Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

 Với tinh thần đổi mới hiện nay, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực là mục tiêu được đặt ra đối với tất cả các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh được hiểu một cách khái quát là không chỉ dạy kiến thức mà qua đó để bồi đắp cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết, năng lực tiếp nhận và năng lực vận dụng.

 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý tới cách sống, cách nghĩ. đồng thời rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống đặt ra trong học tập cũng như trong thực tế cuộc sống.Tình huống trong học tập là các tình huống mới, tình huống giả định có thể xảy ra. Tình huống trong cuộc sống là các tình huống có thật thường xuất hiện hằng ngày, quen thuộc và gần gũi với người học.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện HS biết liên hệ, tự điều chỉnh bản thân; Tự nhận thức nội dung ý nghĩa và bài học giáo dục trong truyện.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo: Biết kể sáng tạo truyện. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học rút ra từ truyện dan gian, lựa chọn các hình thức để tạo lập văn bản tương tự và thực hành báo cáo sản phẩm, HS biết xây dựng các sự việc, viết các đoạn văn, bài văn kể hoàn chỉnh. 
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Thể hiện sự tự tin thông qua các giờ học trên lớp và ứng xử ngoài đời sống thực tiễn, HS biết hợp tác, trao đổi thông qua thảo luận nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ để nói, viết và giao tiếp. 
 - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ: Từ việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học dân gian, học sinh biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của cuộc sống người xưa. . Từ đó biết sống và hành động theo cái đẹp và những giá trị nhân văn. 
 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Khả năng khai thác nguồn thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan bài học.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Tiết 65: Ôn tập tiếng Việt
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
 I. Mục đích:
 1. Về phẩm chất:
 - Tự hào và trân trọng về sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
 - Bảo vệ, giữ gìn, phát triển sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. 
 - Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
2.Về năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận thức về những đặc điểm của từ tiếng Việt để lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo: Lựa chọn kiến thức tiếng Việt phù hợp để tạo lập văn bản và thực hành báo cáo sản phẩm. 
 - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Sử dụng kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp,trình bày những suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ tiếng Việt. hợp tác, thảo luận thông qua thảo luận nhóm.
 - Năng lực ngôn ngữ: biết sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản, để giao tiếp.
 - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. Cảm nhận những giá trị thẩm mĩ, vẻ đẹp và giá trị ngôn ngữ...
 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Khả năng khai thác nguồn thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan bài học.
TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Chủ đề này gồm 3 tiết:
Tiết 58: HDHT: Con Hổ có nghĩa.
Tiết 61: HDHT: Mẹ Hiền dạy con.
Tiết 64: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
 I. Mục đích:
1. Về phẩm chất:
 - Lòng biết ơn, sống theo đạo lý: Uống nước nhớ nguồn.
 - lòng nhân ái: cảm thông, chia sẽ. độ lượng và vị tha.
 - Ca ngợi, biết ơn những những người tốt có tấm lòng nhân hậu.
 - Yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cái thiện; Yêu quý, trân trọng trí thông minh, sáng tạo của con người.
 - Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 2.Về năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận thức nội dung ý nghĩa giáo dục qua các truyện.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học rút ra từ truyện cười, lựa chọn các hình thức để tạo lập văn bản tương tự và thực hành báo cáo sản phẩm, HS biết xây dựng các sự việc, viết các đoạn văn, bài văn kể hoàn chỉnh. 
 - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Thể hiện sự tự tin thông qua cá giờ học trên lớp và ứng xử ngoài đời sống thực tiễn, HS biết hợp tác, trao đổi thông qua thảo luận nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để tạo lạp vawn bản và giao tiếp.
 - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận những giá trị thẩm mĩ, vẻ đẹp và giá trị ngôn ngữ...
 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Khả năng khai thác nguồn thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan bài học.
CHƯƠNGTRÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN.
Chủ đề này gồm 4 tiết:
Tiết 68,69: Hoạt động Ngữ Văn.
Tiết 70,71: Chương trình địa phương.
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
 I. Mục đích:
1. Về phẩm chất:
 - Lòng yêu nước: Yêu thiên nhiên, di sản, yêu con người.Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản, con người.
 - Chăm chỉ: nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
 - Trách nhiệm, Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
2.Về năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận thức ý nghĩa giáo dục từ các hoạt động trải nghiệm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo: Giải quyết các tình huống đặt ra trong trong hoạt động và cuộc sống. Phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân.
 - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Thể hiện sự tự tin thông qua các các hoạt động trong giờ học trên lớp và ứng xử ngoài đời sống thực tiễn, HS biết hợp tác, trao đổi thông qua thảo luận nhóm.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ để giáo tiếp, ứng xử.
 - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận những giá trị thẩm mĩ, vẻ đẹp và giá trị ngôn ngữ...
 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Khả năng khai thác nguồn thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan bài học.
III. Định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực qua giáo án dạy chủ đề truyện truyền thuyết (Ngữ Văn 6- Tập 1).
CHỦ ĐÊ: TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
 I. Mục tiêu:
1. Về phẩm chất:
Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm giàu tính nhân văn.
 - Lòng yêu nước, tự hào và suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt Nam, các nhân vật lịch sử và những nét đẹp văn hóa dân tộc.
 - Ý thức đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa nhau trong một tập thể.
 - Yêu và bảo vệ thiên nhiên, di sản, yêu con người.
 - Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
2.Về năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận thức ý nghĩa của truyện truyền thuyết
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo: Lựa chọn các hình thức để tạo lập văn bản tương tự trên cơ sở nắm được đặc trưng thể loại và thực hành báo cáo sản phẩm. HS biết xây dựng các sự việc, viết các đoạn văn, bài văn kể hoàn chỉnh. 
 - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Kĩ năng nghe, nói, đọc viết thông qua các giờ học trên lớp và ứng xử ngoài đời sống thực tiễn, hợp tác khi trao đổi thông qua thảo luận nhóm.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh từ văn bản.
 - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ: Ttrình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa rút ra từ truyện truyền thuyết về những giá trị thẩm mĩ, vẻ đẹp và giá trị ngôn ngữ...
 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Khả năng khai thác nguồn thông tin trên mạng để thu thập thông tin về các vấn đề liên quan bài học
 II- Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - HS hiểu được sơ lược về thể loại truyện truyền thuyết.	
 - Hiểu dược nội dung, ý nghĩa, quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyện: Con Rồng Cháu Tiên.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục, nguồn gốc bánh Chưng, bánh Giầy và quan niệm lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa người Việt.
 - Hiểu dược nội dung, ý nghĩa, nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xẩy ra ở đồng bằng Bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt bảo vệ cuộc sống con người trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 - Hiểu dược nội dung, ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm.
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
 2. Kĩ năng:
 - Có kĩ năng đọc, nhận ra những sự việc chính của truyện.
 - Rèn kĩ năng kể chuyện.
 - Kĩ năng tìm hiểu nhân vật, sự kiện, phân tích cảm thụ tác phẩm văn học.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục hs tình yêu và niềm tự hào đối với nguồn gốc của dân tộc, các nhân vật, sự kiện lịch sử và những giá trị văn hóa dân tộc
- Có lòng yêu mến, quý trọng nền Văn học đậm đà dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức tự giác học tập và yêu thích bộ môn.
 4.Tích hợp:	
 - Tích hợp truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết (trong chiến tranh, khi thiên tai)
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
GV kt sự chuẩn bị sách vở đầu năm của HS .
Bài mới: Giới thiệu bài: 
Tiết 1 - Bài 1:
(Hướng dẫn đọc thêm)
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN 
(Truyền thuyết)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
PC,NL
HĐ 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chung. 
HS đọc chú thích * (SGK)
* Gv hướng dẫn HS dựa vào chú thích * tự rút ra những hiểu biết của mình về thể loại truyện truyền thuyết.
- 1, 2 HS trình bày.
(- Phát triển năng lực cho Hs thể hiện ở hoạt động hướng dẫn của GV.
- Năng lực được phát triển thể hiện qua câu trả lời và khả năng khái quát của HS)
GV nhận xét kết quả- kết luận.
(HS nắm được đặc trưng của thể loại truyện truyền thuyết)
GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
GV: Đọc mẫu một đoạn- HS đọc.
GV hướng dẫn HS tìm ra các sự việc để kể tóm tắt.
*(Chú ý phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo)
Các sự việc:
- Giới thiệu về Lạc long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên chồng vợ.
- Âu Cơ sinh con
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con.
- Người con trưởng theo mẹ được tôn lên làm vua.
- Nguồn gốc giống nòi người Việt.
* Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS (Phát triển năng lực tự chủ, tự học của HS).
- HS kể tóm tắt dựa vào các sự việc đã tìm.
*(Chú ý phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo).
HS: Dựa vào chú thích SGK trang 7-8 để giải thích.
(?) Truyện con Rồng cháu Tiên ra đời trong thời kỳ nào?
HS: CRCT thuộc nhóm các tác phẩm truyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương, giai đoạn đầu
 Gv hướng dẫn HS xác định thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, bố cục của văn bản.
HSthực hiện vào phiếu học tập.
HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
HS:
- P1 từ đầu - > Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- P2 tiếp - > lên đường: Chuyện Âu Cơ sinh nở kỳ lạ và LLQ, ÂC chia con.
- P3 còn lại: Giải thích nguồn gốc Con Rồng, cháu Tiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản. 
(?) Tìm những chi tiết giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ?
(?) Qua những chi tiết giới thiệu đó em có nhận xét gì? 
(?) Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu Cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
HS: thảo luận nhóm và trình bày
GV: Nhận xét, bình: 
 Việc tưởng tượng LLQ và ÂC có dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là một trong 4 con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sung và thờ cúng.
Còn nói đến tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mỹ không gì sánh được.
Tưởng tượng LLQ và Âu Cơ nòi giống rồng tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý và hơn thế nữa muốn thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi của dân tộc ta.
(?) Qua những chi tiết giới thiệu đó em có nhận xét gì? 
(?) Em có suy nghĩ gì về việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Thần rồng (dưới nước), Tiên nữ (núi cao)=> chung sống vợ chồng nơi cung điện.
GV: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi
(?) Từ những chi tiết kể về việc Âu Cơ sinh nở, em có nhận xét gì?
GV: Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
? Việc đó có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời
GV bình: chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đều đẻ trứng, Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. Dân tộc VN chúng ta vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển => Nhấn mạnh sự gắn bó, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
(?) LLQ và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc đó thể hiện ý nguyện gì? 
- 50 người con xuống biển
- 50 người con lên núi
*Thảo luận nhóm:
(?) Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không?
HS: (thảo luận)
GV: (bình)
 Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hung hồn điều đó. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân ta bất kể già, trẻ, gái trai, từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai, sát cánh đứng dậy đánh đuổi kẻ thù.
Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai, dich họa, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. Và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã dâng và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của LLQ xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
(?) Là người con dân tộc Việt em hiểu gì và sẽ làm gì từ lời dặn của LLQ?
- HS tự bộc lộ.
(Phát triển phẩm chất ý thức đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ lấn nhau trong tập thể cộng đồng).
(?) Nhận xét ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
(?) Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? 
(?)Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? 
(?) Từ ý nghĩa đó, có suy ghĩ gì về nguồn gốc giống nòi người Việt? 
(Phát triển phẩm chất tự hào, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt).
(?)Theo em, cốt lõi sự thật lịch sử trong truyện thể hiện chỗ nào?
 Cốt lõi sự thật lịch sử là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hang năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày Quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành hương về cội nguồn:
 Dù ai mùng mười tháng ba
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết. 
(?)Theo em tại sao truyện được gọi là truyền thuyết? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của nhân đân?
(?) Truyện có ý nghĩa gì?
GV: chốt, tổng kết
Gọi một hs đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập. 
? Học xong truyện Con Rồng, cháu Tiên, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
HS: Bày tỏ quan điểm
? Sưu tầm trong sách báo, trên mạng, kể lại một câu chuyện giống với câu chuyện “ Con rồng, Cháu Tiên”.
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả bầu mẹ (Khơ me)
- Quả trứng to nở ra con người (Mường)
I. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung.
1. Truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt văn bản.
* Chú thích.
3.Thể loại, phương thức
- Thể loại: truyền thuyết
- PTBĐ chính: Tự sự.
4. Bố cục:
 3 phần
(Sơ đồ bố cục bảng phụ)
II. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát văn bản.
1. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- LLQ: Có nguồn gốc thần rồng, dòng dõi cao quý, có tài năng đức độ, thương dân, căm ghét kẻ ác.
- Âu Cơ: Thuộc họ Thần Nông (Tiên), dòng dõi cao quý, xinh đẹp, thích du ngoạn, yêu cái đẹp. 
=> Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quý.
* Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẻ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi.
2.Việc sinh nở và chia con của LLQ và ÂC.
*Âu cơ sinh nở:
 Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
-> Chi tiết tưởng tượng sáng tạo thần kỳ, nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
*Âu Cơ và LLQ chia con.
- 50 người con xuống biển
- 50 người con lên núi
+ Phản ánh nhu cầu phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
+ Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc.
=> Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
*Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, ti yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc
- Làm tang sức hấp dẫn của tác phẩm.
3. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước
- Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên.
-> Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc của người Việt cao quý, con Rồng, cháu Tiên.
III. Hướng dẫn tổng kết.
1. Nghệ thuật:
 Kể chuyện tưởng tượng có nhiều chi tiết kỳ ảo.
2. Nội dung:
 Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt Nam, ý nguyện đoàn kết dân tộc, thống nhất cộng đồng Việt.
* Ghi nhớ (SGK trang 8)
IV. LUYỆN TẬP
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực tự chủ, năng lực tự học.
(Thể hiện qua câu trả lời, khả năng khái quát ý của HS)
Năng lực tự chủ, tự học (kĩ năng Hs đọc và tìm các sự việc.) 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (HS dùng lời văn của mình sáng tạo cách kể)
Năng lực giao tiếp, hợp tác (Khả năng trình bày, khái quát) 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực tự học
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác (câu trả lời HS)
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
(câu trả lời HS)
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo (Tư duy rút ra ý nghĩa)
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (cảm nhận vẻ đẹp)
Phát triển phẩm chất ý thức đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ lấn nhau trong tập thể cộng đồng). 
- Tự hào, suy tôn về giống nòi dân tộc Việt
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo (HS liên hệ thực tế)
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực tự chủ, năng lực tự học.
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (sưu tầm những kiến thức liên quan đến nội dung bài học)
4. Củng cố: 
 Giáo viên khái quát lại toàn bộ bài
5. Hướng dẫn làm bài tập về nhà: 
 - Đọc - kể lại truyện
 - Đọc kỹ nội dung tìm hiêu
 - Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy.
PHẦN I: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ 
V/ BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao 
Thể loại văn bản 
Học sinh nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm 
Học sinh hiểu được đặc điểm thể loại truyện dân gian 
Học sinh lí giải được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, từng thể loại 
Trình bày được những kiến giả riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản 
Đề tài, chủ đề cốt truyện 
- Học sinh tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được đề tài và chủ đề của câu chuyện 
- Học sinh lí giải được sự phát triển của các sự kiện, tình huống 
- So sánh được giữa các tình tiết, sự kiện ở trong một hay giữu các tác phẩm để thấy điểm giống và khác nhau 
- Tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới có cùng thể loại 
Nội dung, ý nghĩa 
- Học sinh nhận diện được hệ thống nhân vật ( chính - phụ, chính nghĩa và phi nghĩa ) 
- Học sinh chỉ được nguồn gốc ra đời, đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật, ý nghĩa nhân vật 
- Từ cuộc đời, tính cách, số phận nhân vật, học sinh khái quát được giá trị nội dung , ý nghĩa mà tác giả dân gian gửi gắm 
- Học sinh kiến tạo được những giá trị sống của cá nhân ( những bài học rút ra và được vận dụng vào cuộc sống.) 
Giá trị nghệ thuật, (chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật ) 
- Chỉ ra được các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện và các đặc điểm nghệ thuật của truyện 
- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật trong tác phẩm 
- Khái quát được về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi tiết trong cùng một tác phẩm, cùng một hình ảnh 
- Học sinh phân biệt, khám phá sự khác biệt giữa các chi tiết của một tác phẩm mới cùng thể loại 
* Câu hỏi định tính, định lượng 
- Trắc nghiệm khách quan ( về tác giả, tác phẩm , đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,)
- Câu hỏi tự luận trả lời ngắn ( lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,)
- Bài nghị luận ( tình bày, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân,)
- Phiếu quan sát và làm việc nhóm ( trao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,) 
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Kể chuyện theo ngôi
- Thuyết trình về tác phẩm 
- Kể sáng tạo
- Chuyển thể văn bản
(thơ, kịch, vẽ tranh)
-Nghiên cứu khoa học dự án 
* Bài tập thực hành 
- Hồ sơ ( tập hợp các sản phẩm thực hành)
- Bài tập dự án, nghiên cứu, so sánh, tác phẩm, nhân vật theo chủ đề
- Bài trình bày miệng ( thuyết trình, kể chuyện, giới thiệu về bản thân,trình bày một vấn đề) 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_ngu_van_6_theo_dinh_huong_phat.doc
Sáng Kiến Liên Quan