nét nghệ thuật độc đáo nào trong bài thơ?
Giáo viên có thể kết hợp thêm với các câu hỏi gợi ý cụ thể hơn nếu cần thiết. Học sinh có hai phút làm bài và trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung.
	Trên đây là một số cách thức sử dụng sơ đồ. Giáo viên có thể căn cứ theo tình hình lớp học, đối tượng học sinh, thời lượng bài học và những điều kiện thực tế khác để áp dụng phù hợp đối với giờ học, mang lại hiệu quả dạy và học cao hơn. Giáo viên cũng có thể trên cơ sở sơ đồ đã có, thiết kế thêm nhiều cách thức sử dụng khác để phục vụ cho bài học
b.2. Đối với việc học của học sinh ở nhà.
	Không chỉ phục vụ cho phần Tổng kết bài học trên lớp, phần sơ đồ chúng tôi đã thiết kế còn là một gợi ý để học sinh học bài ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chi tiết hoá phần sơ đồ, triển khai các ý cấp độ thấp hơn theo hướng lập bản đồ tư duy. Kết hợp bài học đã được học ở trên lớp với bản đồ tư duy tự hoàn thành ở nhà, học sinh sẽ có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn.
2. Phần củng cố bài học kết hợp luyện tập.
a. Thiết kế các bài tập dưới dạng trò chơi hoặc các bài tập nhỏ.
	Phần củng cố bài học, chúng tôi hướng tới việc thiết kế những trò chơi đơn giản, giáo viên dễ dàng thực hiện và có hiệu quả. Hình thức trò chơi đã được sử dụng trong khá nhiều môn học khác nhau. Đối với môn Ngữ văn chúng tôi cố gắng thiết kế những trò chơi vừa lí thú, gần gũi, đồng thời cũng mang màu sắc riêng của môn Văn. Trong mỗi trò chơi, chúng tôi vừa nhắc lại nội dung bài học, đồng thời mở rộng thêm các phần kiến thức khác cho học sinh. Khi chơi hoặc làm bài tập, lớp sẽ được chia thành các nhóm, trả lời, tính điểm, tăng tính cạnh tranh tích cực khiến các em sẽ hào hứng tham gia các trò chơi, tự mình tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và rèn luyện thêm kĩ năng làm việc nhóm. Giáo viên có thể kết hợp cho điểm những học sinh tiêu biểu của từng nhóm chơi, khích lệ các em nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi.
a.1. Bài “Vào phủ chúa Trịnh”.
Giáo viên đưa ra tháp câu hỏi gồm 4 câu, chia lớp thành hai đội, mỗi đội chuẩn bị 3 tờ giấy ghi các đáp án A, B, C.
Khi click vào các số từ một đến bốn, mỗi số sẽ ứng với một câu hỏi, đội nào trả lời nhanh, đưa đáp án lên trước, đội ấy sẽ ghi điểm và được tiến một bước. Trả lời xong hết bốn câu hỏi, đội nào tiến được bốn bước, đội ấy sẽ về đích và giành chiến thắng.
a.2. Bài “Tự tình”
	Giáo viên đưa ra yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng làm việc, viết kết quả ra giấy trong vòng 2 phút. Sau 2 phút, đội nào làm xong và đúng, đạt điểm cao nhất, đội ấy sẽ giành chiến thắng. Mỗi kết nối đúng được 10 điểm, đoạn văn đúng được 50 điểm.
a. 3. Bài “Thương vợ”.
	Giáo viên đưa ra yêu cầu, chia lớp thành ba đội, trả lời lần lượt trả lời câu hỏi đối với 3 hình ảnh. Đội 1 được trả lời trước, trả lời đúng hình ảnh sẽ mở ra. Nếu đội 1 không trả lời được, quyền trả lời là của đội 2. Cứ như thế cho đến khi các miếng ghép được mở ra hết. Đội nào thực hiện được nhanh nhất yêu cầu ở hình ảnh cuối cùng, đội ấy sẽ giành chiến thắng.
Hình ảnh cuối cùng, sau khi các miếng ghép đã mở hết:
a. 4. Bài thơ “Câu cá mùa thu”.
	Giáo viên đưa ra bảng gồm có số thứ tự các câu trong bài thơ, chia lớp thành 4 nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ nối câu thơ với hình ảnh và với ý nghĩa tương ứng, hoàn thành vào giấy và nộp lại sau 2 phút. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm, nộp sớm nhất và đúng nhiều nhất được cộng 20 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ thắng.
Đáp án:
a. 5. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.
	Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, chuẩn bị sẵn giấy bút. Giáo viên đưa yêu cầu lên máy chiếu: tung ra 6 câu văn và yêu cầu các nhóm thảo luận để viết thêm một câu liên kết với các câu văn đã cho. Sau 2 phút, nhóm nào viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo viên trình chiếu gợi ý đáp án.
a. 6. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
	Giáo viên trình chiếu hình ảnh, chia lớp thành 3 đội. Đội 1 sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên, câu hỏi được trả lời, miếng ghép sẽ mở ra. Nếu trả lời không thành công, đội 2 sẽ trả lời. Cứ như thế cho đến khi toàn bộ các miếng ghép được mở ra. Tất cả các đội cùng trả lời câu hỏi cuối cùng. Đội nào trả lời đúng thì sẽ thắng. Mỗi miếng ghép được 20 điểm, câu hỏi cuối cùng 40 điểm.
Câu hỏi cuối cùng sau khi các miếng ghép đã mở:
Đáp án:
a. 7. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
	Giáo viên đưa ra một ô chữ, có hai chữ gợi ý và câu hỏi lớn gợi ý trả lời. Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi, lần lượt mở hai ô chữ một. Mỗi ô chữ tương đương với một câu hỏi. Khi câu hỏi được trả lời ô chữ sẽ được mở ra. Hai đội trả lời hai câu hỏi cùng lúc, đội 1 không trả lời được đội 2 sẽ có quyền trả lời và ngược lại. Trong quá trình chơi, bất cứ đội nào nếu muốn đều có thể trả lời toàn bộ ô chữ. Mối câu trả lời đúng được 20 điểm, trả lời ô chữ được 40 điểm. Đội nào cao điểm hơn sẽ chiến thắng.
Phần ô chữ ban đầu: 
Câu hỏi gợi ý trả lời:
Các câu hỏi để mở ô chữ:
a.8. Bài “Chiếu cầu hiền”.
	Giáo viên trình chiếu yêu cầu. Học sinh chuẩn bị giấy bút. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện yêu cầu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời đúng nhất và nhanh nhất được cộng 20 điểm. Sau hai phút, nhóm nào cao điểm hơn, nhóm đó sẽ thắng.
b. Cách thức sử dụng phần trò chơi/ bài tập đã thiết kế.
	Phần trò chơi/ bài tập đã thiết kế ở trên – chúng tôi cho rằng – đó là một gợi ý cho phần dạy - học ở trên lớp. Mỗi giáo viên tuỳ theo tình hình từng lớp có thể điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn. Bản thân chúng tôi khi sử dụng phần thiết kế để dạy các lớp khác nhau cũng đã có sự cân nhắc, điều chỉnh nội dung một vài câu hỏi để phù hợp với trình độ từng lớp.
IV. Những kết quả bước đầu đã đạt được sau khi thực hiện đề tài.
1. Hiệu quả kinh tế: 
Qua một số năm áp dụng sáng kiến này bản thân chúng tôi và nhómn Văn đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. 
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm tòi, vẽ, in ấn của giáo viên trong việc thiết kế các sơ đồ tổng kết bài học hay tranh ảnh phục vụ cho các trò chơi của phần củng cố bài học.
- Tiết kiệm được tiền in ấn cho nhiều năm học vì hệ thống sơ đồ và các trò chơi được thiết kế trên powertpoint có thể tái sử dụng và nếu cần chỉnh sửa có thể được chỉnh sửa dễ dàng.
- Sáng kiến có thể đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế (đặc biệt là kinh tế tri thức) khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh cũng như trên toàn quốc thông qua các trang mạng violet.vn, doko.vn, ninhbinh.edu.vn,
Cụ thể: Sáng kiến tiết kiệm được 10.480.000đ tiền in ấn và thuê vẽ tranh của một giáo viên trong một năm học. Số tiền tiết kiệm đó còn tăng theo cấp số nhân lượng giáo viên ứng dụng vào trong công việc soạn giảng. 
8 tiết (phần tổng kết) sử dụng các tranh vẽ khổ A0 (mỗi tiết 2 tranh vẽ) x 2 x 200.000 đ = 3.200.000đ
8 tiết (phần củng cố bài học - mỗi tiết ít nhất là năm bảng phụ cho giáo viên) sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 x 5 x 70.000đ = 2.800.000đ
8 tiết (phần tổng kết) sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 cho học sinh làm bài x 4 nhóm x 70.000đ = 2.240.000đ
8 tiết (phần củng cố bài học) sử dụng bảng phụ in mầu khổ A0 cho học sinh trả lời x 4 nhóm x 70.000đ = 2.240.000đ
Nhóm Ngữ văn của trường THPT Đinh Tiên Hoàng có 10 giáo viên. Như vậy, mỗi một năm học, số tiền tiết kiệm được là:
10.480.000 đ x 10 = 104.800.000 đ 
2. Hiệu quả xã hội: 
- Học sinh có hứng thú học tập hơn: tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết.
- Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học.
- Học sinh hứng thú với các kiến thức liên môn.
- Giảm thiểu được tệ nạn xã hội gây ra bởi những học sinh lười học, lưu ban. 
- Đào tạo ra những công dân có đủ trinh độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Giáo viên chia sẻ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tạo môi trường giáo dục thân thiện, gắn bó, gần gũi giữa thày và trò.
	Cụ thể:
Thái độ học tập của học sinh:
	Về hoạt động trên lớp, trực quan có thể thấy học sinh hứng thú học bài hơn, say mê với giờ học và không còn tình trạng uể oải cuối giờ học. Việc học bài ở nhà của các em cũng tốt hơn, kết quả kiếm tra bài cũ cũng cao hơn. 
	Để đánh giá cụ thể kết quả, chúng tôi đã tiến hành làm phiếu thăm dò và ra đề kiểm tra phần văn học trung đại, nội dung như nhau trong hai năm học liên tiếp ở 08 lớp. Năm học 2012-2013, chúng tôi vẫn tiến hành dạy - học phần Tổng kết, củng cố bài học theo truyền thống. Năm học 2013-2014, chúng tôi tiến hành áp dụng sáng kiến, đổi mới dạy-học phần Tổng kết và củng cố bài học.
	Về phiếu thăm dò, câu hỏi đưa ra là:
	1. Trong giờ học, em có tập trung khi học phần “Tổng kết” và “Củng cố bài học” không?
	2.Em có thấy hứng thú khi học phần “Tổng kết và củng cố bài học” không?
	Và kết quả thu được như sau:
	Năm học 2012-2013 
Lớp
11B1
11B4
11B5
11B7
Sĩ số
36
38
37
41
Số lượng học sinh tập trung (%)
20 (55,5%)
18 (47,3%)
21 (56,7%)
24 (58,5%)
Số lượng học sinh hứng thú (%)
15 (41,6%)
17 (44,7%)
19 (51,3%)
21 (51,2%)
	Năm học 2013-2014
Lớp
11B1
11B3
11B6
11B9
Sĩ số
40
37
39
39
Số lượng học sinh tập trung (%)
 32 (80%)
31(83,7%)
29 (80,5%)
36 (92,3%)
Số lượng học sinh hứng thú (%)
37(92,5%)
29 (78,3%)
34 (87,1%)
35 (89,7%)
	Về bài kiểm tra 15 phút, đề bài như sau:
	Câu 1: Chép lại và trình bày cảm nhận về cặp câu mà em thích nhất trong bài thơ “Câu cá mùa thu”. (7,0 điểm)
	Câu 2: Từ nội dung bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? (3,0 điểm).
	Và kết quả thu được:
Năm học 2012-2013 
Lớp
11B1
11B4
11B5
11B7
Sĩ số
36
38
37
41
Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 (%)
21 (58,3%)
21 (55,2%)
24 (64,8%)
28 (68,2%)
Số lượng học sinh đạt điểm trên 8,0 (%)
04 (11,1%)
07 (18,4%)
03 (8,1%)
08 (19,5%)
	Năm học 2013-2014
Lớp
11B1
11B3
11B6
11B9
Sĩ số
40
37
39
39
Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 (%)
 34 (85%)
32 (86,4%)
34 (87,1%)
35 (89,7%)
Số lượng học sinh đạt điểm trên 8,0 (%)
10 (25%)
09 (24,3%)
09 (23%)
11 (28,2%)
	So sánh giữa hai năm học, chúng tôi thấy kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh tập trung và hứng thú với phần “Tổng kết và củng cố bài học” đều tăng lên (tối thiểu tăng 24%). Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 và trên 8,0 cũng cao hơn, điểm trên 5,0 tối thiểu tăng 22%, điểm trên 8,0 tối thiểu tăng 6%. 
Kết quả thi HSG
Trong kì thi HSG môn Ngữ văn hai năm học trở lại đây (2012-2013 và 2013-2014), học sinh đều đạt giải ở cả hai vòng thi.
Cụ thể:
Năm học 2012-2013: 4 giải Ba, 1 giải KK
Năm học 2013-2014: 3 giải Ba, 2 giải KK
Kết quả thi đại học, cao đẳng
Học sinh thi ĐH, CĐ khối C, D trong hai năm trở lại đây điểm bình quân và số lượng đỗ nguyện vọng 1 đã tăng hơn. Cụ thể năm học 2012 – 2013, điểm bình quân là 12,47, năm học 2013-2014 là 13,60. Năm học 2014 – 2015, số lượng học sinh đăng kí học các khối C và D trong nhà trường cũng gia tăng. Hiện toàn trường có 4 lớp khối C và 14 lớp khối D.
Các hoạt động khác
	- Ứng dụng sáng kiến trực tiếp vào giảng dạy, nhóm Văn đã tổ chức thành công chuyên đề môn Văn cấp tỉnh. Chuyên đề đã được lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, phòng THPT, giáo viên Ngữ văn các trưởng trong tỉnh đánh giá cao về khâu tổ chức, chất lượng chuyên môn. Đặc biệt, chuyên đề có phần tham gia của học sinh lớp 11b7 rất hứng thú, hiệu quả. Giờ dạy được xếp loại giỏi, đạt điểm bình quân là 18,0 điểm.
	- Nhóm Văn tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” năm học 2013-2014 đạt 2 giải.
	- Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm, nhóm Văn luôn được nhà trường đánh giá cao. Đặc biệt, trong hoạt động dạy - học, nhóm hoạt động có chiều sâu, luôn tích cực trao đổi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhóm được đánh giá cao về hoạt động chuyên môn. Năm học 2012 -2013 và 2013-2014, thành tích của nhóm đã giúp tổ Văn - Sử dành được vị trí thi đua thứ hai của toàn trường.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I.Những lưu ý khi sử dụng sáng kiến.
	Trên đây là những thiết kế của chúng tôi trong phần Tổng kết bài học và Củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong việc dạy và học môn Ngữ Văn. Để sử dụng đạt kết quả tốt, giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Tình hình thực tế, trình độ học sinh trong mỗi lớp học để có sự điều chỉnh.
Phân phối thời gian chính xác cho mỗi phần, tránh tình trạng phần này lấn sang phần khác và bài học chưa hoàn chỉnh.
Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng nếu giờ học vì những tình huống khách quan không thể tiến hành với máy chiếu.
II. Kiến nghị.
Tiếp tục đầu tư về chuyên môn để hoàn thiện các bài học theo hướng áp dụng CNTT vào giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh.
Các cơ quan quản lí có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về máy móc, trang thiết bị giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình lên lớp.
Bản thân giáo viên cần chủ động, tận dụng các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới công tác giảng dạy.
PHẦN IV: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Ngữ Văn – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
2. Vũ Quốc Anh, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm, Bùi Minh Đức, Nguyễn Duy Kha, Trần Đăng Nghĩa, Bùi Xuân Tân, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Hồng Vân - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11 – NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
3. Phan Trọng Luận – Văn học nhà trường - Nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới – NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thái Hoà, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, Hà Bình Trị, Đoàn Thị Vân - Ngữ Văn 11 tập Một – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
5. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) - Hồng Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Hoàng Dũng, Phan Huy Dũng, Nguyễn Văn Hiệp, Hà Thị Hoà, Chu Văn Sơn, Lưu Đức Trung, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Thị Hồng Vân - Ngữ văn 11 Nâng cao tập Một – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
6. Các bài viết trên các website:
www.doko.vn
www.violet.vn
www.wikipedia.org
Ninh Bình, ngày 02 tháng 05 năm 2014
Nhóm tác giả sáng kiến
 Trần Thị Liễu Ngô Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • docDTH Tran Thi Lieu mon Van.doc
  • docDTH Tran Thi Lieu mon Van don.doc
Sáng Kiến Liên Quan