Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học hóa học gắn với các bài tập thực tiễn, thực nghiệm - Hóa học Trung học Phổ thông
Khi học sinh học hóa học, các em sẽ được tiếp thu kiến thức khoa học phổ
thông cơ bản về các đối tượng hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tâp
trung vào hiểu biết các khái niệm cơ bản của hóa học, về chất và sự biến đổi giữa
các chất, công nghệ hóa học, hóa học môi trường và các ứng dụng của chúng trong
đời sống tự nhiên. Qua đó các em được hình thành và phát triển các năng lực
chuyên biệt của môn Hóa học gồm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học;
Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; Năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học: Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm
an toàn; Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra
kết luận; Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm.
- Năng lực tính toán hóa học: Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành
sau phản ứng; Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng; Tìm ra3
được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các
phép toán học; Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện và nêu được tình
huống có vấn đề trong học tập môn hóa học. Phân tích được tình huống trong học
tập môn hóa học; Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn
đề phát hiện trong các chủ đề hóa học; Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã
phát hiện; Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản; Thực hiện
được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của giáo viên.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: Năng lực phân tích tổng
hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn; Năng lực phát hiện
các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác
nhau; Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học
để giải thích; Có năng lực hệ thống hóa kiến thức.
trường. Giải pháp khắc phục: Kim loại đem dùng ở dạng dây dài, uốn thành hình lò xo (để tăng phần tiếp xúc) đủ dài. Khi làm TN, nhúng phần lò xo vào dung dịch. Khi phản ứng xảy ra, đủ để quan sát được về màu sắc, mùi , dừng phán ứng bằng cách đưa kim loại ra khỏi dung dịch axit. Có một số GV dùng giải pháp là buộc dây vải vào mảnh kim loại, muốn dừng phản ứng thì kéo dây ra. Tuy vậy, nếu dùng dây vải, gặp axit H2SO4 đặc thì bị hóa than, không kéo ra được. Mặt khác, nhiều học sinh nghi ngờ tính trung thực của phản ứng vì biết đâu, trong dây buộc đó có chứa chất khác làm thay đổi kết quả phản ứng. Hơn nữa, dây thường có tính thẩm thấu, hút dung dịch vào dây, không an toàn khi dùng. Do vậy không nên dùng cách này. Bài tập TH 7. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải của phòng thí nghiệm: Hiện nay vấn đề xử lý chất thải phòng thí nghiệm chưa được giải quyết triệt để. Qua quan sát, ở nhiều trường, mặc dù lượng hóa chất khi làm thực hành thí nghiệm không nhiều, nhưng nước thải từ phòng thí nghiệm hóa học cứ xả thẳng ra môi trường làm ô nhiễm. Trong nước thải đó có rất nhiều loại hóa chất như axit, ion kim loại nặng, chất hữu cơ, chất có tính oxi hóa, Vì vậy để sơ bộ và đơn giản trong xử lí chúng ta cho nước thải lần lượt đi qua Bể 1 (chứa đá vôi, đá ong), tiếp đến là Bể 2 (chứa vôi bột), tiếp theo là Bể 3 (xơ dừa). Câu hỏi: Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích vai trò của các Bể trên trong việc xử lí hóa chất? Hướng dẫn: Bể 1(Lọc thô): Ô này chứa đá vôi, đá ong. Ở ô này các chất rắn, mảnh thủy tinh vỡ sẽ được giữ lại. Các chất có tính axit sẽ tác dụng với đá vôi tạo muối canxi tan; Bể 2 (Ô kết tủa): Ô này chứa vôi bột, sẽ làm kết tủa các kim loại nặng; Bể 3 (Ô cuối cùng): Ô này chứa xơ dừa để xử lý các chất khác như dầu, các chất hữu cơ, chất có tính oxi hóa Xơ dừa có thể hấp phụ các chất hữu cơ như dầu, mỡ Nước sau khi qua ô này sẽ cho vào ô tự hủy ở bể phôt. 39 3.3. Bỏ những bài tập phi thực tế, thay thế bằng những bài tập thực tế hơn. Xu hướng hiện nay là dùng các bài tập trắc nghiệm khách qua nhiều lựa chọn (chủ yếu là 4 lựa chọn), điều này phù hợp với thi cử cuối cấp và xu hướng đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá. Hệ thống câu hỏi về bài tập hóa học rất đa dạng và phong phú, thậm chí là có cả ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giáo viên có thể lựa chọn để giảng dạy. Tuy nhiên, cũng vì chạy theo lối suy diễn làm sao để có kết quả cuối cùng mà quên đi bản chất bài tập hóa học, không để ý rằng để có kết quả đó, thì điều kiện thực hiện có khả thi không, có phi lí và sai bản chất hay không. Có những bài tập Hóa học có thể tìm ra kết quả bằng các phương pháp bảo toàn, nhưng giả thiết bài tập đưa ra lại không tồn tại, hoặc có những vấn đề Hóa học được xây dựng hoàn toàn trên lí thuyết mà mâu thuẫn với thực tế. Trong quá trình học môn Hóa học, nếu học sinh nhận rõ được những điều này thì sau này trong kinh tế, đứng trước những dự án, những cơ hội của bản thân, học sinh có thể nhận ra với khả năng của mình, có thể giải quyết được dự án đó hay không, dự án đó liệu có thực tiễn và thành công hay không. Ví dụ 1: Cho 8,0 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch chưa m gam muối. Tính m? Hướng dẫn: 2 3 2 2M CO + 2HCl 2MCl + CO + H O Ta có: 2 2H O CO HCl 1n =n = n =0,15mol2 Bảo toàn khối lượng: m = 8,0 + 36,5.0,3 – 44.0,15 -18.0,15 = 9,65 gam Xem xét tính khả thi của bài toán: Ta có: 2 3 2MCO COn =n =0,15mol 2 3MCO M 8,0 160 10M = = M =-0,15 3 3 . Như vậy đây là một bài toán không có tính thực tế. Ví dụ 2: Dung dịch X chứa các ion Al3+, NH4+, SO42-. Cho từ từ dung dịch KOH 0,5M vào X đến khi xuất hiện kết tủa cực đại thì hết 1,2 lít, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì hết 1,4 lít. Tính tổng khối lượng muối trong X? Hướng dẫn: 40 Theo cách tư duy thông thường ta có: - 3+ + 4 - 3+ + 4 OH A l N H OH A l N H K h i k Õ t tñ a m ax : n = 3n + n = 0 ,6 K h i ph ¶n øng ho µn to µn :n = 4n + n 0, 7 3+ + 4 Al NH n =0,1(mol) n =0,3(mol) 2-4SO n = 0,3 (m ol) mMuối = 36,9 gam Xem xét tính khả thi của bài toán: Thực tế trường hợp này, khi Al3+ kết tủa hoàn toàn thì NH4+ vẫn chưa phản ứng (có thể sử dụng các hằng số 3Al(OH)ks và +4NHka để chứng minh điều này) Khi đó - 3+ - 3+ + 4 OH Al OH Al NH Khi kÕt tñamax:n =3n =0,6 Khi ph¶nønghoµn toµn:n =4n +n 0,7 + 4NH n <0 Đây là một bài tập bị lỗi kiến thức, tuy nhiên, với học sinh phổ thông, đa số các em chưa đủ kiến thức để phát hiện ra sai lầm và giải quyết bài tập này. 3.4. Tăng cường sử dụng bài tập hóa học thực tiễn, thực nghiệm trong kế hoạch bài học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Kế hoạch bài học: Bài 31. Sắt I. Mục tiêu bài dạy. * Về kiến thức: + Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của sắt ; Tính chất vật lí của sắt; Sắt trong tự nhiên. + Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, dung dịch axit, dung dịch muối). * Kĩ năng: + Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt. + Làm thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của sắt + Tính khối lượng sắt còn dư và xác định thể tích khí sau phản ứng * Thái độ: Liên hệ kiến thức về sắt với kiến thức đại cương kim loại để có hệ thống kiến thức tổng hợp. 41 * Năng lực : Định hướng phát triển cho học sinh những năng lực như sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực thực hành, năng lực tính toán. II. Chuẩn bị. + Dụng cụ: 16 ống nghiệm, 4 bình đựng khí oxi, 4 bình đựng khí clo, 2 đèn cồn, que diêm, bông y tế, kẹp gỗ (4 cái) + Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đinh sắt, lò xo bút bi, dung dịch axit HCl loãng, dung dịch axit HNO3 đặc, dung dịch CuSO4. + Các video thí nghiệm về phản ứng của sắt tác dụng với lưu huỳnh, oxi, clo, dung dịch axit HCl loãng, dung dịch axit HNO3 đặc, nóng, dung dịch CuSO4. + Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút dạ. III – Phương pháp học. + Phương pháp dạy học theo góc. + Đàm thoại gợi mở, hợp tác theo nhóm nhỏ. + Sử dụng phương tiện trực quan. IV – Tiến trình dạy học. Hoạt động 1. Hoạt động khởi động – kết nối Chiếu một đoạn video về nguồn nước từ giếng khoan có màu, mùi do ion sắt gây ra. Từ hình ảnh video, giao phiếu học tập số 1cho học sinh qua màn hình? Phiếu học tập số 1 Nước giếng khoan khi mới khoan lên rất trong và có mùi tanh, để một thời gian thấy xuất hiện váng màu nâu. Loại nước này khi sử dụng trong quá trình sinh hoạt gây rất nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khỏe (gỉ sét, hư hại thiết bị vệ sinh, làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, pha trà sẽ làm mất hương vị của trà). Câu hỏi: 1. Nguyên tố (ion) nào đã làm cho nước có hiện tượng trên? 2. Phương pháp để loại bỏ nguyên tố (ion) trên ra khỏi nước giếng khoan? Giải thích? 3. Vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố trên? Trả lời phiếu học tập số 1 bằng hình ảnh cách xử lí nước đơn giản của người dân. 42 (Hình 11) Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Đồ dùng – thiết bị 1. Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron của sắt - Yêu cầu học sinh quan sát bảng tuần hoàn xác định vị trí của sắt? - Viết cấu hình e của nguyên tử sắt? Suy ra đặc điểm của e lớp ngoài cùng và dự đoán tính chất hoá học của Fe? - HS xác định vị trí của sắt trong BTH: ô thứ 26 - HS viết cấu hình e của sắt: 1s22s22p63s23p63d6 4s2 Nêu đặc điểm của e lớp ngoài cùng và khuynh hướng hoá học của Fe I – Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử - Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4. - Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d64s2 - Nguyên tử sắt dễ nhường 2e ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và khi gặp chất oxi hóa mạnh hơn có thể nhường thêm 1e ở phân lớp 3d trở thành ion Fe3+. Góc phân tích: SGK hóa học 12 cơ bản, bút dạ, giấy A0, phiếu học tập số 1. Góc trải nghiệm: Dụng cụ: Bông, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, phiếu học tập số 2, giấy roki. Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đinh sắt, lò xo bút bi, dung dịch2. Tìm hiểu tính chất II – Tính chất vật lý 43 vật lý của sắt - Bằng những quan sát hằng ngày và nghiên cứu sách giáo khoa, hãy nêu tính chất vật lí của sắt? - HS nêu tính chất vật lý của sắt. - Sắt là kim loại màu trắng hơi xám - Có khối lượng riêng lớn (D=7,9g/cm3) - Nóng chảy ở 15400C - Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ. axit HCl loãng, dung dịch axit HNO3 đặc, dung dịch CuSO4 Góc quan sát: - Các phim thí nghiệm: + Sắt tác dụng với lưu huỳnh + Sắt tác dụng với oxi + Sắt tác dụng với Clo + Sắt tác dụng với axit HCl loãng + Sắt tác dụng với axit HNO3 đặc + Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 + Giấy A0, phiếu học tập số 3. Góc áp dụng: - Bảng hỗ trợ kiến thức. - Phiếu học tập số 4, giấy, bút dạ. 3. Tìm hiểu tính chất hóa học của sắt - Yêu cầu HS tiến hành nội dung phần III theo PPDH theo góc (hoạt động tại các góc xem phụ lục). - Chú ý điều chỉnh những HS chọn phong cách học tập không phù hợp. - Quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm HS. Thông báo thời gian để các em hoàn thành PHT và chuyển góc. - Nhắc nhở HS luân chuyển nhẹ nhàng để không gây ồn ào trong quá trình chuyển góc. - Yêu cầu các góc dán sản phẩm của góc mình lên bảng. - GV chỉ định một HS bất kì của nhóm báo cáo kết quả . - Yêu cầu các nhóm - HS trật tự di chuyển về các góc phù hợp, hoặc theo điều phối của GV. - Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của PHT. - Luân chuyển góc khi GV thông báo hết giờ - HS thuyết trình sản phẩm của III – Tính chất hóa học 1. Thí nghiệm Fe td S 2. Thí nghiệm Fe td axit 3. Thí nghiệm Fe td dung dịch muối CuSO4 Kết luận: Fe là kim loại có tính khử trung bình. IV – Trạng thái tự nhiên 44 nhận xét và bổ sung. - Chốt lại kiến thức trọng tâm, các lưu ý về tính chất và yêu cầu HS tóm tắt nội dung vào vở. - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung mục IV vào vở. nhóm. - Đưa ra các ý kiến - Tóm tắt nội dung bài học vào vở. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của bài học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. - HS hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 3. Vận dụng mở rộng 1. Thép là vật liệu dùng nhiều trong xây dựng, những thanh thép 10, 12, 14, 16 thường dài 11,6m. Để vận chuyển người ta thường uốn cong để gấp đôi nó, khi đó ta nhận thấy tại nơi bị uốn công thép bị gỉ đỏ nâu rất nhanh. Em hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng đó? 2. Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới.. Bên cạnh đó sắt cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật. Em hãy tìm hiểu và viết thu hoạch về vai trò của sắt với cơ thể con người. 3. Chảo, muôi, dao đều được làm từ sắt, nhưng chảo lại giòn, muôi lại dẻo còn dao lại sắc. Em hãy tìm hiểu và giải thích điều đó. CÁC PHỤ LỤC CỦA KẾ HOẠCH BÀI HỌC *Góc “phân tích” - Mục tiêu: Nghiên cứu SGK rút ra tính chất hóa học của sắt - Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK phần III – tính chất hóa học (trang 138, 139, 140 – SGK) hoàn thành PHT số 1 Phiếu học tập số 2: Câu hỏi 45 1. Nêu tính chất hóa học của sắt, xác định số oxi hóa của sắt trong các phản ứng 2. Mỗi tính chất viết 1-2 phương trình hóa học minh họa. * Góc “ trải nghiệm” - Mục tiêu: Từ thí nghiệm hóa học cho biết tính chất hóa học của sắt - Nhiệm vụ: Đọc hướng dẫn tiến hành TN, tiến hành các TN một cách an toàn và suy luận từ công thức rút ra được tính chất hóa học của sắt hoàn thành yêu cầu trong PHT số 2 Phiếu học tập 3: Tiến hành làm các TN và hoàn thành phiếu học tập theo bảng cho sau đây: TN 1: Sắt tác dụng với oxi: Chuẩn bị 1 lò xo bút bi bên trong có 1 mẩu gỗ làm mồi, sau đó đốt lò xo cho đến khi nóng đỏ rồi nhanh chóng cho lò xo vào bình đựng khí oxi. Quan sát hiện tượng xảy ra. TN 2: Sắt tác dụng với axit H2SO4 loãng: Cho đinh sắt vào ống nghiệm sạch, sau đó cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch axit H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng xảy ra. TN 3: Sắt tác dụng với HNO3 đặc, nóng: Lấy vào ống nghiệm 1-2 ml dd HNO3 đặc. Cho vào ống nghiệm một dây sắt dài hơn uống nghiệm, đầu uốn thành lò xo. Đun nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn. Rút dây sắt ra khi có khí màu nâu thoát ra. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. TN 4: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch CuSO4, sau đó cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt nhỏ, quan sát hiện tượng xảy ra. Hoàn thành bảng sau: STT Tên TN Nêu hiện tượng –viết PTHH- giải thích Vai trò của Sắt 1 Sắt tác dụng với oxi Những hạt sáng là sắt và oxit sắt bắn vào thành bình 3Fe + 2O2 ot Fe3O4 Chất khử 2 Sắt tác dụng với axitH2SO4 loãng Đinh sắt tan dần, có bọt khí hidro thoát ra Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 Chất khử 3 Sắt tác dụng với axitHNO3 đặc, nóng Có khí màu nâu đỏ thoát ra Fe + 6HNO3 ot Chất khử 46 Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O 4 Sắt tác dụng với dungdịch CuSO4 Có màu đỏ bám lên đinh sắt Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Chất khử * Góc áp dụng: Phiếu học tập số 4 Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau: (1) Fe + Cl2 ot (2) Fe + HNO3 loãng NO + (3) Fe + AgNO3 (4) Fe + H2SO4 loãng (5) Fe + H2SO4 đặc nóng (6) Fe + HNO3 đặc nguội Bài 2: Để phân tích một mẫu gang (hợp kim của sắt và cacbon) người ta hòa tan hoàn toàn 10,15 gam mẫu gang đó trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch X và 13,888 lít hỗn hợp khí (đktc). Biết N+5 chỉ có môt sản phẩm khử. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? b. Xác định % khối lượng C trong mẫu gang đó. Chương 4. Tổ chức thực hiện và kết quả thu được 4.1. Tổ chức thực hiện. Đưa thực nghiệm, bài tập thực tiễn vào dạy học hóa học đã được chúng tôi tiến hành từ nghiều năm trước trong quá trình dạy học theo chương trình 2006. Các nội dung được áp dụng cho các lớp học chương trình nâng cao tại trường THPT Quỳnh Lưu 1 (trước đây) và các lớp học cương trình cơ bản ở trường THPT Quỳnh Lưu 1 và trường THPT Quỳnh Lưu 2 hiện nay. Từng ví dụ, bài tập, câu được áp dụng cụ thể cho từng bài, từng chủ đề, chuyên đề trong nội dung chương trình: Vấn đề đưa ra Phạm vi áp dụng Lớp Ghi chú Ví dụ 1 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Ví dụ 2 Sự điện ly Lớp 11 Ví dụ 3 - Nhôm và hợp chất của nhôm Lớp 12 47 - Phản ứng trao đổi ion Lớp 11 Ví dụ 4 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Ví dụ 5 Nhôm và hợp chất của nhôm Lớp 12 Ví dụ 6 Chủ đề Ni tơ Lớp 11 Bài 1 Tính chất của kim loại Lớp 12 Bài 2 Tính chất của kim loại Lớp 12 Bài 3 Dãy điện hoá của kim loại. Điện phân Lớp 12 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion Lớp 11 Bài 5 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Lớp 11 Bài 6 Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Lớp 12 Bài 7 Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Lớp 12 Bài 8 Phân bón hóa học Lớp 11 Bài 9 - Phản ứng trao đổi ion. - Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 11 Lớp 12 Bài 10 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 11 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 12 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 13 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 14 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 15 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Bài 16 Nhôm và hợp chất của nhôm Lớp 12 Bài 17 Các hợp chất của cacbon Lớp 11 48 Bài 18 Nhôm và hợp chất của nhôm Lớp 12 Bài 19 Sự ăn mòn kim loại Nhôm Lớp 12 Bài 20 Sự ăn mòn kim loại Lớp 12 Bài 21 Hợp chất của sắt Lớp 12 Bài 22 Sắt Lớp 12 Bài 23 Lưu huỳnh Lớp 10 Bài 24 Hydrosunfua Lớp 10 Bài 25 Phân bón hóa học Lớp 11 Câu 1 Lưu huỳnh Lớp 10 Câu 2 Tính chất của kim loại Lớp 12 Câu 3 Tính chất của kim loại Lớp 12 Câu 4 Axit sunfuric Axit nitric Nhôm Sắt Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Câu 5 Ăn mòn kim loại Lớp 12 Câu 6 Tổng hợp Lớp 12 Câu 7 Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Lớp 12 Câu 8 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Câu 9 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Câu 10 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Lớp 12 Câu 11 Nhôm và hợp chất Lớp 12 Câu 12 Nhôm và hợp chất Lớp 12 Câu 13 Ô xi Lớp 10 Câu 14 Ăn mòn kim loại Lớp 12 49 Câu 15 Hoá học và những vấn đề môi trường Lớp 12 Câu 16 Tổng hợp Lớp 12 Câu 17 Hoá học và những vấn đề môi trường Lớp 12 Câu 18 Sắt Lớp 12 Câu 19 Sắt Lớp 12 Câu 20 Hoá học và những vấn đề môi trường Lớp 12 Bài tập TH 1 Kiến thức chung về THTN Lớp 10 Bài tập TH 2 Tổng hợp Lớp 12 Bài tập TH 3 Ô xi Lớp 10 Bài tập TH 4 Tổng hợp Lớp 12 Bài tập TH 5 Tổng hợp Lớp 12 Bài tập TH 6 A xit H2SO4; HNO3; Tính chất củakim loại Lớp 10, 11, 12 Bài tập TH 7 Hoá học và những vấn đề môi trường Lớp 12 4.2. Kết quả thu được từ Giáo viên và học sinh khi áp dụng. Đề tài đã giải quyết được: + Tìm, giải quyết được một số vấn đề liên quan đến thực tiễn trong dạy, học hóa học, phần vô cơ. + Tăng tính tích cực chủ động của học sinh trong việc giải quyết các vẫn đề thực tiễn liên quan đến hóa học, tạo hứng thú, tăng động lực học tập cho học sinh. + Tăng tính tích cực chủ động của giáo viên trong quá trình nghiên cứu bài học, dần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy, học + Kết quả đánh giá môn hóa học cuối năm học, qua các kỳ thi HSG cấp tỉnh, thi Quốc gia THPT hay thi TN gần đây có kết quả cao so với nhiều trường bạn. Thi TN THPT Quốc gia: Điểm trung bình và xếp thứ của Tỉnh. Trường THPT Q.Lưu – H.Mai 2019 Điểm/Thứ 2020 Điểm/Thứ 2021 (Lần 1) Điểm/Thứ THPT Quỳnh Lưu 1 5.56/30 6.27/58 5.63/44 THPT Quỳnh Lưu 2 5.49/33 6.67/40 6.30/19 THPT Quỳnh Lưu 3 4.55/64 6.49/49 6.14/28 50 THPT Quỳnh Lưu 4 5.66/25 7.32/09 6.45/10 THPT Nguyễn Đức Mậu 5.71/21 6.87/20 5.39/55 THPT Hoàng Mai 5.68/24 7.07/20 5.78/40 THPT Hoàng Mai 2 5.50/32 7.47/06 5.84/38 51 PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đề tài đã được tiến hành qua các năm học từ khi có bộ sách hiện hành. Được đúc rút, cải tiến hàng năm qua các bài nghiên cứu bài học, từ thực tiễn dạy, học; được thực hiện tại trường THPT Quỳnh Lưu 1 và thời gian gần đây là ở trường THPT Quỳnh Lưu 2. 2. Ý nghĩa của đề tài. Đã góp phần đưa dạy học hóa học trong trường phổ thông từ hình thức truyền thụ kiến thức chuyển dần sang việc dạy học gắn với các vấn đề thực tiễn, thực tế cuộc sống, rèn cho các em tư duy, thao tác thực hành. Qua đó dần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực hóa học, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên các yêu cầu của phát triển bền vững. 3. Phạm vi áp dụng của đề tài. + Là tài liệu mà giáo viên, học sinh có thể dùng để tham khảo, dùng để kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh gia kiến thức môn học. + Kết quả sáng kiến được áp dụng trong phạm vi rộng ở tất cả các trường THPT. + Sáng kiến kinh nghiệm này có thể dùng được trong thời gian dài. 4. Kiến nghị đề xuất. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT Ban hành chương trình giáo dục phổ thông ngày 26/12/2018 – Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Hóa học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT 2. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học cấp Trung học phổ thông – Bộ Giáo dục và Đào tạo; 3. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội. Tác giả: Nguyễn Xuân Trường; 4. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 – Nhà xuất bản Giáo dục 53 PHỤ LỤC 54 55 56 57
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_hoa_hoc_gan_voi_cac_bai_tap_th.pdf