Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo phương pháp tích cực môn Sinh học 9

Như chúng ta đã biết giáo dục quốc dân là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức,năng lực và trí tuệ để đáp ứng với nhu cầu phát triển hiện nay.Nó góp phần nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây Đảng và nhà nước đã không ngừng đầu tư cho giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học,đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao,đổi mới sách giáo khoa,đầu tư các thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học trong nhà trường ngày một hiệu quả hơn.Xuất phát từ các vấn đề nêu ở trên các năm gần đây ngành giáo dục đã tiến hành đổi toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 để phù hợp với sự phát của đất nước cũng như của thế giới hiện nay. Việc đổi mới sách giáo khoa cũng đồng nghĩa với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ,chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm có sự hợp tác của thầy và trò mới thành công trong tiết dạy .

Để đạt được vấn đề này GV cần chủ động tạo các tình huống có vấn đề vướng mắc cần được giải quyết từ đó làm cho học sinh luôn phải tư duy suy nghĩ,tự chủ năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề theo tư duy cá nhân hoặc thông qua tập thể.Chính vì các lý do nêu ở trên mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực”thấy có hiệu quả như học sinh hiểu và nắm được bài ,lớp học sôi nổi tạo một hướng thú học tập cho học sinh,đây chính là lý do mà bản thân tôi dã chọn đề tài nghiên cứu này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6742 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo phương pháp tích cực môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
 	Như chúng ta đã biết giáo dục quốc dân là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức,năng lực và trí tuệ để đáp ứng với nhu cầu phát triển hiện nay.Nó góp phần nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây Đảng và nhà nước đã không ngừng đầu tư cho giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học,đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao,đổi mới sách giáo khoa,đầu tư các thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học trong nhà trường ngày một hiệu quả hơn.Xuất phát từ các vấn đề nêu ở trên các năm gần đây ngành giáo dục đã tiến hành đổi toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 để phù hợp với sự phát của đất nước cũng như của thế giới hiện nay. Việc đổi mới sách giáo khoa cũng đồng nghĩa với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ,chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm có sự hợp tác của thầy và trò mới thành công trong tiết dạy . 
Để đạt được vấn đề này GV cần chủ động tạo các tình huống có vấn đề vướng mắc cần được giải quyết từ đó làm cho học sinh luôn phải tư duy suy nghĩ,tự chủ năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề theo tư duy cá nhân hoặc thông qua tập thể.Chính vì các lý do nêu ở trên mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực”thấy có hiệu quả như học sinh hiểu và nắm được bài ,lớp học sôi nổi tạo một hướng thú học tập cho học sinh,đây chính là lý do mà bản thân tôi dã chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích của đề tài:
- Mục đích nghiên cứu là nâng cao hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay trong đó có phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học của ngành.
- Tìm hiểu tính tích cực ,chủ động sáng tạo,tìm tòi kiến thức để giải quyết các vấn đề mà GV hoặc học sinh trong lớp đưa ra từ đó mổi học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới mà bản thân cần tiếp thu.
II/ NỘI DUNG:
1.Cơ sở lý luận dạy theo phương pháp tích cực.
Thói quen dạy học trước đây là thầy giảng và thông báo kiến thức học sinh ghi nhớ và học thuộc để thay thế phương pháp dạy học đó bằng phương pháp mới là học sinh chủ động tham gia những hoạt động tìm tòi ,phát hiện tình huống có vấn đề,đề xuất các giải thuyết dự báo về hiện tượng sẽ gặp,giải thích nguyên nhân,tính qui luật của các hiện tượng bằng quan sát ,thí nghiệm,thảo luận.Đây chính là phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Dạy học theo hướng tích cực có ba thành phần cấu thành tạo nên các tình hưống có vấn đề:
Thứ nhất : Nhu cầu nhận thức hoặc nhận thức của người học
Thứ hai: Yêu cầu tìm kiếm những tri thức,phương thức hành động mà người học chưa biết.
Thứ ba: Vốn tri thức và kinh nghiệm của người học chứa đựng khả năng giải quyết tình huống đặt ra.
Đặc trưng của dạy học theo phương pháp tích cực là lĩnh hội kiến thức,kĩ năng mới thông qua các hoạt động tư duy sáng tạo,tự tìm tòi kiến thức qua nghiên cứu sách giáo khoa,qua các hệ thống câu hỏi và bài tập của giáo viên đưa ra,qua hoạt động nhóm hoặc thông qua các trò chơi.
2. Phương pháp dạy học bài “lai một cặp tính trạng”theo phương pháp tích cực môn sinh học 9.
Khi dạy bài “lai một cặp tính trạng”(bài 3 sinh học 9 mới)Mục tiêu của bài là: Học sinh phải hiểu được nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích,phân biệt được hiện tượng di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
2.1 Tiến hành bài dạy:
2.1.1 Lai phân tích: Trước khi nghiên cứu lai phân tích,giáo viên(GV)cần hướng dẫn học sinh(HS)hình thành được một số khái niệm:
GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm kiểu gen(KG)ở sách giáo khoa(SGK),nêu điểm giống và khác của 3 KG sau: AA, Aa, aa(HS nêu được KG AA và aa gồm 2gen giống nhau còn KG Aa gồm 2 gen khác nhau,từ đó hình thành các khái niệm thể đồng hợp trội,đồng hợp lặn,dị hợp).
GV yêu cầu HS làm bài tập:
Hãy xác định kiểu hình(KH)và KG ở thế hệ F1 trong hai phép lai sau:
a, P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
b, P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
HS phải xác định được kết quả của phép lai:
a, P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
 Gp : A a
 F1: Aa (100% hoa đỏ)
b, P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
 Gp: A , a a
 F1: Aa , aa(1 hoa đỏ , 1Hoa trắng)
GV hỏi:
+ Em có nhận xét gì về KG của cây hoa đỏ trong hai phép lai trên?
 (HS: KG AA và aa điều biểu hiện ra kiểu hình hoa đỏ)
+ Cách làm nào để xác định được KG của cơ thể mang tính trội là đồng hợp hay dị hợp?
 (HS: Cho tiến hành phép lai như trên và dựa vào kết quả của phép lai để xác định)
GV kết luận và nêu câu hỏi tiếp:
+ Hai phép lai trên gọi là lai phân tích ,vậy thế nào gọi là lai phân tích? Lai phân tích nhằm mục đích gì?
 ( HS: Nêu được nội dung của lai phân tích và mục đích của phép lai là xác định KG của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp)
GV củng cố nội dung mục này có thể bằng cách cho HS làmbài tập mục III (SGK)
2.1.2 Ý nghĩa của sự tương quan trội - lặn:
 Trong phần này,HS cần hiểu được tương quan trội - lặn là hiên tượng phổ biến ở thế giới sinh vật,việc xác định tương quan này trong chọn giống vật nuôi,cây trồnglà cần thiết,từ đó thấy được ứng dụng của lai phân tích.
GV sử dụng các câu hỏi sau và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
a,Tương quan trội - lặn được xác định bằng cách nào?
b, Việc xác định được tương quan trội - lặn trong chọn giống vật nuôi và cây trồng có ý nghĩa gì? 
c, Xác định độ thuần chủng của giống bằng cách nào?
 (HS thảo luận trả lời các nhóm khác theo dõi bổ sung)
2.1.3 Trội không hoàn toàn: 
GV nêu phép lai:
 P: Hoa đỏ x hoa trắng
 AA aa
 Gp: A a
 F1: Aa (100% hoa đỏ)
 Cho F1 x F1: Aa x Aa
 Gp: A , a A , a
 F2: AA , 2Aa , aa (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
GV nêu vấn đề:
+ Thực tế người ta thu kết quả ở F1: 100% hoa hồng, F2: 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1hoa trắng. Vậy:
a, Hãy xác định KG của các cá thể mang tính trạng hoa đỏ, hoa hồng và hoa trắng?
 ( HS xác định được KG dựa vào tỉ lệ KG ở F2 trong sơ đồ lai: AA hoa đỏ, Aa hoa hồng, aa hoa trắng)
b, So sánh KG và kiểu hình ở F1và F2 trong hai trường hợp trên?
Để rèn luyện kĩ năng suy luận,đề xuất giải thuyết GV nêu câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về KH ở F1 và F2 trong hai trường hợp trên?
Sau đó GV kết luận về trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
GV tiếp tục nêu câu hỏi:
+ Trong trường hợp trội không hoàn toàn có cần dùng phép lai phân tích để kiểm tra KG của cơ thể mang tính trạng không? Tại sao?
(Dựa vào kết quả so sánh KG và KH ở F1 và F2 trong hai trường hợp nêu trên, HS nêu được : Chỉ dùng lai phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn)
2.2 Củng cố: cho học sinh làm các bài tập điền từ vào chổ trống trong SGK hoặc làm bài 3 ở phần câu hỏi và bài tập trang 13 SGK.
3. Kết quả:
Trong quá trình giảng dạy bản thân đã vận dụng phương pháp nêu trên thấy đạt được kết quả sau:
Lớp học sôi nổi,HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Các thành viên của lớp học tham gia xây dựng bài trong hoạt động nhóm rất sôi nổi nhiệt tình,có hiệu quả.
Sau tiết học kết quả kiểm tra đạt hiệu quả .
Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Tạo hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng trong học sinh.
 III/ KẾT LUẬN: 
 Trong quá trình giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường bản thân luôn tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học theo hướng tích cực kết hợp với một số phương pháp khác thấy có hiệu quả như đã nêu ở phần kết quả đạt được. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi đã nêu kinh nghiệm nhỏ nêu trên rất mong các thế hệ anh chị và đồng nghiệp nhất là đồng nghiệp cùng chuyên môn tham gia góp ý để tôi học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học được ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Phan Chu Trinh, ngày 22 tháng 02 năm 2007
 Người viết
 Phạm Văn Ngàn
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích đề tài
II/ NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Phương pháp dạy học bài “ Lai một cặp tính trạng” theo phương pháp tích cực.
3. Kết quả
III/ KẾT LUẬN.

File đính kèm:

  • docSKKN_S9_DH_TICHCUCdoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan