Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án "Sản xuất son môi từ thiên nhiên” theo định hướng giáo dục STEAM

Giáo dục STEAM quan trọng vì những lý do sau đây:

- Thực lực kinh tế là nhân tố đảm bảo vị trí của một quốc gia trên trường

quốc tế. Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền

lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được

rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để

phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn

ra thông qua hàng loạt các phát minh và sự phát triển nhảy vọt đã tác động mạnh

mẽ trên nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia. Trong tương lai có nhiều việc làm

chân tay sẽ không còn nữa, được thay thế bằng robot, nhưng cũng sẽ có những

ngành nghề mới ra đời với ứng dụng mới mẻ của kỹ thuật số mà chúng ta vẫn

chưa hình dung hết được, chẳng hạn như nghề bác sĩ cho robot. Trong đó, ngành

công nghiệp chế tạo vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế

của toàn cầu. Dự kiến trong 15 năm tới, mức tiêu thụ hàng hoá toàn cầu sẽ tăng

gấp đôi, đạt 64 nghìn tỉ USD, dẫn đến nhu cầu về các hàng hoá và dịch vụ ngày

càng cao. Xuất phát từ những thay đổi trong nền kinh tế, các kỹ năng của người

lao động cũng đòi hỏi phải thay đổi để đáp ứng cho phù hợp. Trong xu hướng3

của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần

có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi có sự hiểu biết của liên ngành. Ngoài ra

các kỹ năng sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và

làm việc nhóm ngày càng được đề cao. Trong khi đó, ảnh hưởng của khoa học,

công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt của đời

sống. Quá trình dạy và học liên ngành sẽ trở thành đặc trưng cúa xu hướng giáo

dục tương lai, trong đó sẽ có những ngành nghề cũ mất đi, và sẽ có những ngành

nghề mới ra đời. Giáo dục STEM là một hướng tiếp cận nổi bật giúp trang bị

cho học sinh những kiến thức cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực quan trọng là:

khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán

(Mathematics). Điểm nổi bật của STEM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các

lĩnh vực vào trong thực tế cuộc sống. Trong các diễn đàn kinh tế thế giới

(WEF) hàng năm, các nhà chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp lại bàn với nhau

về xu hướng của những ngành nghề và các kỹ năng cần thiết trong tương lại.

Theo đó, trong thế kỷ 21 này, các nhóm ngành liên quan đến khoa học và

công nghệ đóng góp một giá trị kinh tế lớn hơn so với bất kỳ ngành nghề nào,

nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực STEM ngày một tăng. Bên cạnh đó, thu

nhập của người lao động trong khối ngành này cũng cao hơn khối ngành

không liên quan đến STEM.

Do đó, muốn phát triển kinh tế, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc

tế, dạy học STEM đang là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay.

- Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với đời sống

của con người nói chung cũng trở thành một xu hướng tất yếu không thể đảo

ngược được. Ngay từ khi một đứa bé mới sinh ra, cho đến khi đi học và trưởng

thành, tìm kiếm việc làm, từ nhà văn, nhân viên bán hàng cho đến các nhà ngoại

giao, chính trị, tất cả đều phải sử dụng các tiện ích từ sự phát triển của khoa học

– công nghệ, và chúng ta đều có ít nhiều tham gia vào những quyết định liên

quan đến các vấn đề mà khoa học và công nghệ có ảnh hưởng. Chẳng hạn như:4

chúng ta phản ứng như thế nào đối với ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, có

nên ủng hộ cây trồng biến đổi gene, có sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống

nghiệm (IVF), hay phòng chống các bệnh lây nhiễm như SARS, virus Zika,

virus Corona (Covid – 19). Đó là những vấn đề của xã hội nhưng liên quan

chặt chẽ và mật thiết đến sự phát triển bùng nổ của các thành tựu khoa học –

công nghệ. Do vậy, ngoài những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong đời sống xã

hội, chúng ta còn phải giúp cho học sinh có được những năng lực mang tính chất

nền tảng liên ngành về STEM để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích

ứng trong thế giới tương lai.

pdf100 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án "Sản xuất son môi từ thiên nhiên” theo định hướng giáo dục STEAM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oáng, dầu thực vật đến 
các loại dầu có nguồn gốc động vật 
Tuy nhiên, sử dụng các loại dầu tự nhiên có nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp 
cho đôi môi của bạn vẻ mềm mại và bóng. Các lựa chọn phổ biến bao gồm dầu 
74 
thầu dầu, dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu dừa... Những loại dầu này có đặc tính 
dưỡng ẩm và kháng khuẩn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm viêm. 
Về mặt hoá học, dầu thực vật là chất béo được chiết xuất từ các nguồn thực 
vật. Chúng ta có thể chiết xuất dầu từ các bộ phận khác của cây, nhưng hạt là 
nguồn chính của dầu thực vật. Ví dụ: Thành phần chủ yếu của dầu dừa là 
Triacylglycerol, chiếm tới 95% lượng dầu, chúng là este của glycerol với ba axit 
béo; ngoài ra dầu dừa còn chứa các acid béo, photpholipid, tocopherol, kim loại, 
sterol, chất dễ bay hơi, mono và diacyglycerol; khoảng 90% axit béo của dầu 
dừa đã bão hòa và chủ yếu là acid lauric, myristic và palmitic với tỷ lệ lauric 
acid chiếm ưu thế (47.5%). 
III. CHẤT MÀU 
Các chất màu mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành phần son môi 
nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp tạo màu cho son môi, tạo 
sức hấp dẫn và tăng vẻ đẹp môi của người dùng. Các chất màu sử dụng cho son 
môi gồm dạng vô cơ và hữu cơ. Các chất màu thường được phối hợp với nhau 
trong các công thức do tạo được màu mong muốn, khắc phục được các nhược 
điểm lem màu của các chất màu hữu cơ và không đồng đều màu của các chất 
màu vô cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất màu cần được kiểm soát chặt chẽ.\ 
1. Màu vô cơ: 
 Các chất màu oxit kim loại vô cơ thường xỉn hơn các chất màu hữu cơ, 
nhưng có khả năng chịu nhiệt và ánh sáng tốt hơn, mang lại màu sắc lâu hơn. 
Các màu vô cơ này không tan, do đó cần có kỹ thuật bào chế phù hợp để phân 
tán đều màu cho chế phẩm và đều màu giữa các lô sản xuất. 
- Sắt oxid: tạo màu đỏ, vàng, nâu, đen. Oxit Sắt trong công thức son môi 
của mình, được coi là chất tạo màu an toàn trong mỹ phẩm vì chúng không gây 
kích ứng và không độc hại, không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng chúng là chất 
gây dị ứng da. Không chỉ vậy, Iron Oxides còn không chảy và lâu trôi, khiến 
chúng trở thành một bổ sung hoàn hảo cho công thức son môi. 
- TiO2, ZnO: tạo màu nhạt 
- D&C: Red 6, red 7, red 21 tạo màu đỏ. D&C Red No.21 còn được gọi 
là Eosin - đây là một thuốc nhuộm thực sự tinh tế, màu sắc của nó thay đổi khi 
sử dụng. Nó là hợp chất màu cam; tuy nhiên, khi được thoa lên, nó phản ứng với 
các nhóm amin có trong protein trong da, ở pH > 2, nó chuyển thành dạng muối 
màu đỏ đậm. Một lợi ích khác của phản ứng này là nó làm cho thuốc nhuộm lâu 
phai màu. Các phẩm nhuộm halogen hóa khác có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc 
kết hợp để tạo màu có độ bám khác nhau. D&C Red No.27 
tetrachlorotetrabromofluorescein tạo màu đỏ lam rực rỡ và D&C Orange No. 5 
dibromofluorescein có màu cam sẽ chuyển sang dạng muối màu đỏ khi pH > 4 
thường được sử dụng cùng với D&C Red No.21. 
- Yellow 6, orange 5 
75 
- Pearl (bột ngọc trai) 
- FD&C: Yellow#5, 6 Al Lake; Blue#1 Al Lake. Thuốc nhuộm FD&C có 
nguồn gốc từ nhựa than đá, một sản phẩm phụ của dầu mỏ và chứa hàm lượng 
chì và asen cao, được biết đến là chất gây ung thư. 
2. Màu hữu cơ: Beetroot red, Anthocyanins, Lactoflavin  các màu này là các 
màu tan được, dễ dàng phân bố đều trong chế phẩm. Tuy nhiên, chúng rất dễ 
gây lem màu. 
IV. CỒN 
Cồn được dùng làm chất dung môi giữa sáp và dầu, cồn khô còn là một 
dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành 
phần. Khả năng này của cồn khô khiến kết cấu sản phẩm trở nên nhẹ hơn, đồng 
thời giúp các dưỡng chất quan trọng thấm nhanh và sâu hơn. 
Sử dụng cồn khô mang lại nhiều lợi ích dưới góc độ của các nhà sản xuất. 
Nhờ đặc tính chống khuẩn và khử trùng hữu hiệu, nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng 
thành phần này với mục đích bảo quản và tăng tuổi thọ sản phẩm. 
Tuy nhiên, cồn có thể khiến môi bạn trở nên khô hơn vì nó khiến da môi mất 
đi một lượng dầu trên bề mặt. 
V. CHẤT TẠO HƯƠNG 
 Chất này có trong son môi với một lượng nhỏ và được sử dụng để tạo ra 
mùi hương dễ chịu và ngăn chặn mùi của các thành phần khác. 
Chúng có thể bao gồm dầu bạc hà, dầu quế, v.v. Cùng với các chất tạo hương vị, 
natri saccharin và amoni glycyrrhizate cũng có thể được sử dụng để cải thiện 
hương vị. 
VI. CHẤT BẢO QUẢN VÀ CHẤT CHỐNG OXI HOÁ 
 Son môi không phải là sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài. Chúng 
có các thành phần phân hủy theo thời gian, để lâu son có thể bị ôi thiu, có mùi 
hôi; hỗn hợp chất bảo quản và chất chống oxy hóa đóng một vai trò lớn trong 
việc kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. 
Các chất chống oxy hóa và chất bảo qụản thường sử dụng trong son môi: 
1. Chất bảo quản: paraben-chất bảo quản công nghiệp. 
 Các paraben như propyl paraben, methyl paraben; phenoxyethanol hay 
các thành phần dịch chiết dược liệu như dịch chiết hương thảo. Chúng được sử 
dụng để tăng thời gian sử dụng của sản phẩm bằng cách giảm sự phát triển của 
nấm và vi khuẩn. Mặc dù chúng là các chế phẩm khan, các chất bảo quản như 
methyl paraben và propyl paraben có thể được sử dụng phổ biến. Nồng độ của 
chất bảo quản không được vượt quá 0,1%. 
Parabens có thể gây kích ứng đôi với da nhạy cảm, gây lão hóa da, phá vỡ 
hệ nội tiết và là nguyên nhân gây ung thư, NẾU DÙNG QUÁ LIỀU LƯỢNG 
76 
CHO PHÉP. Trong khi các sản phẩm hiện nay hàm lượng Paraben đều rất thấp 
so với hàm lượng cho phép là 25%. Vì thế cũng đừng quá lo lắng khi nhìn thấy 
thành phần Parabens nằm ở cuối bảng thành phần nhé. 
 Paraben có trong các loại son môi 
2. Chất chống oxy hóa: 
Các thành phần được sử dụng trong son, đặc biệt là dầu mỡ rất dễ bị oxy 
hóa. Điều này có thể dẫn đến sự xuống cấp của sản phẩm. Do đó, chất chống 
oxy hóa được thêm vào để ngăn chặn quá trình oxy hóa của các thành phần (vì 
dụ: làm chậm quá trình ôi thiu của sáp và dầu). Các chất chống oxy hóa thường 
được sử dụng là butylated hydroxyl anisole (BHA), butylated hydroxyl toluen 
(BHT), tocopherol, propyl gallate, butylated hydroxyl quinines, v.v. 
a) Các este của acid galic: 
Propyl galat là chất bột màu trắng, có điểm nóng chảy tới hạn 150°C, 
dược sử dụng rộng rãi nhất vì có hiệu quả ngay ở nồng độ thấp (đặc biệt trong 
dầu thực vật) và phân hủy ở nhiệt độ caọ. Khi gặp các chất độn kỵ nước, người 
ta dùng chất bảo quản octyl hoặc dodecyl galat 
77 
Propyl galat 
b) Butylat hydroxyanisol (BHA) là chất rắn sáp bền màu trắng, điểm nóng 
chảy tới hạn 60°c, dễ hòa tan trong dầu và chất béo, hiệu quả ở nồng độ thấp và 
đặc biệt hữu dụng trong mỡ động vật. 
BHA 
c) Hydroxytoluen (BHT): Tinh thể trắng, điểm nóng chảy tới hạn 70°c, có 
mùi rất nhẹ, dễ hòa tan trong dầu và các chất béo. 
 BHT 
 Tìm hiểu về kim loại chì (Pb) và ảnh hưởng của chì đối với cơ thể. 
 Một nghiên cứu của nhóm người tiêu dùng Mỹ trong chiến dịch mỹ phẩm 
an toàn, trong tháng 10 năm 2007, phát hiện 60 % son môi được kiểm tra có 
chứa nhiều hay ít lượng chì, đặc biệt là son môi đỏ. Hàm lượng chì dao động 
0,03-0,65 ppm. Một phần ba son môi chứa lượng chì vượt quá giới hạn 0,1 ppm 
do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chỉ định hàm lượng chì có 
trong kẹo. 
 Chì, nhôm, crom và cadmium chỉ là một vài trong số rất nhiều loại kim loại 
nặng được phát hiện trong danh sách thành phần của son môi. Chì và các kim 
loại nặng khác rất độc hại cho cơ thể bạn và cạnh tranh với các khoáng chất cần 
thiết. Điều này có nghĩa là các khoáng chất của bạn như kali và magiê; những 
thứ cần thiết cho chức năng hàng ngày của bạn bị gián đoạn. Kim loại nặng 
được biết là chất độc đối với não, và chúng ta có thể thấy sự gia tăng của các rối 
loạn tâm thần, không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. 
78 
 Với việc sử dụng thường xuyên và tiếp xúc trong thời gian dài, những kim 
loại nặng độc hại này có thể tích tụ trong cơ thể chúng ta và dần quá mức cho 
phép, gây ra một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 Tại sao chì quá độc? 
- Về mặt sinh học: Chì độc bởi nó thay thế các cation kim loại khác trong 
cơ thể, đặc biệt là canxi, sắt và kẽm. Các kim loại này rất quan trọng trong việc 
điều hòa các quá trình tế bào, bao gồm sự tổng hợp haem, sự gián đoạn dẫn đến 
thiếu máu. Chì cũng có thể hình thành các gốc phản ứng, phá hủy DNA và các 
màng tế bào và làm gián đoạn việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. 
- Về mặt hóa học: Nguyên tử Chì có 82 electron , được sắp xếp theo cấu 
hình electron [Xe]4f145d106s26p2. Chì nằm cùng nhóm IVA với cacbon trong 
bảng hệ thống tuần hoàn, cacbon - nguyên tố tạo thành nền tảng hóa học của 
mọi sự sống như đã biết. Vậy tại sao chì độc đối với con người? Vâng, mặc dù 
chì và cacbon có chứa bốn electron hóa trị, các electron vỏ ngoài có thể tham gia 
tạo thành các liên kết, nhưng chúng không liên kết giống nhau. Carbon sử dụng 
một năng lượng nhỏ để sắp xếp lại bốn electron của nó thành bốn orbital lai hóa 
giống nhau (lai hoá sp3). Hao tốn năng lượng của sự sắp xếp lại này được bù đắp 
bằng thực tế là carbon hiện tại có khả năng tạo thành bốn liên kết đồng hóa trị 
mạnh hơn là hai, làm giảm đáng kể năng lượng của phân tử được hình thành. 
Với chì, không được như vậy. Có khoảng cách năng lượng lớn hơn giữa các 
electron kết hợp và các electron p chưa ghép, do đó cần nhiều năng lượng hơn 
để sắp xếp lại các electron này, và năng lượng này sẽ không được bù lại bằng 
cách tạo ra nhiều liên kết hơn. Do đó, chì có xu hướng tạo thành hai liên kết và 
có một cặp electron không liên quan đến liên kết (một ‘cặp đơn’). Đây được gọi 
là hiệu ứng cặp trơ (inert-pair effect). Các cặp đơn lẻ này làm méo mó sự sắp 
xếp các nguyên tử liên kết với chì. Điều này có thể gây nguy hiểm đến hoạt 
động của enzyme! Ngoài ra, Chì không có vai trò sinh lý nào được biết đến 
trong cơ thể, và không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với chì. 
 Vì sao son đổi màu khi tô lên môi 
Cơ bản có 2 trường hợp: 
1. Màu son thay đổi cho ra một màu khác nhau đối với mỗi người. Điều 
này là do các yếu tố bên trong son môi phản ứng với độ pH của môi. Một số 
người nhận thấy son môi có thể hơi nhạt hoặc đậm hơn những lần đánh khác. 
Điều này là do độ pH của cơ thể thay đổi, có thể thay đổi dựa trên tâm trạng, 
mức độ căng thẳng hoặc lý do môi trường. Màu son chính xác sẽ phụ thuộc vào 
độ pH của môi, độ pH này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh lý như hoạt động 
thể chất và biến động hormone. Mặt khác, màu môi tự nhiên cơ bản của chúng ta 
cũng ảnh hưởng một cách tinh tế đến màu son. 
79 
2. Sự thay đổi màu sắc hoàn toàn không liên quan đến đặc điểm mỗi cá 
nhân: Son môi có chứa thuốc nhuộm hoạt động giống như giấy quỳ, chất chỉ thị 
axit bazo; bên trong son, thuốc nhuộm không màu, axit yếu, nhưng môi có độ 
pH cao hơn so với son môi, gây ra phản ứng hóa học chuyển axit thành một hợp 
chất có màu mạnh. 
Điển hình là chất Eosin - có trong thuốc nhuộm màu đỏ, bị ảnh hưởng bởi 
NH2 trên bề mặt môi. Eosin là chất nhuộm màu đỏ thường được sử dụng trong son 
môi: trong son, nó có màu khác, tuy nhiên, khi được thoa lên môi, nó trở thành một 
màu đỏ đậm khi nó phản ứng với các nhóm NH2 trong protein trên bề mặt môi, sự 
thay đổi màu sắc khi son môi được thoa rất rõ nét. Một lợi ích khác của phản ứng 
này là nó làm cho thuốc nhuộm không thể tẩy xóa được hoặc lâu phai. 
80 
PHỤ LỤC 3 
 Các Phiếu đánh giá 
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG 
(Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 phiếu đánh giá đồng đẳng giữa các 
thành viên, nhóm trưởng tổng hợp lại kết quả) 
Tên thành viên 
Tiêu chí đánh giá 
1 
 3 4 5 6 7 8 
1. Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn 
2. Đóng góp ý kiến 
3. Lắng nghe ý kiến từ các bạn 
4. Có phản hồi sau khi nhận ý kiến từ các 
bạn 
5. Quan tâm đến các thành viên khác 
6. Thái độ vui vẻ 
7. Có trách nhiệm 
Tổng điểm 
(Mỗi tiêu chí 10 điểm, trong đó tiêu chí 1,2,7 là 20 điểm. Điểm tối đa là 100đ) 
81 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO GIÁO VIÊN 
(dùng trong các buổi báo cáo và đánh giá cuối dự án) 
Lớp: 
Nhóm: 
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 
Bài báo cáo kiến thức (15) 
1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ 
đề được báo cáo 
10 
2 Poster có màu sắc hài hòa, bố 
cục hợp lí. 
5 
Bản phương án thiết kế (15) 
3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: 
bản vẽ, thành phần, vật liệu cần 
dùng, giá thành 
10 
4 Bài trình chiếu có màu sắc hài 
hòa, bố cục hợp lí. 
5 
Son môi từ thiên nhiên (30) 
5 Làm từ những nguyên vật liệu 
tự nhiên, dễ kiếm, giá thành phù 
hợp, thân thiện với môi trường, 
an toàn khi sử dụng 
2.5 
6 Mẫu mã đẹp, cân đối; có logo 
bắt mắt 
2.5 
7 Có đủ thông tin về các thông số 
kĩ thuật như: nguyên vật liệu, 
lượng chất sử dụng, hạn sử 
dụng 
2.5 
8 Dễ sử dụng 2.5 
9 Không bị bọt khí, các vết rỗ, nứt 
vỡ; không quá cứng hay quá 
mềm 
2.5 
10 Mùi vị dễ chịu 2.5 
82 
11 Khi tô lên môi tạo được lớp film 
mỏng không quá nhờn cũng 
không quá khô; có độ bám tốt 
trong vài giờ, không dễ bị lem, 
trôi khi ăn uống; màu sắc lên 
đều, đẹp, mịn màng, ổn định 
2.5 
12 Ổn định trong một thời gian dài 
ở nhiều điều kiện khí hậu khác 
nhau 
2.5 
13 Có điểm nóng chảy cao hơn 
40°C để không bị chảy ngay cả 
ở nhiệt độ ấm 
2.5 
14 Không bị hiện tượng “đổ mồ 
hôi” trên bề mặt thỏi son 
2.5 
15 Không bị hiện tượng tạo “hoa” 
trên bề mặt thỏi son 
2.5 
16 Bài báo cáo sản phẩm có màu 
sắc hài hòa, bố cục hợp lí 
2.5 
Kĩ năng thuyết trình (20) 
 Lần 
1 
Lần 
2 
Lần 
3 
TB 
11 Trình bày mạch lạc, rõ ràng. 5 
12 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện 
khác hỗ trợ cho phần trình bày. 
5 
13 Trả lời được câu hỏi phản biện. 5 
14 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu 
hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
5 
Kĩ năng làm việc nhóm (20) 
15 Kế hoạch có tiến trình và phân 
công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 
10 
16 Mỗi thành viên tham gia đóng 
góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để 
hoàn thành dự án. 
10 
Tổng số điểm 
83 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO NHÓM HỌC SINH 
 (Dán bản này vào nhật kí dự án nhóm, dùng trong các buổi 
 báo cáo và đánh giá cuối dự án) 
Lớp: 
Nhóm: 
TT Tiêu chí 
Điểm tối 
đa 
Điểm đánh giá 
Bài báo cáo kiến thức (15) 
1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề 
được báo cáo 
10 
2 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục 
hợp lí. 
5 
Bản phương án thiết kế (15) 
3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: 
bản vẽ, nguyên lí hoạt động, vật 
liệu cần dùng 
10 
4 Bài trình chiếu có màu sắc hài 
hòa, bố cục hợp lí. 
5 
Son môi từ thiên nhiên (30) 
5 Làm từ những nguyên vật liệu tự 
nhiên, dễ kiếm, giá thành phù 
hợp, thân thiện với môi trường, an 
toàn khi sử dụng 
2.5 
6 Mẫu mã đẹp, cân đối; có logo bắt 
mắt 
2.5 
7 Có đủ thông tin về các thông số kĩ 
thuật như: nguyên vật liệu, lượng 
chất sử dụng, hạn sử dụng 
2.5 
8 Dễ sử dụng 2.5 
9 Không bị bọt khí, các vết rỗ, nứt 
vỡ; không quá cứng hay quá mềm 
2.5 
10 Mùi vị dễ chịu 2.5 
11 Khi tô lên môi tạo được lớp film 
mỏng không quá nhờn cũng 
không quá khô; có độ bám tốt 
trong vài giờ, không dễ bị lem, 
trôi khi ăn uống; màu sắc lên đều, 
đẹp, mịn màng, ổn định 
2.5 
84 
12 Ổn định trong một thời gian dài ở 
nhiều điều kiện khí hậu khác nhau 
2.5 
13 Có điểm nóng chảy cao hơn 40°C 
để không bị chảy ngay cả ở nhiệt 
độ ấm 
2.5 
14 Không bị hiện tượng “đổ mồ hôi” 
trên bề mặt thỏi son 
2.5 
15 Không bị hiện tượng tạo “hoa” 
trên bề mặt thỏi son 
2.5 
16 Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc 
hài hòa, bố cục hợp lí. 
2.5 
Kĩ năng thuyết trình (20) 
 Lần 
1 
Lần 
2 
Lần 
3 
TB 
11 Trình bày mạch lạc, rõ ràng. 5 
12 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện 
khác hỗ trợ cho phần trình bày. 
5 
13 Trả lời được câu hỏi phản biện. 5 
14 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu 
hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
5 
Kĩ năng làm việc nhóm (20) 
15 Kế hoạch có tiến trình và phân 
công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 
10 
16 Mỗi thành viên tham gia đóng 
góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để 
hoàn thành dự án. 
10 
Tổng số điểm 
15 Kế hoạch có tiến trình và phân 
công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 
10 
16 Mỗi thành viên tham gia đóng 
góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để 
hoàn thành dự án. 
10 
Tổng số điểm 
85 
PHỤ LỤC 4 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG STEAM 
DỰ ÁN SẢN XUẤT SON MÔI TỪ THIÊN NHIÊN 
 HS nghe phổ biến dự án 
86 
Phiếu ý tưởng của HS nhóm Son Tint 
(Thương hiệu Leivie en rosen lipstick) 
87 
HS bào chế son Leivie en rosen lipstick 
 Hoạt động báo cáo của HS Nguyên vật liệu ban đầu 
88 
Thành phẩm 
89 
 Phiếu ý tưởng của HS nhóm son cứng 
 (Thương hiệu Baby) 
90 
 Hoạt động báo cáo của HS Nguyên vật liệu ban đầu 
 HS bào chế son Baby 
91 
 Thành phẩm 
92 
Phiếu ý tưởng của HS nhóm son cứng 
 (Thương hiệu Fancy) 
93 
 Hoạt động báo cáo của HS Nguyên vật liệu ban đầu 
 HS bào chế son Fancy 
Thành phẩm 
94 
Phiếu ý tưởng của HS nhóm son cứng 
(Thương hiệu Fendy) 
95 
 Hoạt động báo cáo của HS Nguyên vật liệu ban đầu 
 HS bào chế son Fendy 
96 
Thành phẩm 
97 
 Nhóm GV và HS thực hiện dự án tại Phòng học STEAM của trường 
98 
MỤC LỤC 
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 
II.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 2 
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4 
IV. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI: ....................................... 4 
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 5 
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................... 5 
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 5 
VIII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 
IX. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ................................................................................ 5 
PHẦN II. NỘI DUNG .................................................................................... 6 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 6 
I.1. Khái niệm giáo dục STEM ....................................................................... 6 
I.2. Từ giáo dục STEM đến giáo dục STEAM ................................................ 6 
I.3. Mục tiêu của giáo dục STEM ................................................................... 7 
I.4. Các bước triển khai dạy và học theo định hướng giáo dục STEAM ......... 7 
I.5. Quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEAM ......................................... 10 
I.6. Tổ chức giáo dục STEAM cho HS qua dự án học tập .............................. 14 
I.7. Đánh giá năng lực trong dạy học dự án định hướng giáo dục STEAM ..... 21 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 22 
II.1. Giáo dục STEAM trên thế giới ............................................................... 22 
II.2. Giáo dục STEAM tại Việt Nam .............................................................. 22 
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............... 25 
III.1. Nghiên cứu chương trình phát sinh sáng kiến ........................................ 25 
III.2. Xây dựng chủ đề dạy học dự án “Sản xuất son môi từ thiên nhiên” theo 
định hướng giáo dục STEAM ......................................................................... 26 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 50 
I. KẾT LUẬN ................................................................................................ 50 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................... 50 
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53 
PHỤ LỤC .................................................................................................... 
99 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_du_an_san_xuat_son_moi_tu_thie.pdf
Sáng Kiến Liên Quan