Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng
7.2.1. Về phía giáo viên:
- Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chó träng khai th¸c những vấn đề liên quan.
- Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng do đó chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
- Mặt khác, kiến thức lý luận văn học của một bộ phận giáo viên chưa thật sự vững .
- Một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
7.2.2. Về phía học sinh:
- Một thực tế đang tồn tại ở trường THPT Triệu Thái là học sinh bị hổng, kiến thức từ các cấp, lớp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, vị trí địa lí, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với tổ quốc,.được sử dụng trong bài học.
- Phần lớn học sinh ít có tư liệu để đọc, tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
- Học sinh thường ngại học, không nhớ, không thích học kiến thức lý thuyết dài dòng, lan man, bảng biểu, tranh ảnh, vi deo của tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng còn hạn chế; những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít học sinh phát biểu chỉ một vài học sinh có học lực khá xung phong phát biểu xây dựng bài;
- Tâm lý học Ngữ Văn là một môn học khó, học sinh học lệch để thi vào các trường cao đẳng, đại học ban khoa học tự nhiên là một trong những trở ngại lớn.
- Thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm thơ nói chung và tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng nói riêng là học sinh thụ động ngồi nghe giảng.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của người viết đối với thời đại. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng.
GV tích hợp kiến thức địa lí: - Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ). GV tích hợp kiến thức Môn Âm nhạc: - Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước. - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. ( Âm nhạc- Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) - GV tích hợp kiến thức văn hóa các dân tộc Việt Nam. 3 Đoạn 3: Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến – Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 3: – HS: Đọc đoạn 3 của bài thơ GV: Phân tích bút pháp lãng mạn khắc họa chân dung người lính Tây Tiến của Quang Dũng? (Tích hợp kiến thức tiếng việt, sinh học, lịch sử) - HS phân tích. - GV nhận xét, chốt lại vấn đề. ? Phân tích bút pháp lãng mạn khắc họa thế giới nội tâm người lính Tây Tiến của Quang Dũng?(Tích hợp kiến thức địa lý, giáo dục công dân) - HS phân tích. - GV nhận xét, chốt lại vấn đề. ? Bình luận cách nói về sự hi sinh mất mất mà Quang Dũng đề cập trong bài? HS phân tích, bình thơ. GV nhận xét, chốt lại vấn đề. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến vừa kiêu hùng, vừa lãng mạn, vừa bi tráng. a) Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến - Chân dung của người lính Tây Tiến được vẽ bằng nét bút khác lạ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm + Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết (không mọc tóc) và hậu quả của bệnh sốt rét rừng đã để lại làn da xanh xao như “màu lá”. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng những mái đầu “không mọc tóc”, màu nước da xanh như màu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn. - Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến. + Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lại gợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến. - Thơ ca kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Quang Dũng không hề che dấu những gian khổ đó nhưng ông không miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. b) Vẻ đẹp lãng mạn - Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp oai hùng cuả con hổ nơi rừng thiêng mà còn có tâm hồn lãng mạn: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Cái nhìn nhiều chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dằn dữ mắt trừng của họ là những tâm hồn, trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội. Ở đó có dáng hình của người đẹp “dáng kiều thơm”. Hình bóng người đẹp ở quê hương là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù. c) Vẻ đẹp bi tráng - Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. + Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương. + Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc. + Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manh chiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tác giả đã thay vào đó tầm áo bào sang trọng. Và khúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. Sự thật bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiến vẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa. - Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiến được diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sức trang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành Cách nói giảm nói tránh “về đất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. => Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến. GV tích hợp kiến thức môn sinh học lớp 10, Tiết 33: Virút gây bệnh, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch- ứng dụng của virút; Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 - 1954 GV tích hợp kiến thức địa lí: - Tích hợp địa lí lớp 12: Bản đồ vùng miền. GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4 Đoạn 4: Lời thề và lời hẹn ước – Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 4: – HS: Đọc đoạn 4 của bài thơ ? Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được tác giả tô đậm bằng hình ảnh nào? - HS phân tích. ? Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng điệu của đoạn thơ? ? Tác dụng của việc đưa địa danh vào khổ thơ? ? Nhận xét đoạn 4. - HS làm theo hướng dẫn. - Nhớ đến Tây Tiến, tác giả nhớ đến tháng ngày đẹp đẽ, hào hùng say mê: Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi + Hình ảnh “người đi không hẹn ước” thể hiện tinh thần chung của Tây Tiến. Tinh thần ấy thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm người lính Tây Tiến. - Xa Tây Tiến nhưng tâm hồn, tình cảm nhà thơ vẫn gửi lại nơi ấy, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi - Nhịp thơ chậm, giọng điệu thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng. - Các địa danh được nói tới tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của thiên nhiên, cuộc sống con người. => Đoạn kết gợi lại không khí của một thời Tây Tiến một đi không trở lại. GV tích hợp kiến thức địa lí: - Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ). GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GV hướng dẫn HS tổng kết bài ? Xác định nội dung chính của bài thơ? - HS trả lời theo hướng dẫn (hoạt động tập thể). ? Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của tác giả? ? Nghệ thuật đặc sắc trong thơ Quang Dũng? III. Tổng kết 1. Nội dung - Tây Tiến là một bài thơ toàn bích. Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của đoàn quân Tây Tiến. - Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với đoàn quân Tây Tiến của tác giả. 2. Nghệ thuật - Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tác giả: bút pháp tạo hình đa dạng, ngôn ngữ vừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính vừa mới lạ; bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng. GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà a. Củng cố: Bài tập 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất 1.1 Hình tượng trung tâm trong bài thơ Tây Tiến là: A. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội B. Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, lãng mạn C. Người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn D. Cô gái Tây Bắc duyên dáng, dịu dàng 1.2 Bút pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến là: A. Lãng mạn và bi tráng B. Miêu tả và dựng cảnh C. Tả thực và bao quát D. Đặc tả và gợi tả * Gợi ý trả lời: 1.1. C 1.2. A Bài tập 2. Bài tập về nhà Chọn và phân tích một hình ảnh thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng mà em cho là độc đáo nhất. b. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc lòng bài thơ Tây Tiến; Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm bài tập về nhà. - Chuẩn bị bài Việt Bắc cho tiết sau. 5. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tổ trưởng chuyên môn Nguyễn Thúy Hằng Ngày 18 tháng 09 năm 2018 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Nhung 7.3.7 Quy trình tổ chức dạy tích hợp liên môn tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng. Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp liên môn Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp liên môn: Gồm các bước sau: * Xác định mục tiêu của bài học Xác định chi tiết mục tiêu học tập của từng bài ở 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. * Xác định nội dung bài học Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích và để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng. * Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS - Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu - HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác - Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học - HS phải học cách tìm kiếm thông tin - HS bộc lộ năng lực lĩnh hội kiến thức tổng hợp, linh hoạt. - HS rèn luyện để hình thành kỹ năng sống Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy * Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học. * Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. * Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội được. Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợpliên môn Bài dạy tích hợp liên môn tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp liên môn, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng. Bước 4: Kiểm tra đánh giá - Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra. - Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một tốt hơn. 7.3.8. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp liên môn - Chương trình dạy học: Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo hướng tích hợp - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề. - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp với chương trình đào tạo. - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng như dụng cụ thực hành kỹ năng, cụ thể phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành: hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học, giáo viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp một cách linh hoạt, đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi. 7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến đã được sử dụng một cách hiệu quả trong công tác dạy học theo định hướng tích hợp môn Ngữ văn nói chung và bài “Tây Tiến” của Quang Dũng nói riêng. - Sáng kiến có tính khả thi trong việc giảng dạy bài “Tây Tiến” trong hệ thống nhà trường THPT. - Lợi ích từ sáng kiến: Học sinh dễ tiếp thu, nhớ lâu, liên hệ tốt và có kĩ năng sống linh hoạt, năng động và hoàn thiện. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Phải có kiến thức về các bộ môn có liên quan như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... - Phòng học bộ môn đảm bảo cơ sở vật chất về: Máy chiếu, máy tính xách tay, - Sưu tầm hệ thống hình ảnh có giá trị đối với học sinh về lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến năm 1954. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân nhận thấy những lợi ích do áp dụng sáng kiến như sau: * Về phía học sinh : - Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. - Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn. - Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học. - Học sinh vừa nắm được bài học lại đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Lịch sử, hiểu thêm về Địa lý, về những hiểu biết xã hội... * Về phía giáo viên : - Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” - Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức của phân môn tiếng Việt và làm văn. - Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thưc; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. - Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. *Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tây Tiến” của Quang Dũng khi tôi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 12A1 44 0 0 12 27,3 26 59,1 6 13,6 12A4 44 0 0 15 34,1 19 43,2 10 22,7 *Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tây Tiến” của Quang Dũng khi tôi sử dụng phương pháp tích hợp liên môn. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 12A1 44 8 18,2 21 47,7 14 31,8 1 2,3 12A4 44 7 15,9 25 56,8 12 27,3 0 0 Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn ! 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này tổ, nhóm bộ môn Ngữ Văn trường chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Các tiết dạy được thực hiện lần đầu với các lớp 12A4, 12A5 khóa học 2015-2016 và những năm kế tiếp ở các khóa sau tại trường THPT Triệu Thái, qua thực tế dạy học, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học. - Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học thú vị hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ. - Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. - Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 01 Tổ Văn – Giáo dục công dân Trường THPT Triệu Thái - Phạm vi: Môn Ngữ văn 12, bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THPT. 02 Nguyễn Thị Nhung Trường THPT Triệu Thái - Phạm vi: Môn Ngữ văn 12, bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THPT. Lập Thạch, ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Lập Thạch, ngày tháng năm 2019 Nguyễn Thị Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THPT môn ngữ văn, NXB GD, Hà Nội, 2002. 3. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001. 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2001. 5. Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB GD, 2009. 6. Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB GD, 2009 7. Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB GD, 2009 8. Sách giáo khoa GDCD 12, NXB GD, 2009 9. Một số tư liệu khác trên mạng Internet. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cần viết tắt Chữ cái viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Nhà xuất bản giáo dục NXB GD Trung học phổ thông THPT
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_lien_mon_tac_pham_tay.doc