Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học ngữ văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh

Trên cơ sở yêu cầu đổi mới việc dạy và học, từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ SGK mới theo chương trình phân ban đại trà áp

dụng cho các trường THPT. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng thời

đưa vào sử dụng bộ SGK Tự chọn dùng cho một số phân môn trong đó có Ngữ văn.

Gần đây, và đặc biệt trong năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục chọn Đổi mới Kiểm

tra đánh giá làm khâu đột phá cho việc Đổi mới Phương pháp dạy học. Trong những

đợt tập huấn cho giáo viên, Sở đã yêu cầu các GV, các tổ bộ môn của các trường tự

lựa chọn chủ đề giảng dạy, theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy

nhiên, các tài liệu phục vụ cho việc dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn không nhiều và

còn ít nhiều bất cập, thời gian dành cho các tiết học cũng hạn chế thì yêu cầu đặt ra

đối với người giáo viên Ngữ văn là phải làm thế nào để tổ chức được các tiết học theo

chủ đề có hiệu quả, góp phần giúp học sinh yêu thích môn học, từ đó say mê học Ngữ

văn và lĩnh hội, nâng cao kiến thức cần thiết theo từng chủ đề của môn học. Với mong

muốn và bằng những kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn

10 của chương trình Cơ bản, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới

kiểm tra đánh giá, người viết muốn bày tỏ phần nào những suy nghĩ và những giải

pháp đã thực nghiệm về việc dạy và học các chủ đề (Ngữ văn 10 - Cơ bản) theo tinh

thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh.

pdf25 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học ngữ văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ạt tiến vào bờ, vừa lúc 
đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành 
muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến 
của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các 
đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không 
trở về Trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ xuống là Hạ 
Long, nơi Rồng Con xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là 
Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành bãi cát mịn và dài hơn chục ki – lô- mét. 
- Bài thuyết minh thường được xây dựng theo một trong năm dạng kết 
cấu: 
+ Theo trình tự thời gian: năm tháng, mùa, buổi, lúc 
+ Theo trình tự không gian: trên - dưới, phải - trái, trong - ngoài . 
+ Theo trình tự nhận thức: từ xa tới gần, từ lạ đến quen, từ hiện tượng đến bản 
chất, từ cụ thể đến trừu tượng  
+ Theo trình tự tổng hợp - phân tích: giới thiệu chung về đối tượng thuyết 
minh trước, thuyết minh riêng từng mặt, từng góc độ khác nhau sau. 
+ Theo trình tự chủ yếu - thứ yếu: trình bày cái chính, cái chủ yếu trước, cái 
phụ, cái thứ yếu sau. 
 15 
- Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân loại, phân tích, nêu 
ví dụ điển hình, giải thích nguyên nhân - kết quả, dẫn tư liệu, nêu số liệu  
Và nếu cần thiết, giáo viên có thể giới thiệu thêm các dàn bài với những bài 
văn thuyết minh theo từng chủ đề khác nhau; và cũng không quên chỉ cho học sinh 
thấy sự cần thiết trong việc phối hợp các phương pháp khi làm bài văn thuyết minh để 
các em có dịp đối chiếu, so sánh, tìm hướng đi cho bài văn thuyết minh của mình, từ 
đó trau dồi kỹ năng làm bài văn (tạo lập văn bản) nói chung, bài văn Thuyết minh nói 
riêng. 
2. Giải pháp 2: Hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề. 
Việc hệ thống kiến thức theo một số chủ đề trong giờ học Ngữ văn sẽ giúp 
cho các em học sinh dễ dàng nắm bắt tri thức một cách tổng hợp. Việc bố trí sắp xếp 
các chủ đề khi dạy của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn Nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB 
Giáo dục 2006) dùng cho học sinh lại không theo như phân phối chương trình Ngữ 
văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này có nghĩa học sinh phải chấp nhận một thực 
tế nếu cứ học theo thứ tự chủ đề như trong tài liệu sẽ khó cho việc tích hợp, bổ sung 
và nâng cao kiến thức song hành với kiến thức cơ bản đã được cung cấp trong SGK. 
Nếu như vấn đề tích hợp ba phân môn: Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt, Làm Văn ở bộ 
SGK Ngữ Văn 10 rất hợp lí theo thứ tự số tiết/ tuần và số tuần/ năm thì ngược lại, ở 
“Tài liệu Tự chọn Ngữ Văn10” lại không như vậy. Nguyên nhân là do ở mỗi chủ đề đã 
có sự tách bạch rất rõ ràng về mặt nội dung, gần như không liên quan hay lặp lại cùng 
nội dung ở những chủ đề khác theo hướng tích hợp. Bởi vậy, đòi hỏi người giáo viên 
cần phải biết lựa chọn từng chủ đề cho phù hợp với thực tế trong quá trình giảng dạy 
Ngữ Văn 10. Giả sử, học sinh sẽ được học phần Văn học nước ngoài ở cuối học kì I, 
nếu giáo viên không chú ý giới thiệu chủ đề “Những vấn đề chủ yếu của phần Văn 
học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 10” trước khi tìm hiểu các tác phẩm Văn 
học nước ngoài thì thật thiếu sót. Bởi nếu được giới thiệu trước chủ đề này thì khi đi 
vào tìm hiểu một số tác phẩm Văn học nước ngoài có trong chương trình Ngữ Văn 10 
- Cơ bản, học sinh sẽ cảm thấy dễ hiểu, từ đó mới có sự thích thú vì biết thêm những 
thành tựu của nhiều nền văn học trên thế giới, các tác phẩm Văn học nước ngoài sẽ 
trở nên gần gũi hơn giảm bớt sự xa lạ, khó hiểu đối với các em. 
Cũng vậy, sau khi dạy bài “Những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt”, nếu 
giáo viên không chú ý đưa vào dạy chủ đề “Những lỗi thường gặp trong việc sử dụng 
tiếng Việt, thực hành sửa lỗi” trong giờ học theo chủ đề tự chọn thì học sinh sẽ không 
có điều kiện củng cố để khắc sâu kiến thức bài học, bằng các bài tập nâng cao. Trong 
khi, sách giáo khoa chỉ đưa ra một số bài tập và thời gian quy định cho bài học trên 
lớp cũng hạn chế. 
Theo lẽ thường, HS học đến lớp 10 thì việc đọc thông, viết thạo là đương 
nhiên, vì các em đã được học môn Ngữ văn một cách hệ thống từ dưới lên trên. Song 
 16 
thực tế, không phải tất cả các học sinh đều đạt được sự đọc thông viết thạo. Ngay cả 
những học sinh có học lực khá giỏi về môn học, đôi khi không để ý vẫn mắc lỗi về 
diễn đạt một cách ngớ ngẩn, chứ chưa bàn tới đối tượng yếu kém về môn học. Bởi 
vậy, theo thiển ý của mình, chúng tôi cho rằng đưa chủ đề này vào, giúp HS hệ thống 
hóa lại kiến thức cơ bản là một việc làm không thể bỏ qua. 
3.Giải pháp 3: Cung cấp thêm tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những 
nội dung tương ứng theo từng chủ đề - Phần Tiếng Việt. 
Đây là công việc rất quan trọng, đối với từng chủ đề thì tư liệu thực hành là 
hết sức cần thiết để từ đó góp phần giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. Quay lại 
với bài “Những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt” và chủ đề “Những lỗi thường gặp 
trong việc sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi”. Bên cạnh việc bổ sung các lỗi 
thường gặp khi sử dụng tiếng Việt thì hệ thống các bài tập thực hành mà giáo viên 
đưa ra sẽ có tác dụng khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh. 
 Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt - những cách chữa cơ bản: 
* Lỗi dùng từ: Có thể học sinh hay gặp các lỗi: thiếu quan hệ từ, thừa quan hệ từ, 
dùng từ không chính xác, dùng từ sai phong cách... trong quá trình tạo lập văn bản. 
- Thiếu quan hệ từ: 
VD: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. 
 Sửa: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. 
- Thừa quan hệ từ: 
VD: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong 
nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. 
 Sửa: Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong 
nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. 
- Dùng từ không chính xác: 
VD: Bé Thư kiên cố không chịu đi nhà trẻ. 
 Sửa: Bé Thư kiên quyết không chịu đi nhà trẻ. 
* Lỗi đặt câu: 
- Câu thiếu thành phần chủ ngữ. 
 17 
VD: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân 
trong xã hội cũ. 
 Sửa: Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy cuộc sống của 
người nông dân trong xã hội cũ. 
Hoặc bỏ từ Qua để biến Tác phẩm tắt đèn thành chủ ngữ. 
 - Câu thiếu vị ngữ: 
VD: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những 
bài học đầu tiên về cuộc sống. 
 Sửa: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi 
những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong suốt cuộc đời mình. 
- Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: 
VD: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, 
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
 Sửa: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây 
giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt. 
- Lỗi thiếu vế câu ghép: 
VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài 
đã báo rồi. 
 Sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió to vì 
đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 
- Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu: 
VD: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và 
môi trường trong nhà trường. 
 Sửa: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về 
bảo vệ thiên nhiên và môi trường. 
- Lỗi sử dụng sai dấu câu: 
VD: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó? 
 18 
 Sửa: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó. 
- Lỗi về nghĩa của câu: 
VD: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt 
được những thành tựu đáng kể. 
 Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt 
được những thành tựu đáng kể. 
* Lỗi đoạn văn: 
- Lạc ý: 
VD: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều 
hơn tất cả (1). Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn 
nhau cắt rốn (2). Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công 
việc trong xóm, trong làng (3). Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc (4). 
 Nhận xét: (1) - câu chủ đề nói về tình yêu; câu (2), (3), (4) không nói về 
tình yêu nam nữ - lạc ý. 
 Sửa lại nội dung câu chủ đề: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình 
yêu đất nước là những bài nhiều hơn tất cả (1). 
- Thiếu ý: 
VD: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa (1). Họ hát trong những đêm 
trăng hoặc ngày hội (2). Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn (3). Những nhạc 
cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng ... (4). 
  Nhận xét: các câu 2, 3, 4 mới đề cập đến ý 1 câu (1) mà chưa đề cập đến ý 2. 
 Sửa: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa (1). Họ múa hát trong những 
đêm trăng hoặc ngày hội (2). Họ hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn (3). Những nhạc 
cụ đệm cho những câu hát, điệu múa thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng ... (4). 
 - Lỗi lặp từ trong đoạn văn: 
VD: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em 
trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng cả 
hoa hồng nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em. Em hái 
hoa tặng chị em... 
 19 
 Nhận xét: Việc lặp lại từ ngữ không đem lại tác dụng biểu cảm cho đoạn văn. 
 Sửa: Phía sau nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Em dùng chỗ đất ấy để trồng 
các loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, và cả hoa hồng nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, 
em hái chính những bông hoa ấy để tặng mẹ và chị của em. 
 Trong quá trình dạy học theo chủ đề tự chọn này, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới 
các học sinh diễn đạt còn yếu, hay sai chính tả, gặp khó khăn trong dùng từ, đặt 
câu... bằng cách tạo nhiều cơ hội cho các em thực hành: Gọi các em trả lời câu 
hỏi từ dễ đến tăng dần độ khó; yêu cầu các em tạo lập các loại văn bản từ ngắn 
đến dài...Thường xuyên uốn nắn sửa lỗi về diễn đạt cho các em. Sử dụng điểm 
số như một tác nhân kích thích sự cố gắng, nỗ lực của các em – có sự phân hóa 
từng đối tượng học sinh. 
 Sau khi dạy học chủ đề này, các học sinh diễn đạt yếu, hay phạm lỗi diễn đạt đã 
có sự tiến bộ rõ rệt. Số lỗi các em mắc phải ít dần đi trong các bài kiểm tra. 
4. Giải pháp 4: Tăng cường năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản cho 
HS. 
 Trong các giờ lên lớp, chúng tôi luôn có ý thức rèn luyện để tăng cường các năng 
lực này cho HS. Có thể nói, đây là việc làm mà chúng tôi thực hiện một cách 
thường xuyên. 
Ví dụ: Khi dạy bài Thề nguyền- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
 Chúng tôi, giành thời gian cho các em thảo luận để lĩnh hội nội dung và nghệ 
thuật của đoạn trích (vì đây là bài đọc thêm). Sau đó yêu cầu các em thể hiện sự 
cảm nhận đoạn trích bằng một bài viết ngắn (thể loại văn hay thơ tùy chọn). Nhiều 
em viết khá hay. Nhưng có ba em, viết y chang từng câu chữ trong bài cảm nhận. 
Chúng tôi phát hiện ra và phê vào bài của từng em như sau: 
Bài của Nguyễn Thị Thu Thủy (HS lớp 10A2): 
Cảm nhận mà giống y chang 
Mỗi câu, mỗi ý, mỗi hàng giống nhau! 
Bài của Phạm Thoại Ngân (HS lớp 10A2): 
Cảm nhận mà viết như nhau 
Văn chương chung ý , trùng lời vậy sao? 
 20 
Bài của Đinh Việt Thắng (HS lớp 10A2): 
Thủy, Ngân đã viết giống nhau 
Cớ sao Việt Thắng viết sau cũng vầy? 
 Được hỏi tới, các em đều thú nhận cùng chép ở một tài liệu. Quá tức giận, 
nhưng chúng tôi đã kìm lại, không quát tháo cũng không nói nhiều, chỉ nhẹ nhàng 
mà kiên quyết yêu cầu các em viết lại bài bằng chính suy nghĩ của mình. Thực ra, 
chỉ vì lười suy nghĩ, hoặc có thể các em cho rằng cô không đọc mới làm như thế 
chăng?... Sau đó, cả ba học sinh này đã viết lại bài bằng chính suy nghĩ và ngôn từ 
của mình. Tuy bài viết của các em còn có nhiều lỗi, nhưng chúng tôi đã tìm những 
ưu điểm trong bài để biểu dương các em, không quên chỉ ra những lỗi để các em 
khắc phục. 
 Một tình huống khác: Có em HS khi cô yêu cầu tạo lập văn bản, viết cảm nhận 
về đoạn trích Kiều, đã cắc cớ: “ Cô ơi! Cô làm mẫu trước đi để chúng em làm 
theo!”. Không ngần ngại tôi nói rằng: “cô sẽ đọc các em nghe một bài cảm nhận 
của riêng cô về mối tình đầu, đề cập đến tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều, 
có điều nghe xong em cũng phải làm được thơ đấy nhé!”. Rồi tôi đọc: 
Mối tình đầu 
Mối tình đầu bao giờ cũng đẹp 
Rượu nước đầu luôn bốc men say 
Và những lời thơ hay 
Luôn là lời yêu của trai gái thuở ban đầu 
Đắm say ngào ngạt 
Nhưng không mấy tình đầu kết thành hoa trái! 
Chẳng biết vì đâu? 
Đã từ rất lâu 
 21 
Nhân loại đau bởi mối tình đầu 
Những Rô mê ô và Ju li et 
Những Kim Trọng Thúy Kiều... 
Nếu họ được bên nhau bạc đầu 
Thì còn gì cho ta nuối tiếc về sau 
Và lớp lớp người vẫn cứ yêu nhau 
Không có tình đầu thì làm gì có tình sau? 
Con gái ơi ! Con hãy cứ yêu 
Khi tình yêu làm tim con sai nhịp 
 Nhưng giữ được tình đầu đâu có dễ 
 Bởi nó không là quyền quyết định của riêng con! 
 Có em còn hỏi: “Nếu lỡ yêu phải người xấu thì sao cô?” 
Chúng tôi chỉ trả lời đơn giản, cụ Nguyễn Du đã dạy: “Trăm năm tính cuộc vuông 
tròn/ Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.” , ở trong Truyện Kiều chứ ở đâu xa! 
 Nghe xong, các em vỗ tay tán thưởng thích thú. Có em còn nói : “ Cô ơi! Cô đã làm 
cho con cảm thấy học văn thú vị và có cảm hứng khi học văn rồi. Con cám ơn cô!” 
Viết ra những dòng này, chúng tôi mong muốn nhận được ở các đồng nghiệp một 
sự đồng cảm, sẻ chia về những nỗi vất vả của nghề dạy Văn, một nghề luôn đòi hỏi 
sự nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo... nếu không HS sẽ qua mặt và xem thường 
mình bất cứ lúc nào! 
VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
- Sau khi áp dụng sáng kiến nhằm tạo hứng thú, sự quan tâm, giành thêm thời 
gian của học sinh đối với môn học, dạy học theo chủ đề (Ngữ Văn 10 - Cơ bản) vào 
quá trình giảng dạy thực tiễn, chúng tôi thu được những kết quả khả quan như sau: 
 22 
+ Học sinh không còn phải lúng túng, bối rối, nhàm chán vì sự trùng lặp kiến 
thức giữa kiến thức cơ bản về bài học đã được cung cấp trong SGK và kiến thức trong 
giờ học theo chủ đề. Trên cơ sở kiến thức cơ bản về bài học đã được cung cấp trong 
SGK, các em học sinh tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu với những đề 
tài đã được chuẩn bị từ trước và tìm tòi vấn đề mới, lớp học trở nên sinh động hơn. 
+ Bản thân người dạy cũng cảm thấy tự tin, chủ động, hứng thú hơn trong việc 
đầu tư soạn giáo án, lên lớp. Các em học sinh tự tin hơn khi phát biểu xây dựng bài, 
có nhiều thời gian để thảo luận, sáng tạo. 
- Kết quả thực hiện đề tài này không những thể hiện hiệu quả ngay trong giờ 
học mà còn thể hiện rõ trong kết quả kiểm tra đánh giá qua các bài kiểm tra 15 phút, 
bài viết 45 phút và bài thi học kì của học sinh. Đơn cử cụ thể vài bài: 
 Kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2014- 2015 của lớp 10A2: 
(Theo số liệu ban đầu của sổ điểm cá nhân – khi chưa thực hiện giải pháp) 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
39 0 0% 12 30% 21 54% 06 16% 
 Kết quả bài kiểm cuối học kì I năm học 2014- 2015 của lớp 10A2: 
(Theo bảng điểm kiểm tra tập trung của trường – khi đã thực hiện giải pháp) 
Tổng số HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
39 04 10% 19 49% 14 36% 02 5% 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 
 23 
- Để tổ chức tiết dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn có hiệu quả, giáo viên cần có 
sự phân chia thời gian hợp lí cho từng chủ đề; chủ đề được lựa chọn đưa vào giảng 
dạy cần có sự phối hợp nhiều nguồn kiến thức, tạo không khí thoải mái để học sinh 
hứng thú học tập, không còn cảm thấy gò bó. 
- Về phía học sinh, các em cần phải nắm vững kiến thức cơ bản đã được cung cấp 
trong sách giáo khoa vì đó chính là nền tảng cơ sở để giúp các em nâng cao kiến thức 
bộ môn cho bản thân, thông qua sự hỗ trợ của giáo viên. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra 
là các em cần phải chịu khó tìm tòi tài liệu, soạn bài đầy đủ và học bài trước khi đến 
lớp, mạnh dạn phát biểu ý kiến khi tham gia thảo luận theo từng chủ đề. Các em tích 
cực hợp tác là điều kiện đầu tiên quyết định sự thành công của việc dạy học theo định 
hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – Cơ bản và Nâng cao. 
- Sách giáo viên Ngữ Văn 10 – Cơ bản và Nâng cao. 
- Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10 - Bùi Minh Toán - NXB GD 
(2006). 
- Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10 - Bùi Minh 
Toán - NXB GD (2006). 
- Ngữ Văn 10 - Phan Trọng Luận - NXB GD (2006). 
 Biên Hòa, ngày 15 / 4 / 2015 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
( Đã kí) 
Thái Thị Kim 
 24 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Nguyễn Tãi 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Biên Hòa., ngày 09 tháng 5 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2004 - 2005 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO TINH THẦN CHÚ TRỌNG PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 
Họ và tên tác giả: THÁI THỊ KIM Chức vụ: TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN 
Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã 
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả 
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm cũ của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có 
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
BM04-NXĐGSKKN 
 25 
Thái Thị Kim (Ký tên và ghi rõ họ tên) 
Lê Thị Quỳnh Thương 
Trần Thị Ngọc Anh 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_ngu_van_theo_tinh_than_chu_trong_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sinh_8665.pdf
Sáng Kiến Liên Quan