Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua xây dựng chủ đề dạy học “hàng dọc” trong phần Lịch sử Việt Nam (1919 – 1954), lớp 12, Ban cơ bản, THPT

Năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh,“competentia”. Ngày nay

khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự

thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Khái niệm năng

lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lí, giáo dục học. Có nhiều định nghĩa

khác nhau về năng lực, nhưng chung lại thì Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức

hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự

sẵn sàng hành động và trách nhiệm.

Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là

một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời

là phát triển năng lực hành động. Chính vì vậy trong lĩnh vực sư phạm, năng lực

còn được hiểu là: khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động,

giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh

vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh

nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

Chương trình giáo dục theo định hướng PTNL được bàn đến nhiều từ những

năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế và khác

với chương trình định hướng nội dung. Chương trình dạy học định hướng PTNL là

dạy học định hướng kết quả đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào thực

tiễn.

Trong chương trình dạy học theo định hướng PTNL, khái niệm năng lực được

sử dụng như sau:

1. Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học

được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;

2. Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được

liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;

3. Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn.;

4. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá

mức độ quan trọng, cấu trúc hóa các nội dung, hoạt động và hành động dạy học

về mặt phương pháp;

5. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình

huống.;

6. Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng

chung cho công việc giáo dục và dạy học;

pdf107 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua xây dựng chủ đề dạy học “hàng dọc” trong phần Lịch sử Việt Nam (1919 – 1954), lớp 12, Ban cơ bản, THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mỗi sự kiện lịch sử còn ẩn chứa nhiều 
bài học có thể áp dụng trong cuộc sống, học sinh cũng ý thức được rằng việc học 
tập ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cần khai thác, tìm hiểu thêm các 
tài liệu bên ngoài thông qua sách tài liệu tham khảo, báo chí, mạng Intơnét. Các 
học sinh khá, giỏi đã hình thành được khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề 
do giáo viên yêu cầu, những điều mà học sinh học được nhiều hơn không chỉ là 
kiến thức mà quan trọng là các em được trang bị cả kĩ năng sống như kĩ năng làm 
việc theo nhóm, kĩ năng sống hoà nhập với cộng đồng, kĩ năng quản lí, điều hành 
công việc, kĩ năng hùng biện, diễn thuyết trước đám đông, kĩ năng xử lí tình 
huốngđó là những kĩ năng cần thiết của con người trong thời đại ngày nay. 
 - Đối với lớp đối chứng 12A7 
Hoạt động học tập ở lớp đối chứng chủ yếu là học theo trình tự trong sách 
giáo khoa, dàn trải kiến thức, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Khả 
năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, khả năng hợp tác để hoàn thành 
nhiệm vụ học tập, khả năng tự nghiên cứu, đào sâu kiên thức là rất hạn chế. Một số 
học sinh học thiếu tập trung vì cảm thấy kiến thức trong sách giáo khoa là đầy đủ, 
không có gì để khai thác thêm. Các học sinh yếu thì hầu như chỉ học đối phó. 
3.3. Công tác ôn tập cho học sinh thi THPT Quốc Gia 
 - Việc xây dựng các chủ đề định hướng PTNL theo “hàng dọc” sẽ giúp HS 
hệ thống từng mảng kiến thức lớn theo chiều sâu của lịch sử, giúp HS có thể so 
sánh, đối chiếu một nội dung kiến thức nhưng ở những giai đoạn lịch sử khác nhau 
một cách có hệ thống. Điều này rất cần thiết cho HS ôn thi THPT Quốc Gia. 
 - Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng PTNL được GV thực hiện 
nhuần nhuyễn, sáng tạo sẽ góp phần phát hiện HS khá, giỏi có năng lực yêu thích 
bộ môn thực sự, từ đó sẽ ôn tập cho các em có hiệu quả hơn. 
 - Câu hỏi được xây dựng theo cấu trúc: 50% ở mức độ nhận biết, hiểu và 
50% ở mức độ vận dụng chủ yếu mức độ cao, câu hỏi mở, vì thế HS cớ cơ hội để 
phát triển năng lực của mình một cách tối đa, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. 
- Từ những câu hỏi/bài tập được xây dựng trong chủ đề theo bảng mô tả với 
4 cấp độ: Biết; Hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao giáo viên hình thành các dạng bài 
tập cho học sinh ôn thi THPT Quốc Gia. Sau đây là một số dạng câu hỏi, bài tập 
1. Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn 
2. Dạng câu ghép đôi 
3. Dạng câu điền khuyết 
4. Dạng câu hỏi yêu câu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản 
96 
5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định 
6. Dạng câu hỏi sự dụng kênh hình để hiểu biết sự kiện lịch sử 
7. Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian 
8. Dạng câu hỏi sự dụng văn học, âm nhạc để hiểu biết sự kiện lịch sử 
97 
PHẦN BA KẾT LUẬN 
1. Kết luận sau thực nghiệm sư phạm 
Qua quá trình điều tra và thực nghiệm sư phạm tôi đi đến kết luận sau: 
1.1. Về phía giáo viên: 
 - Dạy học theo định hướng PTNL học sinh là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất 
cả GV phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 
đáp ứng với yêu cầu mới của giáo dục nước ta hiện nay. 
- Việc xây dựng câu hỏi và bài tập theo hướng PTNL và áp dụng trong quá 
trình dạy học, kiểm tra đánh giá đã thực sự mang lại hiệu quả và đáp ứng được 
mục tiêu, yêu cầu của giáo dục nếu thực hiện đúng các bước sau: 
+ Bước 1: Nắm vững cơ sở lí luận về định hướng dạy học và KTĐG theo 
hướng PTNL. 
+ Bước 2: Lựa chọn chủ đề trong chương trình, sắp xếp nội dung để xác 
định kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng hình thành năng lực của HS. 
+ Bước 3: Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn, xếp vào bảng mô tả 
sao cho tương ứng với 4 mức độ nhận thức; xác định các NL được hình thành. 
+ Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến 
thức, kĩ năng và định hướng hình thành năng lực. 
+ Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm theo năng lực: Các mức đầy đủ, tương 
đối đầy đủ, mức không tính điểm dựa theo cách đánh giá của PISA. 
+ Bước 6: Tổ chức dạy học thực nghiệm chủ đề theo hướng PTNL và rút 
kinh nghiệm sau khi dạy. 
+ Bước 7: Triển khai kiểm tra, đánh giá theo hướng PTNL. 
1.2.Về phía học sinh 
 - Tạo cho học sinh tâm thế không sợ học, sợ kiểm tra, không tìm cách đối phó 
bằng những biểu hiện gian lận. 
 - Khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của các HS, tránh được việc học vẹt, học 
tủ...tập trung rèn luyện các kĩ năng cho các em nhất là kĩ năng hợp tác để giải 
quyết nhiệm vụ chung, kĩ năng tích hợp các vấn đề trong cuộc sống. Góp phần tạo 
sự hứng thú, đam mê, sáng tạo của HS đối với bộ môn Lịch sử. 
 - Từ kiến thức, kĩ năng được học HS rút ra được những bài học bổ ích cho bản 
thân để phục vụ cuộc sống sau này. 
2. Một số đề xuất. 
- Đối với học sinh: 
98 
+ Cần làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định 
hướng PTNL trong học tập và ôn thi THPTQG. 
+ Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học theo chủ đề “hàng dọc” cho dễ 
nhớ, dễ hiểu bài. 
+ Tăng cường sự hợp tác khi giải quyết nhiệm vụ chung. 
+ Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực 
tiễn. 
+ Biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải 
quyết các bài tập và làm bài kiểm tra. 
- Đối với giáo viên: Mỗi GV cần tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ 
năng ra đề, có bàn bạc trao đổi và giải quyết những vướng mắc khi biên soạn câu 
hỏi, bài tập, xây dựng chuyên đề dạy học, xây dựng ma trận đề kiểm tra theo định 
hướng PTNL. 
 - Đối với Trường, tổ, nhóm chuyên môn: Tăng cường trao đổi thảo luận về xây 
dựng câu hỏi, bài tập theo hướng PTNL, xây dựng chủ đề dạy học theo hướng 
PTNL, xây dựng ma trận đề kiểm tra theo hướng PTNL cho tất cả các bài kiểm tra 
ở các khối. 
 - Đối với Sở giáo dục và đào tạo: 
+ Chỉ đạo các GV đã dự tập huấn tiếp tục tham gia diễn đàn “Trường học 
kết nối” trên mạng về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng 
PTNL học sinh. Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn. 
 + Ở mỗi huyện, thị xã, thành phố hàng năm nên có một chủ đề xây dựng 
chung để cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn lịch sử 
nói riêng, dạy học theo chủ đề nói chung, nhất là những chủ đề xây dựng theo 
“hàng dọc”. 
3. Kết luận khoa học. 
 Qua một thời gian giảng dạy, nghiên cứu đề tài đã hoàn thành với những kết 
quả sau: 
+ Đã hệ thống lại các phần lí luận chung liên quan đến dạy học theo định 
hướng PTNL. 
+ Dạy học theo định hướng PTNL đã phát huy tính tích cực học tập của HS, 
góp phần tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng tự học, tự kiểm tra, đánh giá và 
phát triển tư duy có tính khoa học, góp phần giúp GV bồi dưỡng, nắm vững về 
phương pháp dạy học, phương pháp KTĐG theo định hướng PTNL. 
 + Đề tài đã xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đi sâu vào một số chủ đề theo 
“hàng dọc” trong phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 1954, lớp 12 -THPT. 
99 
 + Trên cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập, đề tài đã vận dụng hệ 
thống câu hỏi, bài tập trong dạy học và KTĐG theo định hướng PTNL trong phần 
Lịch sử Việt Nam 1919 - 1954, lớp 12 -THPT. 
 Tôi xin chân thành cám ơn thầy cô và các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn 
thành sáng kiến này. Rất mong được sự đóng góp, tham gia ý kiến để khắc phục 
những khuyết điểm và hạn chế để đề tài được hoàn thiện và thực sự hữu ích hơn 
trong quá trình giảng dạy. 
 Hoàng Mai, ngày 28 tháng 03 năm 2019 
 Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Thị Hồng Nga 
100 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD và ĐT - PISA và các dạng câu hỏi, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2009. 
2. Đỗ Hoàng Linh, “Người đi tìm hình của nước (giai đoạn 1911-1930)”, Nhà xuất 
bản Thời Đại, năm 2012. 
3. Đỗ Hoàng Linh, “Đường về tổ quốc (1930-1941)”, Nhà xuất bản Hồng Bàng, 
năm 2012 
4. Đỗ Hoàng Linh, “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1941-1945)”; Nhà xuất bản 
Thời Đại, năm 2012. 
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử lớp12. Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam năm 2009. 
6. Lịch sử Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản giáo dục 2000. 
7. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nhà xuất bản Đại học sư 
phạm Hà Nội 2010. 
8. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử - Lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục năm 
2010 
9.Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh Sở GD và ĐT Nghệ An. 
101 
PHỤ LỤC 
1. Phụ lục 1. Đề kiểm tra thực nghiệm, đối chứng được xây dựng trong dạy học, 
kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực HS. 
ĐỀ KIỂM TRA 
* Câu hỏi trắc nghiệm: 28 câu = 7 điểm 
Câu 1. Điểm khác nhau trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 
với các vị tiền bối đi trước là 
A. sang phương Tây. B. sang phương Đông. 
C. sang Trung Quốc. D. sang Nhật. 
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở 
thành một chiến sĩ cộng sản? 
A. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc xai (1919). 
B. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quôc tế Cộng sản (1920). 
C. Đọc bản Sơ thảo luận cương Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920) 
D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). 
Câu 3. Nội dung nào không phải là vai trò của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng 
thanh niên đối với cách mạng Việt Nam? 
A. Chuẩn bị về tổ chức. B. Chuẩn bị về tài chính. 
C. Chuẩn bị về chính trị tư tưởng. D. Đào tạo huấn luyện cán bộ cách mạng. 
Câu 4. “Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đống minh, quân 
Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...”. Câu nói 
đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? 
A. thời cơ chủ quan thuận lợi đã đến. B. thời cơ khách quan thuận lợi đã đến . 
C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. D. cách mạng tháng Tám đã thành công. 
Câu 5. Nhận xét nào là đúng nhất khi nói về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của 
Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Cương lĩnh là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế 
Việt Nam. 
B. Cương lĩnh là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực 
tiễn Việt Nam. 
C. Cương lĩnh là sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực 
tế Việt Nam. 
D. Cương lĩnh là sự vận dụng rập khuôn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh 
thực tế Việt Nam. 
102 
Câu 6. Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của 
cách mạng Việt Nam là 
A. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới. 
B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. 
C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
D. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị. 
Câu 7. Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng 
Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ 
hiện nay là 
A. xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh. B. tăng cường quan hệ ngoại giao. 
C. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 
D. tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất. 
Câu 8. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 
1945 ở Việt Nam góp phần đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 
các giai đoạn sau là 
A. Đảng lãnh đạo phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo. 
B. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới kịp thời. 
C. Đảng phải linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh. 
D. Đảng phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong các mặt trận. 
Câu 9. Cuộc kháng chiến toàn quốc năm 1946 bùng nổ đầu tiên tại 
A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. 
C. Hải Dương. D. Các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 
Câu 10. Thành phố kìm được chân địch lâu nhất trong thời kì đầu của cuộc kháng 
chiến chống Pháp là 
A. Huế. B. Hà Nội. C. Nam Định. D. Đà Nẵng. 
Câu 11. Lực lượng nào của ta giữ vai trò chủ yếu khi tiến hành cuộc chiến đấu ở 
Hà Nội 
A. Vệ quốc quân. B. Cứu quốc quân. 
C. Trung đoàn Thủ đô. D. Việt Nam giải phóng quân. 
Câu 12. Cứ điểm ta tấn công mở màn trên đường số 4 trong chiến dịch Biên giới 
thu đông 1950 là 
A. Cao Bằng. B. Đông Khê. C. Thất Khê. D. Đình Lập. 
Câu 13. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt -Trung, 
củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, là mục tiêu của chiến dịch 
103 
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. B. Việt Bắc thu - đông 1947. 
C. Biên giới thu - đông 1950. D. Điện Biên Phủ - đông 1954. 
Câu 14. Cho các dữ kiện lịch sử: 
1. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. 
2. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông 
Dương. 
3. Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và Xênô. 
4. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. 
Cách sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng theo trình tự thời gian là 
A . 2,3,1,4. B. 1,2,3,4. C. 4,2,3,1. D. 2,1,4,3. 
Câu 15. Sự kiện nào được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong những câu thơ sau: 
“ 56 ngày đêm/Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/Máu trộn bùn non/ 
Gan không núng, chí không mòn/Những đồng chí thân chôn làm giá súng 
Đầu bịt lỗ châu mai/Băng mình qua núi thép gai/Ào ào vũ bão..” 
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 
C. Chiến dịch trong Đông - Xuân 1953- 1954. 
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 
Câu 16. Lực lượng cơ động mạnh nhất của Pháp trong kế hoạch Nava tập trung tại 
A. Trung du Bắc Bộ. B. đồng bằng Bắc Bộ. 
C. miền núi phía Bắc. D. bắc Trung Bộ. 
Câu 17. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 là 
A. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. 
B. Giam chân địch ở các đô thị, tiêu diệt được nhiều sinh lực định. 
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. 
D. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn. 
Câu 18. Ý nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu 
– đông năm 1950? 
A. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 
B. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. 
C. Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. 
D. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. 
104 
Câu 19. Ý nào sau đây phản ánh không đúng mục đích của Pháp khi mở cuộc tấn 
công lên Việt Bắc năm 1947? 
A. Phá hậu phương kháng chiến, chặn đường tiếp tế. 
B. Phá vỡ thế chủ động của ta, thành lập chính phủ bù nhìn. 
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh. 
D. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. 
Câu 20. Thắng lợi lớn nhất trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 là ta đã 
A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch. 
B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. 
C. giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
D. giải phóng đường biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập. 
Câu 21. Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là 
A. xây dựng “Vành đai trắng” và bao vây Việt Bắc. 
B. hệ thống phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ và Trung Du. 
C. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông Tây 
D. phòng tuyến “Boongke” và “Vàng đai trắng” ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Câu 22. Mặt trận chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là 
A. quân sự. B. chính trị. C. kinh tế. D. ngoại giao. 
Câu 23. Phương châm được Đảng ta quán triệt trong toàn bộ cuộc tiến công chiến 
lược Đông-Xuân 1953-1954 là. 
A. chủ động đánh địch ở mọi nơi. B. xây dựng đội quân chiến đấu cơ động. 
C. đánh địch với hình thức linh hoạt. D. tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt. 
Câu 24. Phương châm tác chiến cuối cùng của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 
là. 
A. đánh nhanh, thắng nhanh. B. đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. 
C. đánh du kích. D. đánh lâu dài. 
Câu 25. Trong cuộc Chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954), thực dân 
Pháp tiến hành kế hoạch ĐờLátđơTatxinhi và kế hoạch Rơve với hành động giống 
nhau là 
A. phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia. 
B. tiến hành chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế với quân ta. 
C. gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng lực lượng cơ động mạnh. 
105 
D. bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc từ xa. 
Câu 26. Đánh giá nào là đúng nhất về tình thế của Pháp trên chiến trường Đông 
Dương khi thực hiện kế hoạch Nava năm 1953? 
A. Là kế hoạch quân sự phản ánh cấu kết chặt chẽ của Pháp và Mĩ nhằm kết 
thúc chiến tranh. 
B. Là kế hoạch phản ánh tình thế không gì cứu vãn nổi của Pháp và Mĩ nhằm 
nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
C. Là kế hoạch quân sự đánh dấu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ để tiếp 
tục tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương. 
D. Là kế hoạch phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực 
của Mĩ nhằm sớm kết thúc chiến tranh. 
Câu 27. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), 
kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp đã được Thủ tướng Pháp Lanien khẳng 
định là “chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cũng tán 
thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”. 
A. Kế hoạch Nava. B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi. 
C. Kế hoạch Rơve. D. Kế hoạch Bôlae. 
Câu 28. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân 
Pháp (1945 - 1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì 
A. đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, 
cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. 
B. đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, 
cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. 
C. đã mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, góp phần làm tan 
rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở 
Á, châu Phi và Mĩ Latinh. 
D. đã chọc thủng một khâu trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ảnh 
hưởng trực tiếp đến cách mạng Lào và Campuchia. 
* Câu hỏi Tự luận: 1 Câu = 3 điểm 
Câu 1. Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho 
dân tộc Việt Nam? 
 Hướng dẫn chấm Phần Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 
Mức độ đầy đủ: 
 1 
 A 
2 
B 
3 
B 
4 
B 
5 
B 
6 
C 
7 
D 
8 
A 
9 
C 
10
B 
11 
C 
12 
B 
13 
C 
14
A 
106 
15
B 
16
B 
17
A 
18
B 
19
B 
20
C 
21
C 
22
A 
23
D 
24
B 
25
D 
26
D 
27
A 
28 
C 
Mức không tính điểm: HS chọn các đáp án khác, hoặc không trả lời 
* Phần tự luận 
Mức độ đầy đủ: 
Câu1 Nội Dung Điểm 
Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân 
tộc Việt Nam vì 
3,0 
- Do tác động của bối cảnh thời đại: 
+ CNTB đã chuyển hẳn sang CNĐQ, trong lòng nó tồn tại những mâu 
thuẫn gay gắt 
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác - Lênin trở 
thành hiện thực và được truyền bá khắp nơi..., dẫn đến sự ra đời của 
các Đảng cộng sản và Quốc tế Cộng sản... 
=> Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lý luận và thực tiễn 
để lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn... 
1,0 
- Xuất phát từ yêu cầu của CM Việt Nam: Phong trào cách mạng Việt 
Nam diễn ra sôi nổi, liên tục, sử dụng nhiều vũ khí tư tưởng khác nhau 
(phong kiến, dân chủ tư sản) nhưng kết quả đều thất bại. Điều đó đặt 
ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra một con đường cứu nước mới. 
0,75 
- Do nhãn quan chính trị và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc: 
+ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy những hạn chế trong phong trào cứu 
nước của các vị tiền bối... Vì vậy, dù khâm phục nhưng Người không 
tán thành ... 
+ Người đã tiến hành khảo sát thực tiễn và tìm hiểu lí luận ở nhiều nước, rút 
ra được những kết luận về bạn và thù, nhìn thấy hạn chế của các cuộc Cách 
mạng Tư sản ... 
0,5 
- Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương 
về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã phát 
hiện ra khuynh hướng cứu nước mới, khuynh hướng cách mạng vô 
sản. 
0,75 
 Mức tương đối đầy đủ: Hs trả lời đúng một số đáp án nhưng chưa đầy đủ 
 Mức không tính điểm: HS chọn các đáp án khác, hoặc không trả lời 
107 
Phụ lục 2. Một số hình ảnh HS lớp 12A5 thảo luận nhóm khi tham gia học chủ đề 

File đính kèm:

  • pdfvideo_60.pdf
Sáng Kiến Liên Quan