Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề nghị luận theo hướng kết hợp đọc hiểu, đề mở

Có thể khẳng định một trong những khâu đột phá về đổi mới dạy học văn hiện nay chính là đổi mới đề thi. Thực tế ở nước ta, trong nhiều thập kỷ, việc xây dựng đề thi theo dạng an toàn gắn với lối mòn có trong sách vở, trong các tài liệu tham khảo đã vô tình làm thui chột khả năng sáng tạo, biến các em học sinh thành những công cụ ghi nhớ, chép lại một cách máy móc; đánh mất đi những háo hức khám phá, hứng thú khi làm bài, biến môn văn trong nhà trường trở nên đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán. Thật đáng mừng, trong những năm gần đây, đề thi môn ngữ văn được xây dựng theo hướng kết hợp đọc hiểu, đề mở, đặc biệt dạng đề về nghị luận xã hội trong các kỳ thi đại học, thi THPT quốc gia, thi tuyển sinh vào 10. đã trở thành mảnh đất màu mỡ ươm mầm những tài năng. Đây là dạng đề giúp các em được có cơ hội thể hiện năng lực cảm thụ văn học cũng như quan điểm, suy nghĩ, chính kiến độc lập của bản thân nhìn nhận đánh giá về cuộc sống muôn màu.

doc34 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề nghị luận theo hướng kết hợp đọc hiểu, đề mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Người đối với dân tộc)
- Một người có văn hóa là người biết chọn cho mình bộ trang phục phù, lứa tuổi, hoàn cảnh giao tiếp, phải phù hợp với thời đại và mang tính thẩm mỹ
1,0
Trang phục đối với học trò hiện nay:
 - Hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh trong cách ăn mặc đã có sự thay đổi chóng mặt không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa mà trở nên đua đòi, hở hang, lố bịch, thiếu lịch sự như đã nêu trong đoạn trích trên. Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trởthànhngười sành điệu, văn minh, được mọi người khen ngợi
 - Việc chạy theo “mốt” với cách ăn mặc như vậy để lại nhiều tác hại, hậu quả khi làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, tốn kém tiền bạc của cha mẹ, gia đình và là sự manh nha cho những trượt ngã, vấp váp sai lầm dẫn đến hủy hoại bản thân
 - Trang phục đối với học trò thường đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện đúng quy định về trang phục của học sinh trong nhà trường cũng như đảm bảo tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi
1,0
3.Bài học nhận thức, hành động
 - Liên hệ bản thân: biết sử dụng trang phục phù hợp lứa tuổi học trò, giản dị, lịch sự, toát lên sự hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.
 - Biết sử dụng trang phục phù hợp từng ngữ cảnh giao tiếp
 - động viên, tuyên truyền những bạn có trang phục chưa phù hợp tự điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo nội quy nhà trường
0,25 
Một số đề thi thử tuyển sinh về (phần Nghị luận xã hội) của phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên trong những năm qua
“Vì bạn nhận được nhiều niềm vui hơn khi đem niềm vui cho người khác, bạn nên suy nghĩ nhiều về niềm hạnh phúc bạn có thể cho.” (Eleanor Roosevelt) 
	Từ câu danh ngôn trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn về quan điểm sống “Cho và nhận”. (2018-2019)
Trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu nhưng cũng là “con dao hai lưỡi” đối với con người, đặc biệt với giới trẻ khi khai thác không đúng cách. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: “Học sinh với Internet hiện nay.” (2016-2017)
“Dù hoàng đế hay là dân cày, người nào tìm thấy sự bình yên dưới mái ấm gia đình thì đó là người sung sướng nhất.”(Goethe)
Từ câu danh ngôn trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về ý nghĩa của mái ấm gia đình đối với cuộc đời mỗi con người, đối với tuổi thơ. (2015-2016)
“Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại.” (Farađây)
	Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. (2014-2015)
	Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng.(2013-2014)
“Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc."(Mark Twain)	
	Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên. (2013-2014)
Chúng ta đang sống trong không khí triệu triệu con tim Việt Nam hướng về biển đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc bằng tình yêu đất mẹ nồng nàn cháy bỏng trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở quần đảo Hoàng Sa. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. (2013-2014)
"Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ." (Khuyết danh)
Câu danh ngôn ngôn trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với con người, đối với tuổi thơ. (2012-2013)
“Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp.Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ trở thành con bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố."
(Trích tác phẩm hạt giống tâm hồn, NXB TPHCM 2003)
Dựa vào nội dung đoạn trích trên, viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của sự thử thách, lòng dũng cảm. (2012-2013)	
Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của mái trường đối với tuổi thơ của mỗi con người. (2011-2012)
Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha. (2011-2012)
Đại văn hào Mác-xim-goorki đã từng thốt lên tâm đắc: “Nơi lạnh nhất của thế giới không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Dựa vào câu nói trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về lòng yêu thương con người. (2010-2011)...
4.2.2 Định hướng cách viết một đoạn văn Nghị luận xã hội:
	1.Khái niệm 
1.1 Đoạn văn:
- Đoạn văn là đơn vị để tạo thành văn bản. 
- Nó là một thể thống nhất thường bao gồm nhiều câu triển khai một tiểu chủ đề nhất định.
- Đoạn văn được tính từ chỗ lùi vào đầu dòng với chữ cái đầu tiên viết hoa, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
 => Ðoạn văn là một tập hợp câu có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, diễn đạt hoàn chỉnh (tương đối hoàn chỉnh) về một chủ đề nào đó. 
	Hoặc:“Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung lôgic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chõ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.”
	(Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn, NXB GD, 1997, tr.7)
	1.2. Đoạn văn Nghị luận xã hội:
- Là đoạn văn bàn luận về những vấn đề tư tưởng đạo lý tình cảm hay hiện tượng xã hội đang được quan tâm.
- Đoạn văn Nghị luận xã hội phải chặt chẽ lô gich, chủ yếu dùng lý lẽ, có thêm dẫn chứng để lập luận tạo sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.
	2. Yêu cầu:
	a. Về hình thức:
	 	- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu hàng và kết thúc bằng dấu ngắt câu, xuống hàng. 
- Về số lượng câu: đoạn văn có các khả năng: 
 + Thông thường, đoạn văn gồm nhiều câu, tức là từ hai trở lên. 
 + Đoạn văn một câu 
	b. Về nội dung:
	- Đoạn văn diễn đạt một nội dung, một ý nhất định. Vì là một phần của văn bản nên không nhất thiết phải trình bày trọn vẹn tất cả các ý như nội dung của một văn bản hoàn chỉnh.
- Tùy vào yêu cầu của đề mà xác định nội dung cần triển khai của đoạn văn. Điều đó cũng có nghĩa là tùy theo yêu cầu của đề bài mà vận dụng thao tác lập luận cho phù hợp.
- Trong khi viết đoạn, có thể đưa vào một số dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề, tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận.
	3. Các cách trình bày đoạn văn: 
	Có 5 cách trình bày đoạn văn cơ bản: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích. Giáo viên giúp học sinh xác định luận điểm chính nằm ở câu đầu hoặc cuối đoạn, hoặc không có câu chủ đề tùy theo từng cách trình bày, sau đó viết các câu khác làm rõ nội dung đã nêu ở câu chủ đề, sắp xếp lại một cách lô gich, chặt chẽ. Có thể sử dụng những từ ngữ làm phương tiện liên kết như phép nối (và, nhưng, thế nhưng, còn, bởi vậy, vì thế...), phép thế, phép lặp, phép nối... để nhấn mạnh tạo sức thuyết phục
- Cách Diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý của câu chủ đề, hướng về nội dung chính mà câu chủ đề đưa ra. Giáo viên giúp học sinh xác định luận điểm chính đưa vào câu đầu của đoạn văn, sau đó viết các câu khác bổ sung ý cho câu đầu và sắp xếp lại cho phù hợp, lô gich.
Ví dụ: Đoạn văn bàn về tầm quan trọng đặc biệt của mái trường đối với tuổi thơ, với cuộc đời mỗi con người:
Mái trườngđóng một vai trò đặc biệt quan trọng và rất đỗi thiêng liêng đối với cuộc đời mỗi con người. Là nơi mở ra trong tâm hồn trẻ thơ bao điều kì diệu mới mẻ; nơi các em được cung cấp kiến thức, bồi đắp trí tuệ, sự hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh để làm hành trang chắp cánh ước mơ, hoài bão cao đẹp... Là môi trường trong sáng lành mạnh, nơi trẻ thơ được nâng niu, được giáo dục nhân cách, được dạy dỗ những điều hay lẽ phải biết yêu thương, biết sẻ chia..., biết sống đẹp, sống có ích; được trang bị kỹ năng sống để bước vào đời... Là nơi trẻ thơ được hồn nhiên ngụp lặn, vẫy vùng giữa dòng sông trĩu nặng tình yêu thương của thầy cô, bè bạn; nơi được đón nhận những ánh mắt dịu dàng, ấm áp, những bàn tay ân cần dìu dắt; tình bạn rất đỗi trong sáng, vô tư, không một chút tính toán, so đo... Là nơi lưu giữ, cất dấu bao kỉ niệm thân thương, thiêng liêng của tuổi thơ. Là bến đỗ bình yên để con người thanh lọc tâm hồn, tìm về sau bao thăng trầm cuộc đời; nơi không phân biệt địa vị hèn sang; tiếp thêm niềm tin, nghị lực để ta vượt qua muôn vàn thử thách bước tiếp trên đường đời...
->Đoạn văn có 6 câu, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của mái trường đối với cuộc đời mỗi con người. Các câu còn lại làm sáng tỏ nội dung câu đầu. Cụ thể : câu 2 : được bồi đắp tri thức ; câu 3 : được dạy dỗ giáo dục nhân cách ; câu 4 : được đón nhận tình yêu thương của thầy cô bè bạn; câu 5 : nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ tươi đẹp ; câu 6 : bến đỗ bình yên cho con người tìm về, tiếp thêm sức mạnh. Về hình thức sử dụng phép lặp "là nơi » để tô đậm, nhấn mạnh.
- Quy nạp: Câu chủ đề nằm cuối đoạn, các câu trước nó đều hướng về câu cuối, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn luận điểm cho vào câu cuối, viết các câu khác bổ sung ý, diễn giải cho câu chốt và sắp xếp đứng trước câu chốt. Cách trình bày này thường có các từ ngữ: bởi vậy, có thể khẳng định, như vậy, cho nên...
Ví dụ: đoạn văn bàn về quan điểm sống "cho và nhận”, 
"Cho" còn có thể hiểu theo nghĩa hiến dâng cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời, hiến dâng cả mạng sống của mình cho người khác vì mục đích tốt đẹp như cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" (OHenri) đã đổi tính mạng để cứu Giôn xi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, trả lại niềm đam mê hội họa cho cô. Là mẹ, cha ta "cho" ta hình hài, "cho" ta tất cả những gì đẹp nhất cuộc đời với tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến. Cao quý hơn là có những con người đã hiến dâng mình "cho" quê hương đất nước như: Bác Hồ kính yêu mà cuộc đời Người là một bài ca bất tử. Như hàng triệu người con kiên trung đã ngã xuống để gìn giữ từng tấc đất quê hương. Như những bà mẹ Việt Nam anh hùng "Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con". Như những người lính ở nơi biên cương hải đảo đối mặt với hiểm nguy ngày đêm canh gác đất trời tổ quốc. Như những thầy cô giáo hy sinh tuổi thanh xuân đi gieo chữ vùng cao. Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội vv... Tất cả, tất cả những con người cao quý đó đã biết "cho" đi trong niềm hạnh phúc thiêng liêng mà không một lần hối tiếc...
-> Đoạn văn có 9 câu, tất cả các câu đều hướng về một chủ đề chính ở câu nằm cuối đoạn, cụ thể nêu dẫn chứng về các tấm gương ngời sáng đã biết "cho” đi những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời mình cho người khác, cho quê hương đất nước, cụ thể: câu 1: cụ Bơ men, câu 2: cha mẹ; câu 3: Bác Hồ kính yêu; câu 4: những người chiến sĩ trung kiên đã ngã xuống; câu 5: những bà mẹ Việt Nam anh hùng; câu 6: những người lính nơi biên cương hải đảo; câu 7: những thầy cô giáo đi gieo chữ vùng cao; câu 8: những người lính đi tìm hài cốt đồng đội. Câu cuối đoạn chốt lại đó là những con người cao quý đó đã biết "cho" đi trong niềm hạnh phúc thiêng liêng mà không một lần hối tiếc... Về hình thức sử dụng phép lặp "như », « cho » ‘những’, « tất cả » để tô đậm, nhấn mạnh.
- Tổng phân hợp: Câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn, câu kết đoạn khái quát hoặc mở rộng ý của câu chủ đề. Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩđể từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
Đối với cách trình bày này, giáo viên hướng dẫn học sinh viết một câu chủ đề về luận điểm cần tìm; viết các câu khác bằng việc giải thích, lập luận, chứng minh...làm rõ ý câu đầu, cuối cùng viết câu chốt khái quát và nâng cao vấn đề đã nêu ở câu đầu.
Ví dụ: Viết đoạn văn bàn về tác dụng kỳ diệu của mạng Internet:
Có thể khẳng định “Internet mang cả thế giới đến ngôi nhà của bạn”. Internet bồi đắp kho tàng kiến thức vô tận, khổng lồ cho con người, mở ra trong ta cả một thế giới kỳ diệu về cuộc sống muôn màu từ cổ đến kim, không phân biệt đường viền biên giới quốc gia, lãnh thổ. Chỉ cần gõ Google là hầu như bất kỳ thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế sẽ được đáp ứng dù ít hay nhiều. Nhờ khai thác, truy cập Internet mà học sinh có cơ hội tra cứu thông tin, khám phá được nhiều điều mới mẻ, bổ ích trên tất cả mọi lĩnh vực về thế giới muôn màu xung quanh ta để phục vụ thiết thực trong học tập cũng như đời sống
 ->Đoạn văn trên có 4 câu, câu 1 khái quát chủ đề “Internet đem cả thế giới đến ngôi nhà của bạn”, câu 2: diễn giải bổ sung ý cho câu chủ đề là cung cấp kho tàng tri thức vô tận xuyên suốt mọi thời đại, mọi lãnh thổ. Câu 3: diễn giải ý cho câu 1 về cách khai thác đơn giản, hiệu quả. Còn câu 4 cấu cuối cùng nâng cao lên về tác dụng kỳ diệu của Internet đối với học sinh trong học tập cũng như đời sống.
Ví dụ: 
- Song hành: Không có câu chủ đề. Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn. Giáo viên cho học sinh tìm luận điểm chính nhưng không đưa vào đoạn văn mà triển khai các câu độc lập với nhau. 
Ví dụ: Đoạn văn bàn về lòng vị tha:
Lòng vị tha giúp tâm hồn con người thanh thản, cảm thấy hạnh phúc khi mình sống nhân hậu, bao dung với người khác, thậm chí cởi bỏ được những u uất, oán hận, day dứt... Lòng vị tha giúp những người đã từng phạm sai lầm nay được tha thứ tìm lại chính mình, trở về với mọi người, biết ân hận, biết rút ra cho mình bài học xương máu trong cuộc sống để tránh xa lỗi lầm, tội lỗi từ đó tìm cách vươn mình đứng dậy sau khi ngã nhằm sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn... Vị tha trở thành cầu nối đưa con người đến gần con người tạo cho các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng...ấp áp.
-> Đoạn văn có 3 câu đều bàn về tác dụng của lòng vị tha nhưng cả 3 câu đều không phụ thuộc vào nhau. Câu 1: nêu lòng vị tha giúp người biết vị tha thấy hạnh phúc. Câu 2 nêu người được vị tha sẽ biết hối lỗi vươn lên sống đẹp hơn. Câu 3 nêu lòng vị tha giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.Về hình thức sử dụng phép lặp « lòng vị tha » để tô đậm, nhấn mạnh
- Móc xích: Thường không có câu chủ đề, ý các câu trong đoạn gối đầu lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau. Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Với cách trình bày này giáo viên giúp học sinh chọn luận điểm chính nhưng không thể hiện trực tiếp bằng câu chủ đề, mà cho câu sau bổ sung, diễn giải câu trước.
Ví dụ: Đoạn văn bàn về đức tính khiêm tốn:
Bạn hãy luôn trau dồi cho mình đức tính khiêm tốn. Muốn vậy trước hết bạn phải luôn tôn trọng người khác, đừng bao giờ ngạo mạn coi thường bạn bè và những người xung quanh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn luôn tự ti thấy mình thấp kém hơn người khác. Mà khiêm tốn luôn đi liền với lòng tự trọng và sự kiêu hãnh.
->Đoạn văn có 3 câu móc xích với nhau. Câu 1: khuyên bạn hãy luôn trau dồi đức tính khiêm tốn. Câu 2: nối với câu 1 bằng từ "muốn vậy” chỉ ra việc làm đầu tiên là không ngạo mạn, luôn tôn trọng mọi người. Câu 3 nối với câu 2 bằng từ ngữ "tuy nhiên điều đó” tôn trọng người khác, không ngạo mạn không có nghĩa là tự ti. Câu 4 nối ý câu 5 bằng từ "mà” khiêm tốn phải đi liền với lòng tự trọng, sự kiêu hãnh.
* Lưu ý:
- Việc xây dựng đoạnn văn trong văn nghị luận xã hội không chỉ đòi hỏi đảm bảo kỹ năng xây dựng đoạn theo các cấu trúc mà cần hướng dẫn cho học sinh biết tạo dựng phong cách ngôn ngữ, hành văn, lối viết phù hợp và có màu sắc và tư duy nghị luận sắc sảo hơn.
- Ngôn ngữ, hành văn trong văn nghị luận xã hội nói chung cần tự nhiên, linh hoạt, sáng tạo và đa dạng hơn so với ngôn ngữ trong các kiểu bài văn khác. Phải có tính kết hợp phân tích, bình luận, đánh giá, đối thoại, phản biện cao... đồng thời phải uyển chuyển khi kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự miêu tả để bài viết có sức hấp dẫn và tăng tình thuyết phục hơn.
- Đồng thời tùy tính chất nội dung của từng đoạn văn mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn ngôn ngữ phù hợp cho đoạn văn đó: 
+ Đối với đoạn văn có tính giải thích cao, ngôn ngữ cần rành mạch đơn giản gọn rõ, gần gũi dễ hiểu: 
Ví dụ: Giải thích câu nói của cựu tống thổng A. Lin con gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai mình học: ”Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng: một đồng đô la do công sức lao động của mình đổ ra còn quý giá gấp nhiều lần 5 đô la nhặt được trên hè phố. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng:có thể bán cơ bắp và trí tuệ của mình cho người ra giá cao nhất. Nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.”:
Câu nói trong bức thư của tổng thống Mỹ A Braham LinCorl có nghĩa: con người phải biết trân trọng công sức của mình, hạnh phúc không tự dưng có được mà phải đánh đổi bằng mồ hôi thậm chí nước mắt. Lúc ấy cuộc sống mới thật sự có ý nghĩa. Con người có thể kiếm sống mưu sinh bằng tài năng, trí tuệ của mình nhưng không bao giờ cho phép bất cứ ai ra giá mua trái tim và tâm hồn bởi đó là tài sản vô giá thiêng liêng nhất của mình. Không bao giờ được phép đưa nhân cách lên bàn cân. Không bao giờ được phép tự hủy hoại chính mình bằng cách cho kẻ khác ra giá để mua linh hồn mình.
+ Đối với đoạn văn có tính chứng minh và yêu cầu thuyết phục cao hoặc có tính phản biện cần sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, có tính hùng biện sắc sảo, sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh:
Ví dụ: Bàn về sự biết ơn 
Nếu không có lòng biết ơn, con người sẽ trở thành những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, đối xử với nhau thiếu tình người. Thói vô ơn luôn đồng hành với việc đánh mất lòng tự trọng, trở nên ích kỷ, thậm chí tàn nhẫn... Cuộc đời họ sẽ vô vị, tẻ nhạt. Trở thành những kẻ bần cùng hèn hạ, thất bại thảm hại trong cuộc đời... bị người khác xa lánh, khinh thường, phỉ nhổ..."Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được." (Frank A.Clark)
Ví dụ: Bàn về thất bại và thành công
Khi ta vấp ngã, thất bại, tuyệt đối không được nản chí, không đươc bó tay đầu hàng số phận, chìm trong đau khổ dằn vặt. Mà con người phải từ những thất bại để rút ra bài học xương máu, những kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục bước tiếp. Bởi chẳng có thành công nào đến với con người một cách dễ dàng. Có trải qua những sóng gió, thử thách, những trở ngại, thách thức; có trả giá bằng những vấp ngã; con người mới tích lũy được vốn sống; thành công mới có ý nghĩa, có giá trị bền vững: “Thất bại là mẹ thành công”... Dù thất bại nhưng ta vẫn phải nở nụ cười đầy tự tin, yêu đời lạc quan; vẫn phải kiêu hãnh, ngẩng cao đầu tiến lên phía trước với lòng dũng cảm, bản lĩnh nghị lực phi thường, với một niềm tin sắt đá mãnh liệt về một ngày mai tươi sáng. Nụ cười chính là phương thuốc kì diệu xoa dịu vết thương của con người, tiếp thêm sức mạnh cho ta. 
+ Đối với những đoạn văn có tính biểu cảm cao cần sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc, sử dụng câu nhiều vế, có mạch ngầm cảm xúc và nhịp điệu:....
Ví dụ: Bàn về lời đề nghị của tổng thống A. LinCon gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai mình học
Lời đề nghị thiết tha của cựu tổng thống Mỹ không chỉ đơn thuần là tâm nguyện của một người cha yêu thương con da diết với mong ước con được thầy cô dạy dỗ thành người mà mỗi chúng ta đều bắt gặp ngay chính bóng dáng của mình trong đó. Bởi lời đề nghị trên chính là quan điểm sống vô cùng giản dị nhưng rất đỗi cao quý để giúp mọi người biết giữ gìn, nâng niu phẩm giá cao đẹp của mình. Bồi dắp trong ta những rung cảm trong sáng, lành mạnh về cuộc đời, biết vươn lên phía trước bằng bàn tay khối óc trí tuệ và tâm hồn. Hay nói cách khác biết sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn!
..................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dinh_huong_ra_de_nghi_luan_theo_huong.doc
Sáng Kiến Liên Quan