Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao

Năm học 2007– 2008 là năm thứ 6 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTG ngày 16/6/2001 của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc đổi mới giáo dục phổ thông(ĐMGDPT ) trên các mặt : Nội dung – SGK; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học tổ chức đánh giá chất lượng học sinh .

Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng quyết định thành công đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Điều 24 – Luật giáo dục).

Muốn vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh phải đổi mới cách học, biết cách tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo.

Ngoài việc vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên cần phải biết lựa chọn các hình thức dạy học thích hợp cá nhân, nhóm, cả lớp hay học ở hiện trường hoặc tổ chức trò chơi học tập

 

doc16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Đây là câu hỏi tưởng chừng như dễ trả lời nhưng nó hoàn toàn là một câu hỏi khó được đặt ra cho tất cả những ai đang dạy và học ngoại ngữ nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng. 
Để thực hiện được những vấn đề nêu trên, trong phạm vi của đề tài tôi xin được trình bày việc dạy - học từ vựng môn Anh văn ở trường THCS như thế nào để đạt kết quả cao ?
II. cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề: 
1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết TW IV khoá VII (1993) đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” và đã xác định “Khuyến khích tự học” , phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
	Nghị quyết TW II khoá VIII (12-1996) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
	Điều 28 luật GD (2005) viết : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dữơng phương pháp tự học ,..., rèn luyện kỉ năng vận dụng vào thực tiển". 
Mục tiêu học môn học tiếng Anh cấp THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức ; kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động .
2- Thực trạng của vấn đề: 
* Tình hình học sinh học ngoại ngữ ( Anh văn) ở Lệ thuỷ nói chung:
Qua quá trình giảng dạy , qua các đợt sinh hoạt chuyên môn liên trường và qua trao đổi với đồng nghiệp bản thân thấy tình hình học tập Anh văn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Về phía học sinh:
Nhìn chung học sinh rất " sợ " và " ngại " học từ mới , việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế như: viết sai chính tả , phát âm từ sai, sử dụng từ không chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh . Đa số các em chỉ có thói quen học thuộc từ đơn giản hoặc nghĩa của từ . Một số em chỉ học vẹt, đối phó để xung phong lên bảng viết từ mới 
và sau đó khi cần dùng đến thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ như thế nào . Có nhiều em thì cố học thuộc hết từ mới mà các em gặp nên thấy bài nào từ mới cũng nhiều dẫn đến tâm lí sợ và ngại học từ . Vì thế học sinh thường có ý thức không học nữa, hoặc học không có hiệu quả Tất cả những điều trên là do các em chưa biết cách học tư vựng , chưa tìm ra cho mình một phương pháp học từ vựng thích hợp.
- Về phía giáo viên:
Thực tế của việc dạy và học từ vựng ở Lệ Thuỷ đang là vấn đề đáng quan tâm của giáo viên dạy môn Tiếng Anh. Những năm trước, các giáo viên thực sự lúng túng khi muốn dạy từ vựng cho 1 tiết học. Họ có thể dạy cả hàng chục từ nếu có trên một đơn vị bài học mà không cần quan tâm đến sự liên quan của từ với chủ đề bài học, không quan tâm đến tâm trạng của học sinh hoặc thậm chí học sinh có thể dùng được từ vựng trong giao tiếp hay không. Những năm trở lại đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ đã được thực hiện các kỹ thuật dạy từ vựng đã được tập huấn cho các giáo viên, việc sử dụng các kỹ thuật đó song vẫn còn lúng túng khi muốn gợi ý một từ thông qua đồ dùng, cho ví dụ, giải thích từ mình cần dạy như thế nào để thật ngắn gọn, dễ hiểu, nhất là những từ trừu tượng. Trong việc chọn từ để dạy cho một tiết học, ôn tập hoặc củng cố lại từ đã học trở thành một gánh nặng cho giáo viên, do vậy họ có thể tảng lờ việc ôn từ đã học ở những tiết học có cơ hội ôn từ ..vv.. Một thực trạng hết sức buồn là việc phát âm từ không chính xác làm cho học sinh gặp không ít khó khăn trong giao tiếp, kể cả khi phải thay đổi giáo viên bộ môn ở các năm học. ở đây có thể nói đến tính mất chính xác trong phát âm ban đầu của một số ít giáo viên và phần đông học sinh 
tham gia học ngoại ngữ. Từ những vấn đề trên tôi thực sự phải đầu tư thời gian cho việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh thích học từ vựng nói riêng và thích học bộ môn tiếng Anh nói chung.
* Tình hình học ngoại ngữ ( Anh văn) ở trường THCS Văn Thuỷ nói riêng:
 Những vấn đề nêu về việc soạn và dạy từ vựng như thế nào để học sinh thích học từ vựng nói riêng và thích học bộ nói chung ở trên cũng được thể hiện rõ nét trong quá trình dạy và học môn ngoại ngữ ( tiếng Anh ) của giáo viên và học sinh ở trường Văn Thuỷ . 
Những khảo sát ban đầu để kiểm tra việc học từ vựng và vận dụng từ vựng trong giao tiếp của học sinh ở trường THCS Văn Thuỷ:
Ngay từ tuần thứ năm của kì I tôi đã đối thoại với học sinh để làm những khảo sát nhỏ cho khối lớp tôi đang dạy để xác định xem học sinh học từ, phát âm từ và vận dụng từ vào giao tiếp ở mức độ nào, lỗi mà các em thường mắc phải là gì để có hướng giải quyết.
Sau đây là những hội thoại dùng để khảo sát và những vấn đề được rút ra từ các khảo sát đó:
Hội thoại khảo sát 1:
T: What’s this? (Teacher shows students a waste basket)
S1: /weis beiskit/
S2: /weis beikits/
S3: /weis beiskits/
Với 3 học sinh này việc trả lời câu hỏi của cô đã được các em xác định đúng vật và tên của vật bằng Tiếng Anh nhưng cả 3 đều phát âm từ bị sai và hầu hết các em chưa chú ý đến âm /s/, từ được phát âm đúng là /weist bổskit/.
Hội thoại khảo sát 2:
Pointing at a bench, teacher asks students:
T: What’s that, class? 
S1: /ben/
S2: /bens/
S3: /bent/
Với những học sinh này lỗi mà các em mắc phải chính là việc phát âm tận cùng của từ: /t∫/. Tôi vẫn tiếp tục làm cuộc khảo sát để khẳng định lỗi phát âm mà các em mắc phải bằng hội thoại sau đây:
 T: What am I doing? (mine)
S1: You are /brΛtiŋ/ 
S2:/brusiŋ/ 
S3: /bruziŋ/ 
Lỗi phát âm được lặp lại, do đó tôi có thể khẳng định được học sinh chưa có ý thức luyện âm hoặc không dùng từ nhiều trong giao tiếp, do vậy quên từ hoặc quên cách phát âm từ dẫn đến tự do phát âm không cần biết sai hay đúng. Lỗi này hoàn toàn trầm trọng khi giao tiếp, người nghe sẽ hiểu sai nội dung thông báo của câu.
Ví dụ1: thay vì việc nói tôi 30 tuổi người giao tiếp này đã nói:
I am thirsty. (I’m thirty)
Như vậy người nghe sẽ hiểu là người nói đang khát nước, người nghe sẽ tiếp tục hội thoại bằng câu: 
Would you like some drink ? 
Ví dụ 2: Thay vì việc nói em gái tôi 6 tuổi, người giao tiếp này đã nói : 
My sister is sick. (my sister is six)
Người nghe hiểu là người nói đang thông báo việc em gái của người này đang bị ốm nặng, người nghe sẽ tiếp tục hội thoại: 
Oh, poor her. I’ll come to see her if I have time. 
Thậm chí có em quên từ, không nói được từ khi có gợi ý, kể cả khi đã có từ để nói, điều đó có nghĩa là học sinh không học từ hoặc không thể nhớ từ đã học ở các bài học trước hoặc các năm học trước.
Tiếp như vậy với nhiều ví dụ khác giáo viên có thể thấy rằng việc học sinh phát âm chính xác từ rất quan trọng.
Hội thọai khảo sát 3:
T: Hello. How are you?
S: Hello. er er
T: Fine?
S: er.. er fine fine
T: yeah, yeah. I see, you’re fine.
Thật buồn vì hội thoại bị gián đoạn bởi học sinh không thể tiếp tục giao tiếp, cũng có thể học sinh đã quên mất nội dung câu hỏi, cũng có thể học sinh còn quá yếu về kĩ năng giao tiếp nhưng tôi có thể rút ra được một điều rằng vốn từ vựng không có dẫn đến mất tự tin trong giao tiếp:
Hội thoại khảo sát 4:
T: What’s there in your bedroom?
S1: No, er.. er.. yes. (he smiles and looks very nervous)
T: Is there a bed?
S1: Yes, there is
T: Are there any flowers?
S1: Hmm .. (another student wanted to answer the question)
S2: Yes, teacher. There are some flowers in my bedroom.
T: Good. Any thing else?
S2: Yes, there’s a table and a..a.. (The student’s hands draw something in the air)
Thế là cuộc trò chuyện lại ngắt quảng. Với cuộc hội thoại này, tôi mừng vì dấu hiệu giao tiếp khá rõ ràng (student 2 ) nhưng vốn từ của em này còn quá ít làm hạn chế đến giao tiếp. Từ các cuộc khảo sát trên tôi tập trung cho việc soạn và dạy từ vựng bằng các kĩ thuật đã học được, ôn tập từ vựng giúp học sinh ghi nhớ từ, nói, đọc và dùng từ một cách chuẩn xác.
 III- Giải quyết vấn đề:
1- Các bước tiến hành và giải pháp thực hiện trong từng tiết học:
a, Dạy từ vựng bằng các kỹ năng đã học được :
Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ . Nếu muốn giỏi tiếng Anh thì dù bất cứ kĩ năng nào : nghe , nói , đọc hay viết ta cũng cần một vốn từ nhất định.Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có , nó phải là cả một quá trình tích luỹ lâu dài . 
Dạy từ vựng theo các thủ thuật đã được tập huấn ở các lớp học phương pháp giảng dạy không phải là dễ. Giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc gợi ý từ: ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn. Tính tò mò của học sinh càng tăng lên khi giáo viên tạo tình huống hay, kèm theo nó là việc khắc sâu từ. Để đảm bảo các nguyên tắc gợi ý từ trên, giáo viên phải đầu từ thời gian để soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các câu hỏi gợi ý tình huống một cách kỹ lưỡng. Về phía học sinh, các em cũng phải chuẩn bị bài ở nhà như: tìm hiểu từ vựng, dùng từ điển học sinh, tìm hiểu nội dung bài đọc theo cách hiểu của mình.
Giáo viên phải dạy từ khi bài học cần từ, những từ vựng được dạy trong tiết phải là những từ được dùng đến nhiều lần trong tiết học, gần gũi với học sinh trong chủ đề mà học sinh đang học và đang vận dụng để giao tiếp. Từ được dạy phải là những từ được chọn lọc kỹ lưỡng và thuộc về: active vocabulary, không dạy từ tràn lan và áp đặt. Số lượng từ được dạy vừa phải (5-8 từ ) nếu số lượng từ quá nhiều thì giáo viên cần có một hoạt động nhỏ được thực hiện trong khoảng 2- 3 phút để đoán từ theo ngữ cảnh với các dạng bài tập phù hợp. Như vậy học sinh có thể hiểu thêm về 
nội dung bài học mà không phải bị số lượng từ vựng làm cho nhàm chán hoặc căng thẳng.
Unit 8 - Out and about – lesson 6. C3-4. ( Anh văn lớp :6 )
Chủ đề của từ có liên quan là Biển báo giao thông và luật đi đường. Các từ mà giáo viên chọn vừa mang tính chất phổ biến, vừa mang tính chất gần gũi với các em. Chuẩn bị cho việc dạy từ là: 
Cách gợi ý từ (các kỹ thuật dùng để giới thiệu từ)
Đồ dùng dạy học (cards, bảng phụ)
Các card luyện âm (/z/, /t/, /s/)
Kỹ thuật dùng để củng cố từ (check vocabulary)
Số lượng từ được chọn: 7 từ.
+ dangerous (a): (translation)
+ an accident: (picture)
+ an intersection: (B. picture)
+ (to) slow down (mime) (T plays in a motorcyclier’s role)
+ (to) go fast (antonym) opposite with “slow down”
+ (to) warn us (realia)
+ (to) help us (translation)
Theo phần chuẩn bị giáo án trên giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như tranh vẽ về 1 vụ tai nạn, giáo viên phải tập vẽ một cách nhanh nhất về một giao lộ ở trên phố để không mất thời gian khi lên lớp: Số từ vựng giáo viên có thể viết một số card để tiết kiệm thời gian viết từ lên bảng và xóa từ trong quá trình dạy từ vựng.
Củng cố từ vựng: wordsquares
Bảng phụ: chuẩn bị bảng phụ mang tính kinh tế, giáo viên chuẩn bị thêm một bảng phụ viết đáp án của phần củng cố từ. 
Để chắc chắn các em đọc tốt từ giáo viên cho các em đọc từ không mẫu và sửa âm khi sai dùng cards /s/ /z/ /t/
R
O
A
D
S
I
G
N
D
W
K
O
R
X
H
I
S
A
A
C
C
I
D
E
N
T
N
R
U
C
D
R
L
O
R
G
N
R
A
E
I
P
T
A
E
S
T
R
A
V
E
L
I
R
T
U
S
L
E
F
T
G
O
O
R
I
G
H
T
O
H
U
P
N
G
O
F
A
S
T
S
Answer key
Road sign	warn
(or) (his)	stop
accident	turn
travel	car
us	ride
lefl	go
right (to)	drive
go fast	(he)
	help
truck	(not) (to)
	straight
	dangerous
Unit 9: The body. lesson 1 A1-2 ( Anh văn lớp :6 )
Phần chuẩn bị:
* Số từ cần dạy theo chủ đề: Cơ thể
Head	shoulder	hands 	feet	toes
Chest	arms	legs	finger
* Tất cả những danh từ này giáo viên dạy dùng thủ thuật “mime”. Giáo viên có thể dùng hình vẽ cơ thể người nhưng tôi lại muốn để tranh vẽ dùng vào hoạt động “check vocabulary”
Các đồ dùng được chuẩn bị: 9 card từ, một tranh vẽ cơ thể con người.
Card luyện âm /s/ /z/ /st/
Giáo viên dùng 9 card từ để “check vocab” dùng thủ thuật nối từ và các bộ phận cơ thể trên tranh vẽ.
Unit 11: What do you eat? Lesson 1 A1 ( Anh văn lớp : 6 )
Đây là 1 tiết học có nhiều từ vựng. Từ vựng theo chủ đề “thing to buy” và chủ đề (số lượng) “quantifiers” và “containers” có tới 17 từ. Với số từ được chọn dạy là 7 từ theo chủ đề “thing to buy”, tôi chuẩn bị cho hoạt động như sau:
some eggs (picture)
some chocolates (realia)
some oil (picture)
some beef (realia)
some soap (realia)
some tooth paste (B picture
Đồ dùng: 	- 7 cards từ/ card sửa lỗi: /s/ /st/ /z/
- sô cô la, thịt bò, xà phòng bánh
- tranh vẽ: 12 quả trứng, chai dầu ăn
Ngoài ra giáo viên phải tập vẽ một tuýp thuốc đánh răng với 1 ít kem được đưa ra ngoài tuýp để tiết kiệm thời gian cho hoạt động. Tôi có thể dùng vật thực để dạt song tôi vẽ để hấp dẫn hơn cho việc gợi ý từ và tạo hứng thú cho tiết họ.
Số từ vựng còn lại không thể không dạy bởi tiết học cần luyện cho việc nói đơn vị đo lường hoặc đồ đựng đồ vật nên số từ còn lại (10 từ) tôI cho học sinh hoạt động trong thời gian 2-3 phút để nói từ với đồ vật
Matching:	
gram of
a kilo of
a bar of
a can of 
a box of
a tube of
a packet of
a dozen of
a bottle of
Sau khi các em nối được từ giáo viên cho hoc sinh đọc từ để luyện âm, giáo viên quan tâm đến các âm tiết nối /grổmz ər/ /ba(r) ər/  Khi cụm từ được phát âm chuẩn các em hoàn toàn tự tin để giao tiếp, các em sẽ thu hút được người nói chuyện cùng mình
Unit 13: Activities and the seasons . Lesson 1 A1 (Anh văn lớp :6 )
Từ vựng của tiết học có chủ đề thời tiết cũng như nhiệt độ của mùa, từ được chọn dạy: 8 từ viết trên card
Phần chuẩn bị: 
8 card viết từ (thêm 2 card: cold, hot)
4 bức tranh 4 mùa
1 card luyện âm /spr/
+ the spring (picture)
+ the summer (picture)
+ the fall (picture)
+ the winter (picture)
+ the seasons (example: the spring, summer, winter, fall, are)
+ warm (opposite with cold)
+ cold (opposite with hot)
Để khắc sâu từ vựng học sinh được luyện tập thêm bằng bài tập “pelmanism”
Spring
Warm
Summer
Hot
Fall
Cool
winter
Cold
b, Củng cố từ bằng một số hoạt động khác trong tiết học
Mục đích của củng cố từ chính là để các em tự mình ghi nhớ từ, phát âm từ chính xác hơn, cơ hội sử dụng từ trong giao tiếp tốt hơn. Việc khắc sâu từ trong các tiết học hoặc ôn từ theo trường từ, chủ đề qua các hoạt động khác nhau bằng nhiều thủ thuật khác nhau: Bingo, brainstorm, chaingame, crossword puzzle, dictation, hangman, jumbled worlds, Kim’s game, lucky numbers, matching, mime chill, realia drill, picture drill, networks, noughts & crosser, gap fill, ordering vocabulary, pelmansm, what & where, rub out and remember, simon says, slap the board, shark attack, snakes & ladders, wordsquare, substitution boxes.
Giáo viên có thể dùng những thủ thuật này phù hợp với các hoạt động trong 1 tiết học đó là: warm up, checking vocabulary, futher exercise for vocabulary.
c. Bồi dưỡng phương pháp học từ vựng cho học sinh :
* Cần phải học những từ nào ? 
Đối với học sinh từ tiếng Anh có thể chia làm 3 nhóm :
- Từ không cần đến 
- Từ chỉ cần hiểu trong khi đọc hoặc nghe .
- Từ cần phải sử dụng được .
Đối với từ không cần đến không nhất thiết phải học. Đối với từ chỉ cần hiểu trong khi đọc hoặc nghe thì chỉ cần học lướt để biết nghĩa. Với những từ mà ta cần sử dụng thì phải học một cách có hệ thống . Học sinh học từ nên:
* Không chỉ học nghĩa của từ mà cần phải học cách đánh vần từ , cách phát âm, cách sử dụng từ và biết từ thuộc từ loại nào .
* Khuyến khích học sinh mua một cuốn từ điển có số lượng từ vừa phải, dễ sử dụng .
* Khi học từ mới , hãy nghĩ ra một hình ảnh gì đó về từ đang học để ta có thể nhanh chóng nhớ nghĩa khi gặp lại nó . Đôi khi học từ mới này nhưng có từ khác cùng nghĩa đã học, chúng ta củng cần ôn lại và so sánh với nó. 
* Học từ được tiến hành thường xuyên, mọi lúc, học từ được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau ở trường cũng như ở nhà, khi học từ nên sắp xếp lượng từ thích hợp trong một thời gian nhất định nhằm giúp học sinh nhớ từ, ôn lại từ vận dụng từ trước khi chuyển sang học những từ khác.
* Yêu cầu mỗi học sinh có một quyển vở ghi từ , giáo viên có thể thu chấm theo định kì , khuyến khích lấy điểm bổ sung .
2. Kết quả đạt được:
Năm học 2007- 2008, tôi được phân công giảng dạy môn Anh lớp 6, 7, 8, 9. Qua giảng dạy và thực tế tiếp thu của học sinh, nhận thấy học sinh hiểu nắm chắc, vận dụng thành thạo về từ vựng đã học, từ mới ngày càng bổ sung được nhiều vào vốn từ vựng của mình. Qua so sánh đối chiếu kết quả học tập của học sinh lớp 6B tôi giảng dạy thấy rằng, chất lượng kiểm tra trước khi chưa thực hiện đề tài- kết quả đạt được là: 
Tổng số
Khá giỏi
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
8
32.0
12
48.0
5
20.0
0
0
Sau khi vận dụng phương pháp phát triển từ vựng theo chủ điểm trong từng tiết học ( vận dụng theo đề tài ), thì kết quả các bài kiểm tra đạt cao hơn cụ thể là :
Tổng số
Khá giỏi
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
9
36.0
14
56.0
2
8.0
0
0
Từ kết quả trên cho thấy việc vận dụng phương pháp giảng dạy từ vựng ở lớp 6,7,8,9 đã phát huy được hiệu quả và có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học và cung cấp cho học sinh một vốn từ cần thiết nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh.
 IV- Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế:
Qua thực tế giảng dạy từ vựng ở lớp 6, 7, 8, 9 và với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 
 -Việc dạy học từ vựng ở lớp 6, 7, 8, 9 là yêu cầu bức thiết cần phải thường xuyên sử dụng và phát huy hiệu quả, mặt khác không chỉ vận dụng với một tiết dạy Reading mà còn có thể vận dụng rộng rãi với các loại bài khác như : Writing , listening , speaking.... Việc tiến hành dạy từ được sử dụng sau phần Warm -up trước một bài dạy. Vì vậy người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ từ và sử dụng các thủ thuật một cách linh hoạt, nhằm giúp học sinh đoán được từ, biết cách đọc từ , viết từ và nhớ từ thực hành, vận dụng từ vào tình huống trong câu .
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có những gợi ý, dẫn dắt, khơi dậy nguồn hứng thú cho học sinh ., dặn dò học sinh tìm hiểu bài ở nhà một cách cụ thể .
- Thường xuyên động viên, khuyến khích những học sinh khả năng vốn từ còn hạn chế tham gia vào các hoạt động nhóm, tạo tâm lí thoải mái và cơ hội cho các em trong khi học .
- Tranh thủ tối đa sự góp ý chỉ đạo của chuyên môn, của tổ, nhóm chuyên môn để tìm ra những giải pháp phù hợp, vận dụng dạy học đạt hiệu quả cao. Để tạo cho học sinh rèn luyện từ vựng , giáo viên cần tăng cường các hình thức trực quan như tranh vẽ, có thể chỉ vài nét đơn sơ ( picture black board ), kết hợp nhiều màu sắc nhờ đó học sinh có thể nhận biết từ thông qua các yếu tố trực quan sinh động dễ nhớ , dễ vận dụng vào bài học .
- Bằng mọi biện pháp tạo hứng thú học tập trong học sinh, tạo ra sự hấp dẫn, những tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo thú vị riêng theo đặc trưng của môn học ngoại ngữ ( tiếng Anh ), học sinh có mong muốn được học, được biết, được giao tiếp tiếng Anh trong các giờ lên lớp 
V. Kết luận :
 Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược đổi mới của ngành GD. Trong đó để đạt được mục tiêu dạy học theo đặc trưng bộ môn tiếng Anh nói riêng đã có tác dụng phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo và tư duy của học sinh trong học tập. Cũng qua sự vận dụng đó , học sinh tự mình khám phá, tìm hiểu bài học một cách chắc chắn hơn. 
Là một giáo viên tôi luôn mong ước mang đến cho các em những giờ học thật sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện cho các em học thật tốt. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của bộ môn ngày càng tốt hơn .
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình dạy học mà tôi mạnh dạn đưa ra, khi trình bày trong đề tài này sẽ còn nhiều khiếm khuyết chưa thật khoa học và chặt chẽ . Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp về nội dung đề tài để tôi làm tốt hơn trong công tác giảng dạy. Được vậy tôi xin chân thành cảm ơn và hứa sẽ quyết tâm hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ dạy và học của bản thân.
 Văn Thuỷ , ngày 20 tháng 1 năm 2008
 NGƯờI VIếT
 Võ Văn Sinh

File đính kèm:

  • docDay va hoc tu vung mon Anh_Vo Van Sinh_THCS Van Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan