Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt tiết thực hành Hóa học 9

Biện pháp khắc phục khó khăn khi tổ chức tiết thực hành hóa học 9

 Trường tôi chưa có phòng thực hành bộ môn riêng biệt nên:

Từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã thực hiện những biện pháp sau:

- Khi phòng thiết bị còn nhỏ hẹp, giáo viên bộ môn cần phối hợp với chuyên trách thiết bị sắp xếp dụng cụ, hoá chất các môn nói chung, môn hoá học nói riêng theo môn, khối hoặc theo loại dụng cụ, nhằm tạo thuận lợi cho việc soạn đồ dùng dạy học.

- Những dụng cụ, hoá chất thường xuyên sử dụng như: ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ, đèn cồn, cồn đốt, nước cất, giáo viên có thể bố trí một góc trong phòng thực hành

- Việc sắp xếp chỗ để cho hoá chất cần có sự thống nhất trong giáo viên bộ môn hoá: để theo khối lớp, theo tên hoá chất, theo loại hoá chất, sẽ thuận lợi khi có nhu cầu sử dụng.

- Việc chuẩn bị dụng cụ, pha chế hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm giáo viên nên thực hiện trước ít nhất một buổi: soạn dụng cụ, hóa chất cần dùng cho buổi thực hành; pha trước những hóa chất cần sử dụng, soạn dụng cụ mẫu cho mỗi nhóm,và một bộ cho giáo viên làm mẫu. Giáo viên cần làm thí nghiệm trước để kiểm tra độ chính xác. Soạn xong, dụng cụ hóa chất gom lại một góc trong phòng thực hành.

- Trước khi tổ chức thực hành, tôi có mặt ở phòng thực hành trước để kiểm tra lại lần chót dụng cụ hóa chất. Trước khi bắt đầu tiết học, tôi nhờ học sinh (như nhóm trưởng) mang dụng cụ lên lớp nhưng phải có giáo viên theo giám sát, tránh trường hợp học sinh đùa giỡn làm hỏng dụng cụ thí nghiệm. Những dụng cụ, hoá chất cần được để vào khay nhựa để thuận lợi khi chuyển từ lớp này sang lớp khác.

- Dụng cụ, hóa chất cần phải có đủ cho các nhóm (thường khoảng 4 nhóm) và một bộ cho giáo viên làm mẫu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt tiết thực hành Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT TIẾT THỰC HÀNH HÓA HỌC 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua nhà trường đã triển khai các hoạt động thực hành theo quy định của Bộ Giáo Dục đào tạo cùng với đổi mới chương trình sách giáo khoa. Đồ dùng dạy học phục vụ bộ môn cũng được tăng cường, nhưng trường tôi chưa có phòng thực hành nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn: Học sinh chưa ổn định khi làm thí nghiệm thực hành, tiết thực hành thường bị trể giờ, học sinh làm một số thí nghiệm có kết quả chưa chính xác, Thực tế cho thấy tiết thực hành tuy đã đạt được một số kết quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Qua công tác giảng dạy và qua trao đổi học hỏi đồng nghiệp, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy tốt tiết thực hành môn hoá học 9 ” nhằm đúc kết lại kinh nghiệm khi chuẩn bị, tổ chức tiết thực hành thí nghiệm môn hóa học 9 
II. NỘI DUNG 
1. đích nghiên cứu:
- Nâng cao phương pháp dạy thực hành cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. 
- Phát huy tính tự giác tự lực chủ động sáng tạo cho học sinh dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên. 
2.Phương pháp nghiên cứu 
a.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Rút kinh nghiệm qua các tiết thực hành đã dạy trong thực tiễn giảng dạy. 
 - Thực hiện giảng dạy trên lớp trong điều kiện không có phòng thực hành bộ môn Hoá học 
 b.Phương pháp nghiên cứu kết quả học tập 
- So sánh kết quả học tập môn hóa học của học sinh nói chung, kết quả các bài thu hoạch nói riêng qua các năm học.
- Thống kê, so sánh để thấy được sự tiến bộ của học sinh.
c.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn. 
- Tìm hiểu những khó khăn và biện pháp khắc phục của giáo viên khi tổ chức thực hiện các bài thực hành. 
- Trao đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học. 
3.Giới hạn nghiên cứu
- Thời gian: Năm học 2019– 2020 
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài thực hành Hóa học 9 
4. Biện pháp thực hiện 
a.Biện pháp khắc phục khó khăn khi tổ chức tiết thực hành hóa học 9
 Trường tôi chưa có phòng thực hành bộ môn riêng biệt nên: 
Từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã thực hiện những biện pháp sau: 
- Khi phòng thiết bị còn nhỏ hẹp, giáo viên bộ môn cần phối hợp với chuyên trách thiết bị sắp xếp dụng cụ, hoá chất các môn nói chung, môn hoá học nói riêng theo môn, khối hoặc theo loại dụng cụ,  nhằm tạo thuận lợi cho việc soạn đồ dùng dạy học. 
- Những dụng cụ, hoá chất thường xuyên sử dụng như: ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ, đèn cồn, cồn đốt, nước cất,  giáo viên có thể bố trí một góc trong phòng thực hành
- Việc sắp xếp chỗ để cho hoá chất cần có sự thống nhất trong giáo viên bộ môn hoá: để theo khối lớp, theo tên hoá chất, theo loại hoá chất,  sẽ thuận lợi khi có nhu cầu sử dụng. 
- Việc chuẩn bị dụng cụ, pha chế hóa chất cho buổi thực hành thí nghiệm giáo viên nên thực hiện trước ít nhất một buổi: soạn dụng cụ, hóa chất cần dùng cho buổi thực hành; pha trước những hóa chất cần sử dụng, soạn dụng cụ mẫu cho mỗi nhóm,và một bộ cho giáo viên làm mẫu. Giáo viên cần làm thí nghiệm trước để kiểm tra độ chính xác. Soạn xong, dụng cụ hóa chất gom lại một góc trong phòng thực hành.
- Trước khi tổ chức thực hành, tôi có mặt ở phòng thực hành trước để kiểm tra lại lần chót dụng cụ hóa chất. Trước khi bắt đầu tiết học, tôi nhờ học sinh (như nhóm trưởng) mang dụng cụ lên lớp nhưng phải có giáo viên theo giám sát, tránh trường hợp học sinh đùa giỡn làm hỏng dụng cụ thí nghiệm. Những dụng cụ, hoá chất cần được để vào khay nhựa để thuận lợi khi chuyển từ lớp này sang lớp khác. 
- Dụng cụ, hóa chất cần phải có đủ cho các nhóm (thường khoảng 4 nhóm) và một bộ cho giáo viên làm mẫu.
- Nội dung ghi bảng để hướng dẫn thực hành, tôi chỉ ghi tựa bài thực hành và tên các thí nghiệm, kẻ vào bảng phụ bảng theo dõi và ghi nhận kết quả thực hành của các nhóm theo mẫu: 
Điểm
Tên nhóm 
Thao tác (3đ)
Kết quả (3đ)
Giải thích kết quả (3đ)
Ý thức, thái độ, 
vệ sinh (1đ)
Nhóm 1
Nhóm 2 
 - Để học sinh ổn định và tập trung làm thí nghiệm, giáo viên cần: 
+Phân nhóm thực hành ngay từ đầu năm học 
+Mỗi nhóm gồm: nhóm trưởng, thư kí và các thành viên 
+Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: nhóm trưởng điều khiển chung, thư kí ghi bài thu hoạch, các thành viên còn lại thực hiện thao tác thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm trưởng. 
- Để có nước vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm, ngay từ đầu tiết thực hành giáo viên cần phân công học sinh chuẩn bị hai chậu lớn (hoặc xô bằng nhựa): một đựng nước để vệ sinh dụng cụ, một để chứa hóa chất sau khi làm thí nghiệm. Các chậu nước đều đặt ở gần cửa ra vào phòng thực hành. 
- Khi cho học sinh thực hiện các thao tác làm thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu trước các dụng cụ hóa chất và làm mẫu các thao tác; hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch: làm đến đâu, ghi nhận hiện tượng, giải thích kết quả thí nghiệm đến đó, viết phương trình hóa học theo yêu cầu của tài liệu thu hoạch “Bài thu hoạch thực hành thí nghiệm hóa học 9” (do giáo viên soạn sẵn, có các mục để trống cho học sinh điền): 
Bài thu hoạch thực hành thí nghiệm 
Thứ , ngày tháng  năm 20
Bài thực hành TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
Họ và tên.. 	Lớp: 9..
Nhóm ..
Phần đánh giá của giáo viên: 
Nhận xét 
Điểm: 
TỔNG CỘNG
Thao tác 
(3đ)
Kết quả 
(3đ)
Giải thích kết quả (3đ)
Ý thức, thái độ, vệ sinh
(1đ)
II.Phần thực hành của học sinh 
a.Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxy 
Cách làm: 
Cho một ít bột nhôm vào tờ bìa, khum tờ bìa chứa nhôm trên ngọn lửa đèn cồn .Quan sát hiện tượng. 
Hãy cho biết: Trạng thái màu sắc của chất tạo thành? 
Hãy mô tả các hiện tượng quan sát được ? Giải thích? Viết phương trình hóa học cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
b.í nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh 
Cách làm: 
-Trộn hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh theo tỉ lệ 7: 4 về khối lượng 
- Cho một thìa nhỏ hỗn hợp vào ống nghiệm đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn 
- Quan sát hiện tượng. 
- Đưa muỗng lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí oxi. Quan sát hiện tượng. 
Hãy nêu các thao tác chính trong thí nghiệm này ? 
? Cho biết màu sắc của bột sắt,lưu huỳnh , hỗn hợp bột sắt lưu huỳnh và của chất tạo thành.Giải thích ? Viết PTHH? 
Thí nghiệm 3: Nhận biết Al và Fe 
Cách làm: 
Đánh dấu mỗi ống, chia nhỏ làm mẫu thử
Lấy hai mẫu thử khác nhau 
Cho vào mỗi ống vài giọt dd NaOH vào mỗi ống 
Câu hỏi:Quan sát hiện tượng. 
? Cho biếtmỗi lọ đựng kim loại nào?.Giải thích ? Viết PTHH? 
- Giáo viên cần phân rõ thời gian từng thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện theo đúng như thiết kế nhằm tránh mất thời gian.
- Sau khi thực hiện thí nghiệm xong, giáo viên phải yêu cầu học sinh kiểm tra lại độ kín của những lọ hoá chất. 
Các kết quả học tập của học sinh đạt được trong những năm học khi áp dụng kinh nghiệm: 
Kết quả bài thu hoạch được khảo sát năm học 2020 – 2021 có tổng số là 129 học sinh 
Điểm số 
5–6,5điểm 
7 – 8 điểm 
8,5-9điểm
9,5-10 điểm 
Số lượng(hs) 
12 
50
54
13 
Tỉ lệ (%)
9.3 
38,76 
41,9
10,08
Từ kết quả trên, có thể thấy tác dụng tích cực của việc hướng dẫn học sinh làm thực hành và sự hỗ trợ viết bài thu hoạch: Tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng. Tỉ lệ học sinh trung bình giảm 
 III. KẾT LUÂN: 
Người giáo viên nắm chắc kiến thức kỹ năng thực hành, có khả năng tổ chức tốt tiết thực hành. Luôn học hỏi nâng cao kiến thức bộ môn hoá và các môn khoa học khác. Giáo viên cương quyết xử lý những trường hợp học sinh làm sai , thiếu,ý thức chưa tốt . Khen những học sinh làm tốt. 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
Láng tròn, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Người viết 
 Đinh Thị Nguyện 
1. Sách giáo khoa Hoá học 9 
2. Sách giáo viên Hoá học 9
3.Thực hành thí nghiệm hóa học 9
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	...................................................../30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	............................................./35 điểm
- Tính ứng dụng:	.........................................../20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: 	...../10 điểm
- Hình thức: 	................................................./05 điểm
 Tổng điểm:	 .............................................../100 điểm
Láng Tròn, ngày tháng năm 2021
CHỦ TỊCH HĐ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tot_tiet_thuc_hanh_hoa_hoc_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan