Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp

Cơ sở thực tiễn

Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì tách rời từng phương diện kiến thức. Bản thân học sinh chưa chủ động tìm hiểu các vấn đề nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

 Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.

Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.

7.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Chúng tôi đã áp dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy tác phẩm Chí Phèo của tác giả Nam Cao theo ba bước chính.

7.3.1. Bước 1: Chuẩn bị bài: Học sinh chuẩn bị một số vấn đề sau:

- Vấn đề 1: Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.

- Vấn đề 2: Đề tài người nông dân trong một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945 và tác phẩm đã học của tác giả Nam Cao (Lão Hạc-chương trình Ngữ văn 8)

7.3.2. Bước 2: Tiến hành dạy học: Giáo viên giảng dạy theo phân phối chương trình.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và tích hợp các kiến thức liên môn. Trình tự thể hiện trong giáo án như sau.

 

docx43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng nhân vật Chí Phèo, đại diện cho hình tượng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa.
- Từ đó truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
+ Giá trị hiện thực: hiện thực xã hội nông thôn Vn trước Cm với những mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, tầng lớp. Đặc biệt là sự bần cùng hóa, tha hóa, lưu manh hóa của một bộ phận những người nông dân.
+ Giá trị nhân đạo:
 + + Lên án xh phi nhân đạo đã đẩy người dân vào con đường tha hóa.
 + + T/g đồng cảm, xót thương với nỗi khổ của họ (bi kịch sinh ra làm người mà không được công nhận là người). 
++ Mặt khác nhà văn đã phát hiện, trân trọng vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ - bản chất lương thiện, khát vọng sống mãnh liệt.
IV. Củng cố, luyện tập 
Bài tập 1 SGK/156 
 Gợi ý: Ý kiến nêu trên kđ yêu cầu hết sức quan trọng đối với tp văn chương, nói rộng ra là đối với tp nghệ thuật. Người nghệ sĩ là phải sáng tạo, phát hiện ra cái mới.
 Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, được nhiều người khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. (“Mỗi tp phải là một phát hiện về hình thức, một khám phá về nd” Lê-ô-nít Lê-ô-nốp.) Ở đây NC đã diễn đạt một cách ngắn gọn, hàm súc và giàu hình ảnh. 
Bài tập 2 SGK/156
Truyện ngắn CP của nhà văn NC được nhiều người kđ là một tác phẩm kiệt xuất của nền văn xuôi VN hiện đại vì tp này có giá trị tư tưởng (nhân đạo, hiện thực) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ và được thể hiện bằng nghệ thuật bậc thầy (trong xd nhân vật, lối kết cấu, xd cốt truyện, sd ngôn ngữ,) như đã ptích kĩ ở trên.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nắm vững kiến thức.
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Đọc bài, soạn câu hỏi.
- Dự kiến trả lời bài tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
7.3.3. Bước 3: Kiểm tra và đánh giá (Tích hợp bộ môn, liên môn)
Chúng tôi lựa chọn một số hình thức như sau:
Hình thức 1: Kiểm tra bài tập về nhà của HS, bao gồm bài tập trong sách Bài tập Ngữ văn 11 tập 1 và bài tập bổ sung. 
Kết quả: Chấm ngẫu nhiên 15 vở bài tập của HS lớp thực nghiệm và 15 trường hợp ở lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy, ở HS lớp thực nghiệm, việc áp dụng quan điểm tích hợp đã ít nhiều có sự thể hiện ở một bộ phân học sinh. Các kiến thức về thể loại, đặc trưng truyện hiện thực, sự lý giải từ góc nhìn lịch sử, văn hóa, hướng tiếp cận theo đặc trưng thi pháp hiện hữu trong khá nhiều bài làm, cá biệt, có những em tỏ rõ vốn lí luận vững chắc hay thăng hoa trong nhiều đoạn văn. Đối chiều với các lớp đối chứng, có thể thấy khá rõ sự khác biệt khi phần đa học sinh trả lời câu hỏi theo cảm tính, phân tích tác phân theo chiều dài cơ học. Tất nhiên, chúng tôi vẫn cho rằng, việc sử dụng quan điểm tích hợp trong đọc hiểu tác phẩm văn chương phải được ứng dụng trong một thời gian nhất định thì mới hình thành thói quen tư duy cho người học.
Hình thức 2: Khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp trong tiết học sau.
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quan điểm tích hợp, chúng tôi thực hiện hình thức kiểm tra HS bằng sơ đồ tư duy và khả năng thuyết trình bởi đây là yếu tố quan trọng giúp HS có tư duy rõ ràng, khoa học, khách quan và logic. Vốn tri thức nền, tri thức liên ngành, tri thức đọc hiểuđem đến cho người học Văn những kiến thức có hệ thống và con đường tiếp cận văn bản mạch lạc. Kết quả đã diễn ra như trông đợi của tác giả đề tài, khi nhóm học sinh thực hiện yêu cầu này hoàn thành khá tốt yêu cầu được giao, làm chủ bài làm, thuyết minh lưu loát, ngay cả khi thoát ly văn bản đã chuẩn bị.
Hình thức 3: Thực hiện bài kiểm tra năng lực ở các mức độ nhận thức khác nhau. 
	Theo yêu cầu của đề kiểm tra hiện nay, phần 2 trong đề yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học. Nội dung văn bản đó có liên quan đến tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông. Chương trình lớp 11, truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm quan trọng có trong phạm vi đó. Chúng tôi đã xây dựng một số đề đọc hiểu mục đích luyện kĩ năng đọc hiểu và ôn tập kiến thức vì văn bản sách giáo khoa không phải là ngữ liệu đề thi. Đồng thời chúng tôi xây dựng các đề yêu cầu mức độ vận dụng cao cho câu 5 điểm phần tự luận. Một số mẫu mà người dạy đã sử dụng như sau:
Phần Đọc hiểu
Đọc đoạn văn 1 và thực hiện các yêu cầu từ 1-4
(1)“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn., cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, Hai mắt gườm gườm trông gớm chết!Hắn mặc quần nái đen với cài áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cảnh tay cũng thế. Trông gớm chết” 
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 146)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
Câu 2. Hình ảnh Chí được tác giả Nam Cao khắc họa chủ yếu ở những đặc điểm nào.
Câu 3. Nội dung của đoạn trích.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về sự tha hóa của con người trong xã hội ngày nay.()
Đọc đoạn văn 2 và thực hiện các yêu cầu 5-8
(2)“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lấn thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm người ta có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức để ác nữa.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 150)
Câu 5. Tác giả dùng ngôi kể thứ mấy trong đoạn trích trên? Tác dụng của ngôi kể đó.
Câu 6. Tìm các từ ngữ thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật hắn (Chí Phèo) tring đoạn trích.
Câu 7. Ý nghĩa của câu “Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm người ta có duyên.”
Câu 8. Bản tính lương thiện luôn ẩn sâu trong mỗi con người. Em có đồng ý ý kiến trên không? Vì sao? 
Gợi ý trả lời
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
Câu 2. Hình ảnh Chí được tác giả Nam Cao khắc họa chủ yếu ở những đặc điểm nào: cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng.
Câu 3. Nội dung của đoạn trích:Ngoại hình Chí Phèo sau đi từ về. Thể hiện sự tha hóa của nhân vật này.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về sự tha hóa của con người trong xã hội ngày nay.
Tha hóa: biến đổi trở thành con người khác hẳn so với chính con người đó. (biến thành người khác)
Đây là hiện tượng có thật trong xã hội mọi thời đại;
Nguyên nhân: Nhiều nguyên nhân. Có thể do cá nhân con người không có bản lĩnh trước những cám dỗ cuộc sống; do hoàn cảnh xô đẩy.
Hậu quả: Thoái hóa biến chất, tạo sự hệ lụy xã hội suy đồi đạo đức, nhân cách, tội phạm,
Câu 5. Tác giả dùng ngôi kể thứ mấy trong đoạn trích trên?
Ngôi 3.
Câu 6. Tìm các từ ngữ thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật hắn (Chí Phèo) tring đoạn trích: ngạc nhiên, vui, buồn, bâng khuâng, ăn năn.
Câu 7. Ý nghĩa của câu “Tình yêu làm người ta có duyên.”
- Dưới con mắt của Chí Phèo, Thị Nở có duyện-> Ý nghĩa của tình yêu: người ta đẹp hơn trong tình yêu.
Câu 8. Bản tính lương thiện luôn ẩn sâu trong mỗi con người. Em có đồng ý ý kiến trên không? Vì sao? 
* - Đồng ý: 
- Lương thiện: là bản chất tốt đẹp của con người;
- Sinh ra con người ta hoàn toàn lương thiện; 
- Tội ác, điều xấu xa chỉ hình thành cùng với sự biến đổi của hoàn cảnh ở những con người thiếu bản lĩnh.
* Không đồng ý : lí giải cần hợp lí. (Nên hạn chế vì nó thể hiện cái nhìn tiêu cực về cuộc sống)
Phần Tự luận
Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài
	Khái quát về tác giả, tác phẩm và trích đề: 
- Tác phẩm Chí Phèo (xb41) là truyện ngắn có tầm vóc kiệt tác. truyện về những người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng, quê hương của tác giả,...
- Nhân vật chí Phèo: hình tượng nhân vật Cp là linh hồn của tác phẩm, là điểm hội tụ đặc sắc của thiên truyện qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.
b. Thân bài 
b1. Khái quát
b2. Phân tích hình tượng nhân vật CP 
*1 Chí Phèo là hiện tượng có tính chất quy luật là sản phẩm của tình trạng bị bóc lột . ngòi bút của Nam Cao đã phân tích, lí giải sâu sắc và khái quát một vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân bị tàn phá về tâm hồn, bị hủy diệt cả nhân tính lẫn nhân hình (Phân tích quá trình lưu manh hóa của CP)
- Chí là đứa trẻ đáng thương, sinh ra đã bị bỏ rỏi 
- Lớn lên bằng tình người lương thiện, Chí làm thuê, làm mướn vẫn là anh canh điền hiền lành có nhân cách tốt đẹp, có khát vọng về cuộc sống giản dị, hạnh phúc.
- Vì Bá Kiến (lúc đó là Lí Kiến) ghen tuông vu vơ mà CP bị đẩy vào tù vô cớ.
- Ra tù, Chí biến thành con người hoàn toàn khác: thay đổi nhân hình, nhân tính. (say, chửi, rạch mặt ăn vạ)
(TK: Cuộc sống của Chí gắn liền với những cơn say và tiếng chửi, tiếng chửi của Chí ở phần mở đầu tác phẩm rất lạ: "Hắn vừa đi vủa chửi", hắn chửi ai? thứ nhất , hắn chửi trời->chửi đời->chửi làng Vũ Đại->ai không chửi nhau với hắn->đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Chí chửi tất cả, đặt mình đối lập với tất cả. Phải chăng Chí rơi vào tình trang cô đơn khủng khiếp. Tiếng chửi của Chí là phương tiện giao tiếp với đồng loại khi Chí bị đồng loại cự tuyệt một cách hoàn toàn. tiếng chửi của Chí là hình thức phản kháng đầy bất lực của một kẻ bị vứt ra ngoài xã hội, ngoài lề cuộc sống. Hay nói cách khác, đó là những âm thanh bi thảm của một tâm hồn vừa kêu cứu, vừa trống trải. Điều đó đã gây thêm một nỗi ám ảnh tê tái về số phận con người bị cuộc đời chối bỏ.)
-Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.(đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn, làm tất cả khi hắn say)
*2. Viết về trường hợp người nông dân bị lưu manh hóa, Nam Cao vẫn có cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo. Khi ông đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân ngay khi họ bị xã hội cướp đi cả bộ mặt lẫn linh hồn và nhất là đã thể hiện sâu sắc bi kịch tâm hồn một con người khao khát làm người , khao khát lương thiện mà cứ bị cuộc đời lạnh lùng, cự tuyệt.
- Đoạn văn viết về sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở là một đoạn văn tuyệt bút, giàu chất thơ, thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn của nhà văn NC.
+ Những dòng suy nghĩ miên man thể hiện sự thức tỉnh của Chí (tỉnh rượu, tỉnh ngộ-cô độc sợ)
+ Chi tiết bát cháo hành
+ Chí hi vọng Thị Nở sẽ giúp mình trở về cuộc sống của những người lương thiện (ngạc nhiên, xúc động, ăn năn, muốn làm hòa,...)
+ Nhưng con đường trở về của Chí đã bị chặn lại (Nói cách khác, linh hồn của Chí đã trở về nhưng mọi người không nhận ra và không chấp nhận hắn)
+ Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người sinh ra mà không được công nhận làm người. Bước chân nhận thức dẫn Chí đến nhà Bà Kiến ,...(Cái chết của Chí Phèo thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm nguwoif; thể hiện sự cùng cực bế tắc; thể hiện khát vọng sống chân chính-sống cho thành người)
b3. Nhận xét về Tư tương nhân đạo trong truyện
- Nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự yêu thương , quý trọng, bảo vệ con người hiểu rộng ra là tất cả những gì liên quan đến quyền sống và quyền làm người. 
Với những biểu hiện cụ thể như tố cáo sự bất công, lên án những thế lực đen tối chà đạp lên con người; cảm thông sâu sắc, yêu thương chân thành với những kiếp người nghèo khổ, đáng thương; trân trong những khát vọng, ước mơ chân chính của con người hay cao hơn nữa là qua trình đấu tranh đời quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho con người,...(tiếng nói nhân đạo có trong truyền thống của văn học nước ta, từ văn học dân gian đến văn học trung đại với những tác giả tiêu biểu như Hồ xuân Hương, Nguyễn Du,..) 
- Nhận xét:
+ Cảm thông với bất hạnh của người nông dân. Lên tiếng tố cáo xã hội bất công đẩy con đường lưu manh hóa, tha hóa
+ Phát hiện và trân trọng bản chất đẹp đẽ, lương thiện của con người.
- Đánh giá: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, toàn diện.
c. Kết Luận
Khái quát vấn đề: Hình tượng nhân vật Chí Phèo góp phần thành công lớn của tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, một tác phẩm sống mãi với thời gian vì tác phẩm ấy chứa chan tình người.
Đề 2: Bàn về mối tình Chí Phèo và Thị Nở, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Hoàng Khung đã viết "Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong chuỗi ngày tăm tối dằng dặc của Chí Phèo. Thị Nở không phải đã khơi dậy bản năng sinh vật của gã đàn ông Chí Phèo mà sự săn sóc giản dị đầy ân tình cùng tình thương yêu mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã khiến bản chất lương thiện trong Chí Phèo thức dậy".
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. 
Gợi ý bài làm:
a. Mở bài: gt tác giả, tác phẩm và trích đề.
 Nam Cao(1915-1951) là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam 1930-1945. Nhà văn tâm niệm "văn chương...." vì vậy trong tác phẩm nói chung, trong Chí Phèo nói riêng, ông thể hiện tư tương nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Nói về vấn đề này trong st NC, Nguyễn Hoành Khung viết "...."
b. Thân bài:
b1. Khái quát :
- Nhà văn Nam Cao sống giản dị, hòa nhập những người thân yêu trong gia đình, quê hương. ông viết những trang văn chân thực và thể hiện những tình cảm xót xa chân thành với những người nông dân quê hương mình. 
- Tp là bức tranh hiện thực sâu sắc. Hiện thực ấy không phải là cái đói quay quắt, hay cái căng thẳng nặng nề của nông thôn VN trước cách mạng tháng 8 mà là xã hội với những mâu thuẫn gay gắt đẩy người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Chí Phèo là trường hợp điển hình. Nhưng bằng trái tim nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn lương thiện trong con người Chí, vẻ đẹp ấy không thế lực đen tối nào có thể hủy diệt.
b2. Giải thích Nhận định của Nguyễn Hoàng Khung:
_So sánh cuộc gặp gỡ, tình cảm săn sóc ân cần, chân thành củaThị Nở như một tia chớp lóe ánh sáng cho chuỗi ngày dằng dặc đen tối của Chí tức là Thị là người mang lại hi vọng cho Chí, thức tỉnh tâm hồn trong Chí sau bao ngày ngủ quên trong rượu và tội lỗi.
b3. Chứng minh Vai trò của Thị Nở và sự thức tỉnh của Chí Phèo:
- Vai trò của Thị trong đời Chí
- Sự thức tỉnh của Chí:
+ Tỉnh rượu
+ Tỉnh ngộ: Thức dậy Chí nghe thấy những âm thanh mời gọi của cuộc sống, thức dậy ước mơ bình dị, sợ sự cô độc, lẻ loi.
+ Khát khao lương thiện: Bát cháo hành và sự chăm sóc chân thành của Thị làm chí ngạc nhiên, xúc động, muốn làm hòa với mọi người, hi vọng Thị là cầu nối để Chí trở lại
=>linh hồn Chí trở về, bản chất lương thiện sống lại.
Giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.
b4. Bình luận ý kiến: 
- ý kiến đúng. Đánh giá vai trò của Thị Nơ trong quá trình thức tỉnh tâm hồn Chí Phèo.
Thấy được vẻ đẹp sâu thẳm của nhân vật Chí. Con người đáng thương bị xã hội cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Thấy được vẻ đẹp nhân bản sâu sắc của truyện ngắn. Tình yêu thương, sự săn sóc chân thành chính là sợi dây vô hình kéo con người trở về cuộc sống lương thiện, tốt đẹp. Tình yêu thương đó hẳn sẽ mãi mãi cần thiết với cuộc đời mỗi con người.
- Nhận định cũng chính là một gợi ý cho người đọc tiếp cận tác phẩm
c. Kết luận
7.4. Kết quả thực hiện
Tiến hành kiểm tra và chấm bài khách quan, chúng tôi thu được kết quả sau:
Lớp
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
11A3 (Thực nghiệm)
36
5 (13,9%)
20 (55,6%)
8
(22,2%)
3
(8,3%)
11A8
(Đối chứng)
43
5
(11,6
%)
22
(51,2%)
12
(27,9%)
4
(9,3%)
(Bảng so sánh tỉ lệ điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng)
Bảng tổng kết cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra năng lực với 5 điểm giỏi, chiếm 13.9% và chỉ có 3 điểm kém chiếm 8,3%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ 11,6% điểm giỏi và 9,3% điểm kém ở lớp đối chứng. Sở dĩ hai lớp thực nghiệm có kết quả khả quan ấy, một phần bởi sự chuẩn bị kỹ càng ngay trước bài học, được áp dụng phương pháp linh hoạt của người dạy. Ngoài ra, kỹ năng đọc hiểu cũng giúp các em xử lý tốt các câu hỏi mang tính liên hệ, mở rộng.
Cùng với kết quả thực nghiệm và thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết bài học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Đối với giáo: khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện về tác phẩm. Từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra và tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học sẽ linh hoạt, sinh động hơn. Đối với học sinh: khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem vi deo, xem hình ảnh. Tích hợp với kiến thức địa lí, lịch sử hay các vấn đề văn hóa, sự kiện liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi.Từ đó các em có hứng thú chủ động khám phá tác phẩm. Bằng chứng là các em đã chủ động chuẩn bị trước các vấn đề theo yêu cầu của giáo viên, trình bày được trước lớp. Thậm chí các em còn sưu tầm những đoạn video về bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, các clip của nhóm Vlog 1977 có nhân vật Chí Phèo,...
Sau khi triển khai hướng tích hợp trong các bài học trên, tôi nhận thấy học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong các tiết đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao). Tuy nhiên, việc vận dụng này phải được coi như việc làm thường xuyên, như một thói quen tư duy cho người dạy và người học, bởi nếu không, những cách làm này này sẽ sớm rơi vào vùng quên lãng.
8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp
- Giáo viên cần tích hợp giữa phân môn Văn, Tập làm văn, tiếng Việt và các môn khác để học sinh thấy được sự liên quan giữa các phân môn nhằm kích thích trí nhớ và sự vận dụng kiến thức vào học tập.
- Giáo viên cần nắm chắc đối tượng học sinh để có phương pháp dạy họchữu hiệu nhất.
- Cần tổ chức những buổi ngoại khoá văn học như vẽ chân dung nhân vật, viết thư pháp, sân khấu hóa tác phẩm.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Kết quả của đề tài là sự đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm dạy học và nghiên cứu của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng tiết học Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế dạy học tích cực hiện nay. 
Nhờ áp dụng hình thức trên, giờ dạytruyện ngắn Chí Phèo của tôi tại lớp 11 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Học sinh cảm thấy hứng thú với tiết học, mọi đối tượng đều tham gia học tập. Giáo viên hoàn toàn làm chủ được tiết dạy. Chất lượng giờ dạy được nâng cao.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Số
TT
Tên tổ chức/ cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Học sinh khối 11 trường THPT Hai Bà Trưng
Thành phố Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc 
Nghiên cứu giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THPT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Chinh (2014), Dạy học sinh đọc văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930-1945 trong mối tương quan với văn xuôi lãng mạn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Đại học Hồng Đức.
Phan Cự Đệ (chủ biên) (2001), Tác phẩm vănhọc Bình giảng & Phân tích, NXB Văn học.
Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Trí Dũng, Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam 1900-1945.
Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường Trung học Phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.
 Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT- những vấn đề cập nhật, NXB ĐHSP.
Phan Trọng Luận chủ biên (2015), Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD Việt Nam.
Phan Trọng Luận chủ biên (2015), Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD Việt Nam
Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục..
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP NGÀNH 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_doc_hieu_truyen_ngan_chi_pheo_tron.docx
Sáng Kiến Liên Quan