Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm non nhằm kích thích hứng thú của trẻ trong các hoạt động

Như chúng ta đã biết, đồ dùng, đồ chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi của mình. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất, công dụng và ích lợi của chúng đối với cuộc sống của con người.

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà nếu thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.

Trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi và thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để kích thích hứng thú cho trẻ, để giúp trẻ ôn luyện, củng cố những kiến thức đã học. Vì thế cho nên, chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm non nhằm kích thích hứng thú của trẻ trong các hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình.
Chúng tôi gồm:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Hoàng Thị Hải
26/7/1964
Trường MN Đông Thành
Hiệu trưởng
ĐHSPMN
40
2
Vũ Hồng Lan
20/11/1981
Trường MN Đông Thành
Phó Hiệu trưởng
ĐHSPMN
30
3
Nguyễn Thị Phương Chi
7/11/1983
Trường MN Đông Thành
Phó Hiệu trưởng
ĐHSPMN
30
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Hải, Vũ Hồng Lan, Nguyễn Thị Phương Chi.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 04/3/2016. 
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, đồ dùng, đồ chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi của mình. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất, công dụng và ích lợi của chúng đối với cuộc sống của con người. 
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà nếu thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.  
Trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi và thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để kích thích hứng thú cho trẻ, để giúp trẻ ôn luyện, củng cố những kiến thức đã học. Vì thế cho nên, chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non.
A. Mô tả bản chất của sáng kiến:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 	1. Giải pháp cũ
Thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động:
Trong những năm học qua đơn vị trường Mầm non Đông Thành là một trong những đơn vị thực hiện tốt phong trào làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. Các đồ dùng đồ chơi được giáo viên sưu tầm trên sách, báo, internet, từ nguyên liệu, cách làm, sáng tạo thêm để phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
Các đồ dùng đồ chơi bền, đẹp, sáng tạo tuy nhiên chưa có tính đột phá, tính mới.
Một số đồ dùng đồ chơi được làm để phục vụ cho các trò chơi của trẻ thêm hấp dẫn hơn, tuy nhiên các trò chơi đó được tổ chức nguyên bản, chưa có sự sáng tạo. Đôi khi không phù hợp với chủ đề hoặc khiến giáo viên lúng túng khi giới thiệu trò chơi, sự dẫn dắt theo chủ đề chưa logic, chưa hợp lý.
 * Thực tế cho thấy khi sử dụng những giải pháp cũ có những ưu, nhược điểm sau: 
- Ưu điểm:
+ Giáo viên dễ dàng tạo ra những đồ dùng đồ chơi (nhờ tham khảo, sưu tầm).
+ Giáo viên dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ (vì chủ yếu là kích thích trẻ bởi đồ chơi mới, màu sắc tươi sáng).
- Tồn tại:
+ Giáo viên thụ động, chưa chủ động trong hình thức tổ chức cho trẻ chơi.
+ Nội dung tổ chức các trò chơi từ đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên chưa phong phú; hình thức nghèo nàn, đơn điệu.
+ Hiệu quả hoạt động không cao.
 	2. Giải pháp mới
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cần có tính đột phá, không chỉ gây kích thích hứng thú đơn thuần với trẻ, mà còn phù hợp với mọi chủ đề để giúp trẻ ôn luyện, củng cố những kiến thức đã học. 
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sáng tạo một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non như sau: 
2.1. Trò chơi 1: “Bàn cờ trí tuệ” 
a, Nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi 
- Gỗ.
- Sơn các màu: xanh lam, đỏ, vàng, xanh lá cây.
- Nguyên vật liệu phế thải: Vỏ sữa, vỏ chai nước rửa bát, thép, nắp chai.
- Lô tô các hình: động vật, thực vật, số, chữ cái,
- Đề can được in các hình: động vật, thực vật, số, 
- Bóng kính, mút.
b, Quy trình làm đồ dùng đồ chơi
- Quy cách sản phẩm: “Bàn cờ trí tuệ” bao gồm: 
+ 01 bàn cờ hình vuông chia làm 4 phần mỗi phần một màu (xanh lam, vàng, đỏ, xanh lá cây); bảng gài, bộ lô tô (con vật, hoa, quả, chữ cái...), các chữ số từ 1 đến 6.
+ 04 lọ đựng 4 viên xúc xắc theo chủ đề (mỗi chủ đề 4 viên giống nhau có hình ảnh tương ứng với chủ đề),
+ 16 quân cờ chia ra 4 màu giống như màu của bàn cờ, mỗi màu 4 quân. 
- Tóm tắt các khâu, yếu tố kỹ thuật, cách làm:
	+ Bàn cờ hình vuông được đặt làm từ gỗ. Phun màu (có thể dán đề can thay phun). Dán các miếng bóng kính, mút làm bảng gài.
Bàn cờ được thiết kế đa dạng, phong phú kích thích hứng thú hoạt động của trẻ.
(2 kiểu bàn cờ trí tuệ)
+ Lọ đựng được tận dụng từ lọ sữa nhựa trẻ đã uống hết, cắt kích thước phù hợp, trang trí thêm họa tiết (hoa làm từ đề can).
+ Các viên xúc xắc làm từ gỗ (đặt làm) và dán các hình vào 6 mặt xúc xắc theo từng chủ đề (con vật, hoa, quả,). Các hình được chọn với màu sắc nét trên internet và in màu đề can (trên nền đề can trắng để hình rõ nét và nổi bật hơn).
+ Các quân cờ: Có quân cờ được làm từ xốp màu, cắt - dán thành hình con cá ngựa; có quân cờ được làm từ vỏ nước rửa bát, cắt thành hình các con vật, sơn màu; có quân cờ được làm từ nắp chai, nhựa, thép uốn thành lò xo tạo thành những con vật ngộ nghĩnh và sơn màu (4 màu xanh lam, vàng, đỏ, xanh lá cây).
c, Cách chơi
	“Bàn cờ trí tuệ” dành cho 4 trẻ chơi. Trẻ tự chọn vị trí ngồi tương ứng với 4 góc của bàn cờ. Mỗi trẻ sẽ có 4 quân cờ cùng màu nhau. Trẻ phải quy ước chọn đối tượng (lô tô, xúc xắc) trước khi chơi và gài lô tô vào bảng gài quy ước số bước đi cho mỗi hình ảnh lô tô. Ví dụ trẻ đã quy ước con mèo tương ứng với số 6 tức là nếu trẻ lắc quân xúc xắc vào con mèo thì trẻ sẽ được đi 6 bước, nếu lắc vào gà trống thì trẻ sẽ đi 5 bước ......Trẻ sẽ thống nhất để chọn ra một người để gieo xúc xắc trước, người tiếp theo là người ngồi cạnh người đó. 
Cách đi: trẻ gieo xúc xắc, mặt trên của xúc xắc là hình ảnh nào thì trẻ nhìn hình ảnh ở bảng gài và số tương ứng quy định bước đi để di chuyển quân cờ về đích. Trẻ nào có đủ 4 quân cờ về đến đích đầu tiên và đã xếp đúng vào các ô số 6,5,4,3 trong chuồng là người chiến thắng. Những trẻ còn lại chơi tiếp để giành vị trí 2,3, cuối cùng.
Lưu ý: Khi trẻ gieo xúc xắc vào hình ảnh tương ứng với số 6, trẻ có thể xuất quân tiếp theo và được lắc thêm 1 lần nữa. Nếu trẻ lắc vào hình ảnh tương ứng số 1 trẻ được bật đến cửa chuồng gần nhất.
* Trò chơi “Bàn cờ trí tuệ” được lấy ý tưởng từ trò chơi “Cá ngựa”. Tuy nhiên các đồ dùng, đồ chơi của trò chơi “Bàn cờ trí tuệ” rất gần gũi và phù hợp với trẻ mầm non (Bàn cờ, quân cờ, các biểu tượng ...). Trong quá trình trẻ chơi, mỗi một lần trẻ lắc xúc xắc là một lần trẻ được ôn luyện các con vật (hoa, quả, hiện tượng tự nhiên, đồ dùng gia đình...), mỗi 1 lần trẻ di chuyển quân cờ là trẻ được rèn luyện kỹ năng đếm và luyện kỹ năng xếp tương ứng 1.1. 
2.2. Trò chơi 2: “Cắp cua bỏ giỏ”
a, Nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi 
- Gỗ khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác.
- Xốp, sơn màu. 
- Vòng thể dục, cái mẹt
- Lô tô các hình: động vật, thực vật, số, chữ cái,
- Đề can được in các hình: động vật, thực vật, số,
b, Quy trình làm đồ dùng đồ chơi
- Quy cách sản phẩm: “Cắp cua bỏ giỏ” bao gồm: 
+ 01 mẹt với 04 giỏ đựng, bộ 02 được thiết kế cách điệu với 2 vòng nhựa 04 lọ để đựng.
(2 bộ “cắp cua bỏ giỏ”)
+ Các “con cua” được làm theo từng chủ đề cho phù hợp (động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên, phương tiện giao thông,)
- Tóm tắt các khâu, yếu tố kỹ thuật, cách làm:
+ Bộ 01 được làm từ cái mẹt, trang trí như cái ao có phun sơn màu xanh và có 4 cái giỏ được trang trí thêm các họa tiết. Bộ 02 thiết kế từ 2 vòng tròn quấn đề can trang trí, dính vào nhau. Sau đó đặt chống lên tấm nhựa cứng có bán kính bằng cái vòng, 04 lọ đựng được làm từ 04 chai nước to cắt, trang trí. 
+ Các “con cua” làm từ gỗ (đặt làm), các khối gỗ chữ nhật, khối vuông, khối tam giác nhỏ vừa tay trẻ và dán các hình vào các mặt khối gỗ theo từng loại (con vật, hoa, phương tiện giao thông,); xốp cắt thành các khối tròn làm quả. Các hình được chọn với màu sắc nét trên internet và in màu đề can (trên nền đề can trắng để hình rõ nét và nổi bật hơn).
c, Cách chơi
Có thể tổ chức chơi theo nhóm 3 - 4 trẻ ngồi vòng tròn hoặc chơi cả lớp (chia lớp thành các nhóm nhỏ, ngồi vòng tròn xung quanh các “con cua”), trẻ cắp cua theo yêu cầu của cô.
Cô đọc yêu cầu: Ví dụ: “Những con vật ngộ nghĩnh”, trẻ chọn bộ “cua” là các con vật, sau đó 1 trẻ vừa đọc đồng dao vừa chỉ tay từng bạn chơi
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm con tìm cái
Con gà, con vịt 
Con tôm, con cá...
Con nào con nấy,
Cho ta chất đạm
Mau mau cắp về.
Các từ “con gà, con vịt, con tôm, con cá” rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi trẻ chỉ được cắp con vật đó.
Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp đúng con vật mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào hình bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp. Ai cắp hết con vật của mình trước là thắng cuộc.
	Có thể thay đổi bài đồng dao cho phù hợp với yêu cầu của cô.
Ví dụ : Chủ đề “Hoa”:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm bông hoa đẹp
Hoa hồng, hoa huệ
Hoa cúc, hoa lan
Hoa nào tươi đẹp,
Mau mau cắp về.
Chủ đề “Quả”:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm các loại quả
Dâu tây, quả khế
Quả táo, cà chua
Quả nào tươi ngon
Mau mau cắp về.
	Chủ đề “Phương tiện giao thông ”:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm phương tiện tốt
Xe đạp, xe máy
Xe tải, xích lô
Xe nào xe nấy
Lưu thông trên đường 
Đảm bảo an toàn
Cắp về mau nhé.
* Điều đặc biệt của trò chơi này là trong khi chơi trẻ được đọc kết hợp với các bài đồng dao, ca dao, câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh giúp cho trẻ có trò chơi càng hấp dẫn với trẻ. Mặt khác, trẻ được ôn luyện ghi nhớ các con vật (hoa, quả, phương tiện giao thông...) mà mình được cắp. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi trò chơi.
2.3. Trò chơi “Mở đường”
	a, Nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi
- Bảng gỗ: 60 x 70cm, dạng vali.
- Nỉ màu. 04 rổ cói.
- Nắp chai: 4 màu (xanh, trắng, đỏ, vàng)
- Bóng kính, xốp, nhám dính.
	- Nguyên vật liệu phế thải, bóng, nhựa, vỏ con chai
	b, Quy trình làm đồ dùng đồ chơi
- Quy cách sản phẩm: Bộ đồ chơi “Mở đường” gồm có:
	+ 1 bàn dạng va li có bọc nỉ.
	+ Các quân (4 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng).
	+ Các quân thủ lĩnh (theo từng chủ đề: động vật, thực vật,)
+ 4 giỏ đựng 4 loại quân màu.
	- Tóm tắt các khâu, yếu tố kỹ thuật, cách làm:
+ Bảng gỗ đặt đóng thành hình vali (đựng các đồ dùng bên trong cho tiện, gọn), bọc nỉ.
	+ Các quân là các nắp chai có gắn xốp, bóng kính, nhám dính ở dưới.
+ 4 quân thủ lĩnh to làm từ nguyên vật liệu phế thải, bóng, nhựa, xốp màu, vỏ con chai
+ 4 rổ cói, gắn 4 bông hoa 4 màu tương ứng để đựng các quân (xanh, trắng, đỏ, vàng)
	c, Cách chơi:
Trẻ dàn quân với các quân màu xanh, đỏ, vàng, trắng bao xung quanh 4 con vật và dàn tự do sao cho các quân khít nhau đến vạch ngang. 4 bạn cầm 4 túi rổ với 4 quân màu khác nhau để mở đường cho 4 con vật. Trẻ thống nhất 1 bạn chơi trước xếp tiếp 1 quân của mình sao cho quân đó gần sát các quân cùng màu. Cứ từ 3 quân cùng màu sát nhau trở lên sẽ mở đường bằng cách lấy quân ra. Trẻ chơi đến khi mở được đường cho con vật của mình ra là trẻ chiến thắng.
(Với các chủ đề khác thì 4 con vật sẽ thay bằng 4 loại khác cho phù hợp chủ đề: 4 phương tiện giao thông, 4 loại hoa, quả,)
* Trò chơi “Mở đường” là một trong những trò chơi mất rất ít thời gian khi sáng tạo, các quân đi của trò chơi này được sử dụng bằng các nắp chai nước các màu kết hợp gắn xốp và nhám dính. Chỉ bằng các nắp chai nước với 4 màu xanh, đỏ, vàng, trắng đã tạo nên một trò chơi vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mầm non.
2.4. Trò chơi “Tìm đường về nhà”
	a, Nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi
- Bảng gỗ: 60 x 70cm, dạng vali.
- Nỉ các màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, nâu.
- Bóng kính, nhựa, nhám dính. Kim, chỉ.
- Lô tô các chủ đề: các con vật, hoa, quả, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình,
- 3 lọ nhựa, 3 quân lắc bằng gỗ.
	- Nguyên vật liệu phế thải, bóng, nhựa, 
	b, Quy trình làm đồ dùng đồ chơi
- Quy cách sản phẩm: Bộ đồ chơi “Tìm đường về nhà” gồm có:
	+ 1 bàn chơi bọc nỉ.
	+ Các quân hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật để xếp đường đi	+ 3 Quân đi.
	+ 3 lọ đựng 3 quân xúc xắc.	
	+ 3 ngôi nhà.
- Tóm tắt các khâu, yếu tố kỹ thuật, cách làm:
+ Bảng gỗ được đặt thợ đóng thành hình vali (đựng các đồ dùng bên trong cho tiện, gọn), bọc nỉ.
+ Sơ đồ đường đi: Thiết kế, chụp ảnh màu.
	+ Các quân tạo đường đi (3 đường đi) được khâu từ các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật cắt từ nỉ các màu xanh, đỏ, vàng; gắn bóng kính để gài lô tô (thay đổi theo chủ đề); có miếng nhựa bên trong để tạo độ phồng.
+ 3 quân đi được làm từ các nguyên vật liệu phế thải, nhựa,
	+ 3 lọ nhựa đựng 3 quân lắc có gắn các chấm tròn.
+ 3 ngôi nhà làm bằng nhựa, gắn bóng kính để gắn lô tô tương ứng.
	c, Cách chơi:
Trẻ nhìn vào sơ đồ để tự xếp đường đi và chơi. Trò chơi dành cho 3 trẻ chơi. Mỗi bạn chơi lắc con lắc, vào mấy chấm tròn thì bật bằng đấy bước quân của mình để tìm đúng đường về đúng nhà. Bạn chọn con vật màu đỏ về ngôi nhà màu đỏ, bạn chọn con vật màu xanh về ngôi nhà màu xanh và bạn chọn con vật màu vàng về ngôi nhà màu vàng.
Các bạn tự chọn hình để gắn vào các quân màu cho phù hợp chủ đề, và chủ đề các bạn chọn hôm nay là thế giới động vật. Bạn 1 bật từng bước theo đường đi có các chú cá, bạn 2 đi theo đường của các chú cua, bạn 3 đi đường của các bạn ếch. 
Khi các bạn bật vào ô có các bạn tôm, các bạn sẽ được bật thêm qua 1 ô. Con đường với nhiều ngõ cụt. Trẻ phải tinh mắt để chọn con đường đi đúng và ngắn nhất. Bạn nào về nhà trước bạn đó thắng cuộc.
* Đối với những trò chơi có những đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã mang lại cho trẻ nhiều điều thú vị và bổ ích. Mặc dù 04 bộ đồ chơi nhìn đơn giản nhưng sau khi đưa vào sử dụng thì mang lại hiệu quả giáo dục cao, sử dụng linh hoạt trong các hoạt động nhưng hiệu quả nhất là hoạt động ôn luyện và củng cố những kiến thức mà trẻ đã được học. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng và hợp tác, giúp đỡ nhau trong khi chơi qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. 
SƠ ĐỒ MÔ TẢ TÍNH ƯU VIỆT CỦA GIẢI PHÁP MỚI
Một số kinh nghiệm 
trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non 
Giải pháp cũ
- Trò chơi đôi khi chưa phù hợp với chủ đề.
- Giáo viên khó lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ đề.
- Hình thức tổ chức nhàm chán, chưa lôi cuốn trẻ.
- Hiệu quả sử dụng trò chơi không cao.
Giải pháp mới
- Trò chơi phù hợp với chủ đề.
- Giáo viên dễ dàng trong việc lựa chọn trò chơi vào hoạt động của trẻ.
- Hình thức tổ chức hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn, kích thích trẻ tham gia hoạt động, phát huy tính sáng tạo của cô và trẻ.
- Hiệu quả sử dụng cao.
B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Giải pháp đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với trẻ mầm non.
Bốn bộ đồ chơi được làm từ những nguyên vật liệu dễ tìm, với quy trình làm đơn giản, ít tốn kém, mang lại hiệu quả sử dụng cao nên có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non trên địa bàn thành phố.
C. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để có thể chơi được các trò chơi trên, cần có các bộ đồ chơi “Bàn cờ trí tuệ”, “Cắp cua bỏ giỏ”, “Mở đường”, “Tìm đường về nhà”. Bộ đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu và quy trình làm sản phẩm như trên đã nêu.
D. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
1. Tính hiệu quả của sản phẩm
* Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi trò chơi, đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
- Giúp trẻ ôn luyện, củng cố được số, chữ cái, con vật, hoa, quả.... 
- Các trò chơi trên giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, tư duy; phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Thông qua các trò chơi rèn luyện và phát triển các giác quan cho trẻ, rèn kĩ năng đếm, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng phối hợp, hợp tác cùng bạn khi tham gia các hoạt động. 
- Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng, đồ chơi đẹp có màu sắc tươi sáng sẽ hình thành ở trẻ những bài học đầu tiên về cái đẹp.
* Đối với giáo viên:
- Dễ dàng lựa chọn trò chơi trong các chủ đề.
- Linh hoạt tổ chức vào họat động trong ngày cho trẻ.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên: Giáo viên đặt yêu cầu cho phù hợp với từng hoạt động, sáng tạo các bài đồng dao phù hợp.
* Đối với phụ huynh
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với nhà trường để cùng dạy các trò chơi cho trẻ.
- Phụ huynh tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.
2. Tính kinh tế của sản phẩm 
4 Bộ đồ chơi được tận dụng từ các học liệu trong lớp (các loại lô tô theo chủ đề) và các nguyên vật liệu phế thải: vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước rửa bát. Ngoài ra còn mua thêm: bàn gỗ dạng va li, đề can, sơn các màu, nến dính nên giá trị kinh tế không cao.
E. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1 
Phạm Thị Thu Thủy
18/9/1987
Trường MN Đông Thành
 Giáo viên
ĐHSPMN 
Cho trẻ chơi thử trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ”, “Tìm đường về nhà”
2
Nguyễn Thị Dung
27/1/1986
Trường MN Đông Thành
 Giáo viên
ĐHSPMN 
Cho trẻ chơi thử trò chơi “Bàn cờ trí tuệ”, “Mở đường”
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 TP. Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ
ĐỒNG TÁC GIẢ
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG THÀNH
XÁC NHẬN
Sáng kiến trên đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại trường MN Đông Thành từ ngày 04/3/2016
HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Thị Hải
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
XÁC NHẬN

File đính kèm:

  • doc1. NB QLGD MN Doi moi mot so tro choi dan gian phu hop voi lua tuoi mam non nham kich thich hung thu.doc
Sáng Kiến Liên Quan