Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Công nghệ lớp 11

Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ở các môn : Công nghệ, Vật lý, hóa học, sinh học và kiến thức thực tế để dạy chủ đề bài học “Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Công nghệ lớp 11”

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh trình bày được:

 - Nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

 - Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

2. Kĩ năng

 - Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.

 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.

 - Nhận biết được các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

 - Nhận biết được các cơ cấu phân phối khí.

3. Thái độ:

 - Có ý thức khi sử dụng động cơ đốt trong.

 - Học sinh hứng thú với phương pháp học tập mới, tích cực học tập.

 - Hợp tác trong trao đổi, thảo luận nhóm.

 - Học sinh khi thể hiện sản phẩm dự án học tập phát triển năng lực sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp để trình bày

- Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn lao động.

4. Định hướng năng lực hình thành

 - Năng lực hợp tác.

 - Năng lực tự học, tự nghiên cứu.

 - Năng lực sáng tạo.

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực giao tiếp.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Công nghệ lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm học tập
	Báo cáo của học sinh về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí trong thực tế
a. Mục đích
- Tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí trong thực tế thông qua việc tham quan học tâp tại cơ sở tham quan tại địa phương.
	- Phát triển năng lực hợp tác; năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp cho học sinh.
b. Nội dung
Học sinh thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa,...
động cơ đốt trong ở địa phương để tìm hiểu những nội dung sau:
- Tìm hiểu những bộ phận chính của pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu. Kể tên được các chi tiết chính có trong cơ cấu phân phối khí xupap đặt và xupap treo.
- Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và xupap treo.
c. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
Hoạt động này tổ chức tại cơ sở tham quan tại địa phương. Báo cáo viên là người của cơ sở sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Giáo viên tổ chức quản lý học sinh, phối hợp với báo cáo viên để tổ chức các hoạt động học tập.
* Đối với giáo viên:
- Phổ biến lại cho học sinh nắm vững yêu cầu cần đạt và các nội dung cần tìm hiểu khi thăm quan học tập tại cơ sở tham quan.
- Trong quá trình tham quan, giáo viên thực hiện các công việc:
+ Tổ chức quản lý học sinh, luôn nhắc nhở học sinh phải đảm bảo an toàn, kỉ luật trong suốt quá trình tham quan tại cơ sở.
+ Phối hợp với báo cáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập tại cơ sở.
* Đối với báo cáo viên:
Báo cáo viên là người của cơ sở tham quan, có thể là cán bộ kĩ thuật, kĩ sư, thợ lành nghề,... có khả năng giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, giảng giải cho học sinh những nội dung theo đề nghị của giáo viên; trả lời được những câu hỏi chuyên môn do học sinh nêu ra v.v...
Trước khi tiến hành, báo cáo viên đã trao đổi, thảo luận và thỏa thuận chức năng, nhiệm vụ, phương pháp tiến hành với giáo viên.
Trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh tham quan, báo cáo viên phối hợp cùng giáo viên để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn.
* Đối với học sinh:
Trước buổi thăm quan, học sinh cần chuẩn bị về các nội dung cần tìm hiểu và cách thức thu thập thông tin; kế hoạch thực hiện và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm; các câu hỏi và cách trao đổi để báo cáo viên hoặc nhân viên của cơ sở tham quan hiểu và giải đáp những vấn đề học sinh chưa hiểu.
Học sinh thực hiện hoạt động tham quan cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Ăn mặc gọn gàng; di chuyển từ trường THPT (hoặc từ nhà) đến cơ sở
tham quan đảm bảo an toàn, đúng giờ.
- Học sinh ghi chép và thu thập thông tin (có thể sử dụng máy ảnh, máy quay phim) theo các nội dung yêu cầu tìm hiểu. Trao đổi với báo cáo viên hoặc nhân viên của cơ sở tham quan về một số vấn đề liên quan đến động cơ không đồng bộ ba pha.
- Luôn tuân thủ những hướng dẫn của giáo viên, báo cáo viên, nhân viên của cơ sở tham quan.
d. Sản phẩm học tập
Báo cáo của các nhóm về các nội dung tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
5. Hoạt động 5: Báo cáo, nghiêm thu kết quả tìm hiểu về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.
a. Mục đích
- Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập ở cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí. Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bài học trên lớp.
- Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
b. Nội dung
- Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo, lớp thảo luận nhận xét, đánh giá. Mỗi nhóm học sinh cử đại diện trình bày kết quả thu được sau khi đi tham quan học tập tại cơ sở tham quan ở địa phương theo những nội dung yêu cầu, tranh ảnh thu được dưới dạng bài thu hoạch.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của nhóm bạn; bổ sung những điểm còn thiếu hoặc sai sót theo tiêu chí đã định trước.
- Giáo viện nhận xét, đánh giá chung về kết quả và thái độ tham quan, rút kinh nghiệm và cuối cùng là chốt kiến thức chính của bài học.
c. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
Hoạt động này được tổ chức trên lớp học sau khi học sinh đã tham gia tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong và đã hoàn thành báo cáo học tập theo yêu cầu của giáo viên.
* Trước khi báo cáo:
- Các nhóm học sinh làm việc với nhau, thảo luận thống nhất kết quả thu được ở cơ sở tham quan. Hoàn thành báo cáo thu hoạch và chuẩn bị báo cáo trình bày trước lớp.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
* Trong khi báo cáo:
	- Giáo viên gọi lần lượt các nhóm lên trình bày báo cáo kết quả thu được sau buổi tham quan học tập tại cơ sở tham quan. Cụ thể:
	Nhóm 1: Câu 1, 2.
	Nhóm 2: Câu 3, 4.
	Nhóm 3: Câu 5, 6.
	Nhóm 4: Câu 7, 8.
- Thời gian tùy thuộc vào nội dung báo cáo. Các nhóm còn lại lắng nghe và so sánh với kết quả mình thu được để từ đó có ý kiến thảo luận, bổ sung.
- Giáo viên lắng nghe những ý kiến thảo luận của học sinh về những kết quả thu được tại cơ sở tham quan để từ đó chốt lại nội dung kiến thức của bài học cần hình thành cho học sinh trên lớp.
- Dưới sự dẫn dắt vấn đề của giáo viên, học sinh lắng nghe, so sánh với các kiến thức mình thu nhận được tại cơ sở tham quan để hệ thống hóa lại các kiến thức của bài học.
Các nội dung giáo viên chốt lại tuân theo trình tự kiến thức logic trong
SGK có kết hợp gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương cụ thể được trình bày như sau:
Nội dung
III - CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT CỦA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
1. Pit - tông
 Pit-tông được chia làm ba phần chính: đỉnh, đầu và thân.
 - Đỉnh pit-tông có ba dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi và đỉnh lõm.
 - Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xéc măng dầu. Xéc măng dầu được lắp ở phía dưới. Đáy rãnh lắp xéc măng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu về cácte.
 - Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân pit-tông có lỗ ngang để lắp chốt pit-tông.
2. Thanh truyền
Thanh truyền được chia làm ba phần:
	- Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông.
	- Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I.
	- Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc cắt làm hai nửa, một nửa liền với thân thanh truyền, một nửa làm rời. Hai nửa được ghép với nhau bằng bulông.
3. Trục khuỷu
Gồm: đầu, đuôi, thân trục khuỷu và các đối trọng.
- Thân trục khuỷu gồm:
 + Cổ khuỷu là trục để quay trục khuỷu.
 + Chốt khuỷu để lắp đầu to thanh truyền.
 + Má khuỷu để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu.
- Đối trọng dùng để cân bằng trục khuỷu. Đối trọng có thể được đúc liền với má khuỷu hoặc làm riêng rồi hàn hoặc lắp với má khuỷu bằng gugiông.
- Đuôi trục khuỷu được cấu tạo để lắp bánh đà, cơ cấu truyền lực tới máy công tác.
- Đầu trục khuỷu có một hoặc hai bánh răng để dẫn động cơ cấu phân phối khí và các cơ cấu khác.
IV - CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1. Cấu tạo
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo:
 + Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng.
 + Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối.
 + Đường kính bánh răng trục cam gấp 2 lần đường kính bánh răng của trục khuỷu.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt:
 + Có cấu tạo đơn giản.
 + Xupap đặt trong thân máy nên con đội trực tiếp dẫn động Xupap mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian (đũa đẩy, cò mổ).
2. Nguyên lí làm việc
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo:
 Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, qua cơ cấu bánh răng dẫn động làm trục cam quay. Khi vấu cam tác động làm con đội làm con đội đi lên, qua đũa đẩy làm cò mổ xoay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục cò mổ. Kết quả là xupap bị ép xuống, cửa nạp mở để khí nạp đi vào xilanh (xupap nạp) hoặc cửa thải mở để khí thải trong xilanh thoát ra ngoài (xupap thải). Khi xupap mở, lò xo xupap bị nén lại. 
 Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về vị trí ban đầu, cửa nạp (hoặc thải) lại được đóng kín.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt. (Học sinh tự nêu).
Hoạt động 3 - LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
1. Mục đích 
Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức đã học về các cơ cấu của động cơ đốt trong.
2. Nội dung 
Giải thích: 
- Đọc được hiểu sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
	-Vẽ và đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học
	Hoạt động này được tiến hành tại lớp học nhằm tiến hành nhằm mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức đã được hình thành, học sinh làm việc theo nhóm quan sát đọc hiểu:
- Sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
	- Vẽ và đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
	Học sinh sẽ sử dụng những hoạt động học để cùng hoàn thiện câu hỏi trả lời:
Giáo viên yêu cầu một số học sinh báo cáo trên lớp hoặc cùng lên bảng trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung. Một số câu hỏi có thể sử dụng trong hoạt động:
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
23
Nêu nhiệm vụ của Pit-tông, Thanh truyền và trục khuỷu
Trong rãnh đặt xecmăng có các lỗ nhỏ xuyên thông vào bên trong có tác dụng gì?
Tại sao không làm Pit-tông vừa khít với xi lanh để không phải sử dụng xecmăng?
Tại sao pit-tông phải làm rỗng bên trong và thanh truyền lại phải có cấu tạo tiết diện ngang là hình chữ I?
23
Nêu cấu tạo của Pit-tông, Thanh truyền và trục khuỷu
Trên má khuỷu phải làm thêm đối trọng để làm gì?
Vì sao trong thực tế Động cơ 4 kì được sử dụng rộng rãi hơn động cơ hai kì?
24
Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí
Tại sao trong động cơ 4 kì, số vòng quay của trục cam chỉ bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu?
4. Sản phẩm học tập: Là các câu trả lời của học sinh
Hoạt động 4 - VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
1. Mục đích 
	Yêu cầu và hướng dẫn học sinh tiếp tục nghiên cứu học hỏi thêm về cơ các cơ cấu của động cơ đốt trong.
2. Nội dung 
	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiếp tục tìm hiểu các cơ cấu của động cơ đốt trong. Cụ thể chọn một số nội dung sau đây:
	- Tìm hiểu các loại các cơ cấu của động cơ đốt trong trong các loại động cơ mà em biêt.
	- Trao đổi với người thân trong gia đình và hỏi những người thợ sửa chữa có chuyên môn về động cơ đốt trong. 
	- Tìm hiểu một số xưởng sửa chữa động cơ đốt trong hoặc thăm quan các nhà máy chế tạo, sản xuất động cơ đốt trong ở địa phương trong điều kiện cho phép.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
	GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tìm hiểu báo cáo vào tiết sau gồm các nội dung sau:
	1. Tại sao khi động cơ xe máy đang chạy thì bị chết máy nhưng khởi động lại thì không được nhưng sau một khoảng thời gian thì khởi động lại bình thường và hiện tượng này xảy ra liên tục?
	2. Tại sao hay có tiếng nổ trong ống xả của xe máy?
4. Sản phẩm học tập: Là các câu trả lời của học sinh các nhóm.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* VÒ phÝa gi¸o viªn
- Víi bµi gi¶ng kh«ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương vào bài giảng giáo viên phải diễn dải nhiều, vấn đáp nhiều.
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương vào bài giảng giáo viên điều khiển học sinh thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và rút ra kết luận.
- Bằng thực tế giảng dạy chúng tôi đã làm biện pháp so sánh giữa bµi gi¶ng kh«ng dạy học theo dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương với bµi gi¶ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương và sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn và chủ động tự học, tự nghiên cứu trong các tiết dạy có dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương có ưu điểm :
+ Giáo viên giảng bài chủ động đưa ra kiến thức có liên quan đến bài học học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ giảng dạy của giáo viên nhẹ nhàng.
+ Giáo viên tạo cho học sinh khả năng tư duy.
*VÒ phÝa häc sinh
- Víi bµi gi¶ng kh«ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương không khí lớp học nặng nề . Học sinh ít hứng thú học
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương có ưu điểm :
+ Học sinh hứng thú học bài, say sưa tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ học tập của học sinh nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong giờ học
+ Học sinh có khả năng tư duy cao 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương không khí lớp học sôi nổi học sinh trao đổi thảo luận và hỏi đáp với nhau. Học sinh hứng thú học , chăm chú học hơn 
- Häc sinh thÝch thó, say mª häc tËp, ph¸t huy tÝnh chñ ®éng s¸ng t¹o trong häc tËp vµ kh¾c s©u kiÕn thøc bµi häc.
 - Häc sinh ®­îc ho¹t ®éng nhiÒu h¬n, ®­îc t×m tßi, ph¸t huy tÝnh s¸ng t¹o cña m×nh trong c¸c tiÕt häc cã dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương . 
Qua đó, cho thấy học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học có dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương .Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình và ở địa phương.
 BẢNG THỐNG KÊ CÁC LỚP ĐÃ DẠY TRONG NĂM HỌC : 2017 – 2018.
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh trong các tiết dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương
Lớp
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
11D
34
30
88,2%
04
11,8%
11M
38
32
84,2%
06
15.8%
Tổng
72
62
86,1%
10
13,9%
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh trong các tiết dạy không dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương
Hứng thú
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
11H
40
18
45,0%
22
55,0%
11K
38
15
39,5%
23
60,5%
Tổng
78
33
 42,3%
45
57,7%
PhÇn III - KÕt thóc vÊn ®Ò
I - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương vào một số môn giảng dạy trong các nhà trường THPT nói chung là việc làm rất cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay đặc biệt là bộ môn công nghệ nói riêng thì việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương là một hình thức nâng cao từng bước chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính bền vững.
Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương không chỉ trong giảng dạy ở bộ môn công nghệ lớp 11 nói riêng mà còn có hiệu quả cao cho các bộ khác như : Vật lý,Hóa học,Sinh học.
1. Điều kiện áp dụng :
a. Đối tượng áp dụng:
 - áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn công nghệ và tất cả các giáo viên dạy các bộ môn : Vật lý, Hóa học, Sinh học.
 - áp dung giảng dạy cho học sinh ở cấp học như THCS. THPT. 
- Sử dụng bài giảng dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong việc giảng dạy cho học sinh ở mọi vùng miền từ : Nông thôn, miền núi, thị xã, thành phố trong cả nước.
b.Điều kiện về phương tiện
- Phòng học đạt tiêu chuẩn . Tài liệu có liên quan đến dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương .
- Trường học có phương tiện trình chiếu và phòng học chuyên dùng (nếu có)
2.Hiệu quả kinh tế:
- Tiết kiệm về thời gian : Khi dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các bộ công nghệ, vật lý, hóa hoc, sinh học...
- Tiết kiệm được tiền trong việc thực hiện dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương .
3. Hiệu quả xã hội :
	- Giáo viên : 
+ Gây hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập . Vận dụng nhiều giác quan .
+ Phát huy tính sáng tạo của giáo viên .
+ Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. 
+ Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, học sinh hiểu bài nhanh , nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các công nghệ .
- Học sinh: Học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng :
- Điều kiện áp dụng: Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các bộ môn : Công nghệ, vật lý, sinh học, hóa học nó đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên để giảng nội dung chính xác và phong phú, đồng thời phải liên hệ thực tiễn
Về phương tiện dạy học : Có thể sử dụng trình chiếu đưa trước những tư liệu hay ví dụ và tình huống để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận.
- Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng ở các tiết dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các bộ môn : Công nghệ, Vật lý, Hóa học, Sinh học... 
II. NH÷ng ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ
1. Đề xuất
a. Đối với giáo viên : Việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về thực tế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức của bộ môn công nghệ mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết  linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng bài học. 
 b. Đối với học sinh : Phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Kiến nghị
Với mong muốn việc dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các trường học là rất cần thiết tôi xin có một số kiến nghị sau đây :
a. Đối với các trường THPT : Cần cung cấp cho giáo viên những tư liệu có liên quan như tài liệu, sách, báo, đĩa VCD, DVD có liên quan đến bài giảng. 
b.Đối với Sở giáo dục và Đào tạo : Hàng năm tổ chức tập huấn chuyên đề dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương cho giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn, để giáo viên cập nhật và phổ biến cho học sinh. 
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà chúng tôi đã thực hiện tại trường THPT Nho Quan A,với mong muốn của cá nhân góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy giáo ,cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn nữa khi được áp dụng vào giảng dạy thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 11, - NXB Giáo dục 2008
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Kĩ thuật lớp 11 (chương trình cũ) - NXB Giáo dục năm 1999
2. Các website trên Intrenet như :  ninhbinh.edu.vn, Wikipeda.com.vn, Google.
3. Thư viện trực tuyến Violet.

File đính kèm:

  • doc1. NQA Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học.doc
Sáng Kiến Liên Quan