Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tiểu học bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ cơ thể

1.1.1 Nội dung giải pháp cũ

 Theo phương pháp cũ, việc giáo viên độc thoại, còn học sinh ghi chép từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng. Để học sinh nhớ từ, hiểu nghĩa của từ giáo viên thường giới thiệu từ mới cho học sinh bằng cách viết từ đó lên bảng và giải thích nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ cho học sinh ghi vào vở và yêu cầu học sinh về nhà viết đi, viết lại từ đó nhiều lần để ghi nhớ từ mới. Hoặc giáo viên chỉ vào từ mới và nói nghĩa cho học sinh hiểu.

1.1.2 Nhược điểm giải pháp cũ

Theo phương pháp cũ việc giới thiệu từ mới làm cho học sinh nhàm chán. Việc học tiếng Anh như một nhiệm vụ, không khơi dậy được hứng thú cho các em trong các giờ học. Học sinh khó nhớ từ, mất nhiều thời gian để viết, không tạo ra được bầu không khí thoải mái cho học sinh trong các giờ học, học sinh ít chú ý trong giờ học, chưa khích lệ được sự tò mò thích khám phá của trẻ và làm cho giáo viên ngại tư duy, ngại sáng tạo, cứ theo lối mòn viết từ mới và giải thích nghĩa cho học sinh, không tạo ra được môi trường tiếng trong lớp học.

1.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

 Chúng ta cần hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới.

 Học sinh tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi chơi, các em không thể ngồi yên trong một tiết học. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh thật sự thoải mái và hứng thú, các hoạt động thú vị của thầy cô trong các tiết học làm cho trẻ thích và mong được học các giờ tiếng Anh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tiểu học bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m không thể ngồi yên trong một tiết học. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh thật sự thoải mái và hứng thú, các hoạt động thú vị của thầy cô trong các tiết học làm cho trẻ thích và mong được học các giờ tiếng Anh.
 Chính vì lí do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh tiểu học bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ cơ thể ”. 
 Vậy hiểu ngôn ngữ cơ thể là gì? hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể, hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp. 
 	 Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%.
 	 Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn giải quyết những khó khăn và mâu thuẫn mà theo phương pháp cũ chưa đạt được mục đích của việc dạy và học ngoại ngữ.
 	 Giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ cần hiểu biết đặc thù học tiếng của trẻ, nắm vững phương pháp dạy trẻ, và biết tổ chức các hoạt động trên lớp. Để học sinh ghi nhớ và hiểu từ một cách dễ dàng, tạo ra được bầu không khí thoải mái cho học sinh trong các giờ học, gây sự chú ý cho học sinh, tạo ra sự tò mò thích khám phá của trẻ và làm cho giáo viên tích cực tư duy, phát huy sự sáng tạo trong các giờ học và tiết kiệm về kinh tế. Trong các giờ dạy giáo viên hạn chế dùng tiếng Việt để giải thích từ, cụm từ hay câu tránh tình trạng học sinh phải tư duy từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Để hiểu được từ, cụm từ hay câu ngoài việc quan sát tranh trong sách học sinh sẽ quan sát giáo viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ hiểu nghĩa và ghi nhớ từ. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi đã áp dụng một số giải pháp cụ thể sau đối với học sinh tiểu học:
* Giải pháp 1: Sử dụng khuôn mặt
+ Sử dụng đôi mắt:
- " Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Trong mỗi bài dạy đôi mắt cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Sau đây là các ví dụ mà chúng tôi thường sử dụng đôi mắt để dạy các em học sinh từ khối 1 đến khối lớp 5:
 	- Cụm từ như “Close your eyes” và “ Open your eyes” giáo viên viết cụm từ này lên bảng sau đó chỉ vào cụm từ này và đọc to. Nhắm mắt và không cần giải thích bằng tiếng Việt học sinh sẽ hiểu. Ngược lại dạy các em cụm từ “ Open your eyes” giáo viên mở mắt. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nếu giáo viên nhắm mắt thì học sinh đọc to “ Close your eyes” còn nếu giáo viên mở mắt học sinh đọc to “ Open your eyes”. 
+ Sử dụng khuôn miệng: Các ví dụ dưới đây chúng tôi sử dụng để dạy cho các em học sinh từ khối 1 đến khối lớp 5. Khi dạy các em cụm từ “ Open your mouth”,( mở miệng của em ra), “ Close your mouth” ( ngậm miệng của em lại) hoặc động từ “ laugh”, (cười) “ cry” ( khóc) giáo viên viết những cụm từ, hoặc từ này lên bảng sau đó chỉ vào cụm từ hoặc từ này và đọc to. Để giải thích nghĩa các cụm từ, hoặc các từ giáo viên làm mẫu. Đọc cụm từ “ Open your mouth” sau khi đọc xong giáo viên mở miệng của mình ra, sau đó giáo viên đọc cụm từ “Close your mouth” sau khi đọc xong giáo viên ngậm miệng của mình lại. Sau đó giáo viên sẽ mời học sinh chơi một trò chơi đoán. Học sinh quan sát miệng của giáo viên nếu giáo viên mở miệng học sinh sẽ đọc “ Open your mouth” và ngược lại nếu giáo viên ngậm miệng học sinh hô to “Close your mouth”. Tiếp đó để giải thích từ “laugh” giáo viên đọc to từ này sau đó cười “ ha, ha, ha” và ngược lại đối với từ “ cry” sau khi đọc xong giáo viên giả vờ khóc. Sau đó giáo viên sẽ mời học sinh chơi một trò chơi đoán như bên trên. Như vậy giáo viên không cần giải thích bằng tiếng Việt mà học sinh phải quan sát, tư duy, tưởng tượng và suy nghĩ để đoán được 
nghĩa của các cụm từ học các cụm từ.
 	* Giải pháp 2: Sử dụng bàn tay
+ Sử dụng các ngón tay: Các ví dụ dưới đây chúng tôi sử dụng cho học sinh từ khối lớp 1 đến học sinh khôi lớp 5. Đặc biệt được sử dụng nhiều đối với học sinh lớp 1, lớp 2. Sử dụng khéo léo các ngón tay tạo sự bất ngờ cho trẻ, gây sự chú ý cho trẻ, sau đây là một số ví dụ giáo viên thường sử dụng các ngón tay để dạy các em hiểu nghĩa của từ hoặc bài hát: Khi dạy học sinh các con số bằng tiếng Anh để giải thích nghĩa của các con số giáo viên chỉ cần nói từ “one” sau đó giơ một ngón tay, cứ tương tự như vậy “ two” giơ 2, “three” giơ 3 cho đến “ten” giơ mười ngón tay. Hoặc khi dạy các em tập viết và ghi nhớ các chữ cái giáo viên thường sử dụng ngón tay trỏ để viết vào không khí, vừa viết vừa đọc tên của chữ cái, học sinh làm theo và cùng đọc. Khi tham gia trò chơi nhằm mục đích học sinh nhớ lại từ giáo viên viết vào không khí các từ theo chủ điểm mà các em đã được học để các em quan sát và đoán, đọc được từ đó lên. Ví dụ các từ chỉ thành viên trong gia đình như grandfather, grandmother, father, mother,......
+ Sử dụng bàn tay: “Clap your hands” ( vỗ tay) 
 	 Khi dạy các em cụm từ trên, cũng tương tự giáo viên viết cụm từ đó lên bảng sau đó đọc to, lần hai giáo viên vừa đọc vừa vỗ tay, lần ba giáo viên yêu cầu học sinh đọc và làm theo. “A bird” ( một con chim) cũng như các bước trên giáo viên dùng đôi tay làm con chim và đọc từ “ a bird” học sinh nghe, quan sát và làm theo. 
 Ngoài ra còn sử dụng bàn tay để minh hoạ “a square” (một hình vuông ) nắm ngón tay cái, ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn của tay hai tay lại, sau đó đưa đầu ngón tay trỏ của tay phải chạm vào đầu ngón tay giữa của tay trái và đầu ngón tay giữa của tay phải trạm vào đầu ngón tay trỏ của tay trái, sau đó chỉnh cho vuông và đọc từ “a square” .
 	“a triangle” (một hình tam giác) nắm các ngón tay út, ngón tay đeo nhẫn và 
ngón tay giữa của cả hai tay lại, chạm hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái của 
hai tay lại sau đó đọc từ “a triangle” .
“a circle” (hình tròn ) các đầu ngón tay của hai tay trạm vào nhau tạo thành hình tròn và đọc to từ “a circle”. Hoặc giáo viên dùng ngón tay trỏ của tay phải vẽ vào không khí hình tròn và phất âm từ “a circle” .
 	“a heart” (trái tim ) nắm các ngón tay từ ngón út đến ngón trỏ của hai bàn tay lại, ngón tay để thẳng vuông góc với bàn tay sau đó đưa hai tay trạm vào nhau sau đó phát âm từ “a heart” . 
“a fish” (một con cá ) hai bàn tay chạm vào nhau, mũi hai bàn tay hướng ra phía trước, sau đó lắc bàn tay sang phải, sang trái giống như con cá đang bơi và đọc to từ “a fish”. “an egg” (một quả trứng) giáo viên dùng hai bàn tay chụm lại thành hình giống như quả trứng và đọc to từ “an egg”. Ngoài ra “an egg” (một quả trứng) còn diễn tả theo cách khác đó là hai bàn tay hơi chụm lại, lòng bàn tay hướng lên trên như đang nâng một quả trứng, đôi tay nhẹ nhàng di chuyển từ trái qua phải và ngược lại, bên cạnh đó giáo viên liên hệ cho các học sinh câu thành ngữ “ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” để cho việc diễn tả thêm sinh động.
Sử dụng đôi bàn tay để dạy giới từ: Ví dụ giới từ “on” ( bên trên) tay trái giáo viên xoè ra còn tay phải nắm vào và đặt phía bên trên tay tay trái và đọc giới từ “on”, giới từ “in” ( bên trong) tay trái nắm lỏng lại, sử dụng ngón tay trỏ của tay phải đưa vào bên trong lòng bàn tay trái. Giới từ “under” ( bên dưới) tay trái xoè ra, tay phải nắm lại rồi đưa xuống bên dưới bàn tay trái để giới thiệu giới từ “under”. Đối với các từ “Hi, hello” tay phải giơ lên vẫy vẫy, miệng nở nụ cười, ngược lại với từ “Bye, goodbye” quay người lại, tay phải giơ lên vẫy vẫy. “Nice to meet you” (rất vui được gặp bạn), đi đến gần một học sinh và chủ động bắt tay và nói “ Nice to meet you”.
 * Giải pháp 3: Sử dụng chân
 	Khi muốn diễn tả cụm từ “kick a ball” ( đá quả bóng) dùng chân trái làm trụ, chân phải giả vờ sút quả bóng và phát âm cụm từ “kick a ball”; “play football” (chơi bóng đá) sử dụng đôi chân như đang đá hoặc chuyền bóng; “run” ( chạy) “ jump” ( nhảy lên) . 
 	 * Giải pháp 4: Sử dụng toàn cơ thể
 	 Giáo viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để dạy và giải thích nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể và có thể áp dụng để dạy cho học sinh từ khối 1 đến khối 5: Head (đầu), shoulder (vai), eye (mắt), ear (tai), nose (mũi), tooth/teeth (răng), hair (tóc), chin (cằm), cheek (má), skin (da), knee (đầu gối), toe ( ngón chân), hand ( bàn tay), leg (cẳng chân), arm (cánh tay), foot/ feet (bàn chân), finger (ngón tay), lips (đôi môi). Khi dạy cho các em một trong số các từ trên giáo viên dùng ngón tay để chỉ vào từng bộ phận muốn giới thiệu, các em nghe, nhìn, quan sát sau đó làm và phát âm theo. Ngoài ra để khắc sâu hơn việc nhớ từ của học sinh thì giáo viên có thể tổ chức chơi các trò chơi để các em nhớ từ: Ví dụ khi học sinh đã làm quen và hiểu được nghĩa của từ, giáo viên sử dụng trò chơi mang tên “Simon says” chẳng hạn giáo viên đọc từ “Simon says: point to your head” thì học sinh dùng ngón tay chỉ vào đầu của mình còn giáo viên chỉ nói “point to your head” mà không có từ “ Simon says” thì học sinh không làm. Thêm vào nữa giáo viên có thể dùng trò chơi hãy làm theo lời giáo viên nói, không làm theo cách giáo viên làm “Do what I say and don’t do what I do” : Ví dụ giáo viên đọc từ “head” (đầu) nhưng tay lại chỉ vào chân. Ban đầu có thể nhiều em nhầm lẫn nhưng càng chơi các em lại càng làm chủ cuộc chơi.
 	 Dạy học sinh từ “a robot” giáo viên di chuyển cả người rồi phát âm từ “a robot” học sinh nhắc theo. Làm vài lượt như vậy khi giáo viên chỉ cần di chuyển lại như vậy học sinh sẽ tự động đọc to từ “a robot”; “a car” (một chiếc ô tô) giả vờ mở cửa xe ô tô, ngồi vào trong xe, tay giả vờ bấm còi và mồm nói “bíp, bíp”. Còn khi dùng hai tay như đang lái vô lăng thì đọc to cụm từ “drive a car” (lái xe); “a rabbit” (một con thỏ) hai tay đưa về phía trước sát ngực, lòng bàn tay hường xuống phía dưới và thả lỏng như đôi tay trước của thỏ, mồm giả vờ nhai cỏ, hai chân nhảy lên, nhảy xuống; “a bear” (con gấu ) hai tay đưa về phía trước ngang rộng bằng vai, các đầu ngón tay xoè ra như hình móng vuốt, hai chân đi khệnh khạng như gấu; “an elephant” (con voi ) tay trái vòng xuống phía dưới tay phải và cầm lấy tai phải, các ngón tay phải chụm lại và cánh tay phải giả vờ như cái vòi voi lăc đi lắc lại, đưa lên đưa xuống mềm mại; “a duck” (1 con vịt) hai bàn tay đưa lên sát nách, sau đó vẫy hai cánh tay như hai cánh của con vịt, người hơi cúi, miệng kêu quạc, quạc; “a horse” tay trái vuông khửu tay đưa về phía trước, thân người ngả về phía trước, tay phải giả vờ cầm roi đánh vào mông, hai chân tạo nhịp như ngựa đang phi; “a field” ( một cánh đồng) nắm hai nắm tay về phía trước, từ từ cho các ngón tay xoè ra như những cây lúa đang lớn, sau khi xoè hết mười đầu ngón tay thì hai cánh tay đưa đi, đưa lại như gió thổi vào các cây lúa.
 	 Chúng tôi đã sử dụng một số cách làm sau khi dạy các em khối 5 học một số 
cách nói về bệnh thông thường, sau đây là một số ví dụ cụ thể:
 	 I have got a headache. (Tôi bị đau đầu.) 
 	 I have got a sore throat. (Tôi bị đau họng.) 
 	 I have got an earache.(Tôi bị đau tai.) 
 	 I have got a stomachache. (Tôi bị đau bụng.) 
 	 I have got a backache. (Tôi bị đau lưng.) 
 	 I have got a toothache. (Tôi bị đau răng.) 
 	 Sau đây là một số ví dụ chúng tôi thường áp dụng để dạy cho các em khối 4 cách nói và hiểu được mình có thể làm gì hoặc không thể làm gì: I can run or I can’t run (tôi có thể chạy hoặc tôi không thể chạy). Giáo viên thống nhất với học sinh khi giáo viên đưa tay phải lên ngực giáo viên phát âm từ I, khi giáo viên đưa tay phải ra phía trước, bàn tay nắm lại, ngón cái dựng đứng để thể hiện từ can còn hai chân giả vờ chạy là từ run. Còn ngược lại nếu ngón cái của tay phải hướng xuống phía dưới là can’t tức là không thể. I can sing or I can’t sing (tôi có thể hát hoặc tôi không thể hát). Các động tác của từ I can hoặc từ can’t tương tự như trên, chỉ diễn tả từ sing, hai tay giả vờ cầm micrô đưa lên miệng đưa đi đưa lại. I can dance or I can’t dance (tôi có thể múa hoặc tôi không thể múa) kết hợp chân và tay cùng múa. I can ride a bike or I can’t ride a bike ( tôi có thể đi xe đạp hoặc tôi không thể đi xe đạp), ngồi thấp người xuống, hai tay đưa về phái trước như đang nắm vào ghi đông xe đạp, hai chân giả vờ như đang đạp xe; “I can fly or I can’t fly” (tôi có thể bay hoặc tôi không thể bay), hai tay giang ra hai bên, đưa lên, đưa xuống như đang vỗ cánh. Tương tự như từ can, can’t giáo viên sử dụng để dạy các câu nói sử dụng từ like hoặc don’t like mình thích hoặc không thích làm gì hoặc điều gì, các động tác tương tự .
 	 Sử dụng để dạy các câu mệnh lệnh được trong chương trình lớp 1, 2, 3" come here” (lại đây) khi giáo viên nói câu này giáo viên tay vẫy một học sinh đến gần. “ stand up” (đứng lên) dùng cơ thể từ từ đứng lên; “sit down” (ngồi xuống) giáo viên làm ngược lại với từ “stand up” (đứng lên);“May I go out?” (xin phép được ra ngoài) giáo viên đứng trong lớp, tay phải hướng ra cửa để xin phép được ra ngoài; “May I come in?” (xin phép được đi vào) giáo viên giả vờ đi ra cửa, ngó mặt vào và nói câu “May I come in?”.
 	 Như vây, rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung. Đặc biệt trong việc dạy học ngoại ngữ, khi nắm vững một số kỹ năng ngôn ngữ cơ thể thông dụng như một giáo cụ trực quan, người giáo viên sẽ không chỉ đọc chính xác các dấu hiệu không lời từ học sinh, mà còn biết sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả trong việc thuyết trình, truyền đạt và giảng dạy ngoại ngữ tốt hơn. Thực tế cho thấy, thành công trong công việc giảng dạy ngoại ngữ cũng gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời. Một bài giảng hay, tạo nên sự lôi cuốn người học khi được giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười). Trong khi giảng bài, ánh mắt của giáo viên cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin và thể hiện tình cảm, nhiệt huyết của mình, làm ảnh hưởng và lan tỏa đến người nghe. Dạy ngoại ngữ là một quá trình giúp người học sử dụng được một ngôn ngữ của một nền văn hóa mới, khác với chúng ta về cách sống, và cách thể hiện hành vi, cử chỉ giao tiếp. Việc giáo viên hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ cử chỉ của cả hai nền văn hóa khác nhau là vô cùng quan trọng, giúp truyền tải nội dung, ý nghĩa của từ vựng, cụm từ, thành ngữ, ngữ pháp,. một cách nhanh và chính xác hơn, giúp cho việc dạy thực hành những bài hội thoại được sinh động và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, việc phát huy những cử chỉ thân thiện như gật đầu, mỉm cười, ánh mắt nhìn động viên, khích lệ,  sẽ khiến cho người học có thêm động lực, chăm chỉ và yêu thích môn học hơn.
 	 Như vậy, ngôn ngữ cơ thể làm phong phú thêm ngôn ngữ nói và cách giao tiếp, cách dạy học ngoại ngữ. Ứng dụng của ngôn ngữ cơ thể có thể được biểu hiện qua giao tiếp hàng ngày, trong cả cuộc sống và trong công việc, nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ở bậc tiểu học. 
 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 	 - Sáng kiến có thể áp dụng dạy tiếng Anh với tất cả các khối lớp cấp tiểu học.
 	 - Sáng kiến cũng có thể áp dụng một phần đối với bộ môn Tiếng Anh của cấp THCS.
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 	 * Về phía giáo viên
 	 - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo vững chắc các kiến thức cơ bản của môn học.
 	 - Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học, thường xuyên rèn luyện kĩ năng dạy học.
 	 - Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, nắm bắt xu thế phát triển chung của xã hội qua từng giai đoạn.
 	 - Luôn sáng tạo, tìm tòi sử dụng phong phú ngôn ngữ cơ thể trong các giờ học ngoại ngữ.
 	 * Về phía học sinh
 - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập.
 - Có phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 	 - Học sinh tự tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. Hợp tác với bạn và học bạn.
 	 - Học sinh đưa ra những ý tưởng, đưa ra những hành động sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với nội dung bài học.
 	 - Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh quy trình học tập của bản thân.
 	 2. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
 Đánh giá lợi ích thu được
2.1. Hiệu quả kinh tế 
Qua ý kiến nhận xét của học sinh, của đồng nghiệp đã sử dụng sáng kiến này để giảng dạy, hiệu quả kinh tế mà sáng kiến mang lại sẽ giảm bớt được kinh phí mua sắm trang thiết bị như máy chiếu, máy tính phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; giảm bớt được thời gian và kinh phí cho việc tập huấn đội ngũ giáo viên; giảm bớt sử dụng trình chiếu không đáng có.
2.2. Hiệu quả xã hội
Việc ứng dụng ngôn ngữ cơ thể vào các tiết dạy tiếng Anh trong quá trình giảng dạy tại trường đã đem lại kết quả khá thuận lợi. Đối với giải pháp này thì việc giảng dạy tiếng Anh cũng đã đảm bảo được những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
- Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững của tri thức
- Nguyên tắc đảm bảo học đi đôi với hành
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh 
Học sinh sôi nổi, hăng hái trong mỗi giờ học. Các em được quan sát những cử chỉ, điệu bộ của thày giúp các em hiểu ngôn ngữ dễ dàng hơn. Trong mỗi tiết học tiếng Anh đa số các em hiểu và nói đúng, tự tin sử dụng tiếng tiếng Anh. Ngoài ra, các em học sinh còn hăng hái, sôi nổi trong các hoạt động ngoài giờ, các phong trào văn nghệ trong trường. Việc ứng dụng ngôn ngữ cơ thể vào các tiết dạy tiếng Anh cũng đã cải thiện rõ rệt chất lượng Giáo Dục chung trong trường đối với môn Tiếng Anh được thể hiện thông qua thống kê tại trường tiểu học Thanh Bình vào các thời điểm: tháng 5/2013 ( thời điểm chưa áp dụng sáng kiến); tháng 5/2014 ( sau khi áp dụng sáng kiến 1 năm học) và tháng 5/2015 (sau khi áp dụng sáng kiến 2 năm học). Cụ thể như sau: 
* Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung
Kết quả chất lượng qua các năm học ( Tỉ lệ %)
So sánh sau 02 năm áp dụng sáng kiến
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Kĩ năng nghe, nói, giao tiếp khá, giỏi
18,5
24,6
45,9
Tăng 27,4
Khả năng giao tiếp tự tin
16,2
23,4
43,7
Tăng 27,5
Khả năng ghi nhớ từ vựng vững chắc, viết đúng chính tả
14,3
22,8
42,6
Tăng 28,3
* Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy các cuộc thi, giao lưu
+ Kết quả cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp
Cấp tổ chức
Nội dung
Kết quả các năm học 
Ghi chú
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Thành phố
Tổng số HS đạt giải
0
20
Không tổ chức
Kết quả tăng lên theo các năm
Số HS đạt giải nhất
0
4
Số HS đạt giải nhì
1
4
 Tỉnh
Tổng số HS đạt giải
3
4
8
Số HS đạt giải nhất
0
2
2
Số HS đạt giải nhì
3
2
0
Quốc gia
Tổng số HS đạt giải
2
3
4
Số HS đạt giải nhất
0
0
2
Số HS đạt giải nhì
1
1
0
+ Kết quả cuộc thi Giao lưu Học sinh tiểu học nói giỏi tiếng Anh cấp tỉnh.
Cấp tổ chức
Nội dung
Kết quả các năm học 
Ghi chú
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Tỉnh
Tổng số HS đạt giải
3
6
Không tổ chức
Kết quả tăng lên theo các năm
Số HS đạt giải nhất
0
2
Số HS đạt giải nhì
2
4
* Cuộc thi Vô địch TOEFL Primary: Năm 2014, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức cuộc thi Vô địch TOEFL Primary. Ban tổ chức đã chọn ra 32 học sinh toàn tỉnh để trao giải, trong đó có 7 học sinh của trường tiểu học Thanh Bình
 Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể vào các tiết học tiếng Anh chúng tôi tin tưởng rằng: khi sáng kiến được áp dụng thành công sẽ làm cho chất lượng dạy học môn Tiếng Anh được nâng lên, góp phần thực hiên thành công Đề án 2020.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chụi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.	
 Thanh Bình, ngày tháng 5 năm 2015 
 NGƯỜI NỘP ĐƠN 
 TÁC GIẢ ĐỒNG TÁC GIẢ 
 Đoàn Ngọc Vĩnh Phạm Thị Xuân Thu 
 Vũ Thị Tuyết Nga 
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docSK VINH THU NGA-TH THANH BINH-TPNB.doc