Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù"

1. Đổi mới chương trình:

- Trước 1975 do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, các tác phẩm văn học đưa vào chương trình nhà trường chủ yếu là những tác phẩm vă học có tư tưởng yêu nước.

- Từ sau 1975, nhất là những năm gần đây chương trình có nhiều đổi mới. Rất nhiều các nhà thơ, nhà văn lãng mạn và hiện thực phê phán, nhiều bài thơ hay sau cách mạng tháng tám, nhiều truyện ngắn hay được đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT. Đặc biệt từng giai đoạn Bộ Giáo Dục- Đào Tạo luôn chỉnh lý bổ sung chương trình để học sinh không chỉ được học nhiều tác phẩm mà còn được học nhiều thể loại văn bản.

2. Đổi mới phương pháp dạy- học Ngữ Văn trong trường THPT:

- Những năm trước đây dạy- học văn theo phương pháp truyền thông: Thầy giữ vai trò chủ đạo trong tiết học, thầy chủ yếu thuyết giảng. Còn học sinh chủ yếu tiếp thu một cách thụ động.

- Một số năm gần đây toàn ngành đã đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy- học nói chung và dạy- học văn nói riêng. Giờ dạy-học văn theo yêu cầu đổi mới là lấy học sinh làm trung tâm, thầy và trò đồng sáng tạo. thầy làm nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt để các em chủ động tiếp nhận bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5773 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu văn bản "Chữ người tử tù"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lý do chọn đề tài.
I. Cơ sở lý luận:
I.1- Vai trò của môn văn trong nhà trường và thực trạng dạy văn, học văn:
- Trong đời sống, văn học nghệ thuật là một bộ môn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Nó góp phần làm cho vốn tri thức của con người thêm phong phú, làm cho con người trong sáng hơn trong tâm hồn, hoàn thiện hơn về nhân cách. Người có khả năng văn học sẽ làm tốt hơn trong công việc của mình, ứng xử tốt hơn trong đời sống
- Trong nhà trường môn văn là môn có lợi thế trong trong giáo dục tư tưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh. Nhưng trong thực tế số học sinh yêu thích môn văn và các giờ học văn ít hơn rất nhiều so với các môn tự nhiên bởi nhiều lý do.
I.2. Đổi mới phương pháp dạy- học văn đã và đang trở thành vấn đề bức thiết trong nhà trường hiện nay:
1. Đổi mới chương trình:
- Trước 1975 do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, các tác phẩm văn học đưa vào chương trình nhà trường chủ yếu là những tác phẩm vă học có tư tưởng yêu nước.
- Từ sau 1975, nhất là những năm gần đây chương trình có nhiều đổi mới. Rất nhiều các nhà thơ, nhà văn lãng mạn và hiện thực phê phán, nhiều bài thơ hay sau cách mạng tháng tám, nhiều truyện ngắn hay được đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT. Đặc biệt từng giai đoạn Bộ Giáo Dục- Đào Tạo luôn chỉnh lý bổ sung chương trình để học sinh không chỉ được học nhiều tác phẩm mà còn được học nhiều thể loại văn bản. 
2. Đổi mới phương pháp dạy- học Ngữ Văn trong trường THPT:
- Những năm trước đây dạy- học văn theo phương pháp truyền thông: Thầy giữ vai trò chủ đạo trong tiết học, thầy chủ yếu thuyết giảng. Còn học sinh chủ yếu tiếp thu một cách thụ động.
- Một số năm gần đây toàn ngành đã đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy- học nói chung và dạy- học văn nói riêng. Giờ dạy-học văn theo yêu cầu đổi mới là lấy học sinh làm trung tâm, thầy và trò đồng sáng tạo. thầy làm nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt để các em chủ động tiếp nhận bài học.
3. Đổi mới trong đọc- hiểu truyện ngắn:
- Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn là: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết
- Trước đây khi dạy- học truyện ngắn chủ yếu chúng ta chỉ chú ý đến phân tích một vài nhân vật để tìm ra việc kết luận chủ đề tác phẩm.
- Hiện nay để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới nói trên giờ đọc hiểu một văn bản truyện ngắn không thể không thay đổi phương pháp. Trên cơ sở vẫn bám vào nhân vật, cốt truyện, sự kiện, tình tiết nhưng chúng ta phải soi chiếu nó ở phong cách của tác giả.
II. Cơ sở thực tiễn:
II.1. Chương trình Ngữ Văn 11:
- Đây là chương trình nặng nhất trong ba khối THPT: Nặng về số tiết theo quy định của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo; Nặng về dung lượng kiến thức. Nếu như ở chương trình Ngữ Văn 10 các em mới chỉ học phần văn học dân gian và một số tác phẩm phần văn học trung đại, lớp 12 học các tác phẩm phần văn học hiện đại, thì ở chương trình Ngữ Văn 11 các em phải học rất nhiều các tác phẩm phần văn học trung đại và cả hiện đại với đa dạng phong cách tác giả và thể loại văn bản.
- ở giai đoạn đầu của văn học hiện đại (trong đó có tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”), học sinh phải đọc hiểu hàng loạt các tác phẩm của các nhà thơ Mới, các nhà văn lãng mạn, các nhà văn hiện thực phê phán và cả một số tác phẩm thuộc khuynh hướng văn học cách mạng. Với sự đa dạng của các tác phẩm thuộc các khuynh hướng sáng tác khác nhau giúp cho học sinh cái nhìn đa diện về nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, nhưng cũng đem lại cho các em cảm giác khó khăn về việc làm cách nào đó có thể đọc hiểu sâu sắc từng văn bản trên cơ sở nắm được đặc trưng theo khuynh hướng sáng tác.
II.2. Tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”:
- Tác giả Nguyễn Tuân được người đọc biết đến là một phong cách viết văn tài hoa, uyên bác. Nét phong cách ấy thống nhất trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng tám năm 1945.
- Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách của nhà văn ở giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945. Viết truyện ngắn này theo khuynh hướng văn học lãng mạn, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự không lặp lại mình ở bất kỳ một nhà văn nào cùng thời.
II.3. Đọc- hiểu văn bản “Chứ người tử tù” (Nguyễn Tuân):
- Trước giai đoạn chỉnh lý sách giáo khoa gần đây nhất (trước 2007), tác phẩm này từng được học trong chương trình THPT. Từ sau 2007. văn bản vẫn tiếp tục được đưa vào chương trình Ngữ Văn 11. Vì vậy đây không phải là tác phẩm hoàn toàn xa lạ với bạn đọc đặc biệt là với các thầy cô giáo.
- Tuy nhiên việc đọc- hiểu văn bản “Chữ người tử tù” theo phương pháp đổi mới mà vẫn tạo được hứng thú cho học sinh đòi hỏi các thầy cô giáo phải tìm được những hướng tiếp cận mới về tác phẩm để dẫn dắt các em chủ động nắm bắt bài học.
Với tinh thần trên, tôi mạnh dạn đưa ra hướng đọc- hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù” từ góc độ tiếp cận bút pháp lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân để trao đổi cùng đồng nghiệp.
B. Nội dung.
Đọc- hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù” theo hướng này tôi đã sử dụng các bước như sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
1.Tìm đọc những nét chính về phong cách tác giả.
2. Đọc văn bản, tóm tát văn bản.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản trên lớp:
I. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả: Trên cơ sở phần tiểu dẫn sách giáo khoa, giáo viên cung cấp thêm và yêu cầu học sinh nắm những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Là nhà văn suốt đời say mê, săn tìm cái đẹp.
- Tiếp cận đối tượng từ góc độ thẩm mỹ, từ góc nhìn của nhiều ngành nghệ thuật.
- Là bậc thầy trong nghệ thuật ngôn từ: Khả năng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh mới lạ, câu văn tràn đầy chất nhạc và chất họa, cấu trúc cauu linh hoạt 
2. Tác phẩm “Chữ người tử tù”:
- Viết theo khuynh hướng văn học lãng mạn.
- In trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”.
- Thể hiện được bút pháp lãng mạn của nhà văn (một trong những biểu hiện của phong cách sáng tác Nguyễn Tuân ở giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945.
II. Đọc hiểu văn bản:
Câu hỏi 1: Dựa vào bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 và những hiểu biết của mình em hãy cho biết thế nào là bút pháp lãng mạn và những biểu hiện của bút pháp lãng mạn?
*Một số học sinh trình bày.
*Giáo viên tổng kết:
- Khái niệm bút pháp lãng mạn: Là hệ thống những phương tiện, biện pháp, cách thức thể hiện cái nhì lãng mạn của nhà văn trước cuộc đời (một cái nhìn mang đậm màu sắc chủ quan, đầy cảm xúc và ít nhiều có tính chất lý tưởng hóa).
- Biểu hiện của bút pháp lãng mạn:
+Xây dựng những tương quan đối lập.
+Có xu hướng tìm đến những yếu tố phi thường, kỳ lạ, coi trọng yếu tố chủ quan.
+Nhân vật ít nhiều là hình ảnh của nhà văn, mang quan điểm thậm chí là người phát ngôn cho quan điểm của nhà văn.
Câu hỏi 2: Về mặt nghệ thuật, thành công nhất của truyện ngắn ”Chữ người tử tù” là gì?
->Đó chính là bút pháp lãng mạn của nhà văn.
Câu hỏi 3: Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân qua truyện ngắn này được biểu hiện ở những khía cạnh tiêu biểu nào?
->Đó là việc xây dựng tình huống truyện kỳ lạ; Xây dựng những tính cách kỳ lạ; Nghệ thuật tả cảnh kỳ lạ.
1. Truyện xây dựng được tình huống kỳ lạ:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_thpt.doc
Sáng Kiến Liên Quan