Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bằng phương pháp thực nghiệm môn Vật lí 7 về sự truyền ánh sáng
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng kết hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất cũng như đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực, luôn có tinh thần đổi mới học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Lớp học quá đông (44 HS) điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập của các em bởi số lượng bộ thí nghiệm thiết bị hạn chế do đó khó phát huy hết khả năng của tất cả các em trong 1 nhóm.
- Một số học sinh nhà xa nên khó khăn cho vấn đề đi lại ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Một số học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức.
- Nhiều phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình còn khoán trắng cho nhà trường.
BIỆN PHÁP DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 7 VỀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Tăng Kim Loan Giáo viên trường THCS Thạnh Bình I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nghị quyết Trung ương đã chỉ rõ " Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Ngày nay trình độ khoa học công nghệ của các nước trên thế giới phát triển như vũ bão, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi các ngành khoa học phải phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa. Do đó việc nâng cao chất lượng dạy - học là vô cùng quan trọng không thể thiếu trong nhà trường phổ thông . Trong chương trình Vật lý THCS hiện nay được viết theo tinh thần đổi mới nội dung cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa cũng hoàn toàn thay đổi so với sách giáo khoa cũ. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học cho phù hợp là một yếu tố cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Để giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất các tri thức khoa học, chúng ta những nhà sư phạm nhất thiết phải trang bị cho các em một phương pháp học tập mới bằng chính sự nỗ lực tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu tự tìm ra chân lý khoa học có như vậy thì các em mới mở mang kiến thức, vốn hiểu biết của mình biết vận dụng tri thức khoa học vào thực tế, chất lượng giáo dục và đào tạo mới được nâng lên. Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình tích luỹ các kinh nghiệm giảng dạy qua các năm qua, tôi xin đưa ra biện pháp: “ Dạy học bằng phương pháp thực nghiệm môn Vật lý 7 về sự truyền ánh sáng”. II. THỰC TRẠNG: Năm học 2020-2021 gồm có 18 lớp: trong đó khối lớp 7 gồm 5 lớp với tổng số học sinh là 208 học sinh Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, tri thức vật lý là sự khái quát hoá các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện được các thao tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm kích thích óc tò mò khám phá khoa học, ham hiểu biết, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng kết hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất cũng như đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường. - Đội ngũ giáo viên có năng lực, luôn có tinh thần đổi mới học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Khó khăn: - Lớp học quá đông (44 HS) điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập của các em bởi số lượng bộ thí nghiệm thiết bị hạn chế do đó khó phát huy hết khả năng của tất cả các em trong 1 nhóm. - Một số học sinh nhà xa nên khó khăn cho vấn đề đi lại ảnh hưởng đến việc học tập của các em. - Một số học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức. - Nhiều phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình còn khoán trắng cho nhà trường. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí 7 trong năm học tôi đã thực hiện dạy học bằng phương pháp thực nghiệm cụ thể ở bài “Sự truyền ánh sáng” theo các hoạt động sau : * Làm xuất hiện vấn đề : - Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề làm nảy sinh nhận thức, tạo sự bất ngờ lôi cuốn các em vào bài học. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và phát biểu thành lời được nghiên cứu. Từ vấn đề đã được rút ra gợi cho học sinh ham muốn tìm hiểu nghiên cứu. Ví dụ: Sau khi kiểm tra bài cũ xong, giáo viên nhấn mạnh lại: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta. Vậy các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghoèo? Có vô số đường (học sinh vẽ hoặc trả lời). Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường có thể đó để truyền đến mắt? Từ đó làm xuất hiện vấn đề tâm lý có hứng thú muốn được giải quyết. * Xây dựng dự đoán, có thể đúng hoặc sai: Từ vấn đề đã được rút ra học sinh suy nghĩ hướng giải quyết, mỗi học sinh có thể đưa ra dự đoán của mình. Ví dụ: Từ vấn đề đưa ra học sinh có thể dự đoán. - Ánh sáng truyền theo đường cong. - Ánh sáng truyền theo đường thẳng. * Đề xuất và thực hiện một phương án thí nghiệm, thí nghiệm kiểm tra: - Giáo viên cho học sinh phát biểu một phương án thí nghiệm kiểm tra. - Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi nhận xét kết quả, công bố kết quả. Ví dụ: Từ dự đoán của học sinh về ánh sáng truyền đi theo đường nào? Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ ra phương án thí nghiệm kiểm tra. Dựa vào kinh nghiệm của mình học sinh có thể đưa ra một số phương án sau: - Phương án 1: Dùng các ống thẳng hay ống cong để quan sát dây tóc bóng đèn. - Phương án 2: Dùng 1 màn chắn có dùi 1 lỗ nhỏ di chuyển từ nguồn sáng đến mắt. Đánh dấu các vị trí liên tiếp của màn mà ở đó mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn, chứng tỏ ở vị trí đó có lỗ nằm trên đường truyền của ánh sáng. Từ các phương án mà học sinh đưa ra giáo viên tổ chức cho học sinh chọn một phương án hay và tổ chức cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả, các nhóm công bố kết quả. Ví dụ: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đèn pin, 1 ống thẳng và 1 ống cong. Cho dây tóc bóng đèn phát sáng. Học sinh dùng ống cong và ống thẳng quan sát dây tóc bóng đèn. Khi quan sát qua ống thẳng sẽ nhìn thấy được dây tóc bóng đèn sáng. Từ đó đi đến kết luận về đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Lưu ý: Trong hoạt động này rèn luyện cho học sinh thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, tránh được những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm. Mặt khác bồi dưỡng năng lực ứng xử, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và thống nhất kết quả cuối cùng. Trong hoạt động này cần lưu ý cho học sinh bằng những định hướng các phương án thí nghiệm trên để các em bắt tay vào tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin. Việc ghi chép các thông tin thu được, thành lập biểu bảng một cách trung thực. Trong khi hình thành kiến thức cần chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác thông qua việc thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho các em được nói nhiều hơn ở nhóm, ở lớp. * Thảo luận để chấp nhận kết quả: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận rút ra kết quả. Ví dụ: Khi học sinh làm thí nghiệm để xác định xem ánh sáng truyền đi theo đường nào, giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kết luận sau: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. * Ứng dụng kiến thức mới: Từ kết quả rút ra, giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải thích một số hiện tượng trong thực tế. Trên cơ sở đó có thể hướng dẫn cho học sinh chế tạo hoặc làm một thiết bị được đưa vào bài tập ở nhà nhằm khuyến khích học sinh khá giỏi làm việc hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm làm ở nhà. Ví dụ: Từ kết luận được rút ra đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng, giáo viên có thể cho học sinh giải quyết một số bài tập sau: Bài tập 1: Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “Đằng trước thẳng” em đứng trong hàng hãy nói xem em là làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng hay chưa? Giải thích cách làm? Bài tập 2: Dùng một đèn pin, 1 sợi dây thép thẳng nhỏ và 3 tấm bìa, trên mỗi tấm có đục 1 lỗ nhỏ có cùng độ cao như nhau. Em hãy đưa ra phương án để kiểm tra sự truyền thẳng của ánh sáng. Chú ý: Muốn sử dụng phương pháp thực nghiệm có hiệu quả trong dạy học Vật lý 7 phải làm cho học sinh có hứng thú và yêu thích môn học, phải xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn của lớp mình giảng dạy. Để làm được điều đó giáo viên cần chọn những học sinh khá giỏi trở lên có năng lực quản lí nhóm, có kĩ luật, nhiệt tình, đội ngũ cán sự sẽ được phân công chỉ đạo từng nhóm cụ thể. Ngoài ra trong từng tiết học phải cho học sinh tiếp xúc đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm. Trong khi tiến hành trên lớp cố gắng tạo điều kiện cho nhiều học sinh trong nhóm được trực tiếp tiến hành thí nghiệm. Khi đó học sinh sẽ tự mình làm chủ hoạt động nhận thức, nâng cao hiểu biết của mình hướng các em được hoạt động nhiều hơn, tự chủ tìm tòi kiến thức tự tin hơn, kết quả các em nắm chắc được kiến thức. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua các giờ học môn Vật lý tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị dạy học đã làm cho không khí lớp học sôi nổi hào hứng, vui vẻ thoải mái hơn, gây được hứng thú học tập đối với học sinh làm cho học sinh rất thích học môn Vật lý vì với môn học này các em được làm quen nhiều với thiết bị thí nghiệm được quan sát lắp đặt rồi tiến hành thí nghiệm để tìm ra chân lý, cũng qua đây học sinh được rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, việc sử dụng thiết bị dạy học đã kích thích trí tò mò ham hiểu biết muốn khám phá khoa học của các nhà vật lý nhỏ tuổi và kết quả chất lượng giờ học Vật lý được nâng lên rõ rệt. Việc áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy, tôi đã theo dõi và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh học môn Vật lý 7 và thu được kết quả tương đối khả quan. Khối 7/208 HS Năm học 2019-2020 HKI Năm học 2020-2021 So sánh Giỏi 36 17,31% 44 21,15% 8 Tăng 3,84% Khá 60 28,85% 73 35,10% 13 Tăng 6,25% Trung bình 97 46,63% 84 40,38% Yếu 15 7,21% 7 3,37% 8 Giảm 3,84% IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Cần tạo ra hứng thú, niềm say mê môn học kích thích tư duy của học sinh từ đó xoá bỏ tâm lý lo sợ ngại học. - Xây dựng đội ngũ cán sự tự quản tốt kết hợp với giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học (phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm). - Xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn kiểm tra độ chính xác của từng thiết bị sắp xếp thiết bị theo đúng trình tự khoa học phát hiện nguyên nhân sai số tìm biện pháp khắc phục. - Rèn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị dạy học đúng quy trình mục đích khoa học chính xác. - Sau mỗi thí nghiệm thiết bị phải được lau chùi cẩn thận để đúng vị trí. V. KIẾN NGHỊ: Cần cung cấp bổ sung thêm các thiết bị do các thiết bị đã cấp quá nhiều năm bị hư hỏng nhiều. Trên đây là một số suy nghĩ đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong chương trình Vật lý 7. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn và không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp bổ sung của lãnh đạo để tôi có điều kiện hoàn thiện và bản thân nâng cao thêm kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn để giảng dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người viết Tăng Kim Loan Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS ................................. xác nhận: Biện pháp..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................của giáo viên .....................................................................................áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó ................., ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bang_phuong_phap_thuc_nghiem_m.doc