Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học một số chủ đề Đại số 10 theo định hướng giáo dục STEM

Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đã có nhiều chuyển

biến tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, thực

tiễn dạy học ở trường THPT cho thấy phương pháp dạy học nói chung và phương

pháp dạy học môn Toán nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế như: Giáo viên

thuyết trình nhiều, học sinh học tập còn thụ động, học sinh chưa thực sự tìm tòi,

phát hiện, tự học, tự nghiên cứu, khám phá, sáng tạo,

Ở trường phổ thông, Toán học là môn học góp phần hình thành và phát triển

phẩm chất, nhân cách học sinh, phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ

hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo

dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán

học với các môn học khác, đặc biệt là các môn học thuộc lĩnh vực STEM.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán là môn học bắt buộc và

được phân chia theo hai giai đoạn10

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có

hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi

người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống

hàng ngày.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Toán giúp học sinh có cái

nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của

Toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến Toán học để

học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự

tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong cuộc đời.

Với các đặc điểm đó của môn Toán ở trường phổ thông thì việc dạy học Toán

ở trường phổ thông sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để có thể thực hiện dạy học

theo định hướng giáo dục STEM.

Hơn nữa, lớp 10 là lớp đầu cấp THPT, nội dung chương trình Toán 10 hiện

hành, một số chủ đề có thể thực hiện dạy học theo định hướng STEM. Vì vậy, nếu

ngay từ lớp 10 thực hiện dạy học theo định hướng STEM sẽ giúp học sinh biết tìm

tòi, phát hiện, tự học, tự nghiên cứu, khám phá, sáng tạo,

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học một số chủ đề Đại số 10 theo định hướng giáo dục STEM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 1: 
Tổng số thành viên của nhóm: 11 
Nhóm trưởng : Phan Văn Trà 
Thư ký: Mai Hồng Khanh 
Thuyết trình: Phan Văn Trà 
Nội dung bài báo cáo của nhóm 1: 
 1. Bài tìm hiểu ứng dụng thực tế của parabol trong cuộc sống: “Tìm 
hiểu về hình dáng của dòng nước khi phun ra từ các đài phun nước”. 
Nhiều người trong số các bạn đã nghe nói về đài phun nước Trevi ở Rome, 
hoặc có thể xem đài phun nước Bellagio nổi tiếng ở Las Vegas. Mặc dù cả hai 
đều là những kỳ quan nhân tạo ngoạn mục, tuy nhiên chúng chỉ chiếm một tỷ lệ 
nhỏ trong số các đài phun nước đáng kinh ngạc mà bạn có thể tìm thấy trên khắp 
thế giới. Từ Stockholm đến Sunderland, từ Trung Quốc đến Peru, có rất nhiều 
đài phun nước độc đáo, kỳ lạ, ấn tượng như khả năng tự xoay, hay bất chấp 
trọng lực. Hãy cùng nhóm chúng tôi chiêm ngưỡng một số kỳ quan nhân tạo rất 
đáng để thăm quan một lần trong đời này bạn nhé! 
Đài phun nước Trevi, Rome, Ý Đài phun nước Bellagio, Las Vegas, Mỹ 
Đài phun nước quả dứa, Charleston, 
South Carolina, Mỹ 
Đài phun nước Đại đế Alexander, 
Macedonia. 
Đài phun nước Tunnel Of Surprises, 
Lima, Peru. 
Đài phun nước Moonlight Rainbow, 
Seoul, Hàn Quốc. 
Đây là hình ảnh các kỳ quan trong số các kỳ quan nổi tiếng trên thế giới. 
Chúng thật đẹp phải không các bạn? 
Vậy đã bao giờ các bạn tự hỏi, nước phun ra từ đài phun nước có hình dáng 
như thế nào? Và tại sao khi nhìn vào ảnh các kỳ quan ấy chúng ta luôn thấy một 
đường cong tuyệt đẹp có dáng hình một parabol? Và tại sao khi lắp hệ thống các 
vòi phun nước để tưới cây thì khi bơm nước thì lượng nước không tưới ra ngoài 
khu vườn, 
Qua quan sát, tìm hiểu nước phun ra từ các vòi nước như vòi nước hoa 
sen trong phòng tắm, vòi nước ở các công viên, nhà hàng, khách sạn, chúng 
mình đã biết được nước phun ra từ đài phun nước có hình dáng là đường parabol 
có bề lõm quay xuống. 
Trong vật lý, chuyển động của nước có dạng parabol như trên là chuyển 
động ném xiên với vận tốc ban 
đầu là 0v hợp với phương nằm 
ngang một góc  và chịu tác 
dụng của trọng lực. 
- Giai đoạn 1: (A): vật sẽ đi lên 
độ cao cực đại và dưới tác dụng 
của trọng lực vật chuyển động 
chậm dần đều. 
- Giai đoạn 2: (I): chuyển động 
của vật tương đương chuyển 
động ném ngang. 
 Theo vật lý: thời gian vật đạt độ cao cực đại bằng thời gian vật rơi từ độ 
cao cực đại tới điểm ném vật. 
Nhờ vậy nên khi thiết kế các vòi tưới nước trong các vườn của gia đình, 
nhà hàng, khách sạn hay biệt thự, các nhà thiết kế sẽ tính toán và lặp đặt hệ 
thống các vòi nước ở các vị trí thích hợp để lượng nước thoát ra không vượt quá 
phạm vi khu vườn. 
Và cũng vì nước phun ra từ các đài phun nước có hình dáng là đường 
parabol có bề lõm quay xuống mà dưới bàn tay biến hoá của các kiến trúc sư đã 
xây nên những đài phun nước hớp hồn người xem nhờ vẻ ngoài độc đáo, kỳ 
lạ, những công trình không thua gì những tác phẩm nghệ thuật. Thật tuyệt vời 
phải không các bạn? 
Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ: 
2. Trải nghiệm thực tế: “Đo chiều cao của cổng có hình dạng parabol”. 
(Có video quay lại và được thể hiện trong bài trình chiếu Powerpoint trên lớp) 
3. Làm mô hình “ Cổng parabol” 
- Vật liệu sử dụng làm mô hình: 
+ Nắp thùng xốp, giấy thủ công, giấy dán đề can, dây sắt, 
- Mô hình được làm dựa vào mô hình cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
 Bài toán thực tế: Để đo chiều cao h của cổng parabol của trường Đại Học Bách 
Khoa Hà Nội, người ta đo khoảng cách giữa hai chân cổng được ( )9L m= . 
Người ta thấy, nếu đứng cách cổng ( )0,5 m thì đầu chạm cổng, biết người này 
cao ( )1,6 .m Tính chiều cao của cổng? 
Bài giải: 
Theo bài ra ta có: ( ) ( ) ( )9 ; 0,5 ; 1,6AB m AC m CD m= = = 
Gọi O là trung điểm của AB 
Chọn hệ trục toạ độ Oxy thoả mãn ,A B thuộc Ox và Oy AB⊥ tại O (hình vẽ). 
Ta có: 
9 9
, 0,5 4
2 2
OB OC= = − = . 
Cổng parabol ( )P có phương trình dạng 2y ax b= + 
Vì ( )P đi qua hai điểm 
9
;0
2
B
 
 
 
 và ( )4;1,6D − nên ta 
có hệ phương trình 
( )
2
2
329
0 852
648
4 1,6
85
aa b
ba b
−   =+ =  
  
  =− + = 
Tung độ ứng với hoành độ bằng 0 là: 2
648
.0
85
y a b= + = . 
Vậy chiều cao của cổng Parabol là ( )
648
7,6
85
m . 
- Sản phẩm: 
Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Mô hình sản phẩm của nhóm 
 BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 2: 
Tổng số thành viên của nhóm: 11 
Nhóm trưởng : Hoàng Võ Long 
Thư ký: Hoàng Thị Linh 
Thuyết trình: Hoàng Hữu Quang 
Nội dung bài báo cáo của nhóm 2: 
1. Bài tìm hiểu ứng dụng thực tế của parabol trong cuộc sống: “Tìm 
hiểu về các cổng và các cây cầu, nổi tiếng trên thế giới cũng như trong nước 
có hình dạng parabol”. 
Như thường ngày chúng ta đã thấy, những cây cầu và những cái cổng 
đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ta cần cầu để có 
thể đi qua những con sông mà không cần dùng tới thuyền, phà; tiết kiệm được 
một lượng lớn thời gian và chi phí. Cổng cũng rất cần thiết vì chúng chính là nơi 
ra vào một công trình và có ảnh hưởng rất lớn tới ấn tượng đầu tiên để đánh giá 
công trình đó. Thế nhưng, liệu đã có ai trong số chúng ta thực sự để ý đến chúng 
chưa? Thực ra đa số chúng có dạng hình parabol ta luôn gặp trong các bài toán 
đồ thị đấy! 
Sau đây là một số hình ảnh về cây cầu nổi tiếng có hình parabol: 
Cầu Gateshead Millenium ở Anh Cầu Maslenica ở Croatia 
Cầu vượt ở ngã ba Huế - Đà Nẵng Cầu Bixby Creek ở Hoa Kỳ 
Cầu Cầu cạn Garabit, Cantal – Pháp Cây cầu đá cổ kính Rakotz Brucke ở Đức 
(khoảng năm 1000-1600 sau công nguyên) 
Cây cầu Pont St. Martin tại Ý, thế kỷ 1 
trước công nguyên 
Cầu Richmond, cây cầu lâu đời nhất tại Úc 
Vậy có bao giờ các bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao những cây cầu 
thời xưa và nay lại có dạng như vậy? Chúng có công dụng gì? 
Sở dĩ, những cây cầu có dạng như thế này vì hình dạng này giúp cây cầu 
tiêu tán lực tác động, chúng không cần đến bất cứ kiến trúc hay cáp nào khác để 
hỗ trợ. Hơn nữa, những cây cầu này không tốn nhiều chi phí để xây dựng, cũng 
không tốn nhiều loại nguyên liệu, chỉ cần gạch và đá. Những cây cầu này cũng 
rất bền; rất nhiều cây cầu được xây từ thời các đế chế La Mã và vẫn còn nguyên 
vẹn đến ngày nay. Một số cây cầu hiện đại cũng được xây theo hình dạng 
parabol, nhưng chúng được xây dựng từ các nguyên liệu tốt hơn, khoẻ hơn và 
chắc chắn sẽ phức tạp hơn, đẹp hơn so với thời xưa. 
Về công dụng: ngoài công dụng làm đẹp cho các công trình, người ta làm 
cầu có hình dạng parapol với bề lõm quay xuống dưới để giảm áp lực tác động 
lên cây cầu và lực được chia đều sang hai bên chân cầu thay vì giữa cầu giúp 
cầu chắc chắn và khó bị sập hơn. Vì trên mặt cầu hình dạng parabol thì xe luôn 
có khuynh hướng đi theo phương tiếp tuyến của mặt cầu làm lực tác dụng lên 
mặt cầu càng nhỏ. Với các công trình là cổng, hoặc cầu dây văng mà có các trụ 
cầu là hình parabol thì hình dạng này cũng có công dụng tương tự. 
2. Trải nghiệm thực tế: “Đo chiều cao của cổng có hình dạng parabol”. 
(Có video quay lại và được thể hiện trong bài trình chiếu Powerpoint trên lớp) 
 3. Làm mô hình “ Cổng parabol” 
- Vật liệu sử dụng làm mô hình: Bìa cứng, keo nến (để cố định các thành 
phần lại với nhau), chỉ (để treo các mảnh bìa trang trí), sơn (để tô màu mô hình). 
- Mô hình sản phẩm: 
+ Bài toán sử dụng để làm mô hình: 
Bài toán: Có một cây cầu có hai chân O và C cách nhau ( )200 m . Cầu đi qua 
điểm B độ cao ( )5,73 m , có hình chiếu trên mặt nước cách chân O là ( )10 m . Tính 
độ cao của cầu, biết đỉnh cầu nằm ở chính giữa cầu. 
Bài giải: 
Gọi 2y ax bx c= + + là phương trình của parabol của cây cầu 
Theo bài ra ta có hệ phương trình: 
Vậy phương trình parabol của cây cầu là: ( )2
573 573
1
190000 950
y x x
−
= + 
Do đỉnh cầu E nằm giữa cầu nên ta có 100OD= 
Thay vào phương trình ( )1 ta có độ cao ED của cầu là khoảng ( )30,16 m . 
+ Sản phẩm: 
Hình ảnh minh hoạ quá trình làm mô hình 
sản phẩm của nhóm 
Mô hình sản phẩm của nhóm 
573
0. 0. 0 190000
40000 200 0 573
950100 10 5,73
0
a
a b c
a b c
b
a b c
c
−
=+ + =

+ + =  =
 + + = 
=
 BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 3: 
Tổng số thành viên của nhóm: 12 
Nhóm trưởng : Nguyễn Trung Quốc 
Thư ký: Nguyễn Thị Thanh Hằng 
Thuyết trình: Võ Thành Đạt 
Nội dung bài báo cáo của nhóm 3: 
1. Bài tìm hiểu ứng dụng thực tế của parabol trong cuộc sống: “Tìm 
hiểu về các cây cầu có hình dạng parabol và các công trình khác có dạng 
hình parabol”. 
Ứng dụng của parabol trong đời sống và xây dựng rất là phong phú. Có thể 
kể đến là ứng dụng của parabol trong việc làm cầu có hình dạng parabol với bề 
lõm quay xuống dưới để lực mà cây cầu gánh chịu được chia đều sang hai bên 
chân cầu, để giảm lực lên cả cây cầu và giúp cầu khó sập hơn. Vì trên mặt cầu 
hình dạng parabol thì xe luôn có khuynh hướng đi theo phương tiếp tuyến của 
mặt cầu làm lực tác dụng lên mặt cầu càng nhỏ. Tại sao lại như vậy? 
Để trả lời câu hỏi này, nhóm mình xét ba trường hợp sau đây: 
Trường hợp 1: Với cầu cong dạng hình parabol có bề lõm quay xuống: 
- Các lực tác dụng lên xe là: 
+ Phản lực N (bằng áp lực lên cầu) 
+ Trọng lực P 
+ Lực hướng tâm: 
2
 ht ht ht
v
F ma a
R
 
= = 
 
- Theo định luật II Niutơn có: htN P ma+ = 
Chọn chiều (+) hướng vào tâm cầu, ta có: 
2
ht ht
mv
P N ma N P ma mg
R
− =  = − = − 
Do đó, áp lực lên cầu nhỏ hơn trọng lượng của xe. 
Trường hợp 2: Với cầu cong dạng hình parabol có bề lõm quay lên: 
- Các lực tác dụng lên xe là: 
+ Phản lực N (bằng áp lực lên cầu) 
+ Trọng lực P 
+ Lực hướng tâm: 
2
 ht ht ht
v
F ma a
R
 
= = 
 
N
 ht
F
P
N
ht
P
F
 - Theo định luật II Niutơn có: htN P ma+ = 
Chọn chiều (+) hướng vào tâm cầu, ta có: 
2
ht ht
mv
N P ma N P ma mg
R
− =  = + = + 
Do đó, áp lực lên cầu lớn hơn trọng lượng của xe. 
Trường hợp 3: Với cầu phẳng: 
Các lực tác dụng lên xe là: 
+ Phản lực N (bằng áp lực lên cầu) 
+ Trọng lực P 
Ta có : N P mg= = 
Do đó, áp lực lên cầu bằng trọng lượng của xe. 
Vì vậy, người ta thường xây cầu cong dạng hình parabol có bề lõm quay 
xuống để áp lực lên cầu là nhỏ nhất. 
Còn tại các công viên vui chơi giải trí, đường ray siêu tốc được thiết kế 
theo các cung đường parabol để tăng cảm giác mạnh cho người chơi, đồng thời 
tạo động lực cho tàu di chuyển. 
Sau đây nhóm mình xin giới thiệu một số hình ảnh về một số cây cầu dạng 
parabol và một số hình ảnh về các đường ray siêu tốc có dạng hình parabol trên 
thế giới như: 
Cây cầu nghiêng Gateshhead Millennium, 
Anh 
Cầu Cạn Austerlitz, Paris 
Cầu Maslenica ở Croatia. Tàu lượn siêu tốc Kingda Ka, Mỹ 
N
P
 0 
A 
Tàu lượn siêu tốc Forrmula Rosa, Các tiểu 
vương quốc Ả Rập thống nhất 
Tàu lượn siêu tốc Leviathan, Canada 
Rất là thú vị phải không các bạn? 
 2. Trải nghiệm thực tế: “Đo chiều cao của cổng có hình dạng parabol”. 
(Có video quay lại và được thể hiện trong bài trình chiếu Powerpoint trên lớp) 
3. Làm mô hình “ Cổng parabol” 
- Sản phẩm của nhóm được làm từ lõi kim loại được uốn từ những bàn tay 
của những người trong nhóm rất khéo tay và điêu luyện. Bên ngoài được bọc 
bằng giấy nhún rất phong phú, nhìn rất bắt mắt và được trang trí bằng một số 
hoạ tiết là những bông hoa rất xinh xắn. 
- Mô hình được dựa vào mô hình thực tế là chiếc cổng có hình dạng 
parabol mà chúng mình đã tiến hành trải nghiệm thực tế. 
+ Bài toán thực tế: Tính chiều cao của cổng có hình parabol sau (hình 
ảnh). Biết parabol đi qua ba điểm : ( ) ( ) ( )0;2,65 ; 0,34;2,89 ; 2,96;2,65A B C 
Bài giải: 
Vì parabol đi qua ba điểm ( ) ( ) ( )0;2,65 ; 0,34;2,89 ; 2,96;2,65A B C nên ta có hệ 
phương trình 
10 8 6 4 2 2 4 6 8 10 12 14
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
6
7
y 
x 
 600
22272,65
1776
0,1156 0,34 2,89
2227
8,7616 2,96 2,65
2,65
a
c
a b c b
a b c
c
−
=
= 
 
+ + =  = 
 + + = =


Vậy : 2
600 1776
2,65
2227 2227
y x x
−
= + + . Do đó, chiều cao của cổng khoảng 3,24m 
- Sản phẩm: 
Cổng trong thực tế Mô hình sản phẩm của nhóm 
 BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 4: 
Tổng số thành viên của nhóm: 11 
Nhóm trưởng : Nguyễn Thị Hà Trang 
Thư ký: Thái Thanh Lam 
Thuyết trình: Thái Thanh Lam 
Nội dung bài báo cáo của nhóm 4: 
1. Bài tìm hiểu ứng dụng thực tế của parabol trong cuộc sống: “Tìm hiểu về 
đồ dùng trong cuộc sống như pha đèn, kính thiên văn, gương cầu lõm, 
ăngten chảo dùng để thu phát sóng truyền hình,”. 
Có thể nói, parabol có rất nhiều ứng dụng thiết thực với cuộc sống con 
người như làm cầu, cổng hay làm tàu lượn trong các công viên, khu vui chơi giải 
trí,. như các bạn ở nhóm 1, 2 và 3 đã trình bày. Bên cạnh đó, parabol còn 
được con người tìm hiểu kĩ càng các ứng dụng trong cuộc sống. 
 Lịch sử vĩ đại của loài người gắn liền với vô vàn phát minh vĩ đại như 
máy bay, tàu điện ngầm,.Trong đó, không thể không nhắc tới đèn pin, đèn 
pha. Đèn pin, đèn pha dường như là những vật không thể thiếu khi con người 
đối mặt với bóng tối. Và chắc chắn rằng, mỗi gia đình sở hữu ít nhất một chiếc 
đèn pin. Bởi chính cái công dụng quý báu của nó là mang lại những tia sáng 
giúp chúng ta có thể nhìn, nhận thức được tất cả mọi thứ. 
 Vậy có bao giờ các bạn tự hỏi: “ Tại sao người ta chế tạo đèn pin, đèn pha 
lại dùng gương cầu lõm mà không dùng gương phẳng hay gương cầu lồi ?” hay 
không? 
 Bây giờ nhóm mình sẽ chỉ cho các bạn nhé! 
Dựa vào kiến thức vật lí lớp 7, nhóm mình nhận thấy rằng: Pha đèn pin 
dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là 
chùm tia phân kì, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên 
vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Gương cầu 
lõm có khả năng biến đổi chùm tia tới phân kì phát ra từ vị trí thích hợp thành 
chùm tia phản xạ song song, giúp cho việc chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ. 
 Tiếp theo, chúng mình tiếp tục chỉ cho các bạn thêm một phát minh vô 
cùng đặc biệt nữa. Bằng mắt thường, chúng ta không thể từ Trái đất nhìn rõ các 
thiên thể vì góc trông quá nhỏ. Từ đó, xuất hiện nhu cầu phải tạo ra một dụng cụ 
quang học có nhiệm vụ hỗ trợ cho mắt khi quan sát các vật ở rất xa (thiên thể) 
sao cho khi nhìn thiên thể qua dụng cụ quang học, ta sẽ thấy ảnh của nó dưới 
góc trông lớn hơn nhiều lần góc trông trực tiếp thiên thể bằng mắt. Dụng cụ đó 
là kính thiên văn. 
 Thật vậy, việc khám phá không gian vũ trụ bao la và đầy bí ẩn ngày càng 
trở nên dễ dàng hơn khi có sự góp mặt của những phát minh vĩ đại của nhân loại 
như kính thiên văn. 
 Vậy các bạn có biết nguyên lý hoạt động của nó như thế nào không? Vì 
vậy, chúng mình sẽ chỉ cho các bạn nhé! Khi nguồn sáng đến gương cầu lõm 
hình parabol (tia tới song song trục chính) thì biến đổi thành chùm tia hội tụ tới 
gương phẳng hoặc lăng kính, sau đó phản xạ một lần nữa đi vào thị kính. 
 Đây là một phát minh kì diệu đúng không nào? 
Những đồ dùng, công cụ thân thiện với môi trường, sáng tạo luôn là ưu 
tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Và chiếc bếp parabol là một công 
cụ độc đáo, dựa vào nguồn năng lượng dồi dào ánh nắng. Bếp parabol được thiết 
kế mô hình chiếc chảo, hội tụ ánh sáng mặt trời tại 1 điểm rồi tỏa ra sức nhiệt 
(nóng) làm sôi chín thức ăn, nước uống,....Chiếc bếp gồm 4 phần chính: phần 
thu nhiệt, phần dẫn nhiệt, phần tiếp nhận và sử dụng, phần điều khiển. Trong đó, 
phần thu nhiệt được làm từ miếng nhôm uốn cong hình parabol. Dùng gương 
cầu lõm để biến chùm sáng song song thành chùm sáng hội tụ cũng như hội tụ 
nhiệt của mặt trời tại một điểm trước gương. 
 2. Trải nghiệm thực tế: “Đo chiều cao của cổng có hình dạng parabol”. 
(Có video quay lại và được thể hiện trong bài trình chiếu Powerpoint trên lớp) 
3. Làm mô hình “ Cổng parabol” 
- Vật liệu sử dụng làm mô hình: 
+ Giầy đề can, tấm bìa xốp, màu, một ít hoa khô, sắt, súng bắn keo 
 Mô hình được làm dựa vào bài toán sau: 
Bài toán: Tính chiều cao của cổng có dạng hình parabol. Biết parabol đi qua ba 
ba điểm ( ) ( )3;0 ; 2,6;1,4A B và gốc toạ độ ( )0;0O . 
Bài giải: 
Cổng parabol ( )P có phương trình dạng: ( )2 0y ax bx c a= + +  
Vì ( )P đi qua ba điểm ( ) ( )3;0 ; 2,6;1,4A B và gốc toạ độ ( )0;0O nên ta có hệ 
phương trình: 
35
269 3 0
105
6,76 2,6 1,4
26
0
0
a
a b c
a b c b
c
c
−
=
+ + = 
 
+ + =  = 
 = =


Vậy cổng parabol có dạng: 2
35 105
26 26
y x x
−
= + 
Chiều cao của chiếc cổng là tung độ đỉnh của parabol. Vậy chiều cao của chiếc 
cổng parabol là: ( )1,5h m= . 
- Sản phẩm: 
 MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG VÀ MÔ HÌNH “CỔNG PARABOL” 
CỦA CÁC NHÓM 
 Phụ lục 5 
MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM VÀ MÔ HÌNH BỂ CÁ 
CHỦ ĐỀ “BẤT ĐẲNG THỨC” THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM. 
 MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
5. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1 
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
7. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 
2 
8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3 
PHẦN II: NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 
1.1. Cơ sở khoa học: 
1.1.1. Khái niệm về STEM 
4 
1.1.2. Giáo dục STEM 
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục STEM 
1.1.2.2. Đặc trưng giáo dục STEM 
5 
1.1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM 
1.1.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM 
1.1.3.1. Một số tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM 
6 
1.1.3.2. Đặc trưng của bài học STEM 7 
1.1.4. Vai trò của dạy học theo định hướng giáo dục STEM đối 
với việc phát triển năng lực cho học sinh THPT. 
1.1.5. Vai trò của môn Toán trong dạy học STEM 
8 
1.2. Cơ sở thực tiễn: 9 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
2.1. Thực trạng chung 
2.2. Thực trạng dạy học môn Toán lớp 10 ở trường THPT theo 
định hướng giáo dục STEM 
2.2.1. Mục đích khảo sát 
10 
2.2.2. Nội dung khảo sát 
2.2.2.1. Thực trạng dạy học môn Toán lớp 10 theo định hướng 
giáo dục STEM 
11 
 2.2.2.2. Thực trạng học tập môn Toán của học sinh lớp 10 ở 
trường THPT theo định hướng giáo dục STEM 
3. THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10 
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 
3.1. Một số chủ đề trong môn Đại Số 10 có thể thực hiện dạy 
học theo định hướng giáo dục STEM 
13 
3.2. Thiết kế dạy một số chủ đề trong môn Đại Số 10 theo định 
hướng giáo dục STEM 
3.2.1. Quy trình xây dựng bài học STEM 
14 
3.2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM 15 
3.2.3. Thiết kế dạy một số chủ đề trong môn Đại Số 10 theo định 
hướng giáo dục STEM 
3.2.3.1. Chủ đề 1(Trải nghiệm) 
16 
3.2.3.2. Chủ đề 2 (Trên lớp) 30 
3.3. Sản phẩm bằng bản word, bằng phần mềm trình chiếu 
powerpoint, video thuyết trình và một số tranh ảnh hoạt động 
của các nhóm. 
3.3.1. Sản phẩm, video thuyết trình và một số tranh ảnh hoạt 
động của các nhóm về chủ đề “ Hàm số bậc hai” theo định 
hướng STEM. 
41 
3.3.2. Sản phẩm, video thuyết trình và một số tranh ảnh hoạt 
động của các nhóm về chủ đề “ Bất đẳng thức” theo định hướng 
STEM. 
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
42 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN: 
 2. KIẾN NGHỊ: 
43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN 
---- * * * ----- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
 DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐẠI SỐ 10 THEO 
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 
---------------- 
MÔN: TOÁN HỌC 
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ MINH 
Tổ bộ môn : Toán – Tin 
Năm thực hiện : 2020 - 2021 
 Số điện thoại : 0984326989 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mot_so_chu_de_dai_so_10_theo_d.pdf
  • docxFile word.docx
Sáng Kiến Liên Quan