Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp học. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục trong cả nước đã và đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất.

Một trong những đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng trong thời kì mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện này là bộ trình chiếu (đầu chiếu projector, máy vi tính), mạng Internet và một số phần mềm hỗ trợ (đặc biệt phần mềm microsoft Power Point là một trong những phần mềm hỗ trợ cho nhiều môn học và làm nền cho nhiều phần mềm khác chạy trên microsoft Power Point , ). Làm cho mỗi giáo viên tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn trắng bảng đen.Việc thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm Power Point .đã trở thành nhu cầu cần thiết ở một số tiết dạy.

Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trở ngại trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng. phù hợp với bài giảng. Ngoài ra mỗi giáo viên phải chịu khó tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ vi tính,trình độ tiếng Anh đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện giảng dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin.

 

doc42 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5790 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi nhóm làm một bài , có như thế mới đảm bảo thời gian để giáo viên hoàn thành bài giảng.
 Bài tập 1 tr 41 cũng có thể tổ chức thảo luận nhưng nếu như thế thì sẽ không phải là phương án tối ưu. Chúng ta có thể cho học sinh giải bài tập này dưới hình thức hoạt động cá nhân bằng cách gọi 4 học sinh lên bảng làm bài tập, các học sinh còn lại làm vào vở. vì bài này không khó lắm mặt khác giáo viên sẽ tổ chức được nhiều hình thức dạy học khác nhau, tránh sự đơn điệu nhàm chán trong phương pháp giảng dạy.
Chuẩn bị: 
Của giáo viên: Phiếu học tập, đáp án + thang điểm để đối chứng với kết quả thảo luận của các nhóm, dựa vào đáp án các nhóm có thể chấm điểm cho bài làm của nhóm mình hoặc chấm chéo bài làm của nhóm khác. 
Học sinh: Bảng phụ, bút lông bảng, khăn lau bảng, vở thảo luận nhóm ( mỗi nhóm một cuốn vở ghi nội dung thảo luận )
Hình thức tổ chức: ( chúng tôi đưa ra một trong những hình thức thường được thực hiện )
Chia lớp thành hai đội A và B , mỗi đội gồm 3 nhóm ( việc chia đội này chỉ nhằm mục đích kích thích sự hứng thú của học sinh).
Nếu nội dung thảo luận của các nhóm trùng nhau thì giáo viên giao phiếu học tập cho các nhóm. Nếu chỉ có 2 hoặc 3 nhóm thảo luận cùng một nội dung thì cho các em rút thăm chọn phiếu học tập hoặc tùy chọn một gói câu hỏi bất kì. 
 Ví dụ minh họa: Tổ chức cho học sinh thảo luận để giải bài tập 4 trang 41 sgk (bài luyện tập 2).
Giáo viên đưa ra 4 sinh vật biển .Các nhóm tự chọn cho mình một sinh vật tương ứng với một câu hỏi để thảo luận. 
Trước khi học sinh chọn sinh vật biển (nội dung thảo luận nhóm):
. 
Sau khi học sinh chọn sinh vật biển ( nội dung thảo luận nhóm).
ĐÁP ÁN
c .Câu hỏi hoặc bài tập phát triển tư duy hoặc bài tập mở rộng.
 Mục đích
 Nếu tất cả hoặc chiếm đa số học sinh trong một lớp có học lực khá giỏi thì giáo vên nên đưa ra một số câu hỏi và bài tập nâng cao, nhằm phát triển tư duy cho học sinh.kích thích lòng ham học hỏi ở các em. 
 Bài tập mở rộng giúp đào sâu kiến thức hoặc rèn kĩ năng cho học sinh. 
Thời điểm vận dụng: Dạng câu hỏi này giáo viên có thể đưa ra khi học sinh đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học, có thể áp dụng cho nhiều dạng bài chứ không riêng gì bài luyện tập.
Yêu cầu của dạng câu hỏi hoặc bài tập phát triển tư duy: Phải thể hiện sự tư duy từng cấp độ của học sinh.
ví dụ minh họa 1: Câu hỏi tư duy khi dạy bài luyện tập 1
Bài 1: Nếu tổng số hạt proton, elctron,nơtron trong một nguyên tử là 28, số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 % thì số hạt electron trong nguyên tử là bao nhiêu ?
Với câu hỏi này thực hiện ở cuối bài luyện tập 1 – hóa học 8 và chỉ thực hiện ở lớp chọn có nhiều đối tượng học sinh khá giỏi..
Cấp độ 1 ( dễ): Trong 3 loại hạt thì hạt nào không mang điện, hạt nào mang điện.
Cấp độ 2 ( khó hơn): Từ tỷ lệ phần trăm và tổng số hạt trong nguyên tử học sinh sẽ tính được số hạt không mang điện ( 28 .35% = 10 )
Cấp độ 3 ( khó nhất ): Từ số hạt không mang điện học sinh suy ra được số hạt mang điện, lúc này học sinh phải nhớ lại kiến thức : Trong nguyên tử số proton bằng số electron và học sinh sẽ tính được số electron theo yêu cầu của bài toán.
Học sinh có thể tư duy theo hướng khác để giải bài tập này, Ví dụ: học sinh có thể tính được số hạt mang điện chiếm 65 % , từ đó tính được tổng số hạt mang điện rồi tính số hạt electron.
Ví dụ minh họa 2: câu hỏi mở rộng ở bài luyện tập 2 
 Bài 1: Xác định nhanh hóa trị của các nguyên tố kim loại , phi kim trong các công thức hóa học sau: Li2O, Na2O, K2O, BaO, CaO, FeO, Fe2O3, CrO3, Mn2O7, CO, CO2, SO3, P2O5, N2O3.
Bài 2: Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi:
K (I) với: –Cl, -NO3, = SO4,- HCO3, -OH.
Mg (II) với : -Cl, - NO3, = CO3, -HCO3, -OH. 
Fe(III) với: –Cl, - NO3, = SO4 , -OH, 
Hai bài tập trên rèn cho học sinh kĩ năng xác định nhanh hóa trị của nguyên tố trong hợp chất và viết nhanh công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của hai thành phần tạo nên hợp chất đó.
III. ƯU ĐIỂM CỦA GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SO VỚI GIÁO ÁN TRUYỀN THỐNG KHI DẠY BÀI LUYỆN TẬP. 
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
GIÁO ÁN TRUYỀN THỐNG
Dễ dàng thiết kế được các vòng thi ( thông qua các trò chơi : ô chữ, rung chuông vàng, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi tư duy, ) , giúp các em vừa được học vừa được chơi vì thế tạo hứng thú học tập.
 Sau khi các nhóm thảo luận, giáo viên dễ dàng đưa ra đáp án, dựa vào đó học sinh có thể chấm điểm cho bài làm của nhóm mình hoặc các nhóm chấm chéo bài làm của nhau.
Thông qua trò chơi giáo viên mới kích thích được sự thi đua trong học tập của học sinh, có thi đua thì mới tạo được sự quyết tâm trong học tập.vì thế hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
Thiết kế được nhiều câu hỏi trắc nghiệm với nhiều dạng khác nhau (qua đó rèn được kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ). Khi giáo viên trình chiếu từng câu hỏi hoặc từng ý nhỏ trong câu hỏi buộc tất cả học sinh trong lớp tập trung chú ý và cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Việc tìm kiếm hoặc thiết kế hình ảnh minh họa đưa vào bài dạy sẽ có nhiều thuận lợi hơn, hình ảnh sẽ đẹp hơn , phong phú hơn.giao diện đẹp nên lôi cuốn được sự chú ý của học sinh.
Truyền thụ được nhiều nội dung kiến thức trong bài, trong chương và hình thức tổ chức dạy và học phong phú hơn. 
Nếu giáo viên chịu khó thiết kế các vòng thi sẽ mất rất` nhiều thời gian để làm đồ dùng dạy học( phải viết nội dung câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ, đáp án cho nội dung thảo luận) .
Sau khi các nhóm thảo luận, giáo viên khó đưa ra đáp án,nếu có đưa ra được thì thao tác của giáo viên dễ bị luộn thuộm bởi các đồ dùng lỉnh kỉnh. 
Thông thường giáo viên thường dùng phương pháp hỏi đáp,chủ yếu là yêu cầu các em nhắc lại các khái niệm. hoặc những kiến thức mà đa số học sinh đọc từ sách ra để trả lời câu hỏi. Vì thế dễ dẫn đến sự nhàm chán, thụ động.
Rất khó đưa ra được nhiều câu hỏi trắc nghiệm trong một bài dạy..
Có nhiều hạn chế về việc tìm kiếm hoặc thiết kế hình ảnh minh họa đưa vào bài dạy và tính thẩm mĩ sẽ không cao.
Khó truyền thụ được nhiều nội dung kiến thức trong bài, trong chương và hình thức tổ chức dạy và học bị hạn chế . 
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA
TUẦN 8 –TIẾT 15
 BÀI 11: BÀI LUYỆN TẬP 2
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nắm được những kiến thức sau:
công thức hóa học dùng để biểu diễn chất biểu diễn của đơn chất, hợp chất.
Qui tắc hóa trị
Ý nghĩa của một công thức hóa học
Kĩ năng: 
Tính hóa trị của nguyên tố trong công thức hóa học.
Lập công thức hóa học của hợp chất.
Thái độ : HS yêu thích môn học, có thái độ tích cực trong học tập.
CHUẨN BỊ:
Bảng phụ- bút lông bảng- khăn lau bảng- phấn màu.
Phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”
Câu 1: Chất được biểu diễn bằng:
Công thức hóa học
Nguyên tố hóa học
Nguyên tử khối
Phân tử khối. 
Câu 2: Công thức hóa học dạng chung: A dùng biễu diễn các đơn chất :
Kim loại: đồng, sắt, nhôm, kẽm.. . 
Một vài phi kim:Cacbon, silíc lưu huỳnh, phôt pho, 
Cả hai ý trên đều đúng.
Cả hai ý trên đều sai.
Minh họa: Kí hiệu hóa học của đơn chất kim loại và một vài phi kim( C,S, P,Si) cũng chính là công thức hóa học của chúng.
Câu 3: CTHH dạng Ax dùng biểu diễn các đơn chất:
Nhiều phi kim: Hiđro, nitơ, oxi, clo
Kimloại: Đồng, Sắt, Kẽm,Nhôm 
Cả hai ý trên đều đúng
Cả hai ý trên đều sai.
Câu hỏi phụ: Trong các CTHH sau: H2, N2 , O2 , Cl2 hãy chỉ rõ phần nào là A, phần nào là x ?
Câu 4: Công thức hóa học của hợp chất được biểu diễn dưới dạng :
AxBy. 
AxByCz
Cả hai ý trên đều đúng
Cả hai ý trên đều sai.
Câu hỏi phụ: Trong các CTHH sau: H2O , CO2, CaCO3 , Na2SO4,  hãy chỉ rõ Phần nào là A,B phần nào là x,y ?
Câu 5: Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gọi là:
Hóa trị.
Chỉ số
Hệ số.
Cả ba ý trên đều đúng
Câu 6: Hợp chất AxBy. Với :A,B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử.a,b là hóa trị của A,B, theo quy tắc hóa trị luôn có:
a.x = b.y
x.y = a. b
a.y = b.x
Cả ba ý trên đều đúng
Câu hỏi phụ: Nêu qui tắc hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố?
Hỏi: : 
Nêu ý nghĩa của một công thức hóa học?
Những kiến thức cần ghi nhớ sau vòng thi thứ nhất?
Tham gia trò chơi
HS hai đội A và B cùng viết đáp án vào bảng con.
Mỗi HS sử dụng một bảng con.
Nếu có đáp án đúng : +10 điểm / một câu hỏi
Trả lời và ghi bài
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
Lí thuyết:
Biểu diễn công thức hóa học của đơn chất, hợp chất.
Qui tắc hóa trị
Ý nghĩa của môt công thức hóa học
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Hướng dẫn HS làm ví dụ 1:
Ví dụ 1.Tính hóa trị của nguyên tố trong CTHH sau: III b? a ? II
 AlF3 ,Fe2( SO4)3
Giải bài tập 1- Trang 41 sgk Tính hóa trị của đồng (Cu), Phốtpho (P) ,silic (Si), sắt (Fe) trong các công thức hóa học sau Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3
Hướng dẫn HS tính nhanh hóa trị của nguyên tố trong các CTHH sau: 
SO3
MnO2
 Al2O3
Ca3(PO4)2 
 ( biết nhóm PO4có hóa trị III) 
Hướng dẫn HS làm ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi: a. Cu (II) và O.
Al ( III ) và NO3 (I)
Giải bài tập 4- tr 41 sgk:
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi:
Kali (K) liên kết với Clo(Cl)
Kali (K) liên kết với nhóm (SO4)
Bari(Ba) liên kết với Clo(Cl
Bari(Ba) liên kết với nhóm (SO4)
Kali ( K) với 
Hướng dẫn HS viết nhanh CTHH của hợp chất tạo bởi :
Fe (I) với Cl (I)
Ca (II) Với O
Fe (III) với SO4 ( II)
Thống nhất kết quả thảo luận rồi cho học sinh hoàn chỉnh bài tập vào vở.
Theo dõi- ghi bài
II. BÀI TẬP
Bài 1- trang 41 sgk
4 HS lên bảng giải bài tâp. các HS còn lại làm bài tập vào vở.
Theo dõi- ghi bài
Theo dõi- ghi bài
Thảo luận 
Theo dõi- ghi bài
 Bài tập 4 – trang 41 sgk
Hoạt động 3: Tổng kết
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
LÍ THUYẾT
BÀI TẬP
Chất được biểu diễn bằng công thức hóa học
Công thức hóa học dạng chung của đơn chất, hợp chất.
Ý nghĩa của công thức hóa học.
Qui tắc hóa học.
Tính hóa trị của nguyên tố trong công thức hóa học.
Lập công thức hóa học của hợp chất.
Hoạt động 4: dặn dò về nhà
Học bài và xem trước bài 12 – Sự biến đổi của chất
Bài 1: Xác định nhanh hóa trị của các nguyên tố kim loại , phi kim trong các công thức hóa học sau: Li2O, Na2O, K2O, BaO, CaO, FeO, Fe2O3, CrO3, Mn2O7, CO, CO2, SO3, P2O5, N2O3.
Bài 2: Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi:
K (I) với: –Cl, -NO3, = SO4,- HCO3, -OH.
Mg (II) với : -Cl, - NO3, = CO3, -HCO3, -OH. 
Fe(III) với: –Cl, - NO3, = SO4 , -OH, 
V .KẾT QUẢ :
Áp dụng dạy học tích cực cho bài luyện tập hóa 8, với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại tôi nhận thấy: 
Học sinh có cảm giác “Học mà chơi – chơi mà học” không khí giờ học sôi nổi hẳn lên, học sinh rất hào hứng học tập, các em luôn nỗ lực tư duy để tìm câu trả lời đúng, giành phần thắng khi có cơ hội. Tạo điều kiện cho các em chủ động trong học tập, ghi nhớ và vận dụng tốt những kiến thức mà chương trình đòi hỏi.Có thái độ tích cực trong học tập. 
 Các em tham gia học tập với tinh thần tập thể cao,tinh thần thi đua cạnh tranh lành mạnh trong học tập,có cơ hội cho đứng trước tập thể, mạnh dạn và tự tin vào kiến thức của mình, tự khẳng định mình.
Các em tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn, kiến thức được khắc sâu hơn.Giảm bớt áp lực về mặt tinh thần, có như vậy giờ học mới không đơn điệu, không nhàm chán mà trái lại không khí giờ học lại rất sinh động phù hợp với tính hiếu động của lứa tuổi thiếu niên.
Học sinh đã nhìn ra được cái sai, những thiếu sót, hụt kiến thức của bản thân từ đó các em có khả năng tìm hướng khắc phục hoàn thiện kiến thức ngày một tốt hơn.
VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trò chơi học tập phải có tên gọi, luật chơi rõ ràng. Tên goị của trò chơi hàm chứa mục đích và gợi sự húng thú, tò mò muốn khám phá của học sinh trong trò chơi. Luật chơi ( hình thức tổ chức ) cần rõ ràng, dễ thực hiện.
Trò chơi học tập phải đạt được mục tiêu củng cố kiến thức, kĩ năng. Để làm được điều này giáo viên cần nghiên cứu kĩ SGK và cần có kĩ năng về thiết kế tình huống. Phải huy động 100 % học sinh thực sự tham gia các nội dung của trò chơi.
Thông qua tổ chức trò chơi học tập giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Sự đoàn kết, cộng tác chia sẻ và đồng cảm không chỉ tạo lập trong tổ, nhóm của mình mà phải rộng ra cả lớp. những biểu hiện vui mừng, sung sướng của học sinh khi đội bạn làm sai nhưng nếu giáo viên không điều chỉnh kịp thời sẽ là những mầm mống của sự ích kỷ, hẹp hòi, đố kị của những công dân ngày mai.
Trong giờ học nếu có sự chênh lệch điểm giữa hai đội ,GV sẽ có câu hỏi ưu tiên dành cho đội bị dẫn điểm với câu hỏi cần sự tư duy (câu hỏi khó) nhưng có số điểm cao hơn (gấp 2 lần).
Việc lồng ghép trò chơi vào bài giảng không chỉ áp dụng cho bài luyện tập mà còn có thề ứng dụng cho các bài học khác, cần lưu ý khắc sâu kiến thức cho học sinh không lạm dụng vào trình chiếu mà làm loãng kiến thức trong bài dạy.
Việc lồng ghép trò chơi vào bài giảng không chỉ áp dụng cho bài luyện tập mà còn có thề ứng dụng cho các bài học khác, cần lưu ý khắc sâu kiến thức cho học sinh không lạm dụng vào trình chiếu mà làm loãng kiến thức trong bài dạy.
Điểm thi đua giữa các nhóm trong các tiết học giáo viên ghi vào sổ đầu bài và sổ điểm cá nhân,cuối học kì sẽ tổng hợp laị,cộng vào cột điểm miệng của HS đội thắng cuộc mỗi em 1 điểm hoặc có phần quà dành cho đội thắng cuộc..
Thỉnh thoảng giáo viên cũng nên theo dõi một số gameshow trên truyền hình, để hình thành ý tưởng tổ chức trò chơi trong các tiết dạy.
 VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận:
 Trò chơi học tập là một trong nhiều cách tiếp cận của phương pháp dạy học mới, nên giáo viên hoàn toàn tự chủ để lựa chọn giải pháp cho mình, trò chơi học tập là một hình thức học tập có hiệu quả mà học sinh rất muốn tham gia, do vậy các em cũng đang trông chờ vào sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi giáo viên. Muốn tổ chức được các trò chơi trong các giờ học ,giáo viên mất nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, thiết kế các hoạt động và làm đồ dùng dạy học.
 Việc sử dụng đồ dùng dạy học và cách tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao là do giáo viên kết hợp một cách hợp lí theo nội dung yêu cầu bài học không lạm dụng quá sẽ làm mất trọng tâm bài học.
 Mặt dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể không có thiếu sót, rất mong sự góp ý chân tình của đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn trong giảng dạy.
2. Kiến nghị: Đối với ban ngành có liên quan: 
 Lãnh đạo cấp trên cùng hội đồng bộ môn lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng, có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy thì chuyển về cho các trường tham khảo hoặc tổ chức riêng một buổi phổ biến cho toàn thể giáo viên cùng bộ môn trong huyện 
 Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện đạt loại giỏi thì phòng giáo dục nên giao về lại cho trường đó tiếp tục phát triển thành chuyên đề cấp huyện.
 Phòng giáo dục nên phân công luân phiên nhau giữa các trường làm chuyên đề và giao vào cuối năm học, trong thời gian nghỉ hè để giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho chuyên đề (nếu giáo viên làm chuyên đề trong năm học sẽ bị chi phối bởi công việc giảng dạy).
 Mở lớp tập huấn sử dụng một số phần mềm hổ trợ soạn giảng cho môn hóa học 
 Xây dựng phòng máy cho các trường.
 Phú Trung ngày 28 tháng 04 năm 2008 
 Người thực hiện
 THÁI THỊ HOA
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG 
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
C.PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa Hóa học 8 –nhà xuất bản giáo dục -2005
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
Nghị quyết ban chấp hành Trung ương Đảng lần IV khóa VII.
Một số phần mềm hổ trợ: Microsoft Powerpoint 2003, Phần mềm webstyle 3.0 .
Tạp chí thế giới trong ta số 47 + 48 và 64 + 65 / năm 2007
Giới thiệu một số phần mềm soạn câu hỏi trắc nghiệm để làm đề kiểm tra (Hot potatoet ).
JQUIZ : Tạo câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
JCOZE : Tạo câu hỏi điền khuyết.
JMATCH : Tạo câu hỏi ghép cột.
JCROSS: Tạo ô chữ
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HỔ TRỢ SOẠN
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Năm học 2007 -2008 Bộ giáo dục có qui định đối với việc ra đề kiểm tra môn hóa học THCS như sau: Câu hỏi trắc nghiệm nên tiến hành đối với đề kiểm tra 15 phút là 100 %, kiểm tra 1 tiết là 50 % ). Để giáo viên soạn câu hỏi trắc nghiệm nhanh, có thể làm được nhiều đề khác nhau trong cùng một nội dung kiến thức. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Hot Potates để soạn đề kiểm tra. 
Phần mềm Hot Potates giúp giáo viên soạn câu hỏi trắc nghiệm khi làm đề kiểm tra với nhiều dạng khác nhau rất thuận lợi . Giáo viên chỉ cần đánh nội dung câu hỏi, đánh dấu x vào câu trả lời đúng. đảo đáp án, đảo thứ tự câu hỏi . thì khi xuất qua word đáp án sẽ tự hiện ra ( không cần phải đánh đáp án như khi chúng ta làm đề kiểm tra trên Word). Xuất nhiều lần chúng ta sẽ được nhiều đề khác nhau .
Cần lưu ý: Trước tiên tạo một thư mục để chứa bài tập. Sau đó mới khởi động từng phần mềm để soạn từng dạng câu hỏi trắc ghiệm. Trước khi xuất các câu hỏi ra word Phải save câu hỏi đã soạn vào thư mục vừa tạo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN ( Jquiz )
Bước 1: Chuẩn bị sẳn số lượng và nội dung câu hỏi theo yêu cầu của đề kiểmtra.
chọn multiple choice : chỉ có một câu trả lời đúng .
Short answer:Trả lời ngắn
Hybrid : Kết hợp
multi select : nhiều câu trả lời đúng.
Bước 2: Khởi động Jquiz, nhập nội dung câu hỏi và nội dung câu trả lời, chọn đáp án đúng.
Click vào những ô trống này để chọn câu trả lời đúng.
Click vào đây để nhập câu hỏi tiếp theo
Ví dụ 1 : Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn với một câu trả lời đúng:
Ví dụ 2: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn với nhiều câu trả lời đúng.
Bước 2: Lưu vào máy tính ( tương tự như lưu Word ).
xuất ra word : Chọn file/ Export For printing Ctrl +P/ Mở một File Word / Paste.
Sau khi xuất ra Word câu hỏi sẽ như sau:
Câu hỏi: I. Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?
a) Lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfuro.
b) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
c) Than cháy tạo thành khí cacbon đioxit.
d) đương cháy tạo thành than
Đáp án
----------Key----------
1. (b) 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GHÉP CỘT ( JMatch ).
Bước 1: Chuẩn bị sẳn số lượng và nội dung cần ghép theo cột.
Bước 2: Khởi động JMatch, nhập nội dung câu hỏi và nội dung cần ghép vào cột tương ứng.
Bước 3: lưu vào máy tính và xuất ra Word tương tự như trên.
Ví dụ minh họa:
 Sau xuất ra word câu hỏi sẽ như sau:
Câu hỏi: Ghép cột A với cột B cho phù hợp
1.Vật thể tự nhiên	 d. xe đạp
2.Vật thể tự nhiên	 a. không khí
3.Vật thể nhân tạo	 b. cơ thể người
4.Vật thể nhân tạo	 c. cây bút
Đáp án:
----------Key----------
1.Vật thể tự nhiên	a. không khí
2.Vật thể tự nhiên	b. cơ thể người
3.Vật thể nhân tạo	c. cây bút
4.Vật thể nhân tạo	d. xe đạp
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐIỀN KHUYẾT ( JCLOZE ).
Bước 1: Chuẩn bị sẳn số lượng và nội dung câu hỏi theo yêu cầu của đề kiểm tra.
Bước 2:
 Khởi động Jcloze, nhập trọn vẹn nội dung câu hỏi kể cả những từ hoặc cụm từ cần điền vào chỗ trống .
Tô đen từ hoặc cụm từ cần điến /chọn Gap/ OK..
 Nếu muốn thay đổi lại từ hoặc cụm từ cần điền vào chỗ trống : Tô đen từ hoặc cụm từ đó/delete Gap/Ok 
Ví dụ minh họa:
Sau khi xuất ra word câu hỏi sẽ như sau:
Câu hỏi:
1.Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào chỗ trống sao cho phù hợp? 
(1)________ và (2)________ có điện tích như nhau nhưng chỉ khác dấu.
 electron Proton
Đáp án:
----------Key----------
1.Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào chỗ trống sao cho phù hợp? 
Proton và electron có điện tích như nhau nhưng chỉ khác dấu.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI SOẠN THẢO NỘI DUNG
Chọn đoạn văn bản cần định dạng , giữ đồng thời hai phím ctr và sift rồi gõ:
I: Chữ nghiêng.
B: Chữ đậm
U: Chữ có gạch chân
C: Để canh giữa đoạn
Dấu phẩy (, ) hoặc < : Tăng kích cỡ font
Dấu chấm (. ) hoặc > : Giảm kích cỡ font
A: đưa vào trong nháy đơn
Q: đưa vào trong nháy kép
R: xuống hàng
F : Tạo một thẻ span ( vùng định dạng ): từ đó định dạng Font, kích cỡ, màu sắc
H: chèn một đường kẻ ngang
L: chèn một liên kết
K: kẻ một đoạn tự đóng/ mở trên rang web
O: định dạng danh sách có đánh số thứ tự.8: Định dạng danh sách có đánh dấu đoạn
Trên đây là một số phụ lục hữu ích chúng tôi đưa ra để tham khảo, rất mong được sự góp ý của quí thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn nữa.

File đính kèm:

  • docSKKN-DAY_HOC_TICH_CUC_TRONG_BAI_LUYEN_TAP_HOA_HOC8-2008.doc
Sáng Kiến Liên Quan