Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn nghị luận Lớp 9

 Phần tập làm văn Nghị luận lớp 9 nằm ở chương trình học kì II, có tính tích hợp đồng tâm từ lớp 7 và lớp 8.

 Lớp 7 : - Tìm hiểu chung về văn nghị luận .

- Các kiểu nghị luận: chứng minh , giải thích .

 Lớp 8 : + Ôn tập , luyện tập về luận điểm .

 + Biểu cảm trong văn nghị luận .

 + Miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.

 Lớp 9: - Nghị luận về vấn đề xã hội .

- Nghị luận về vấn đề văn học .

 Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn là củng cố tri thức và kỹ năng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiết Tiếng Việt . Đặc biệt sách giáo khoa mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của ngữ và văn (Tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ-hiểu mới (Tích hợp đồng tâm ) và đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (Tích hợp dọc).

 Khi làm bài tập làm văn , học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả ,viết câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một văn bản hoàn chỉnh . Phần văn bản giúp học sinh có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình . Như vậy ,tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành ,toàn diện ,tổng hợp và sáng tạo . Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ văn .

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8944 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn nghị luận Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý:
 Dàn ý được hình thành trên cơ sở bước tìm hiểu đề thấu đáo. Dàn ý tránh cho bài làm trùng ý, thiếu sót ý, bố cục không có sự cân đối.
 Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nó giống như bản thiết kế một ngôi nhà.
 Lập dàn ý sẽ đạt được thuận lợi sau:
 + Thấy được mức độ giải quyết vấn đề nghị luận. Tránh được tình trạng bài làm xa đề, lạc đề.
 + Có điều kiện suy nghĩ sâu xa, toàn diện hơn để điều chỉnh và phát triển hệ thống luận điểm; cân nhắc bỏ bớt ý trùng lặp, bổ sung ý chưa có, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí. Tránh được tình trạng sót ý hoặc thừa ý.
 + Hình dung được hệ thống luận điểm, luận cứ của bài văn. Chủ động phân phối thời gian làm bài, phân lượng và dành thời gian thoả đáng cho trọng tâm củabài.
 Có dàn ý tốt khi viết thành bài văn hoàn chỉnh sẽ không vướng vấp. Dàn ý in đậm trong bài làm, đảm bảo cho sự thành công của bài văn nghị luận.
Cho học sinh nắm vững hai phép lập luận quen thuộc là giải thích và chứng minh: Lập luận chứng minh
 1/ Mở bài:
 - Giới thiệu vấn đề(hoàn cảnh lịch sử, xã hội có liên quan đến vấn đề chứng minh )
 - Nêu tầm quan trọng( vai trò ,ý nghĩa xã hội) của vấn đề chứng minh
 2/ Thân bài :
 a. Giải thích ngắn gọn luận đề .
 b. Chứng minh lần lượt từng luận điểm:
 - Luận điểm 1 : +luận cứ (lí lẽ,dẫn chứng)
 Phân tích dẫn chứng, chuyển ý
 - Luận điểm 2: Lập luận dẫn dắt đưa dẫn chứng. Phân tích dẫn chứng . 
3/ Kết bài :
 - Nêu nhận xét chung về vấn đề.
 - Phát triển mở rộng vấn đề ,nêu phương hướng áp dụng vào cuộc sống.
Lập luận giải thích
 1/ Mở bài:
 - Giới thiệu vấn đề.
 - Nêu tầm quan trọng
2/ Thân bài:
 a. Giải thích luận đề (Thường trả lời câu hỏi : như thế nào ? Có ý nghĩa gì ? )
 b. Giảng giải vấn đề bằng lí lẽ để làm rõ tầm quan tầm quan trọng hoặc tác dụng của vấn đề đối với cuộc sống (Thường là trả lời câu hỏi : Tại sao? Vì sao?)
 + Luận cứ 1(Lí lẽ, dẫn chứng)
 + Luận cứ 2(Lí lẽ, dẫn chứng)
 c. Hướng người đọc suy nghĩ và hành động đúng theo vấn đề (Thường là trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế nào?)
3/ Kết bài :
 - Nhấn mạnh cách hiểu đúng vấn đề.
 - Liên hệ thực tế, rút ra bài học.
* Học sinh cần phân biệt kiểu bài bình luận với giải thích, chứng minh:
 - Bình là đánh giá xem xét một sự việc đúng hay sai, tốt hay xấu. Luận là bàn thêm nhằm bổ sung, phát triển cái đúng, uốn nắn cái sai, hướng dẫn thái độ hành động đúng.
 - Vậy bình luận là phương pháp lập luận dùng cách bàn bạc, phân tích giúp người đọc, người nghe có hiểu biết chính xác, sâu rộng một vấn đề nào đó; đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ hành động đúng đối với vấn đề đó. 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt: 
 + Điểm giống nhau: Đều dùng phương pháp nghị luận để làm bài. Đều sử dụng lí lẽ, dẫn chứng.
 + Điểm khác nhau: 
 Đề giải thích, chứng minh thường đưa ra những vấn đề đúng. Thường dùng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp với phương pháp lập luận.
 Đề bình luận có thể có những vấn đề đúng, hoặc vừa đúng vừa sai, hoặc sai hoàn toàn. Kiểu bài này người viết phải bày tỏ ý kiến, quan điểm rõ ràng. Cần có mở rộng vấn đề toàn diện, triệt để. Nói cách khác bài văn bình luận mang tính chất tổng hợp và ở mức độ cao hơn so với giải thích, chứng minh.
 - Phương pháp làm bài văn bình luận:
 + Bài bình luận có hai phần: Bình và Luận.
 Phần bình tìm hiểu, xác định được đúng-sai, từ đó phát biểu nhận xét, đánh giá và bày tỏ thái độ bằng lí lẽ dẫn chứng cụ thể. Có một số khả năng xuất hiện trong phần bình như sau:
 Vấn đề đúng hoàn toàn
 -Đúng như thế nào?
 Khía cạnh 1,2
 Dùng lí lẽ dẫn chứng làm rõ.
 -Tại sao đúng?
 Khía cạnh 1,2
 Dùng lí lẽ dẫn chứng làm rõ.
Vấn đề vừa đúng vừa sai
- Chỉ rõ điểm đúng
+ Đúng trong trường hợp nào? Thời điểm nào?
+ Đúng với người nào?
-> Lí lẽ, dẫn chứng làm rõ
- Vì sao đúng?
- Vì sao sai? Chỉ rõ điểm sai
-> Lí lẽ dẫn chứng làm rõ.
Vấn đề sai hoàn toàn
- Sai như thế nào?
Khía cạnh 1,2
Lí lẽ dẫn chứng làm rõ
- Tại sao sai?
Khía cạnh 1,2
Lí lẽ dẫn chứng làm rõ.
 Phần luận cần xem xét vấn đề đúng- sai trong phạm vi , giới hạn nào? Cần bổ sung, mở rộng thêm như thế nào? Rút ra bài học gì thuộc quan điểm lí luận hoặc đạo đức trong cuộc sống.Có thể bàn luận theo các hướng :
 - Hoàn cảnh khác nhau.
 - Quan điểm trái ngược nhau.
 - Mở rộng liên hệ với vấn đề khác.
 - Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nhằm xây dựng nhận thức, thái độ và đề ra hành động đúng. 
 Tóm lại: Học sinh sử dụng các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận và phân tích,tổng hợp để làm tốt kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; và nghị luận về tư tưởng đạo lí.
 Ví dụ một đề bài như sau :Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
 Đề thuộc kiểu nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. Học sinh có thể vận dụng các thao tác nghị luận đã hướng dẫn ở trên để làm bài.
 Học sinh có thể lập dàn ý theo phép lập luận giải thích như sau :
 a. Mở bài:
 - Vấn đề nghị luận là lòng nhớ ơn.
 - “Uống nước nhớ nguồn”. Là lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm người của ông cha: luôn trân trọng biết ơn những người đi trước đã đem lại thành quả cho mình hưởng thụ.
 b. Thân bài:
 - Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”?. Ý nghĩa.
 + Uống nước: Thừa hưởng thành quả lao động, hoặc đấu tranh cách mạng của người đi trước.
 + Nguồn: nơi xuất phát, nguồn gốc của thành quả.
 + Ý nghĩa chung: khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ và đền ơn
 - Tại sao “Uống nước” cần phải “Nhớ nguồn”?
 + Mỗi thành quả được hưởng là kết quả của công sức của một ai đó tạo nên.
 + Lòng biết ơn là một tình cảm cần thiết của con người biết coi trọng đạo lí dân tộc. Tình cảm ấy giúp con người biết quý trọng những gì được hưởng, biết sử dụng có hiệu quả, biết sống xứng đáng. Thiếu lòng biết ơn con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa.
 + Dẫn chứng- Biết ơn các thế hệ ông cha những chiến sĩ cách mạng đã tạo nên đất nước tự do, giàu đẹp có lịch sử lâu đời, nền văn hoá rực rỡ
 - Biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo
 - “Nhớ nguồn” phải thể hiện như thế nào?
 + Giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước.
 + Sử dụng thành quả lao động đúng đắn , tiết kiệm.
 + Có ý thức, hành động “Đền ơn đáp nghĩa” thiết thực. Có tinh thần phát huy thành quả đã đạt được, tạo ra những thành quả mới làm phong phú thành quả lao động của dân tộc.
 c. Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ.
 * Học sinh phân biệt hai kiểu nghị luận văn học:
Nghị luận về tác phẩm truyện(đoạn trích)
 -Trình bày nhận xét, đánh giá về nhân vật, sự kiện ,chủ đề và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
 -Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm.
 -Nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, lập luận thuyết phục; bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác gợi cảm. 
Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
-Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
-Thể hiện qua ngôn từ,hình ảnh,giọng điệu
-Bố cục mạch lạc,rõ ràng,lời văn gợi cảm,thể hiện rung động,tình cảm chân thành của người viết
 * Cách làm bài nghị luận về văn học:
 - Tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 - Phân tích tác phẩm theo phương pháp: Tổng _ Phân _ Hợp :
 +Tổng : Cảm nhận tinh thần chung, ấn tượng chung của tác phẩm về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật đặc sắc theo đặc điểm của hai kiểu nghị luận trên.
 + Phân: Phân tích từng phần, từng khía cạnh, từng chi tiết, hình ảnh của tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật theo tinh thần của bướcmột (tổng ) theo các cách:
 . Cắt ngang:theo bố cục, theo câu, nhóm câu, khổ thơ
 . Bổ dọc: chia tác phẩm ra từng khía cạnh về nội dung, nghệ thuật theo chiều dài tác phẩm.
 + Hợp : Tổng hợp những nét chủ yếu đã phân tích.
 Nêu nhận xét,đánh giá rộng hơn, sâu hơn.
 -> Cấu trúc :
Tổng
Phân
Hợp
Bài văn
 Mở bài
 Thân bài
 Kết luận
Đoạn văn
Mở đoạn
Thân đoạn
Kết đoạn.
 Thao tác chủ yếu là diễn dịch, hoặc quy nạp .
 Các cách làm văn nghị luận trình bày trên đây tuỳ theo kiểu bài nghị luận ở lớp 9 mà giáo viên giúp học sinh dễ dàng hiểu va ølàm được bài văn nghị luận nói chung. Làm văn (nói đúng hơn là khả năng nói, viết, năng lực biểu đạt nói chung) là một
năng lực tổng hợp, là kết quả của một quá trình giáo viên bền bỉ, dày công hướng dẫn học sinh về văn nghị luận từ lớp 7 đến lớp 9. 
 3/ Bước chấm bài, trả bài:
 a/ Chấm bài:
 Chấm bài là khâu quan trọng để đánh giá kết quả một bài Tập làm văn cũng như hiệu quả học tập của học sinh. Nội dung của khâu này bao gồm: Đọc, sửa lỗi, phê, ghi điểm.
 Giáo viên dựa vào đáp án, biểu điểm để chấm bài. Khi chấm cần có thái độ tôn trọng bài làm của học sinh. Điều này thể hiện qua cách sửa lỗi, lời phê và sự công bằng trong ghi điểm.
 Giáo viên nên chấm liền một mạch, nhưng cũng không nên vội vàng trong qua ùtrình chấm.Giáo viên phải sửa lỗi về chính tả, từ, câu và đánh dấu những ý hay của học sinh. Lời phê cần ngắn gọn. Đặc biệt chú ý tới tính độc đáo của bài văn vì đó là sự sáng tạo của học sinh.
 Nếu bài làm văn của học sinh mà không có lời phê, các em sẽ không đánh giá được khả năng làm bài của mình.Vì vậy lời phê tuy ngắn gọn nhưng phải chứa đủ lượng thông tin để học sinh biết được ưu khuyết điểm,rút kinh nghiệm cho bài làm sau.Cách ghi điểm cần cân nhắc kĩ, tránh sửa đi sửa lại.
 Có thể nói tình cảm, lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên văn được thể hiện rõ nhất khi ngồi trước bài văn của học sinh với cây bút đỏ trên tay.
 b/ Trả bài: Thường được tiến hành theo trình tự:
 - Chép đề .
 - Tìm hiểu đề.
 - Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý (Đáp án)
 - Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh.
 - Phân tích và sửa chữa lỗi về bố cục, chính tả, ngữ pháp, cách trình bày luận điểm.
 Đây là khâu có vai trò quan trọng trong việc khắc sâu lý thuyết và kỹ năng thực hành.
 Giáo viên cần chú ý những lỗi phải sửa và phân phối thời gian cho các loại lỗi.
 - Trả bài và cho học sinh đọc các bài làm khá để biểu dương khích lệ.
 Tuy thời gian một tiết trả bài là rất ngắn, nhưng giáo viên không nên quên sử dụng biện pháp hỏi-đáp để học sinh chú ý tập trung hơn.
 4/ Cách học của học sinh :
 Học sinh phải nắm vững lí thuyết văn nghị luận để thực hành viết bài tốt. Bên cạnh đó học sinh phải có vốn kiến thức đầy đủ và chính xác.Bao gồm kiến thức sách vở và kiến thức đời sống xã hội.
 Kiến thức sách vở là bao gồm kiến thức về văn học, đạo đức và các môn khoa học khác. Kiến thức về đời sống chính là vốn sống, vốn hiểu biết thực tế.
 Muốn có hai lĩnh vực kiến thức đó học sinh phải tích cực, tự giác học tập. Phải rèn luyện kỹ năng thực hành Tiếng Việt, nhằm mục đích để viết câu, dùng từ, dựng đoạn cho chuẩn mực.
 Học sinh phải vận dụng mọi thao tác của trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, liên tưởng, so sánh, đối chiếu.Thao tác này dẫn người đọc đi từ ý này đến ý khác một cách lôgíc.
 Học sinh cần đặc biệt chú ý rèn luyện các kỹ năng Tập làm văn nghị luận:
 - Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 - Kỹ năng lập luận.
 - Kỹ năng diễn đạt và vận dụng luận chứng.
 Bài văn nghị luận hoàn chỉnh đòi hỏi trình bày mạch lạc, rõ ràng.Thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ, ở cách phân đoạn và chuyển ý. Lời văn giản dị tự nhiên. Câu văn ngắn gọn, trong sáng, hình ảnh sinh động, dẫn chứng toàn diện tiêu biểu.
 * Những yêu cầu để viết một bài văn nghị luận hay:
 Một bài văn hay phải có những cái đúng sau:
 - Đúng đầu đề.
 - Viết đúng thể loại, đúng ngôn ngữ.
 - Viết đúng kiến thức, đúng phương pháp, đúng quan điểm lập trường.
 - Bài viết phải gây ấn tượng cho người đọc.
 - Người viết phải tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình.
 Học sinh phải nhớ rằng học tốt văn nghị luận không phải chuyện dễ. Quốc gia nào cũng vậy, môn văn là môn học số một của nền học vấn quốc gia ấy. Mỗi dân tộc muốn phát triển thì phải duy trì và phát triển bản sắc văn hoá của mình. Trong đó ngữ văn là linh hồn và trí tuệ. Vì vậy học sinh phải quyết tâm học cho thật tốt văn nghị luận.
 Muốn vậy lên lớp phải chú ý nghe giảng,biết cảm nhận cái hay,cái đẹp của bài học. Học sinh cần thuộc lòng nhiều câu thơ, đoạn thơ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Học thuộc lòng giúp cho sự “Võ trang” kiến thức và khả năng sáng tạo.Đây la ømột phương pháp rèn luyện trí nhớ, bởi vì “Văn ôn võ luyện”. Người học sinh giỏi văn cần có cuốn sổ ghi chép, tích luỹ kiến thức.
 Thêm vào đó người học phải chăm đọc sách, đọc sách giáo khoa, đọc sách tham khảo. Đọc sách để mở rộng kiến thức, nhưng phải đọc có ý thức.Đỗ Phủ đã từng nói:
 “ Đọc sách muôn cuốn
 Hạ bút như có thần”
 Văn nghị luận là tiếng nói của trí tuệ, nó thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, bằng cách lập luận. Bởi vậy văn nghị luận là kỹ năng trình bày lí lẽ nhằm khẳng định một ý kiến, làm sáng tỏ một vấn đề. Nhưng để viết được một bài văn nghị luận hay thì cần phải suy nghĩ nhiều, tập viết nhiều theo hướng dẫn của giáo viên. 
 Tóm lại muốn giỏi văn nghị luận, học sinh phải thực sự yêu thích môn văn. Phải tha thiết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp; phải biết vui buồn trước cuộc sống của con người. Toán học là trụ cột của khoa học tự nhiên,văn học là trụ cột của khoa học xã hội. Một khi đã học tốt toán,văn thì các môn khác chắc chắn sẽ học tốt. Người học có quyết tâm và trải qua khổ luyện thì hiệu quả sẽ cao.
 5/ Kết quả: 
 Trong những năm qua nhờ sử dụng các giải pháp như trên tôi đã thu được kết quả bước đầu như sau :
 - Bản thân đã hiểu sâu hơn về thể văn nghị luận theo tính tích hợp từ lớp 7 đến lớp 8 và lớp 9. 
 - Chất lượng cuối năm của học sinh thường đạt trên 90 %.
 - Học sinh giỏi các cấp hàng năm đều đạt theo chỉ tiêu đăng kí ở đầu năm học. 
 - Quan trọng hơn cả là học sinh nắm vững phương pháp làm văn nghị luận , các em biết cách trình bày nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội theo một phương thức lập luận có sức thuyết phục.Và các em cũng đã biết cảm thụ tác phẩm văn chương , cảm nhận được giá trị nội dung tư tưởng , nghệ thuật của tác phẩm. 
C/ KẾT LUẬN :
 Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung,Tập làm văn nghị luận nói riêng đang là mối quan tâm của nhiều người. Làm sao để học sinh học tốt văn nghị luận vẫn là vấn đề thời sự của khoa học cần phải thảo luận thêm.
 Trong thực tế nhờ những chuyển biến trong quan điểm dạy học mới,nhiều giáo viên đã nhận thức rõ được phương pháp dạy học mới . Đó là phát huy tính tích cực chủ động trong giờ học.Giờ học dân chủ hơn, học sinh được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Học sinh nắm vững hai kiểu nghị luận chủ yếu: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Học sinh được sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn nghị luận.Học sinh biết kết hợp các phép lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề. Đồng thời rèn luyện tốt kỹ năng nói, viết.
 Văn nghị luận lớp 9 có sự kế thừa, nâng cao kiến thức đã cung cấp ở lớp 7,8. Đây là tinh thần tích hợp dọc trong nội bộ phân môn Tập làm văn. Các đề nghị luận luôn yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá theo quan điểm riêng. Nó được thể hiện ở các cụm từ:Trình bày suy nghĩ vềCảm nhận vềBàn về
 Phương châm quan trọng trong dạy-học văn nghị luận là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh viết đúng,viết hay văn nghị luận. Tính tích cực học tập của học sinh biểu hiện ở những dấu hiệu như :hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn ; thích phát biểu ý kiến, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ. Chủ động vận dụng kiến thức, hoàn thành các bài tập 
 Học sinh phải nắm được điều cần tránh và điều cần thực hiện như sau:
 + Điều cần tránh: Không viết khô khan, cộc lốc. Không rơi vào lỗi hành văn bay bướm, văn hoa mà trống rỗng, cũ mòn.
 + Điều cần thực hiện : Bài văn có ý tứ sâu xa phong phú mà lời lẽ lại ngắn gọn, hàm súc. Lời văn vừa mạch lạc, trong sáng vừa gợi cảm, có sức thuyết phục. Văn viết có cái mới mẻ qua một phát hiện độc đáo, một liên tưởng sâu, tinh tế, một hình ảnh đặc sắc, một so sánh bất ngờ lí thú.
 Học sinh tiến đến một bước cao hơn là tự xây dựng cho mình một bút pháp, một phong cách riêng. 
 Giáo viên phải hướng dẫn học sinh học Tập làm văn kết hợp với văn bản và Tiếng Việt. Kiến thức trong sách giáo khoa là cơ sở, nó được cô đọng trong phần ghi nhớ. Học sinh cần phải được bồi bổ thêm bằng kiến thức đời sống và kiến thức tiếp nhận được qua tích luỹ. Học sinh khi viết văn phải có cảm giác về câu văn chuẩn và hay.
 Bên cạnh đó,sự đổi mới phương pháp còn đòi hỏi người giáo viên phải có trách nhiệm, có tâm huyết để làm cho giờ dạy “Trẻ mãi không già”. 
 Để rút kinh nghiệm và nâng cao phương pháp giảng dạy, Tổ chuyên môn cũng cần thường xuyên dự giờ, thao giảng các tiết Tập làm văn nghị luận.
 Không có một kinh nghiệm nào là duy nhất có thể chung cho mọi người. Không có một phép lạ dễ dàng nào để đi đến sự thành công. Tất cả các giáo viên Ngữ văn đều đã và đang dạy học một cách say sưa, kiên trì. Với những suy nghĩ trong đề tài này, người viết muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để nhằm học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy kính mong các cấp chỉ đạo và đồng nghiệp vui lòng đóng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn./
 Gio Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2009
 Người viết
 Mai Diệu Thuý.
 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ GIO SƠN:
................................***.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiemSKKNdayvannghiluanlop9.doc
Sáng Kiến Liên Quan