Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp

Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hưởng ứng cuộc thi “dạy học theo chủ đề tích hợp” của SGD & ĐT Quảng Ninh phát động và sự phân công của BGH trường THCS Trọng Điểm, tôi đã gửi bài dự thi “ÔN TẬP CHƯƠNG I” HÌNH HỌC 9 theo chủ đề này và đã được giải cấp tỉnh.

Chương trình sách giáo khoa nói chung, môn toán nói riêng đã được thực hiện là chương trình soạn theo quan điểm mang nặng lý thuyết. Nội dung chương trình mới BDG đang dự định cải cách theo quan điểm hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục.Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15029 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các môn học Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội.
Riêng ở Trung học phổ thông chỉ tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,  vào các môn học và hoạt động giáo dục.
 SKKN : “Sử dụng SĐTD trong dạy học” do PGD Hạ Long phát động giáo viên tham gia trong năm học 2011 – 2012 hỗ trợ phương pháp dạy học này. 
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Theo hướng tích hợp, nhiều nước kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đã đưa vào trường trung học các môn học như khoa học tự nhiên (tích hợp lí, hoá, sinh, địa chất, thiên văn), khoa học xã hội và nhân văn (tích hợp sử, địa, giáo dục công dân, xã hội học). Kinh nghiệm các nước cho thấy việc DHTH các môn học sẽ giúp cho HS dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường 
* Giáo viên: Đội ngũ giáo viên của trường THCS Trọng Điểm có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi... được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường.
* Học sinh : Đối tượng dạy học của dự án là học sinh khối lớp 9 trường THCS Trọng Điểm - Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra, biết sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương học của tất cả các môn.
Thứ hai: Đối với bộ môn Địa lý, Lịch sử, Văn học... các em đã được học rất nhiều bài có liên quan đến vấn đề môi trường, các kỳ quan thiên nhiên.
Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Văn học. lịch sử, Địa lí các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn toán để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Như vậy chỉ có học sinh lớp 9 mới có thể kết hợp được kiến thức của các môn học để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học một cách thuận lợi nhất, biết hoàn thành BĐTD ở các cấp độ thấp, trung bình, cao để hệ thống hoá kiến thức chương. Vì BĐTD là sản phẩm tự các em hoàn thành, trang trí theo ý thích nên các em nhớ lâu, hứng thú với các con số, ký hiệu tưởng như khô khan, nhàm chán...
2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu 
• Ưu điểm:
Dạy học tích hợp sử dụng BĐTD có ưu điểm :
 BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:
+ Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán.
+ Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. 
+ Làm nổi bật sự việc: 
 Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, BĐTD cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc BĐTD dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học.
+ BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:
	Dạy học tích hợp lồng ghép các môn khác giảm bớt sự căng thẳng nhàm chán do đặc thù của môn toán, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh. Giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc
Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết khi mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm việc thực tiễn 
Dạy học tích hợp giúp học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại không khí thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sỡ cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẫn thận, do đó khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt là giữa GV và HS
• Nhược điểm:
+ Đối với người dạy:
- Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
* Nguyên nhân : do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
Giáo viên sử dụng chưa thành thạo phần mềm tạo BĐTD trên máy để tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. 
Giáo viên vẽ trên bảng thì tốn thời gian và diện tích trình bày . Nếu vẽ tay trên giấy thì khó chỉnh sửa khi cần thiết.
Thời gian của giáo viên hạn hẹp, kiến thức xã hội thường cập nhật kém các ngành khác.
+ Đối với học sinh: 
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Toán- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.- Một số học sinh TB yếu chưa biết cách vẽ bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học và hệ thống hóa kiến thức toàn chương- Một số em còn lười biếng về nhà không vẽ biểu đồ tư duy đỗ lỗi không có thời gian vẽ ( Học sinh học cả ngày).
3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề vấn đề nghiên cứu
Tuy nhiên, việc DHTH CKH không đơn giản vì từ lâu các trường sư phạm chỉ quen đào tạo GV dạy các môn học riêng rẽ. Việc đào tạo GV dạy các môn học tích hợp đòi hỏi phải thiết kế lại chương trình ĐTGV về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị ĐT.
Việc DHTH ở các trường PT không chỉ liên quan với việc thiết kế nội dung chương trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi  việc đánh giá, kiểm tra, thi.
Vì những lẽ đó, trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2002 chúng ta chưa thể thực hiện các môn học tích hợp ở THCS và đang chuẩn bị để sẽ thực hiện sau khi hoàn thành phổ cập GD THCS.
Tuy chưa thực hiện được các môn học tích hợp, chúng ta vẫn đặt vấn đề phát triển năng lực DHTH ở GV trung học. Ngày càng có nhiều nội dung GD mới cần đưa vào nhà trường (dân số, môi trường, phòng chống HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông) nhưng không thể đặt thêm những môn học mới mà phải lồng ghép vào các môn học đã có. Vì thế trong dạy học, GV cần tăng cường những mói liên hệ liên môn (ví dụ sinh học với kĩ thuật nông nghiệp, vật lí với kĩ thuật công nghiệp), thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học (ví dụ Tiếng Việt - Văn học, Tập làm văn trong môn Ngữ văn), tích hợp các mặt giáo dục khác trong các môn học phù hợp (ví dụ giáo dục dân số, môi trường trong môn sinh học, địa lí).
TIỂU KẾT CHƯƠNG
 Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên của dạy học tích hợp và sử dụng hiệu quả BĐTD, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài hoc học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương hoặc có thể tự mình tạo lập văn bản trong những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em. 
Từ đó tôi cùng tổ toán hoàn thành bài dạy sau: 
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:
Xác định mục tiêu học tập 
Cần quan niệm rõ Mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò (chứ không phải của thầy), GV phải hình dung sau khi học xong bài học, HS phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, thông qua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần :
- Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình.
- Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực : kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh vực GV nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt, qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học.
- Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát cho nhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mang nặng tính chủ quan của GV. 
- MTHT phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạy học, là cơ sở để GV chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc học tập của HS trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực.
	Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu chương trình, với điều kiện hoàn cảnh dạy học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để cho trò tự đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc.
Dự kiến các hoạt động học tập (HĐHT)
Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực, GV phải chủ động dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. Có thể nói HĐHT là trọng tâm của hoạt động dạy học, qua đó GV thể hiện các ý đồ về phương pháp giúp HS đạt được mục tiêu học tập.
Mỗi HĐHT là một tình huống gợi động cơ học tập; một HĐHT thường gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng; thực hiện xong các HĐ thành phần thì mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện. Vì thế, GV phải có sự đầu tư về chất lượng và kết quả của HĐ, suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến của các HĐ đề ra cho HS, dự kiến các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.
Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy
Giáo viên tự học hỏi CNTT theo mạng Intenet hoặc dưới sự chỉ đạo của PGD khi có lớp tập huấn. Hướng dẫn cho học sinh làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu cho học sinh một số BĐTD theo một bài học hoặc một chủ đề. Cho học sinh vẽ BĐTD dưới hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Kết quả bài học kẹp thành tệp giúp các em ôn tập một cách dễ dàng.
Sau đây là bài dạy theo chương trình tích hợp đã được thử nghiệm ở khối 9 trường THCS Trọng Điểm Hạ Long năm học 2012-2013:
Tiết : 17
Soạn : ÔN TẬP CHƯƠNG I
Giảng :
I ) MĐYC:
* Kiến thức : Hệ thống hoá các kiến thức về cạnh, đường cao,cạnh và góc của tam giác vuông , định nghĩa và tính chất của các tỉ số lượng giác.
* Kỹ năng: Biết dựng thành thạo góc a khi biết một tỷ số lượng giác của nó, biết giải tam giác vuông và vận dụng vào tính chiều cao, chiều rộng của vật thể trong thực tế, giải các bài tập có liên quan đến tỷ số lượng giác hệ thức trong tam giác vuông.
* Thái độ : Đo đạc cẩn thận , tính toán chính xác, vận dụng được kiến thức vào thực tế.
* Tư duy: Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lô gíc. 
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. 
- Phát triển trí tưởng tượng không gian.
II) Chuẩn bị :
* Giáo viên: Máy chiếu, BĐTD, giáo án PPT ghi các câu hỏi và bài tập . Thước, êke, compa, thước đo độ, phấn màu, máy tính.
*Học sinh: Làm các câu hỏi và bài tập trong ôn tập chương I, tập vẽ BĐTD theo phần tóm tắt kiến thức cần nhớ của chương SGK T92. Thước kẻ, êke, compa, thước đo độ, máy tính
III) Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.
IV) HĐDH : ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Hoạt động 1: KTBC ( Ôn tập lý thuyết theo BĐTD)
A) Lý thuyết: ( KT vấn đáp theo BĐTD)
Học sinh 1 : Em hãy nêu các nội dung kiến thức chính cần ghi nhớ của chương?
Kết quả trên BĐTD:
Phát phiếu học tập: 
HS trả lời xong, GV chiếu BĐTD mục 1. 
Điền vào dấu ... đề được công thức đúng và phát phiếu học tập in sẵn 4 nhánh cấp 1 của BĐTD và yêu cầu mỗi học sinh tiếp tục hoàn thành nốt cho mình BĐTD ôn tập chương theo hướng dẫn
Kết quả:
HS 2: Nêu định nghĩa các tỷ số lượng giác của góc nhọn?
Kết quả:
HS 3 : Em hãy nêu các tính chất đã học của các tỉ số lượng giác?
Kết quả:
HS 4 : Nêu các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông?
Kết quả:
GV chốt lại BĐTD phần lý thuyết, chiếu lên bảng BĐTD ôn tập chương hoàn chỉnh phần lý thuyết. Kiểm tra phiếu học tập của học sinh, yêu cầu mỗi nhóm học tập kiểm tra lẫn nhau để soát lỗi sai.
GV tóm tắt lại cho HS các dạng bài tập của chương I
Các yêu cầu cần ôn tập ở chương I:
Hoạt động của thày - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2 :Hệ thống bài tập
GV chiếu trên BĐTD tên các dạng bài tập cơ bản của chương. 
Chúng ta đã hệ thống lại toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ của chương. Bây giờ sang phần ôn tập bài tập. Dạng thứ nhất là BT trắc nghiệm.
GV chiếu đề Bài tập33 SGK:
- Nêu yêu cầu của bài?
TL : Chọn đáp án đúng
- Yêu cầu của phần a là gì ?
TL : Trong hình sau bằng bao nhiêu?
- Em chọn đáp án nào. Vì sao?
TL : Áp dụng định nghĩa tỉ số lượng giác vào tam giác vuông có độ dài các cạnh là 3-4-5 chọn C. Sin 
- Tương tự thực hiện các phần còn lại ?
Kết quả:
a) C. Sin 
b) D . Sin Q = 
c) C . Cos 30
Hoạt động 3 : Bài tập tự luận
GV chiếu đề bài lên màn hình, sau đó tóm tắt GT – KL
BT 2 :Cho tam giác ABC có AB = 6cm; AC = 4,5cm; BC = 7,5cm. 
Tam giác ABC là tam giác gì? 
b)Tính các góc B, C và đường cao AH của giác đó? (kết quả góc làm tròn đến phút, cạnh đến hàng thập phân thứ 3)
GV hỏi vấn đáp, hướng dẫn xong h/s trình bày bảng
? Dự đoán tam giác ABC là tam giác gì.
( h/s có thể nêu dự đoán bằng trực quan sau khi vẽ hình đúng số liệu, hoặc tỉ lệ. Có thể quan sát số liệu các cạnh dùng phương pháp loại trừ : không phải tam giác cân, đều. Vậy còn kiểm tra xem có phải tam giác vuông không?)
? Cách chứng minh 1 tam giác là tam giác vuông khi biết độ dài 3 cạnh của nó.
TL : Áp dụng định lý Pitago đảo
? Phát biểu định lý Pitago đảo
HS 1 trình bày bảng phần a
? Làm thế nào để tính được ? ? 
TL : Áp dụng định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông ABC 	
( HS có thể tính góc C trước
Sin = 0,8 )
HS 2 trình bày bảng phần b tính góc B và C
? Hệ thức nào tính được đường cao AH theo các số liệu đã biết.
TL : vuông ABC có AH . BC = AB . AC
 = 3,6 (cm)
? Ngoài ra còn cách tính theo các tỷ số lượng giác như thế nào.
TL : Trong tam giác vuông ABH, 
AH = AB.sinB ( hoặc các cách khác tương tự nhưng kết quả có sai số vì góc B đã làm tròn)
HS 3 trình bày bảng phần b tính AH
GV và HS dưới lớp nhận xét phần trình bày bảng và sửa sai nếu có
Bài tập 2
GT	ABC ; AB = 6 cm
	AC = 4,5 cm
 BC = 7,5 cm ; AH BC
KL	a) ABC vuông tại A ?
 Tính ? ? AH? 
 b) Điểm M mà nằm trên
 đường nào ?
 Giải 
a) Có BC=7,5 = 56,26 
 AC + AB = 4,5+ 6 = 56,25
Vậy AC + AB = BC
ABC vuông tại A (Định lý Pitago đảo)
b) vuông)ABC có Sin = 0,6 
(đ.nghĩa tỉ số lượng giác)
 * Có (định lý tổng 2 góc nhọn trong tam giác vuông)
.
* vuông ABC có AH . BC = AB . AC
 = 3,6 (cm)
Hoạt động 3 : Khai thác- mở rộng
Còn thời gian gv cho khai thác thêm phần c , liên kết với phần mềm GSP để dự đoán vị trí các điểm M.
Giáo viên hỏi vấn đáp, hướng dẫn h/s qua sơ đồ phân tích đi lên.
? Phần c cho biết điều gì.
TL : Diện tích tam giác ABC bằng diện tích tam giác MBC.
? Yêu cầu gì.
TL : Tìm vị trí các điểm M.
? Trên hình vẽ, tam giác nào tính ngay được diện tích.
TL : tam giác ABC.
? Tại sao tam giác MBC chưa tính được diện tích.
TL: Chưa vẽ đường cao.
? Nên vẽ đường cao ứng với cạnh nào. Vì sao.
TL : Vẽ đường cao ứng với cạnh BC vì hai tam giác có chung cạnh BC.
? Cần điều kiện gì để hai tam giác có diện tích bằng nhau.
TL : AH = MK = 3,6 cm.
? AH = MK thì điểm M phải thoả mãn tính chất nào
TL: Điểm M luôn cách BC cố định một khoảng không đổi bằng h
 ? Điểm M nằm trên đường nào.
SĐ phân tích:
GV cho chạy hình động trên phần mềm GSP để kiểm tra kết quả vị trí các điểm M
- Gv trình chiếu cho h/s tham khảo lời giải
Tìm vị trí điểm M để diện tích tam giác ABC bằng diện tích tam giác MBC?
Giải:
=> Điểm M luôn cách BC cố định một khoảng không đổi bằng AH.
 Vậy M nằm trên 2 đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng h = 3,6 cm
Hoạt động 4: Bài toán thực tế :
Tính được chiều cao của tháp Eiffel mà không cần lên tận đỉnh tháp khi biết góc nhọn tạo bởi tia nắng mặt trời với mặt đất là 620 và bóng của tháp trên mặt đất là 172 m. 
GV cho học sinh quan sát hình vẽ. Em hãy chuyển câu hỏi trên thành nội dung một bài toán hình học?
Kết quả : 
Giới thiệu công trình kiến trúc nổi tiếng tháp Eiffel – công trình nổi tiếng toàn cầu trên PPT
Hoạt động 4 : Củng cố – hướng dẫn
? Nhắc lại các nội dung kiến thức cần ghi nhớ của chương.
* Bài tập về nhà: 
 82, 83, 84, 85 SBTập
Rút kinh nghiệm:
TIỂU KẾT CHƯƠNG
 Bài dạy thử nghiệm đã thu được một số thành công song cũng không tránh được hạn chế. Nó đòi hỏi phải có sự hợp tác hai phía giữa thày và trò, mối quan hệ được cũng cố qua một thời gian nhất định. Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài học, học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương hoặc có thể tự mình tạo lập văn bản trong những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em. 
PHỤ LỤC:
Bản đồ tư duy để học sinh hoàn thành nhánh 2
Phiếu trắc nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN: 
- Kết quả hoàn thành BĐTD của học sinh qua phiếu học tập cá nhân (ở cấp độ trung bình qua sự hướng dẫn của giáo viên), lồng ghép môn mỹ thuật, kênh hình giúp học sinh ghi nhận kiến thức tốt.
- Vận dụng lý thuyết vào làm BT trắc nghiệm (cấp độ thấp)
- Vận dụng giải BT tổng hợp ( phần a, ở mức độ thông hiểu, phần b tìm vị trí điểm M ở mức độ cao)
- Áp dụng kiến thức toán học vào thực tế đo đạc tháp Eiffel là kỳ quan của thế giới, giới thiệu lồng ghép danh lam thắng cảnh, khám phá địa danh, du lịch
KIẾN NGHỊ : 
Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là chủ đề mới mẻ. Nó có nhiều ưu điểm nhưng chắc chắn không tránh được nhược điểm. Giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng CNTT tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng INTENET... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Văn bản chỉ đạo phát động cuộc thi theo chủ đề “ dạy học tích hợp” của SGD & ĐT Quảng Ninh.
Hướng dẫn sử dụng SĐTD của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Trang mạng dành cho giáo viên của BGD : violet.vn

File đính kèm:

  • docSkkn_hoc_toan.doc
Sáng Kiến Liên Quan