Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Cacbon và hợp chất của Cacbon theo hình thức dự án Hóa học 11 THPT

1.1.1. Định hướng chung

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh mẽ, ở

tất cả các lĩnh vực. Đất nước ta cũng đang hòa nhập chung với xu thế của toàn cầu,

đứng trước nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ kinh tế, học hỏi văn minh của nhân

loại nhưng cũng phải chấp nhận sự khốc liệt trên chiến trường toàn cầu. Để bắt

nhịp được với xu thế của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trên

thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo. Từ thực tế đó,

giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát

huy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạo

nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Với quan điểm trên, các phương

pháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực.

1.1.2. Những định hướng dạy học hóa học hiện nay

- Dạy và học thông qua hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện

phương pháp tự học.Phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm

năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn

luôn đổi mới.

- Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp học hợp tác. Trong mối quan hệ

tương tác thầy- trò, trò- trò, người học không chỉ học qua thầy mà còn học được từ

bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người

học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với

thực tiễn luôn đổi mới đồng thời hình thành và phát triển năng lực người học tổ

chức, điều khiển, lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, giao tiếp trình bày .tạo

môi trường học tập thân thiện.

- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất

luôn biến đổi.

- Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái

hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theo

nhịp độ cá nhân.

- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương

pháp phức hợp.

- Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện

đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật.

- Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù

của môn học.

- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học,

các loại hình trường học và môn học.

pdf90 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Cacbon và hợp chất của Cacbon theo hình thức dự án Hóa học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hèo, không thể nuôi nổi 
các con, mẹ cacbon đã cho mỗi đứa đi làm con nuôi của mỗi nhà nên không nhận 
nhau là chuyện thường. Các con là dạng thù hình của nhau đấy. Cha mẹ sinh con 
trời sinh tính nhưng mỗi đứa đều có những tính năng rất tốt đẹp cho cuộc sống. Mẹ 
các con là người rất kì diệu có thể tạo ra vô vàn các hợp chất hữu cơ khác nhau tạo 
nên sự sống đấy. Nên phải biết yêu thương và trân trọng nhau nhé! 
- GV hỏi HS: Qua vở kịch, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
- HS trả lời: Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Chúng ta phải học cách biết 
lắng nghe và tôn trọng người khác. Không đánh giá người khác qua bề ngoài của 
72 
họ. Mỗi người là 1 cá thể khác biệt, cần phải tự tin vào bản thân, có như vậy thì 
chúng ta mới có thể tỏa sáng theo cách riêng của mình. 
73 
 BÁO CÁO NHÓM II: 
 CACBON : TÍNH CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
Hình thức báo cáo: Trò chơi ‘CHINH PHỤC HÓA HỌC’ 
-MC dẫn, phổ biến luật chơi 
-Mời 3 người chơi đại diện cho 3 nhóm . 
-Phổ biến luật chợi: 
Ai nhanh tay bấm chuông trước dành quyền trả lời. Trả lời đúng được 10 
điểm. Trả lời sai 2 người còn lại bấm chuông trả lời. Nếu trả lời đúng được 5 điểm 
đồng thời người trả lời đầu tiên bị trừ 5 điểm, Nếu trả lời sai trừ 5 điểm và người 
trả lời đầu tiên không bị trừ điểm. 
Kết quả chung cuộc ai có số điểm cao nhất sẽ thắng và dành phần thưởng. 
Các câu hỏi dành cho người chơi 
Câu 1) Cho biết Cabon có thể thể hiện tính chất hóa học gì? (tính khử, tính 
oxi hóa) 
Câu 2) Sản phẩm thu được khi Cacbon cháy trong không khí ? (cacbonic) 
Câu 3) Trời lạnh, nếu sưởi than và đóng kín phòng thì sinh ra một chất độc 
có thể gây chết người. Chất độc đó là gì? (Khí CO. MC giải thích cơ chế gây độc 
của khí CO: Khí CO không màu, không mù, không nhận thấy sự có mặt của nó 
nhưng CO có ái lực lớn với hemoglobin làm cho Hemoglobin không vận chuyển 
được oxi lên não. gây nên hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, hôn mê, nếu hít 
nhiều có thể gây tử vong . 
Câu 4) Sản phẩm tạo thành khi cho Cabon tác dụng với kim loại ở nhiệt độ 
cao? ( cacbua kim loại ) 
Câu 5) Than đá là lớp trầm tích màu đen hoặc màu nâu đen có thể cháy 
được. Than đá được hình thành như thế nào? (Do xác thực vật bị chôn vùi hàng 
triệu năm hoặc do xác thực vật chôn lấp trong bùn không bị oxi hóa). 
Câu 6) Nguồn than đá có vô tận không? Vì sao? 
Câu 7)Phản ứng đốt cháy cacbon có ứng dụng gì trong thực tiễn Vì sao? 
(tỏa nhiều nhiệt dùng làm nhiên liệu) 
 MC kết luận về tính chất ứng dụng của Cacbon. 
74 
BÁO CÁO NHÓM III: 
Xử lý nước bằng các phế thải nông nghiệp sẵn có 
 Báo cáo thực hiện sản phẩm máy lọc nước từ than tính gáo dừa 
I. Giới thiệu sản phẩm: Đây là dạng bể lọc đơn giản, đều có thể tự làm được với 
giá thành rất rẻ 
1.Vì sao sử dụng than hoạt tính để lọc nước? 
 -Than hoạt tính có tác dụng lọc rất tốt khả năng khử độc rất cao,ít tác dụng 
phụ. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành. 
-Ứng dụng của than hoạt tính vào lọc nước bẩn được áp dụng rất phổ biến. 
Than hoạt tính hoàn toàn không gây độc hại tới môi trường và sức khỏe con người, 
chi phí sản xuất rẻ nguồn nguyên liệu rồi rào, ứng dụng của than hoạt tính vào lọc 
nước bẩn được áp dụng dụng rất phổ biến nguyên liệu cho bể lọc nước bằng than 
hoạt tính. 
2. Nguyên tắc điều chế than hoạt tính từ phế phẩm nông nghiêp 
75 
*Nguyên liệu: Phế phẩm nông nghiệp với thành phần là cacbohidrat như 
xenlulozo. 
* Nguyên tắc điều chế than 
+Oxi hóa cacbohidrat bởi nhiệt trong điều kiện không có không khí 
+ Than hóa cacbohidat: Trộn Cabohidrat với H2SO4 đặc. sau 1 thời gian 
Cabohidrat bị hút nước và chuyển thành than 
3. Quy trình điều chế than hoạt tính từ gáo dừa bởi nhiệt 
a. Nguyên liệu 
-Dừa khô lấy phần cơm bên trong hoặc gáo dừ. 
-Dừa chọn trái già, cứng để không bị vỡ vụn. 
b. Quy trình sản xuất 
*Bước 1: Cho gáo dừa vào hầm nung 
-Cho gáo dừa bọc kín bởi giấy bạc đem nung trong lò gạch ở 12000C (trong 
điều kiện không có oxi) để quá trình cháy xảy ra không hoàn toàn. 
-Than gáo dừa đang ở dạng mảnh không đều nhau. 
* Bước 2: Phân loại gáo dừa và xay than. 
-Phân loại than gáo dừa thành các loại tùy thuộc kích thước và hình dạng. 
-Sau đó cho than gáo dừa vào máy nghiền xay nhỏ theo các khuôn có kích 
thước cho sẵn 
Bước 3: Tiến hành hoạt hóa than gáo dừa để thu than hoạt tính 
-Đưa than vào lò quay hoạt hóa bằng hơi nước ở 800-9000C. Trong quá trình 
này làm cho than được rỗng xốp. 
 -Tùy thuộc vào thời gian và nhiệt độ lò tạo ra các loại than có tính chất khác 
nhau. Thời gian lâu, nhiệt độ thấp tạo ra than có lỗ xốp nhỏ. Than có tính hấp phụ 
khí cao dừng để hấp phụ khí độc, hóa chất, khí thải 
Thời gian hoạt hóa nhanh, nhiệt độ cao sẽ thu được than lỗ trung dùng để 
hấp thụ màu trong dung dịch, tẩy màu dùng để laoij bỏ màu của dung dịch, nước 
thải 
4. Cấu tạo của máy lọc nước làm từ từ than hoạt tính: gồm 5 lớp vật liệu 
(kể từ dưới lên) 
-Lớp vật liệu thứ 1:Dùng sỏi có kích cỡ lỡn 
-Lớp vật liệu thứ 2: Dùng sỏi có kích thước bé hơn 
-Lớp vật liệu thứ 2: Lớp đá có kích thước bằng sỏi nhỏ 
-Lớp vật liệu thứ 3: Than hoạt tính 
– Than hoạt tính gáo dừa dạng hạt hoặc dạng phân chuột dùng để khử mầu, 
mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước 
76 
-Lớp vật liệu thứ 4: Lớp cát bé 
-Lớp vật liệu thứ 5: Lớp cát lớn 
II. Một số hình ảnh về quá trình thực hiện 
77 
 Tất cả các lớp vật liệu được rửa sạch sẽ 
Tiến hành lắp thân bình được làm từ các dụng cụ dễ kiếm (vỏ dầu,..) 
78 
 Tất cả các thành viên cùng nhau xếp các lớp vật liệu. 
Cả nhóm tiến hành lọc thử nước bẩn 
79 
 BÁO CÁO NHÓM IV: 
 NHỮNG NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC KHAI THÁC THAN 
Tổ chức buổi talkshow: phóng sự và thảo luận của các chuyên gia 
-Chiếu video phóng sự về đưa tin về những vụ tai nạn lao động liên quan đến 
khai thác than, vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác than và những nguy cơ từ 
việc sử dụng than làm nhiên liệu và sưởi ấm, hiệu ứng nhà kính; đồng thời đưa ra 
những khuyến nghị về việc hạn chế sử dụng than làm nhiên liệu do tác động đến 
môi trường và con người. 
-MC: Xin hỏi chuyên gia hóa học: Khai thác hầm mỏ là một nghề nguy hiểm. 
Chuyên gia địa chất hãy cho chúng tôi biết các nguyên nhân gây tai nạn ? 
-Chuyên gia địa chất: nguyên nhân gây tai nạn: 
-Nổ cháy hầm: Do có khí metan hoặc tự bản thân than chất đống có thể tự oxi 
hóa chậm và bốc cháy 
-Sập hầm than: Do than ở sâu trong lòng đất nên chịu hầm than chịu tác động 
của áp suất, địa chất trong mỏ phức tạp, kết cấu hầm không vững có thể gây sập 
hầm. 
-Nguyên nhân khác: Ngạt khí độc, nước mỏ. 
-MC : Chuyên gia có thể giải thích kĩ hơn Tại sao than chất đống có thể tự bốc 
cháy? Xin mời chuyên gia hóa học 
-Chuyên gia giải thích: (Than tác dụng với oxi tạo CO2, phản ứng này tỏa 
nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng diễn ra âm thầm và tỏa nhiệt đến khi 
đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy). 
MC: Vậy để hạn chế thấp nhất các rủi ro từ nghề khai thác than. Ông hãy cho 
biết nên phải làm gì 
-Chuyên gia địa chất: Để hạn chế phải tuân theo quy định nghiêm ngặt an toàn 
lao động, tính toán kĩ kết cấu của hầm mỏ,khảo sát địa chất, có thông gió, có bảo 
hộ cho công nhân. Không chất than thành những đống lớn 
-MC: Xin hỏi chuyên gia môi trường: Nguy cơ từ việc khai thác và sử dụng 
than làm nhiên liệu ? 
-Chuyên gia môi trường 
+Tác động đến cảnh quan môi trường, ô nhiễm nguồn nước,đât, không khí, 
không khí chứa nhiều bụi khí, khí độc, tiếng ồn 
 +Khi đốt cháy than tạo khí CO là một khí độc nguy hiểm đến tính mạng con 
người mặt khác khí không màu không mùi nên không nhận ra sự tồn tại của khí. 
Ngoài ra còn tạo ra lượng lớn khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính. 
-MC: Vậy phải làm gì để có thể giảm các tác động của hoạt động khai thác 
80 
đến môi trường? 
- Chuyên gia khuyến nghị: Đốt than phải ở nơi thoáng khí. CO2 tham gia vào 
quá trình quang hợp của cây xanh, vì vậy cần trồng nhiều cây xanh, không đốt phá 
rừng...; hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng những nguồn năng lượng 
sạch thay thế. 
BÀI TẬP NGOẠI KHÓA :THAN HOẠT TÍNH 
I, Giới thiệu thành viên nhóm III 
-Đặng Thị Phương Linh 
-Trần Ngọc Thảo Phương 
-Nguyễn Thị Ngọc Ánh 
II,Giới thiệu sản phẩm: 
- Sản phẩm nhóm làm ra đó là than hoạt tính có thể tự làm được với giá thành rất rẻ 
và có thể chế biến thành một số sản phẩm như : mặt nạ than hoạt tính , làm trắng 
răng từ than hoạt tính , lột mụn từ than hoạt tính , 
- Than hoạt tính của nhóm được làm ra từ gạo qua một quá trình rang ở nhiệt độ 
cao và than hoạt có tính hấp thụ cực kỳ tốt cho một loạt các độc tố, làm đẹp và dễ 
dàng được sử dụng trong gia đình 
- Tác dụng của than hoạt tính: hấp thụ độc tố, lọc nước, lọc không khí, hỗ trợ tiêu 
hóa, làm trắng răng, giải độc cho da , 
III, Quy trình thực hiện: 
Bước 1: Vo gạo cho thật sạch , để ráo nước 
Bước 2: Cho gạo lên chảo bắt đầu rang cho đến khi gạo chuyển từ màu trắng 
thành màu nâu đen 
81 
Bước 3: Sau khi rang gạo chúng ta se làm cho gạo từ các hạt thành chất bột mịn 
bằng cách giã hoặc xay 
Sau khi ra được thành phẩm chúng ta có thể bảo quản chúng bằng cách cất vào 
hộp để dùng dần 
82 
Và sau khi tìm hiểu nhóm đã quyết định sử dụng than hoạt tính làm mặt nạ lột 
mụn với nguyên liệu và cách làm như sau : 
1,Nguyên liệu: 
-Than hoạt tính -Gelatin 
-Gel nha đam 
2,Cách làm mặt nạ lột mụn từ than hoạt tính: 
Bước 1: Sơ chế nha đam -> tách nha đam cho vào bát -> xay nhuyễn nha đam -
> lọc nha đam đã xay để có gel nha đam 
83 
Bước 2 :Cho than hoạt tính, gelatin cùng gel nha đam vào bát và trộn đều 
Bước 3: Cho tất cả hỗn hợp vừa trộn trên vào nồi và đun khoảng 
30s để hỗn hợp được sệt lại 
Sau khi đun nóng hỗn hợp trên để nguội là có thể sử dụng được. Sự kết hợp 
của nha đam,gelatin và than hoạt tính có tác dụng lột bỏ đi được những mụn đầu 
đen bám trên mũi 
Chúng ta làm ra mặt nạ lột mụn này với công dụng với cách hoạt động như 
sau : 
84 
-Than họat tính được biết đến với công dụng loại bỏ bụi bẩn độc tố làm đẹp 
da,... 
- Gel nha đam cũng được biết đến như 1 thần dược với chị e phụ nữ, nha 
đam rất dễ kiếm và dễ làm mà công dụng lại còn vượt trội hơn hẳn so với tên 
gọi . Nha đam có thể giúp trắng da, làm đẹp da,... Và bên cạnh đó khi kết hợp 
với than hoạt tính và gelatinđể làm sệt thì đó là 1 hỗn hợp tuyệt vời là những 
mặt nạ hiệu quả với các bạn không tin tưởng hàng bán ở ngoài và tự thích làm để 
sử dụng 
Và như vậy chỉ với ít chi phí ta đã có thể tự lột mụn đầu đen được rồi :> nó 
sẽ giúp cho con gái có làn da khỏe hơn đẹp hơn và sáng mịn hơn <3 
85 
BÁO CÁO NHÓM 5: 
CACBON MONOOXIT VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 
Hình thức báo cáo: Tổ chức trò chơi “ Ai là nhà hóa học” 
I. Tên thành viên 
1. Đặng Hải Anh 3. Đặng Duy Dũng 
2. Hà Anh Tuấn 4. Nguyễn Trần Quỳnh Anh. 
II. Nội dung 
-MC giới thiệu : Xin chào mừng tất cả các bạn đến với trò chơi “ Ai là nhà hóa 
học” hôm nay. Hãy nhìn hình ảnh và đoán xem ô chữ hôm nay là gì? Gồm 4 tiếng. 
Ai nhanh nhất sẽ được chọn là người chơi của chúng tôi. 
MC: Đáp án của chúng tôi là: Hợp chất của cacbon. Xin chúc mừng người 
chơi. Đã là người tham gia trò chơi cùng chúng tôi hôm nay. Có tối đa 10 câu 
hỏi. Bạn có 3 quyền trợ giúp 50/50 ; gọi điện cho người thân; hỏi ý kiến khán giả 
trường quay. Bạn đã rõ luật chưa? Chúng ta cùng bước vào câu hỏi đầu tiên 
Câu 1) Xem video. Chúng tôi đang nhắc đến khí độc nào? 
A. CO, oxit trung tính. B. CO; oxit axit. 
C. CO2; oxit trung tính. D. CO2; oxit axit. 
Câu 2) Khí CO là khí rất độc có đặc điểm gì ? 
A. Không màu, không mùi, không vị, gây kích thích. 
B. Không màu, mùi xốc, không vị, gây kích thích. 
C. Không màu, không mùi, không vị, không gây kích thích. 
D. Không màu, mùi xốc, không vị, không gây kích thích. 
Câu 3) Nhận xét về sự gây độc khí CO: 
A. Hấp thu qua da, gây nhiễm độc đường hô hấp, không thở được. 
B. Hấp thu qua da, kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm oxi vận chuyển 
trong cơ thể , gây độc. 
 C. Hấp thu qua đường hô hấp, kết hợp với oxi làm oxi không vận chuyển trong cơ 
thể, gây độc. 
D. Hấp thu qua hô hấp, kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm oxi vận 
chuyển trong cơ thể, gây độc. 
Câu 4) Trong phản ứng 2CO + O2→ 2CO2. Vai trò các chất trong phản ứng 
A. CO là chất khử O2 là chất khử. 
B. CO là chất oxi hóa O2 là chất khử. 
C. CO là chất khử O2 là chất oxi hóa. 
D. CO là chất oxi hóa O2 là chất oxi hóa. 
Câu 5) Phản ứng CuO + CO→Cu + CO2. Tác dụng của phản ứng trên là? 
A. Điều chế Cu. B. Điều chế CO2. 
C. Giảm lượng CO. D. Điều chế hỗn hợp khí CO,CO2 
86 
BÁO CÁO NHÓM 6 
CO2 VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN 
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 7: Tiểu phẩm : Oxi và CO2 
I. Phân vai các thành viên 
1. Nguyễn Mỹ Linh: Oxi 
2. Trần Lê Hà Vy : cacbon đioxit 
3. Định Hà Anh : Lớp trưởng 
4. Nguyễn Quốc Pháp : bạn của oxi và cacbon đioxit 
II. Kịch bản : Oxi và cacbon đioxit 
 Cacbon đioxit đi ngang qua Oxi thì nghe Oxi đang nói xấu mình với nhóm bạn 
của mình 
-Oxi: Này mọi người, Các bà biết không Cacbon đioxit thật vô tích sự. Là oxit axit 
yếu ớt, chất khí không màu mè mà lại gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. 
Đúng là không làm nên trò trống gì còn phá hoại. 
- Cacbon đioxit: Này ai nói gì về tôi thế. Muốn nói gì cứ nói với tôi đây này. Ai 
bảo tôi không làm nên trò trống gì. Tôi có 4 liên kết cộng hóa trị, có thể hóa rắn 
thành băng khô ở -78oC. 
-Oxi: Nhưng cậu không duy trì sự cháy, đúng không? 
-Cacbon đioxit: Đúng! Chính vì không duy trì sự cháy nên tôi hóa lỏng ở 60 atm 
cho vào bình cứu hỏa dập tắt các đám cháy. Không có tôi các cậu hình dung xem 
ngọn lửa thiêu rụi nhanh chóng tất cả khi nó đi qua. 
-Oxi: Thế bà có dập tắt đám cháy Magiee không? 
- Cacbon đioxit : Ah, trừ đám cháy magie. Các cậu có thấy sân khấu đằng kia đẹp 
lung linh không? Các ca sĩ đang phiêu trên các nốt nhạc không? Nhờ tôi đấy, khi 
tôi ở thể rắn gặp anh nước tôi tạo khói cho sân khấu đấy! 
Lớp trưởng bước ra và phân giải: Chúng ta là bạn cùng lớp phải đoàn kết mới tạo 
sức mạnh cho tập thể chứ. Bà oxi bớt tính đanh đá và chê bai đi, biết bà rất cần 
cho sự sống nhưng bà cacbon đioxit cũng rất được, đáng hoan nghênh tuy nhiên 
87 
bà cacbon đioxit phải giảm gây hiệu ứng nhà kính thì chúng ta mới sống trong hòa 
bình được. Phải yêu thương nhau, có gì không phải chúng ta phải góp ý nhưng 
chân thành và tin yêu nhau, các bà nhé! 
88 
 BÁO CÁO NHÓM 7 
MUỐI CACBONAT VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN 
Hình thức: Tổ chức buổi talkshow : thảo luận cùng các chuyên gia 
I. Tên thành viên 
1. Hoàng Long : MC 
2. Nguyễn Anh Đức : chuyên gia địa chất 
3. Hà Tuấn Anh : chuyên gia thể thao 
4. Nguyễn Khánh Huyền : Cố vấn hóa học 
5. Vũ Thái Hòa: Chuyên gia y tế 
II. Nội dung 
-Chiếu video 
MC: Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường xoa tay vào chất bột màu 
trắng? Đó là gì? 
CG thể thao: Chất bột màu trắng là MgCO3: là chất bột mịn, màu trắng, hút ẩm mồ 
hôi tay cho Vận động viên, tăng ma sat. Ngoài ra, khi xoa tay vào bột vận động 
viên sẽ bớt căng thẳng. 
MC: ngoài MgCO3 có thể dùng chất nào thay thế không? 
CC hóa học: Có thể dụng CaCO3, BaCO3 tính chất tương tự. Các muối cacbonat 
thường không tan và hút ẩm trừ muối hidrocacbonat và muối cacbonat của kim loại 
kiềm, muối amoni. 
Xem đoạn video làm bánh 
MC: Khi làm bánh thường dùng bột nở để xốp bánh. Hãy cho biết bột nở là gì? Tại 
sao có thể làm xốp bánh? Tại sao bánh thường có mùi khó chịu? 
CC hóa học: Bột nở là amoni cacbonat. Nhiệt phân muối sẽ tạo ra các lỗ khí trong 
bánh làm xốp bánh? Bánh có mùi khó chịu do sinh ra NH3. 
Xem đoạn video về quảng cáo thuốc đau dạ dày 
MC: Thuốc yumagel có chứa thành phần gì mà chữa bệnh dạ dày hiệu quả? 
CC y tế: Thành phần của thuốc chứa NaHCO3 có tính kiềm có thể trung hòa axit 
HCl tăng cao trong ruột người bệnh. Làm giảm đau rát dạ dày . 
Xem video về hang động 
MC: Hiện tượng đang nói đến là sự hình thành thạch nhũ trong hang đông. Nhờ 
chuyên gia địa chất cho biết quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động? 
Chuyên gia địa chất: Thạch nhũ treo trên trên trần hoặc tường đá núi đá vôi do cặn 
của nước nhỉ giọt trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm. 
Sự hình thành thạch nhũ trải qua 2 quá trình 
-phá hủy đá vôi do nước mưa có hòa tan CO2 tạo muối Ca(HCO3)2 tan. 
 CaCO3 + CO2+H2O→ Ca(HCO3)2. 
-Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống vòm hang và bị phân hủy 
thành thạch nhũ . 
Ca(HCO3)2. CaCO3 + CO2+H2O. Buổi trò chuyện kết thúc. 
89 
BÁO CÁO NHÓM 8 
Chu trình Cacbon trong tự nhiên 
I. Giới thiệu thành viên: 
1. Đào Thị Hồng Hà 
2. Nguyễn Mỹ Linh 
3. Hoàng Thị Huyền Trang 
4. Nguyễn Gia Anh Tuấn 
II. Nội dung 
.1. Chu trình cacbon trong tự nhiên 
Là 1 quá trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ 
nhưỡng quyển, địa quyển, khí quyển. Nó là chu trình quan trọng nhất của trái đất 
cho phép cacbon được tái chế, tái sử dụng khắp sinh quyển . 
2. Khái quát về quang trình quang hợp 
a. Quang hợp là gì? 
Là quá trình năng lượng mặt trời được chất diệp lục hấp thụ tạo ra cacbohidrat và 
oxi từ CO2 và H2O 
6CO2 + 12H2OC6H12O6+ O2 
b. Vai trò của quang hợp 
-Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ quan trọng làm thức ăn cho mọi sinh 
vật , nguyên liệu trong công nghiệp, dược liệu.. 
-Quang năng chuyển thành hóa năng trong sản phẩm của quang hợp. Là nguồn 
năng lượng duy trì sự sống của sinh giới. 
-Điều hòa không khí, giaiar phóng oxi, hấp thụ CO2. Duy trì lượng oxi cân bằng 
trong khí quyển. 
3. Nội dung của chu trình Cacbon 
Các nguồn chứa C: khí quyển ( chủ yếu CO2, còn có CH4 ); sinh quyển ( phần khô 
của phần lớn sinh vật là cacbon ); trong vỏ trái đất ( hợp chất hữu cơ, vô cơ ); Thủy 
quyển ( phần lớn ở đại dương). Các nguồn chứa Cacbon có thể tạo CO2 sau đó CO2 
nhờ quá trình quang hợp của cây xanh chuyển vào cây, tạo thành 1 chu trình khép 
kín. 
90 
NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA 10 PHÚT 
Hãy chọn các câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là 
 A. ns2np2. B. ns2 np3. C. ns2np4. D. ns2np5. 
Câu 2: Kim cương, than chì và Cacbon vô định hình là các dạng: 
 A. đồng hình của cacbon. B. đồng vị của cacbon. 
C. thù hình của cacbon. D. đồng phân của cacbon. 
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: Trong phản ứng hoá học, cacbon 
A. chỉ thể hiện tính khử. B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. 
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. 
Câu 4: Câu nào đúng trong các câu sau đây? 
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện. 
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực 
tương tác yếu. 
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí. 
D.Trong các hợp chất của cacbon,nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4. 
Câu 5: Cho phương trình : C + H2SO4 đặc,nóng CO2 + SO2 + H2O. Tổng hệ 
số tối giản của các chất trong phương trình là: 
A.7 B.6 C.5 D.8 
Câu 6: Trong số các nguồn năng lượng sau, nhóm các nguồn năng lượng nào 
được coi là năng lượng sạch? 
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều. 
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều. 
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt. 
D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân. 
Câu 7: Người Trung Quốc đã tìm ra thuốc nổ đen từ thời xa xưa, thành phần 
của thuốc nổ đen là 
 A. trinitrotoluen (TNT). B. trinitroxenlulozơ. 
 C. KNO3, S, C. D. A, B, C đều đúng. 
Câu 8:Than được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế dao có 
khả năng: 
A. Hấp thụ khí độc. B. Hấp phụ khí độc. 
C. Phản ứng khí độc D. Khử khí độc. 
Câu 9: Vào mùa đông, một số người quen đốt than tổ ong trong phòng kín để 
sưởi ấm và dễ bị ngạt, thậm chí tử vong. Khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng 
trên? 
A. Cl2. B. SO2Cl2. C. CO. D. CO2. 
 Câu 10: Chất là nguyên nhân chính gây nổ ở các mỏ than là 
 A. H2. B. TNT. C. CH4. D. cả 3 chất. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_55.pdf
Sáng Kiến Liên Quan