Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 25 - 36 tháng. Nhận biết tập nói

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí

tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm

 non.

Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.

Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm 2012 - 2013 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ 25 - 36 tháng. Nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khi dạo chơi ngoài trời lúc ôn luyện buổi chiều hoặc trong các giờ đón trẻ trả trẻ tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời.
 Ví dụ: 
+ Đây là cái gì? 
+ Được làm bằng gì?
+ Có đẹp không?
+ Các con có thích không?
 	Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. 
 Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà
trang trí theo chủ điểm.
2.5. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh 
 	Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học “ Nhận biết tập nói ” thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ.
 Ví dụ : Cháu Thùy Linh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giờ học.
 	Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng.
 	Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ.
 	Khi nhận biết tập nói thì phải tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, nhận biết tên gọi trước rồi đến các đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng đó.
 Ví dụ : Nhận biết tập nói “ Ô tô và xe máy ”
Cô đưa mô hình cho trẻ quan sát và gọi tên rồi đến các đặc điểm nổi bật của xe ô tô, xe máy.
 	Dạy trẻ nói các từ chỉ màu sắc, cấu tạo, công dụng.......Khi trẻ nói phải dạy cho trẻ nói đủ câu, không nói câu cụt, không nói ngọng, không nói lắp và không nói tiếng địa phương. Dạy trẻ cách diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc biểu cảm.
 	Ngoài ra bố mẹ có thể hát các làn điệu dân ca đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻ nghe. Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế xung quanh
và làm giàu vốn từ cho trẻ.
 	Từ đây tôi thấy rằng nếu công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao từ công tác này nhà trường và gia đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu của trẻ để cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt hơn.
IV. KIỂM NGHIỆM
* Kết quả đạt được
 Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy trẻ 25 – 36 tháng Nhận biết tập nói ”.Sau gần một năm áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ hứng thú học, nhận biết được đặc điểm của từng sự vật, trả lời đủ câu rõ ràng các câu hỏi, nhận biết môi trường sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng học môn “ Nhận biết tập nói ” của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng nói còn ngọng có trẻ nói được một từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của trẻ phong phú hơn.
 Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là giờ “ Nhận biết tập nói ” Kết quả khảo sát cuối năm cho thấy :
Tổng số trẻ
Tốt
Khá
Trung bình
30
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
8
27
17
57
5
16
C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
Chính vì vậy mà nghành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc
giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn nhằm hình thành cho trẻ
những cơ sở đầu tiên cho giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp cận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.
II. Bài học kinh nghiệm 
 	Qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của trẻ nói chung và dạy trẻ môn “ Nhận biết tập nói” nói riêng tôi đã rút ra được bài
học kinh nghiệm như sau.
Cô phải là người mẫu mực yêu nghề, mến trẻ, kiên trì. Nắm chắc được tâm lý của từng trẻ để kịp thời uốn nắn dạy trẻ ngay từ ban đầu.
Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào giờ học cũng như vui chơi.
Sử dụng đồ dùng, hệ thống câu hỏi phù hợp gần gũi với trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phải đẹp đa dạng có tính hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp luyện tập giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Quang trung,Ngày 20 / 3 / 2013
 Người viết SKKN
 Trần Thị Mai
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LỜI NÓI ĐẦU
 Trong trường mầm non các môn học đã được phân phối theo chương trình của BGD & ĐT trẻ em nhà trẻ đã có các môn học: Phát triển vận động hoạt động với đồ vật, phát triển lời nói và GD âm nhạc đã được thực hiện qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Môn học nào, hoạt động nào cũng rất quan trọng. Xong có thể nói phát triển ngôn ngữ có vai trò quan trọng nhất, và đặc biệt là phần “nhận biết tập nói”.Bởi vì qua môn học này trẻ được làm quen với thế giới cỏ cây hoa lá, được làm quen với tất cả các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, sau khi nhận thức sự vật bằng tri giác, trẻ đã dùng ngôn ngữ để miêu tả những đặc điểm nổi bật và tên gọi của sự vật hiện tượng đó. Trẻ đã dùng ngôn ngữ để nói lên những tính chất cơ bản, cấu tạo và công dụng của chúng đối với đời sống con người. Trẻ dùng ngôn ngữ để biểu hiện các nhu cầu giao tiếp nhằm thoả mãn nguyện vọng của mình. Trẻ dùng ngôn ngữ để trình bày sự hiểu biết ý nghĩ tình cảm của mình với mọi người xung quanh từ đó giúp cho khả năng diễn đạt của trẻ sẽ mạch lạc hơn nhiều.
 Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 25 – 36 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng .
 Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi xét thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, để đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy: Nhận biết tập nói ở nhà trẻ 25 – 36 tháng.
II/ THỰC TRẠNG
 Năm học 2009 – 2010 tôi được ban giám hiệu phân công dạy nhóm 25 – 36 tháng qua quá trình dạy trên lớp tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau
1/ Thuận lợi.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như chỉ đạo chuyên môn.
Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi.
Các cháu ăn bán trú 100% 
Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.
Đội ngũ giáo viên tâm huyết yêu nghề mến trẻ.
2/ Khó khăn
Lớp học có nhiều thành phần gia đình khác nhau phần đông là bố mẹ buôn bán ở chợ, một số gia đình không có công ăn việc làm, một số bố mẹ đi làm xa ở với ông bà. Do đó việc chăm sóc cho trẻ có hạn chế.
Một số gia đình thì nuông chiều con.
Các cháu phần đông mới ra lớp cho nên chưa có thói quen tập thể hay nói tự do, phát âm chưa chính xác trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè hay khóc.
Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn thiếu chưa đủ để đáp ứng được sự đổi mới của môn học. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
3/ Kết quả thực trạng
 Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà trương trình đã có từ trước nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác.Do vậy ngay từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của từng trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ làm quen với môn học “ nhận biết tập nói” đạt kết quả.
 Tổng số trẻ 25 cháu
 Tốt khá: 15 cháu đạt tỷ lệ 60%
Trung bình: 6 cháu đạt tỷ lệ 24%
 Kém: 4 cháu đạt tỷ lệ 16%
 Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Tôi luôn tìm tòi suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, biện pháp thực hiện để giờ học của trẻ đạt kết quả.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với yêu cầu của giáo dục hiện nay cũng như nhu cầu phát triển của trẻ. Là giáo viên người trực tiếp đưa giáo dục của trẻ lên cao, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng xong kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của giờ nhận biết tập nói. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy nhận biết tập nói cụ thể như sau:
1/ Chuẩn bị giáo án đầy đủ,trao đổi với đồng nghiệp để tham khảo các ý kiến góp ý trước khi lên lớp.
2/ Cho trẻ làm quen tiếp xúc với các nội dung của đề tài ở mọi lúc mọi nơi.
3/ Sử dụng đồ dùng trực quan( vật thật) đồ dùng phong phú hấp dẫn để thu hút trẻ và kích thích sự chú ý của trẻ.
4/ Trong giờ dạy sử dụng các thủ thuật linh hoạt và kết hợp các bài thơ, bài hát, câu đố, các môn học bổ xung.
5/ Đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo và thay đổi hình thức tổ chức( lấy trẻ làm trung tâm).
6/ Quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường phát triển lời nói cho trẻ.
7/ Tuyen truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục phát triển lời nói cho trẻ.
II/ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Chuẩn bị giáo án đầy đủ trao đổi tham khảo ý kiến đồng nghiệp trước khi lên lớp:
 Trước khi soạn giáo án tôi đã nghiên cứu kỹ đề tài, để tìm ra những nội dung trong quá trình soạn giáo án tôi luôn quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như phát triển kỹ năng nghe, kỹ năng diễn đạt ý và làm giàu vốn từ cho trẻ.
 Sau khi soạn giáo án xong tôi trao đổi với đồng nghiệp tham khảo các ý kiến đóng góp. Như vậy khi giáo án đã hoàn chỉnh thì hầu như tôi đã thuộc giáo án. Từ đó giúp tốĩe chủ động khi lên lớp và tự tin vào khả năng tổ chức của mình hướng dẫn trẻ một cách có hiệu quả.
2/ Cho trẻ làm quen tiếp xúc với đề tài ở mọi lúc mọi nơi trước giờ học.
 Tận dụng thời gian các buổi chiều trong các buổi dạo chơi....... có liên quan đến bài học cụ thể: Tôi đọc thơ cho trẻ nghe bài thơ “ Hoa nở” làm như vậy khi tôi tổ chức tiết học trẻ xẽ không bỡ ngỡ mà tiết học đạt kết quả cao.
3/ Sử dụng đồ dùng trực quan( vật thật) đồ dùng phong phú hấp dẫn để thu hút và kích thích sự chú ý của trẻ.
 Đối với giờ nhận biết tập nói về chủ đề một số loài hoa. Đồ dùng là vật thật đã làm cho trẻ rất hứng thú trẻ cảm thấy như được tiếp xúc với những cây hoa, vườn hoa thật, trẻ được tiếp xúc với các loài hoa bằng tất cả các giác quan của mình như: Mắt nhìn thấy màu sắc của hoa( màu xanh, đỏ, vàng) mũi ngửi thấy được mùi thơm của các loài hoa, tay sờ và biết được sự mềm mại, nhẵn, hay xù xì, dầy hay mỏng của từng cánh hoa, lá hoa, cuống hoa từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
4/ Trong giờ học sử dụng các thủ thuật và lựa chọn các bài thơ , bài hát có nội dung phù hợp để đưa vào giới thiệu bài một cách hấp dẫn phong phú thu hút sự chú ý của trẻ.
 Trong giờ học khi chuyển tiết giữa các phần tôi thường lôi cuốn trẻ bằng cách đọc thơ diễn cảm, giàu hình ảnh, bằng các câu đố gần gũi, các trò chơi ngộ nghĩnh có nội dung liên quan đến bài học.
 Hay khi hát cho trẻ nghe các bài hát làn điệu dân ca. Đã giúp cho trẻ hiểu được Việt nam có rất nhiều làn điệu dân ca mượt mà thiết tha từ đó làm cho trẻ có cảm xúc yêu thương thêm yêu mến quê hương Việt nam. Như vậy vừa tạo được sự hứng thú và gây được sự chú ý cho trẻ, trẻ được làm quen với nhiều nội dung cùng một lúc đã giúp cho tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ cũng phát triển một cách có hiệu quả.
5/ Đổi mới phương pháp giảng dạy vận dụng phương pháp đổi mới một cách linh hoạt và thay đổi hình thức tổ chức( lấy trẻ làm trung tâm).
 Trước kia tổ chức tiết học thường là các phần tách rời nhau, không lô rích. Bây giờ tôi áp dụng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức. Tôi tiến hành tổ chức tiết học dưới nhiều hình thức bằng các trò chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ học bằng chơi, chơi mà học, giờ học trở nên nhẹ nhàng sinh động. Hệ thống câu hỏi đặt ra dưới dạng câu hỏi mở, mang tính gợi ý, kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.
 Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết tập nói.
 Đề tài: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen.
 Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị và được tạo ra như một vườn hoa. 
 Tôi hỏi trẻ: các con thấy trong vườn hoa có những loài hoa gì? trẻ kể tên các loại hoa.
 Các con thấy hoa hồng như thế nào? Trẻ trả lời (rất đẹp)
+ Những bông hoa này có mầu gì? Trẻ trả lời( xanh, đỏ, vàng)
+ Khi ngửi hoa con thấy như thế nào? ( mùi thơm)
+ Sờ vào cánh hoa con thấy ra sao?( Nhẵn)
 Hoặc tôi đưa ra một trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
 Ví dụ: Trò chơi, nói từ tiếp theo.
 Cô nói một từ - trẻ nói các từ tiếp theo.
 Cô nói hoa cúc.
 Trẻ nói: Hoa cúc màu vàng
 Cô nói hoa hồng
 Trẻ nói hoa hồng màu đỏ
 Cô nói hoa sen 
 Trẻ nói hoa sen màu hồng.
 Với cách tổ chức tiết học như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư duy của trẻ phát triển rất tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả hơn trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩ của mình một cách mạch lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng tăng rõ rệt.
6/ Quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi: tạo điều kiện môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như chúng ta đã biết mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức khác nhau, có trẻ tiếp thu rất chậm. Vì thế không những trong các tiết học, trong các hoạt động chung, hoạt động góc. mà tôi thường xuyên quan tâm bồi dưỡng thêm cho từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi tôi luôn chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khi dạo chơi ngoài trời lúc ôn luyện buổi chiều hoặc trong các giờ đón trẻ trả trẻ tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời.
 Ví dụ: 
+ Con thấy cái gì đây? Trẻ trả lời
+ Cái này làm bằng gì?
+ Nó có đẹp không?
+ Con có thích không?
 Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. 
 Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp các góc hoạt động riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà trang trí theo chủ điểm.
7/ Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh học sinh: Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng.
 Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
 Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý.
 Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ.
 Khi nhận biết tập nói thì phải tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, nhận biết tên gọi trước rồi đến các đặc điểm nổibật của các sự vật hiện tượng đó.
 Dạy trẻ nói các từ chỉ màu sắc, cấu tạo, công dụng.......Khi trẻ nói phải dạy cho trẻ nói đủ câu, không nói câu cụt, không nói ngọng, không nói lắp và không nói tiếng địa phương. Dạy trẻ cách diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc biểu cảm.
 Ngoài ra bố mẹ có thể hát các làn điệu dân ca đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻ nghe. Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế giới xung quanh và làm giàu vốn từ cho trẻ.
 Từ đây tôi thấy rằng nếu công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao từ công tác này nhà trường và gia đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu của trẻ để cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt hơn.
C/ KẾT LUẬN
1/ Kết quả nghiên cứu.
 Dạy trẻ nhận biết tập nói và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một môn học rất quan trọng có tính chất phát triển đa dạng và phong phú góp phần tác động đến mọi hoạt động của các môn học khác, không ngừng phát triển khả năng trí tuệ tư duy cho trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ bước đầu hình thành phẩm chất đạo đức, đó là tình yêu thương đất nước, con người, biết nói lời hay, biết làm việc tốt biết chào hỏi mọi người, thích đi học, trẻ thuộc được nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện, nhiều cháu nhút nhát nay đã mạnh dạn cháu đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc hơn.
 Qua quá trình dạy trẻ tôi đã áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ đối với môn “ Nhận biết tập nói” nhóm 25 – 36 tháng tôi thấy trẻ hứng thú học, nhận biết được đặc điểm của từng sự vật, trả lời đầy đủ rõ ràng, các câu hỏi, nhận biết được môi trường sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng học môn “ nhận biết tập nói” của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng nói còn ngọng có trẻ mới nói được một từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của trẻ phong phú hơn.
 Kết quả khảo sát cho thấy
 Tổng số trẻ: 25 cháu
Đánh giá
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Tốt + khá 
15 cháu = 60%
19 cháu = 76%
22 cháu = 88%
Trung bình
6 cháu = 24%
4 cháu = 16 %
3 cháu = 12%
Yếu
4 cháu = 16%
2cháu = 8%
0 cháu = 0%
2/ Bài học kinh nghiệm 
 Qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của trẻ nói chung và dạy trẻ môn “ nhận biết tập nói” nói riêng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau.
Cô phải là người mẫu mực yêu nghề, mến trẻ, kiên trì. Nắm chắc được tâm lý của từng trẻ để kịp thời uốn nắn dạy trẻ ngay từ ban đầu.
Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào giờ học cũng như vui chơi.
Sử dụng đồ dùng, hệ thống câu hỏi phù hợp gần gũi với trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phải đẹp đa dạng có tính hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
Khi vui chơi cô cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với sự vật hiện tượng xung quanh giúp trẻ thoả mãn được tính tò mò. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển đa dạng hơn.
Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp luyện tập giúp trẻ phát triển toàn diện
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn “ nhận biết tập nói” nhóm trẻ 25 – 36 tháng cho năm học 2009 – 2010 tôi rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu cùng chuyên mônđể sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Bỉm sơn ngày 18 tháng 3 năm 2010
 Người viết
 Lê Thị Liên
 Lê Thị Liên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_25_36_thang.doc
Sáng Kiến Liên Quan