Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT

1.1. Trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông, các văn bản văn

học phi hư cấu chiếm tỷ lệ không lớn, song không thể thiếu, nhằm cấp cho học sinh

một cái nhìn toàn diện về các hình thức văn bản văn học. Hầu hết các văn bản văn học

phi hư cấu được dạy, học trong chương trình THPT là văn học Việt Nam, tiêu biểu,

đặc sắc ở những thời kỳ khác nhau. Dạy học các văn bản này, vì vậy không chỉ để hiểu

nội dung văn bản, mà còn giúp các em hiểu hơn về con đường vận động, phát triển của

các hình thức văn học dân tộc.

1.2. Dạy học đọc hiểu là phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy khả

năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, nghệ

thuật đặc sắc của văn bản văn học. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về

phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học chưa có nhiều thành tựu, nhất là với

những văn bản văn học phi hư cấu. Người dạy và người học đang gặp không ít khó

khăn, cả trong nhận thức và thực tiễn dạy học.

1.3. Mỗi loại văn bản văn học có chức năng, cấu trúc, và sức hấp dẫn riêng.

Theo đó, dạy học đọc hiểu văn bản văn học phi hư cấu cũng có nguyên tắc, cách thức

riêng. Cái riêng đó là gì? Làm thế nào để giúp học sinh nhận biết được điều đó? Đó là

những vấn đề chưa có được sự rõ ràng trong nhận thức và thực tiễn dạy học môn Ngữ

văn ở trường THPT hiện nay.

1.4. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Dạy học đọc hiểu

các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT” với mong

muốn góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra.

pdf56 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết dạy để 
biết hiệu quả sử dụng dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương 
trình Ngữ văn THPT, chúng tôi thu được các kết quả sau đây. 
a) Kết quả đánh giá từ GV dạy thực nghiệm 
Trong quá trình chuẩn bị tiết dạy, tuy có sử dụng nhiều thời gian hơn để giúp 
các em hình dung được phương pháp thực hiện nhưng nhìn chung là công tác chuẩn bị 
rất tốt, không cần chuẩn bị nhiều các phương tiện dạy học. 
Khi dạy học tại lớp TN, HS không gặp khó khăn nhiều trong quá trình thực 
hiện; hoạt động học tập của HS sôi nổi hơn; các em cảm thấy thích thú hơn khi được 
tự do tìm hiểu, nâng cao các kiến thức vừa cũ vừa mới theo một phương pháp hiện đại; 
giờ học Ngữ văn trở nên sinh động, lôi cuốn. 
Đối với lớp ĐC, HS cảm thấy rất khó khăn trong việc giải quyết vấn đề được 
hỏi trong đề kiểm tra. Điều này cho thấy các em chưa thật sự có nguồn cảm hứng khi 
tiếp thu các kiến thức Ngữ văn, còn gặp rất nhiều khó khăn trong chính việc tiếp thu 
kiến thức Ngữ văn phổ thông do chương trình đề ra. 
b) Kết quả đánh giá từ GV tham gia dự giờ các tiết học 
GV cảm thấy rất bất ngờ khi được tham dự một tiết học mà chính HS 
đứng vai trò trung tâm giải quyết mọi vấn đề. Khi được mời tham dự tiết học 
này, đa số các GV đều cho rằng việc làm này rất mất thời gian để chuẩn bị; GV 
không đủ kĩ năng chuyên môn trong việc sử dụng công nghệ thông tin để có thể 
hướng dẫn các em sưu tầm, nghiên cứu và đưa ra kết luận của vấn đề. 
Các tiết dạy học thử tuy là thành công nhưng cần phải lưu ý thêm về vấn đề 
tổ chức, thực hiện. Đây có thể là vấn đề bổ ích cho các em tham gia mở rộng kiến 
44 
thức nhưng cũng sẽ gặp một số khó khăn như: các em quá chú trọng công tác 
chuẩn bị hình thức mà quên đi kiến thức môn học, hình thức tổ chức chưa đa 
dạng, còn thiếu sự phối hợp tổ chức giữa các trường để đáp ứng được đúng mục 
tiêu đề ra ban đầu. 
c) Kết quả đánh giá từ cán bộ quản lý 
Hiệu trưởng trường THPT X nhận xét: “Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học 
phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT mang ý nghĩa tích cực. Các biện pháp 
mang lại hiệu quả rất tốt, phụ huynh rất hài lòng về kết quả của học sinh, tiết học luôn 
sinh động, tạo cho HS một niềm đam mê học tập môn Ngữ văn. Cần phát huy nhiều 
hơn để giờ học không phải là nỗi sợ hãi mà là niềm vui với HS”. 
d) Kết quả đánh giá từ học sinh tham gia tiết học 
Để đánh giá, kiểm tra hiệu quả của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 85 HS 
của 2 lớp TN. Kết quả thu được như sau: 
Bảng 3.2. Những điều các em nhận được sau khi dạy học đọc hiểu các văn bản văn 
học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT 
TT Nội dung 
Số 
lượng 
Phân 
trăm 
(%) 
1 Mở rộng kiến thức về văn học và đời sống 80 94,11 
2 Nâng cao được sự yêu thích môn Ngữ văn 71 83,52 
3 Hình thành và rèn luyện được nhiều kỹ năng học tập 74 87,06 
4 Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của bản thân 79 92,91 
5 Tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp 75 88,23 
6 
Tăng cường sự tự tin khi đứng trước đám đông, mạnh dạn 
khi phát biểu ý kiến 
69 81,17 
3.4.1.2. Phân tích kết quả định tính 
Ở lớp ĐC, HS cảm thấy các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình 
Ngữ văn THPT chưa đủ sức để lôi cuốn vào giờ học, bởi lẽ HS phân biệt các văn bản 
này chưa có sự rõ ràng và thường đồng nhất về ranh giới giữa văn bản văn học hư cấu 
và văn bản văn học phi hư cấu; HS ít chú trọng đến việc khai thác hình tượng cái tôi 
tác giả trong văn bản văn học phi hư cấu. Đặc biệt, khi làm bài nghị luận về dạng văn 
45 
bản này, HS thường khám phá các văn bản này theo hướng văn bản văn học hư cấu. 
Đối với lớp TN, HS có sự ý thức được việc đọc hiểu các văn bản phi hư cấu theo 
đặc trưng thể loại, hiện tượng HS cảm nhận nhầm lẫn giữa văn bản văn học phi hư cấu với 
văn bản văn học hư cấu không còn nhiều. Đặc biệt, khi học các văn bản văn học phi hư 
cấu, HS có hứng thú đi tìm sự thật đối tượng mà nhà văn miêu tả, nhất là việc đi tìm cái 
tôi của người nghệ sĩ. Việc khám phá văn bản phi hư cấu thông qua hình tượng cái tôi tác 
giả sẽ mang đến cho HS những thích thú và khát vọng dâng hiến cho quê hương, đất nước 
của các em. Từ đó, HS biết được, nắm được, hiểu được phương pháp đọc hiểu các văn 
bản văn học phi hư cấu. 
HS được mở mang thêm các kiến thức về lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, điện 
ảnh... Đặc biệt, việc đọc hiểu văn bản văn học phi hư cấu đã mang đến cho các em học 
sinh khá, giỏi niềm khát khao thể hiện mình thông qua việc sáng tác những văn bản 
như: nhật kí, hồi kí, tùy bút, phóng sự Các bài viết này thể hiện rõ cái tôi cá nhân 
đậm nét, trong cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ví von, trong việc biểu 
lộ tình cảm, thái độ trước hiện thực. Các em đã tự hình thành cho mình được tính cách, 
nhân cách, lối sống của bản thân. 
3.4.2. Kết quả định lượng 
3.4.2.1. Kết quả 
Sau khi TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra nội dung 2 bài trên và dựa vào kết quả 
các bài kiểm tra để so sánh, phân tích hiệu quả của dạy học đọc hiểu các văn bản văn 
học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT. Dựa vào bài kiểm tra trong thời 
gian 15 phút, chúng tôi dùng phần mềm Excel phân tích dữ liệu để xem xét sự khác 
nhau về điểm trung bình của 2 lớp TN và ĐC. Kết quả thu được như sau: 
➢ Cặp TN1 - ĐC1: 11C và 11B trường THPT X 
Bảng 3.3. Phân phối tần suất, tần số tích lũy bài kiểm tra 
Lớp 
Số 
HS 
Điểm Xi 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
11C 41 0 0 0 0 1 1 3 9 14 9 4 
11B 39 0 0 0 2 3 7 5 10 7 3 2 
Lớp 
Số 
HS 
% Số HS đạt điểm dưới Xi 
46 
11C 41 0,00 0,00 0,00 0,00 2,44 4,88 12,20 34,15 68,29 90,24 100 
11B 39 0,00 0,00 0,00 5,13 12,82 30,77 43,59 69,23 87,18 94,87 100 
Hình 3. 1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp TN1- ĐC1 
Bảng 3.4. Phân loại bài kiểm tra cặp TN1- ĐC1 
Lớp % Yếu - Kém % Trung bình % Khá - Giỏi 
11C 2,44 9,56 88,00 
11B 17,95 30,77 51,28 
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại bài kiểm tra của cặp TN1 - ĐC1 
47 
➢ Cặp TN2 - ĐC2: 10A10 và 10A15 Trường THPT Y 
Bảng 3.5. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra 
Lớp 
Số 
HS 
Điểm Xi 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
10A10 44 0 0 0 0 1 1 2 9 15 13 3 
10A15 45 0 0 0 2 3 7 6 12 8 6 1 
Lớp 
Số 
HS 
% Số HS đạt điểm dưới Xi 
10A10 44 0,00 0,00 0,00 0,00 2,27 4,55 9,09 29,55 63,64 93,18 100 
10A15 45 0,00 0,00 0,00 4,44 11,11 26,67 40,00 66,67 84,44 97,78 100 
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp TN2 - ĐC2 
Bảng 3.6. Phân loại bài kiểm tra cặp TN2 - ĐC2 
Lớp % Yếu – Kém % Trung bình % Khá - Giỏi 
10A10 2,27 6,82 90,91 
10A15 11,11 28,89 60,00 
48 
3.4.2.2. Phân tích kết quả định lượng 
Qua kết quả định lượng, chúng tôi thấy kết quả học tập ở các lớp TN luôn cao 
hơn lớp ĐC, cụ thể: 
Tỉ lệ % HS đạt điểm khá trở giỏi ở các lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, đồng thời 
tỉ lệ HS đạt điểm yếu, kém và trung bình ở lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC. Điều này 
cho chúng ta thấy rằng, HS ở các lớp TN hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt hơn so với 
HS ở các lớp ĐC. 
Sự khác biệt về kết quả học tập giữa các lớp TN và ĐC cho thấy việc sử dụng 
dạy học đọc hiểu các văn bản phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT là có ý 
nghĩa to lớn và hiệu quả thiết thực. Niềm tin vào phương pháp dạy học mới từ đề tài 
mang lại là rất lớn. Chúng tôi tin tưởng rằng, thời gian tới đề tài này sẽ được áp dụng 
rộng rãi, phổ biến. 
Những con số ý nghĩa trên chắc chắn sẽ là động lực, mục đích của nhiều GV 
Ngữ văn đang trên hành trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới cách 
thức kiểm tra đánh giá. Quan trọng hơn, môn Ngữ văn sẽ tìm lại được niềm cảm hứng, 
hứng thú học tập của HS và cũng từ đó có thể tìm lại được ánh hào quang của bộ môn. 
49 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Việc HS tiếp cận 
được kiến thức, vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn và hình thành năng lực, phẩm 
chất mới là điều đáng quan tâm nhất. Dạy học đọc hiểu nói chung và dạy học đọc hiểu 
các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT nói riêng là một 
trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Vì thế, dạy 
học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT là dạy 
cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, 
từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, hình thành năng 
lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tích hợp các kiến thức và kĩ năng và cũng từ đó hình 
thành những phẩm chất tốt đẹp nhất cho HS. 
2. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực 
tiễn của việc dạy học đọc hiểu các văn bản phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn 
THPT. Từ đó, đề xuất nguyên tắc, biện pháp cụ thể để dạy học đọc hiểu các văn bản 
văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT, bao gồm cả văn học trung đại 
và văn học hiện đại. Theo chúng tôi, xuất phát từ đặc trưng của văn học phi hư cấu nên 
khi hướng dẫn HS đọc hiểu các văn bản này, GV cần chú ý các yếu tố, như: sự thật 
được phản ánh; cái tôi của tác giả và những đặc sắc nghệ thuật. Cùng với đó là các 
biện pháp tổ chức cụ thể, chi tiết, linh hoạt từng bước, từng nội dung tường minh, như: 
hướng dẫn HS tự đọc; xây dựng hệ thống câu hỏi; gợi mở hướng tích hợp và gợi mở 
hướng khai thác các giá trị của văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích 
Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên); Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) 
của Lê Hữu Trác, Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng 
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Trích 
Những năm tháng không thể nào quên - Võ Nguyên Giáp). Ngoài ra cần kết hợp với 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoại khóa...HS sẽ tiếp nhận loại văn 
bản này một cách hoàn chỉnh nhất. 
 3. Những nghiên cứu lý thuyết được tiến hành TN ở một số trường THPT trên 
địa bàn huyện A và huyện B. Hoạt động TN bao gồm dạy TN và ĐC một số tiết ở các 
lớp khối 10&11; kiểm tra đánh giá kết quả TN dạy của GV và kết quả đạt được của 
50 
HS. Kết quả thu được bước đầu cho thấy những đề xuất của chúng tôi là có cơ sở, có 
tính khả thi. GV có sự nhận thức và quan niệm đúng đắn về các văn bản văn học phi 
hư cấu, đồng thời lựa chọn phương pháp dạy học đọc hiểu các văn bản này một cách 
hợp lí nhất. HS hứng thú hơn khi học các văn bản này, nhất là khi đi tìm hình tượng 
cái tôi của tác giả, HS có những liên tưởng, nhận xét, đánh giá về cái tôi tác giả rất 
chính xác và thú vị. Ngoài ra, qua việc tìm hiểu, khám phá các văn bản phi hư cấu, HS 
được mở mang thêm các kiến thức về lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, điện ảnh mà 
các văn bản đem đến cho các em. Đặc biệt, những HS khá, giỏi có thể tạo nên những 
văn bản kí, như: nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút ít nhiều có ấn tượng. 
4. Một trong những yêu cầu hàng đầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản văn 
học phi hư cấu là GV phải nắm được nguyên tắc đọc hiểu, đặc trưng của văn bản 
này. GV phải linh hoạt, sáng tạo, đa dạng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của HS. Cùng với hình thức nêu câu hỏi gợi mở, tạo tình huống 
có vấn đề, GV phải biết tổ chức hoạt động của HS, phải tạo được không khí lớp học 
tự do, dân chủ, cởi mở. Để làm được điều đó, GV phải thường xuyên tích lũy, bổ 
sung tri thức, kĩ năng sư phạm. Đó là công việc suốt đời, gắn với với qúa trình tự đào 
tạo, ý thức trách nhiệm của GV. Không ai có thể làm thay trách nhiệm của người GV 
trên lớp. 
 5. Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ 
văn THPT là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân, đề tài đã mang 
lại hiệu quả tương đối cao. Do đó, các cấp quản lí cần quan tâm, chỉ đạo sát sao để đề 
tài được đi vào thực tiễn dạy học rộng rãi hơn. Những kết quả nghiên cứu của đề tài 
mới là bước đầu, mang tính gợi mở. Hi vọng, nó góp phần giải quyết được một số 
vấn đề lí luận và thực tiễn, tháo gỡ phần nào khó khăn cho GV và HS trong quá trình 
dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT 
hiện nay. 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra, đánh giá 
chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung 
học phổ thông. 
[3]. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường - Một góc nhìn, một 
cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[4]. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Ngữ văn10, tập 1, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
[5]. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2009), Sách giáo khoa Ngữ văn11, tập 1, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội 
[6]. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2007), Sách giáo viên Ngữ văn12,tập 1, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
[7]. Lê Bá Hán (Chủ biên, 2000), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ 
văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
[8]. Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên, 2010), Lê Hồng Mai, Đọc - hiểu văn bản Ngữ 
văn 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Huế. 
[9]. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn 
trung học phổ thông - những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[10]. Phan Trọng Luận (Chủ biên, 2010), Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Ngân Hoa, 
Phạm Thu Hương, Bùi Minh Toán, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ 
văn lớp 11, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
[11]. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 2008), Nguyễn Thị Bình, Phan Huy Dũng, Lê 
Quang Hưng, Nguyễn Văn Long, Lê Lưu Oanh, Phân tích bình giảng tác phẩm văn 
học 12, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 
[12]. Hoàng Bình Phương (2013), Phi hư cấu lên ngôi, www.baomoi.com. 
[13]. Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2016), “Văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn 
của một số nước trên thế giới”,  
[14]. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 
Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Quảng Nam. 
 52 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
VĂN HỌC PHI HƯ CẤU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
(Dành cho giáo viên) 
 Xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến dạy học đọc 
hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT (Thầy/cô chọn 
và khoanh tròn vào phương án lựa chọn. Có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều phương án 
khác nhau).Ý kiến của thầy/cô phục vụ cho mục đích nghiên cứu của chúng tôi, ngoài ra 
không sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác. 
Trân trọng cảm ơn thầy/cô! 
1. Quan điểm của thầy/cô về tính cần thiết của việc dạy học đọc hiểu các văn bản 
văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn cho học sinh THPT? 
A. Rất cần thiết B. Cần thiết 
C. Không cần thiết D. Không thật cần thiết 
2. Thầy/cô đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của học sinh THPT khi học các văn 
bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn? 
A. Tốt B. Khá 
C. Trung bình D.Yếu 
3. Thầy/cô gặp khó khăn gì trong việc dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi 
hư cấu cho học sinh THPT? 
A. Học sinh không hứng thú B. Người dạy không hứng thú 
C. Không nắm vững phương pháp D. Văn bản khó tiếp nhận 
4. Theo thầy/cô, ranh giới để phân biệt văn bản văn học phi hư cấu với văn bản 
văn học hư cấu như thế nào? 
A. Rõ ràng B. Không rõ ràng 
C. Khó phân biệt rạch ròi D. Không thể phân biệt 
5. Theo thầy/ cô, những thể loại nào sau đây thuộc văn học phi hư cấu? 
A. Kí, nhật kí, hồi kí B. Thơ, hài kịch, bi kịch 
C. Tiểu thuyết, thơ, kịch D. Chính kịch, thơ, truyện Nôm 
 53 
6. Trong quá trình dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong 
chương trình Ngữ văn THPT thầy/cô dựa trên cơ sở nào? 
A. Kinh nghiệm của bản thân B. Kinh nghiệm của đồng nghiệp 
C. Tham khảo tài liệu D. Ngẫu hứng 
7. Thầy/ cô cho biệt sự khác biệt cơ bản giữa dạy học đọc hiểu văn bản văn học 
phi hư cấu với văn bản văn học hư cấu? 
A. Phải chú ý đến câu chuyện được tái hiện thông qua lăng kính của nhà văn 
B. Phải chú ý đến câu chuyện vừa dựa vào sự thật, vừa qua lăng kính nhà văn 
C. Phải chú ý đến câu chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện và thông tin có thật 
D. Phải chú ý đến câu chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện và thông tin vừa có thật 
vừa tưởng tượng 
8. Khi dạy học đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ 
văn THPT, thầy/cô quan tâm những điều gì? 
A. Những tình tiết, sự kiện nổi bật B. Sự vận động của mạch chuyện 
C. Giọng điệu kể chuyện D. Cả ba yếu tố trên 
9. Đánh giá của thầy/ cô về mức độ hiệu quả của dạy học đọc hiểu các văn bản 
văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT? 
A. Tốt B. Khá 
C. Trung bình C. Chưa đạt 
10. Đánh giá của thầy/cô về học sinh qua đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu 
trong chương trình Ngữ văn THPT? 
A. Tích cực B. Rất tích cực 
C. Bình thường D. Hoàn toàn thụ động 
Chữ ký của người trả lời 
_______________ 
Thông tin người trả lời: 
Họ và tên: 
Nơi công tác: 
Phụ lục 2 
 54 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY, HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC 
PHI HƯ CẤU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 
(Dành cho học sinh) 
Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến hoạt động dạy, 
học văn bản văn học phi hư cấu trong chương trình Ngữ văn THPT (Em hãy khoanh 
tròn vào phương án lựa chọn. Có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án khác 
nhau).Ý kiến của các em phục vụ cho mục đích nghiên cứu của chúng tôi, không sử 
dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác. 
1. Em hiểu như thế nào về một văn bản văn học phi hư cấu? 
Được viết dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn. 
Được viết dựa trên sự thật mà nhà văn chứng kiến/ quan sát. 
Được viết dựa trên sự thật và tưởng tượng. 
Được viết dựa trên sự thật là chủ yếu. 
2. Theo em, trong chương trình THPT có cần thiết phải đọc hiểu văn bản văn học 
phi hư cấu không? 
A. Cần thiết B. Rất cần thiết 
C. Có thể bỏ D. Không cần thiết 
3. Theo em nhóm văn bản nào sau đây thuộc văn bản văn học phi hư cấu? 
A. Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn(Ngô Sĩ 
Liên),Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) 
B. Đồng chí (Chính Hữu), Tấm Cám (Cổ tích), Truyện An Dương Vương và Mị Châu, 
Trọng Thủy(Truyền thuyết) 
C. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Cây 
khế (cổ tích) 
D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy), 
Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 
4. Mức độ hứng thú của em khi học một văn bản văn học phi hư cấu? 
A. Hứng thú B. Rất hứng thú 
C. Không hứng thú C. Chán học 
5. Khó khăn của em khi đọc hiểu văn bản văn học phi hư cấu là gì? 
A. Văn bản khó hiểu B. Thầy/cô dạy không hào hứng 
 55 
C. Không có phương pháp D. Thiếu tư liệu tham khảo 
6. Để học tốt văn bản văn học phi hư cấu, em phải chú ý tới yếu tố nào sau đây? 
A. Có ý thứcchuẩn bị bài B. Đọc thêm tài liệu tham khảo 
C. Nắm vững đặc trưng thể loại D. Tất cả các ý trên 
7. Mục tiêu mà em hướng tới khi đọc hiểu các văn bản văn học phi hư cấu trong 
chương trình Ngữ văn THPT là gì? 
A. Đạt điểm kiểm tra cao B. Nắm được nội dung trong văn bản 
C. Nắm được kĩ năng đọc hiểu D. Tất cả các mục tiêu trên 
8. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến việc đọc hiểu văn bản văn học phi hư cấu 
chưa đạt hiệu quả cao? 
A. Thầy/ cô không hứng thú dạy 
B. Học sinh không sự hứng thú học 
C. Thầy/ cô chưa nắm vững đặc trưng văn bản 
D. Ít có đề thi, kiểm tra ở loại văn bản này. 
9. Điều em hứng thú nhất trong một văn bản văn học phi hư cấu được học ở 
trường THPT là gì? 
A. Nhiều chi tiết, sự kiện B. Có tính chân thực sâu sắc 
C. Cách kể chuyện hấp dẫn D. Tất cả những yếu tố trên 
10. Trong bốn văn bản dưới đây, em thích nhất văn bản nào? 
A. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên), 
B. Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) 
C. Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) 
D. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) 
Chữ ký người trả lời 
___________ 
Thông tin người trả lời 
Họ và tên: 
Lớp: Trường: 

File đính kèm:

  • pdfSKKN_2017_NGUYEN_VAN_HOA_a88fab8a26.pdf
Sáng Kiến Liên Quan