Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết thực trong môn Sinh học Lớp 8 bậc Trung học Cơ sở

Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.

 Với chương trình môn sinh học lớp 8 hiện nay thì có nhiều nội dung cần phải thực hành để nắm rõ hơn các đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người. Nội dung các bài thực hành trong chương trình như: Làm tiêu bản mô cơ vân , mô cơ trơn, mô cơ tim. Tìm hiểu vai trò của Enzim trong nước bọt; tìm hiểu chức năng của tuỷ sống,.Đây là những bài thực hành đối với học sinh lớp 8 rất khó thực hiện, phải cần có sự hướng dẫn chu đáo của người thầy.Qua những bài thực hành này giúp các em được hiểu rõ hơn về vai trò của con người trong tự nhiên; rèn được kỹ năng quan sát, khả năng tư duy và vận dụng vào đời sống hằng ngày một cách hiệu quả.

2.1.1: Kết quả khảo sát thực tế để nắm tình hình kỹ năng, thao tác,thực hành:

 Trong năm học 2018- 2019 khi nhận phân công giảng dạy môn sinh học 8, tôi đã tiến hành điều tra tình hình về kỹ năng thực hành, thao tác thực hành và kỹ năng viết bài thu hoạch của tiết thực hành qua ( Bài 5 Thực hành: Quan sát tế bào và mô) có kết quả như sau:

LỚP SLHS Kết quả

 Kỷ năng TH Thao tác TH Kỹ năng viết thu hoạch

 Đạt % Chưa đạt % Đạt % Chưa đạt % Đạt % Chưa đạt %

8A 33 16 59,2 11 40 17 63 10 37 18 67 9 33

8B 16 57,1 12 42,9 18 64,3 10 35,7 18 64,3 10 35,7

Cộng 55 32 58,2 23 41,8 35 63,6 20 36,4 36 65,5 19 34,5

 Qua bảng số liệu trên tôi nhận thấy: Học sinh có kỹ năng thực hành còn yếu, thao tác trong thực hành rất lúng túng. Khi giáo viên yêu cầu làm thay bạn nhiều em chỉ đứng nhìn vì sợ không biết bắt đầu từ đâu, chứng tỏ rằng việc học 1 tiết thực hành đối với học sinh là thực sự khó khăn, đây là vấn đề nan giải. Đặc biệt một thực tế hiện nay cho thấy tất cả các giáo viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh của chúng ta có kỷ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm. Đó chính là hậu quả của một thời gian khá dài trong chương trình giáo dục THCS ít chú trọng đến các tiết thực hành. Trong đó có một phần trách nhiệm của đội ngũ chúng ta chỉ truyền đạt kiến thức mà ít chú tâm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Các tiết thực hành nếu có thì cũng làm qua loa, đại khái cho xong. Mặt khác các dụng cụ thí nghiệm thực hành quá cũ kỹ, lạc hậu, nhiều khi tiến hành thí nghiệm cho kết quả trái ngược nhau dễ gây ra sự ngộ nhận của học sinh làm cho giáo viên cũng thực sự lúng túng khi tiến hành những thí nghiệm mang tính chất định lượng vì vậy cũng gây cho giáo viên tâm lý chỉ giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm định tính trực quan để minh họa cho hiện tượng.

2.1.2. Nguyên nhân chủ yếu:

* Chương trình sách giáo khoa:

- Hầu hết các bài thực hành trong chương trình sách giáo khoa đều định lượng về thời gian ( 45 phút) nên việc dạy một tiết thực hành thành công và đúng thời gian quy định là rất khó khả thi.

- Số tiết thực hành còn ít, chưa có điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng và thao tác thực hành của mình.

* Về giáo viện;

- Trong soạn giáo án với các môn thực hành giáo viên chưa có sự đầu tư thích đáng soạn cho xong không nghiên cứu kỹ dẫn đến khi trực tiếp đứng lớp còn lúng túng trong sự phân công nhóm, hay trình bày các bước thực hành, hay hướng dẫn các nhóm thực hành làm việc.

- Trong từng tiết thực hành giáo viên chưa tạo cho các em sự tò mò, cảm hứng nghiên cứu về môn học, xem nhẹ các tiết thực hành, dạy qua loa, đại khái.

- Giáo viên chưa chịu khó học hỏi từ đồng nghiệp để tích luỹ cho mình một vốn kiến thức cơ bản trong việc giảng dạy thực hành cho bộ môn sinh học.

 - Trên thực tế để dạy một tiết thực hành thành công đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho những ngày trước đó hoặc có tiết phải làm thử trước khi đến tiết thực hành nên nhiều giáo viên còn ngại khó, ngại khổ dẫn đến không đạt được mục tiêu bài học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết thực trong môn Sinh học Lớp 8 bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm thí nghiệm định tính trực quan để minh họa cho hiện tượng.  
2.1.2. Nguyên nhân chủ yếu:
* Chương trình sách giáo khoa: 
- Hầu hết các bài thực hành trong chương trình sách giáo khoa đều định lượng về thời gian ( 45 phút) nên việc dạy một tiết thực hành thành công và đúng thời gian quy định là rất khó khả thi.
- Số tiết thực hành còn ít, chưa có điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng và thao tác thực hành của mình.
* Về giáo viện;
- Trong soạn giáo án với các môn thực hành giáo viên chưa có sự đầu tư thích đáng soạn cho xong không nghiên cứu kỹ dẫn đến khi trực tiếp đứng lớp còn lúng túng trong sự phân công nhóm, hay trình bày các bước thực hành, hay hướng dẫn các nhóm thực hành làm việc.
- Trong từng tiết thực hành giáo viên chưa tạo cho các em sự tò mò, cảm hứng nghiên cứu về môn học, xem nhẹ các tiết thực hành, dạy qua loa, đại khái. 
- Giáo viên chưa chịu khó học hỏi từ đồng nghiệp để tích luỹ cho mình một vốn kiến thức cơ bản trong việc giảng dạy thực hành cho bộ môn sinh học.
 - Trên thực tế để dạy một tiết thực hành thành công đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho những ngày trước đó hoặc có tiết phải làm thử trước khi đến tiết thực hành nên nhiều giáo viên còn ngại khó, ngại khổ dẫn đến không đạt được mục tiêu bài học.
* Về học sinh:
- Kỹ năng sử dụng và quan sát kính lúp, kính hiển vị còn hạn chế ở nhiều học sinh. Khả năng làm bất động mẫu vật trước khi thực hành ở học sinh còn chậm, chưa đảm bảo kỹ thụât làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hành và kết quả thực hành ( nếu chọc tuỷ ếch không đúng vị trí mà gặp phải động mạch làm máu ra nhiều ếch sẽ nhanh chết, quan sát vận chuyển máu khó thành công)
- Học sinh chỉ dừng lại ở cách giải phẫu động vật và quan sát các nội quan. Nếu đi sâu vào thực hiện các tiêu bản chi tiết thì các em gặp phải lúng, nói chính xác hơn là làm chưa thành công; như tiêu bản cấu tạo trong của tim, cấu tạo trong của xương, cấu tạo các loại mô, chế phẩm cơ thần kinh,...
- Khả năng viết tường trình của các em sau khi thực hành còn hạn chế, chỉ thực hiện được những gì mà thầy cô giáo đã hướng dẫn còn khi gặp phải đề ra khác thường thì các em lúng túng, tường trình một cách máy móc. Vẽ hình và chú thích trên hình vẽ thì chưa đẹp, chưa khoa học như kết quả mà các em đã quan sát được. 
- Nhiều em chưa ham thích với bộ môn, ngại sờ mó động vật, chưa có phương pháp quan sát tìm tòi trên mẫu mổ nên hiệu quả chưa cao. Thời gian để các em tham gia thực hành qua các tiết thực hành theo phân phối chương trình còn ít, cơ hội để các em rèn kỹ năng và thao tác thực hành chưa nhiều.
* Về thiết bị dạy học: 
 Thiết bị phòng bộ môn còn hạn chế như:đèn cồn kính hiển vi, bộ đồ mổ, một số loại hoá chất, ống thủy tinh la men, lám kính, mẫu ngâm, tiêu bản băng dĩa...của Bộ giáo dục và Đào tạo trang cấp quá lâu dẫn đến hỏng, hoen rĩ, một số hóa chất đã sữ dụng hết nên học sinh và giáo viên chưa có điều kiện để phát huy hiệu quả của tiết thực hành.
* Phòng học bộ môn:
 Phòng học bộ môn là cơ sở vật chất quan trọng trong các tiết thực hành đối với bộ môn sinh học. Hiện nay quy chuẩn của phòng học của Bộ GD và ĐT phải có hai phòng thông nhau trong đó có một phòng kho đặt ở vị trí thoáng mát, hệ thống điện hợp lí đầy đủ và an toàn, hệ thống cấp thoát nước, bàn nghế, tủ, thiết bị... phải đồng bộ. Nhưng trong thực tế của nhiều nhà trường hiện nay việc đáp ứng chuẩn của phòng học bộ môn là rất khó bởi khinh phí để xây dựng và trang cấp, mua sắm phòng học bộ môn còn phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau. 
=> Vậy để khắc phục tình trạng này là một vấn đề khó khăn bản thân tôi thực sự lo lắng bởi tình trạng tâm lí chung của các học sinh coi bộ môn sinh học là môn phụ không yêu thích bộ môn. Chính vì vậy trong mỗi tiết lên lớp, tôi cố gắng tìm tòi những giải pháp thích hợp, thực tế, cụ thể rèn luyện cho học sinh các bước tiến hành bài thực hành, các thao tác, kỹ năng cơ bản khi đối diện với mẫu vật và rèn luyện cách viết bài thu hoạch .
2. 2. Các giải pháp:
 Để tạo cho học sinh có thao tác và kỹ năng thực hành tốt với môn sinh học lớp 8 trong nhà trường theo tôi mỗi giáo viên giảng dạy môn sinh học cần tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh theo nội dung sách giáo khoa hiện hành. Qua nhiều năm được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng thực hành môn sinh học lớp 8 bước đầu đem lại kết quả đáng kể. Dưới đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong công tác giảng dạy các tiết thực hành môn sinh học 8 trong những năm qua theo tôi là hiệu quả:
2.2.1. Sữ dụng một cách thật nhuần nhuyễn phương pháp thực hành theo 6 bước cơ bản sau:
 - Bước 1: Học sinh biết được mục đích của thực hành.
 - Bước 2: GV và HS chuẩn bị thiết bị dạy học cho thực hành. Ví dụ dụng cụ, hóa chất và các điều kiện cần khác.
 - Bước 3: Học sinh tìm hiểu các thao tác, trật tự các hoạt động thực hành: Học sinh tự tìm hiểu hoặc tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Bước 4: Học sinh tiến hành các hoạt động thực hành theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm: Tiến hành thao tác thí nghiệm, các bước thực hành.
 - Bước 5: Học sinh tiến hành khai thác thông tin từ kết quả thực hành. Ví dụ: Quan sát mẫu vật, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận GV nhận xét và hoàn thiện.
 - Bước 6: Học sinh nên nhận xét hoặc rút ra kết luận. Ví dụ: Cách giải một dạng toán sinh học, kết quả của thí nghiệm,một khái niệm được hình thành, một kỹ năng được thực hiện. GV nhận xét bổ sung hoàn thiện.
2.2.2. Xây dựng và thiết kế giáo án:
 Giáo án là một bản kế hoạch của một tiết lên lớp bào gồm không chỉ nội dung, phương pháp giảng dạy mà cả cách thức tổ chức hoạt động thầy - trò vì vậy giáo viên cần thực hiện tốt các việc sau:
 - Xác định loại kiểu bài thực hành để có phương pháp dạy học phù hợp.
 - Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung trong sách giáo khoa ( chú ý kênh hình và kênh chữ)
 Để xác định được mục tiêu bài học bao gồm các yếu tố: Kiến thức, tư tưởng và kỹ năng vận dụng thao tác của bài thực hành. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động thực hành phải đạt được các mục tiêu ấy. Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh đạt tới đích dự kiến của bài học.
 - Bám sát chuẩn kiến tức kỹ năng đã được quy định trong chương trình GDPT. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, trình độ học sinh và các phương tiện dạy học hiện có, giáo viên cần dự kiến các hoạt động giúp học sinh tự lực đạt được mục tiêu của bài học.
 - Giáo viên dự kiến các hoạt động của học sinh( cá nhân hay theo nhóm lớp...) và thời gian làm việc cả học sinh. Tùy theo nội dung vấn đề có trong bài thực hành đơn giản hay phức tạp mà giáo viên yêu cầu làm việc các nhân hay theo nhóm và thời gian dành cho hoạt động nhiều hay ít.
 - Xây dựng đề cương và viết giáo án: Để xây dựng nội dung và đề cương giáo viên phải căn cứ vào nội dung chính của bài, thời gian tiết học, xác định khối lượng thông tin cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin có được qua bài thực hành để GV có thể hướng dẫn học sinh về nhà nghiên cứu, sưu tầm thậm chí có một số tiết thực hành GV yêu cầu học sinh thí nghiệm trước.
- Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài 26 tiết 30 trang 84 sách giáo khoa giáo viên thực hiện thiết kế giáo án như sau:
Tiết 30: THỰC HÀNH:
 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS thực hiện các thí nghiệm để hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim amilaza trong tuyến nước bọt hoạt động
+ HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa các thí nghiệm với đối chứng.
+ HS thu thập và xữ lí thông tin thí nghiệm viết được bài thu hoạch theo yêu cầu bài học.
2. Kỹ năng sống: 
+ Rèn luyện thao tác, kỹ năng tiến hành thí nghiệm khoa học: đong, đo, nhiệt độ... thời gian
3. Thái độ: 
+ Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, kỹ năng hợp tác trong học và trong thực tiển cuộc sống. 
II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thực hành, vấn đáp, hoạt động nhóm
III. Phương tiện:
1. GV: + Dụng cụ: Mỗi nhóm: 12 ống nghiệm, 2 giá ống nghiệm, 2 đèn cồn và giá đun, 2 ống đong chia độ 10 ml, 1 cuộn giấy đo pH, 2 phễu nhỏ và bông lọc, 1 bình thuỷ tinh 4-5 lít,1 đũa thuỷ tinh, 1 nhiệt kế, cặp ống nghiệm, lò xo đun nước.
 + Vật liệu: Nước bọt hoà loãng 25%, Hồ tinh bột 1%, dd HCl 2%, dd iốt 1% Thuốc thử Strônme( 3 ml dd NaOH 10% + 3 ml dd CuSO4 2%)
2. HS: Nước bọt, nước cơm
IV. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. KiÓm tra bµi cò: (2’) 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Kh¸m ph¸: Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Vậy bài thí nghiệm hôm nay giúp chúng ta khẳng định điều đó.
 4. KÕt nèi 
 * Ho¹t ®éng1: Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm. (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung
- GV giao dụng cụ vật liệu cho HS yêu cầu HS chuẩn bị các nội dung để chuẩn bị thí nghiệm
- HS nhận dụng cụ và vật liệu
- Các nhóm phân công các HS chuẩn bị:
+ 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm
+ 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi.
+ 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh nước 37 0C
1. Dụng cụ, vật mẫu
 * Ho¹t ®éng 2: Tiến hành bước 1 và bước 2 của thí nghiệm. (17’) 
- GV yêu cầu HS tiến hành bước 1, bước 2 như SGK trang 84
GV lưu ý cho HS: Khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành ống, thao tác phải nhanh gọn, chính xác.
- Các nhóm tiến hành như sau:
a, Bước 1:Chuẩn bị
- Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống A, B, C, D (2 ml) rồi đặt ống nghiệm vào giá
- Dùng ống đong khác lấy các vật liệu:
+ ống A: 2 ml nước lã
+ ống B: 2 ml nước bọt
+ ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi
+ ống D: 2 ml nước bọt + vài giọt dd HCl 2%
b, Bước 2: Tiến hành thí nghiệm 
- Dùng giấy đo pH đo dd của các ống nghiệm rồi ghi kết quả vào vở
- Đặt giá ống nghiệm vào bình thuỷ tinh nước ấm 37 0C trong 15 phút.
- Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng
2. Tiến hành bước 1 và bước 2 của thí nghiệm
a, Bước 1:Chuẩn bị
b, Bước 2:Tiến hành thí nghiệm 
Các ống nghiệm
Hiện tượng(độ trong)
Giải thích
Ống A
Không đổi
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột
Ống B
Tăng lên
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột
Ống C
Không đổi
Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột
Ống D
Không đổi
Do axit HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột
 * Ho¹t ®éng 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích(16’)
- GV yêu cầu HS chia các dd trong các ống A, B, C, D thành 2 phần
Giới thiệu cho HS: Tinh bột + iôt→ màu xanh
Đường + Strônme → màu đỏ nâu 
Giáo viên, hướng dẫn giúp đỡ các nhóm trong quá trình HS thực hành
GV kẻ bảng 26.2 cho HS ghi kết quả
- HS chia trong các nhóm chia đều dd ra các ống đã chuẩn bị sẳn: A1, A2; B1, B2...
+Đặt các ống A1, B1, C1, D1 vào giá (lô 1)
+Đặt các ống A2, B2, C2, D2 vào giá khác (lô 2)
- Lô 1: dùng ống lấy iốt và nhỏ 2-3 giọt vào mỗi ống
- Lô 2: +Nhỏ vào mỗi ống 2-3 giọt Strônme
 + Đun sôi mỗi ống trên ngọn lửa đèn cồn
- Các tổ quan sát kết quả và ghi vào bảng 26.2
3. Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích
Các ống nghiệm
Hiện tượng(độ trong)
Giải thích
Ống A1
Có màu xanh
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường
Ống A2
Không có màu đỏ nâu
Ống B1
Không có màu xanh
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường
Ống B2
Có màu đỏ nâu
Ống C1
Có màu xanh
Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim không còn khả năng biến đổi tinh bột đường
Ống C2
Không có màu đỏ nâu
Ống D1
Có màu xanh
Do axit HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột thành đường
Ống D2
Không có màu đỏ nâu
5. Thùc hµnh, luyÖn tËp: (3/ )
- GV nhận xét ưu, nhược điểm và rút kinh nghiệm trong giờ thực hành
- HS thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành.
6. VËn dông: (2/ ) 
 - Enzim trong n­íc bät cã tªn lµ g×? Ho¹t ®éng tèt nhÊt ë nhiÖt ®é nµo?
- Giáo viên cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành bản thu hoạch ở trang 86 sách giáo khoa.
 - Xem lại các bài tập khó trong vở bài tập trong thời gian qua chuẩn bị cho tiết bài tập.
2.2.3. Đổi mới hoạt động dạy và học trên lớp:
 - Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện, dụng cụ dạy học có trong từng bài thực hành của bộ môn sinh học như: Dụng cụ thực hành, mô hình, băng hình, mẫu vật... . Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội các kiến thức một cách cụ thể có ở mỗi bài thực hành, được trực tiếp quan sát các hiện vật có trong thiết bị, tự làm, dưới giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác được kiến thức từ các phương tiện dạy học hay qua thí nghiệm thực tế qua đó học sinh vừa rèn luyện được kĩ năng vừa hình thành các thao tác trong thực hành và rút được kiến thức mới.
2.2.4. Rèn luyện phương pháp tự học.
 Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự tìm hiểu các kiến thức khoa học của bộ môn qua những thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản trong cuộc sống hành ngày nhằm khơi dậy được lòng ham mê bộ môn vừa cũng cố lại những thao tác. Kỹ năng trong những bài thực hành chính khóa.
2.2.5. Rèn luyện thao tác, kỹ năng thực hành:
 - Phân tích lại cho các em hiểu vai trò và chức năng của từng loại dụng cụ trong bộ đồ mổ. Cách sử dụng của từng loại dụng cụ sao cho khoa học, không làm hỏng các tiểu bản, mẫu mổ đẹp. Ví dụ: Cách cầm kéo, cách hướng mũi kéo khi cắt da và cắt cơ, dùng kim nhọn, kim mũi mác để tách nội quan, cách sử dụng dao lam khi làm các tiêu bản ...
 - Kỹ năng làm các tiêu bản để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo bên trong như:
 + Làm các tiêu bản : Mô cơ vân , mô cơ trơn, mô cơ tim.
 + Làm các tiêu bản về mô sụn, mô xương, cấu tạo trong của xương để biết cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.
 +Làm các tiêu bản hệ thần kinh như não, não ếch, chế phẩm cơ thần kinh,...
 + Làm tiêu bản cấu tạo trong của tim để biết cấu tạo trong của tim phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máy đi nuôi cơ thể ở người, 
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên luôn đặt ra các vấn đề để học sinh lý giải được đặc điểm cấu tạo luôn phù hợp với chức năng và hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể. Ví dụ: Vì sao thành ngăn tim của tâm thất lại dày hơn tâm nhĩ ? Sự khác nhau giữa cấu tạo của hai đầu xương với thân xương sẽ có ý nghĩa gì? Sự vận chuyển máu ở động mạch lại khác với tĩnh mạch như thế nào ?...
 - Trong từng tiêu bản, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tiến hành sao cho nhanh chóng, khoa học. Tác dụng của từng loại hoá chất đối với từng loại tiêu bản để quá trình quan sát được thuận lợi hơn. 
2.2.6.Hướng dẫn cách làm tường trình với nội dung vừa thực hành xong :
- Nội dung viết tường trình cần thể hiện bằng nội dung chữ viết và bằng hình vẽ minh hoạ. Nội dung cần ngắn gọn, đảm bảo yêu cầu của đề ra.
- Qua tường trình cần thể hiện được các thao tác trong khi thực hành và kết quả những gì đã quan sát được trong quá trình thực hành.Trên hình vẽ cần sử dụng bút chì, bút màu để thể hiện vị trí các nội quan. Thể hiện kích thước phải chính xác, cân đối chứng minh được kết quả mà mình đã thực hành được.
2.2.2.7. Kết quả thực hiện giải pháp.
 Qua quá trình áp dụng những giải pháp đã nêu trên,với đối tượng học sinh lớp 8 tại trường THCS nơi tôi đang công tác năm học 2018-2019 và đầu năm học 2019-2020 tôi tiến hành điều tra, theo dõi thấy rằng kỹ năng, thao tác thực hành của HS chuyển biến rõ rệt, cách làm bản thu hoạch trong tiết thực hành có kỹ năng hơn nhiều, số học sinh đạt yêu cầu tăng lên, sự ham học tìm tòi các kiến thức khoa học của bộ môn cũng được của học sinh quan tâm hơn với kết quả như sau: 
Lớp
SLHS
Kết quả
Kỷ năng TH
Thao tác TH
Kỹ năng viết thu hoạch
Đạt
%
Chưa đạt
%
Đạt
%
Chưa đạt
%
Đạt
%
Chưa đạt
%
8A
33
22
81,5
5
18,5
23
85,2
4
14,8
24
88,9
3
11,1
8B
30
23
82,1
5
17,9
23
82,1
5
17,9
24
85,7
4
14,3
Cộng
63
45
81,8
10
18,2
46
83,6
9
16,4
48
87,3
7
12,7
=> Từ kết quả trên qua thực tế giảng dạy tôi thấy:
 - Nhiều học sinh đã có sự ham thích với môn học, có phương pháp học tập tốt trong các tiết thực hành tại phòng bộ môn.
- Đa học sinh đã có kỹ năng thực hành và thao tác thực hành tốt: Kỹ năng sử dụng kính lúp, kính hiển vi, bất động vật mẫu, làm các tiêu bản(đặc biệt là các tiêu bản tìm hiểu cấu tạo bên trong), các thao tác khi tiến hành trên mẫu mổ thể hiện chính xác, khoa học và đẹp mắt.
- Khi viết tường trình thì các em đã thể hiện rõ được những nội dung đã thực hành bằng cách dùng lời, thể hiện qua hình vẽ, cách ghi chú thích. Với cách dùng màu của mình các em đã phân biệt được vị trí và cấu tạo của các nội quan trong cơ thể.
- Trong quá trình thực hành, các em cũng cố và khắc sâu được những kiến thức đã học về các động vật, về con người. Từ đó các em lí giải được những vấn đề thường xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sông con người ( như : tiếng kêu của ếch khi trời sắp mưa, vì sao ếch luôn sống nơi ẩm ướt, vai trò của sự rèn luyện nhịp tim của người, tác dụng của việc đánh răng sau khi ăn ,...)
3. PHẦN KẾT LUẬN
 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
 Với những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành môn sinh 8, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, để đạt được những kết quả nêu trên theo tôi cần có những bài học kinh nghiệm như sau:
- Trước hết phải nắm chắc nội dung của loạt bài thực hành của bộ môn sinh học để có cách học và cách dạy cho phù hợp.
- Trong quá trình giảng dạy môn sinh học nói chung và sinh học 8 nói riêng giáo viên cần phải kích thích, hướng các em đến với sự yêu thích môn sinh học để kết quả học tập cao hơn.
- Sử dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy nội dung các bài thực hành, học phải đi đôi với hành. Hơn nữa đối với việc giảng dạy bộ môn sinh học ở nội dung thực hành cần phải có những thầy cô giáo, am hiểu về tri thức bộ môn, có phương pháp sư phạm, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với học sinh
- Tăng cường hoạt động ngoại khoá, tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết thực hành....
 - Việc bồi dưỡng thực hành cho các em thì giáo viên phải tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học của mình. Trong các tiết thực hành nhất thiết giáo viên phải thực hiện đúng quy trình, theo dõi và giúp đỡ các em để rèn kĩ năng trong quá trình thực hành .
- Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên chỉ giới thiệu và hướng dẫn cách thực hiện. Học sinh phải trực tiếp thực hành trên mẫu vật, sau đó giáo viên sẽ kiểm tra và sửa sai cho các em. Giáo viên luôn đặt câu hỏi để các em giải thích các hiện tượng qua mẫu vật; từ đó mới củng cố lại lí thuyết đã học.
- Giáo viên phải cho các em thấy tác dụng của sự tỉ mỉ, cẩn thận trong lúc thực hành. Tạo cho các em tâm lý học tập thoả mái để đem lại kết quả cao hơn.
- Sau mỗi thực hành kết quả chưa đạt như mông muốn, giáo viên xem đây là bài học để tiếp tục nghiên cứu và học tập thêm. Thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, học tập thêm về chuyên môn nghiệp vụ để tích luỹ kinh nghiệm cho mình trong nhiệm vụ dạy học nói chung cũng như dạy các tiết thực hành nói riêng. 
=> Qua thời gian giảng dạy và áp dụng một số giải pháp trong các tiết thực hành cho đối tượng học sinh lớp 8 tại trường THCS bước đầu đem lại một số kết quả đáng kể. Nhiều học sinh đã có kỹ năng và thao tác thực hành tốt, kỹ năng thực hiện các tiêu bản chính xác, khoa học và đẹp mắt. Các em đã có sự phân tích đề và thực hiện phần tường trình ngắn gọn, đảm bảo theo yêu cầu đề ra. Trong quá trình thực hành các em đã được cũng cố lại các phần lí thuyết đã học, khả năng tư duy cũng tốt hơn khi lý giải về một hiện tượng trong thực tiễn và đời sống; Các em càng yêu thiên nhiên hơn sau các tiết thực hành. Tuy nhiên việc thực hiện một số tiêu bản để lý giải về các quá trình sinh lý luôn diễn ra trong cơ thể người thì còn hạn chế. Vấn đề này cần được tiếp tục bồi dưỡng thêm, có thời gian rèn luyện thêm. Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm qua khi thực hiện dạy các tiết thực hành cho các em, qua từng năm học thì kết quả học tập các thao tác thực hành và kỹ năng thực hành của các em được nâng cao.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tiet_thuc_trong_mon_sinh_hoc_lop_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan