Sáng kiến kinh nghiệm Củng cố khắc sâu kiến thức của học sinh hiện nay đối với môn Vật lý

Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây.

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Bởi vậy dạy học là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, phải luôn trau dồi và tiếp thu những kiến thức mới những phương pháp mới cho phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới của xã hội.

Với kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi thấy: Việc quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm thế nào để có thể tạo ra một không khí học tập thực sự. Làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú, say mê trong học tập. Để làm được việc đó ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị tốt kiến thức, giáo án, thay đổi cách dạy cách đặt vấn đề, cách đặt câu hỏi, sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình giảng dạy . Thì việc kiểm tra củng cố lại kiến thức học sinh đã học một cách thường xuyên là rất quan trọng. Nó giúp cho các em nhìn nhận lại mình so sánh mình với các bạn từ đó tạo ra động lực muốn vươn lên để khẳng định mình.

Hơn nữa với xu hướng mới hiện nay là áp dụng Phương pháp Trắc Nghiệm Khách Quan trong các kỳ thi lớn như thi Tốt Nghiệp và thi Đại Học. Do đó để học sinh có kĩ năng,thao tác tốt với phương pháp này. Để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi lớn. Giáo viên cần đẩy mạnh việc kiểm tra kiến thức học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Củng cố khắc sâu kiến thức của học sinh hiện nay đối với môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều là
u = 100Cos100t (V)
Câu 3 : Tần số góc của dòng điện xoay chiều là bao nhiêu ?
100 (Rad/s) .
100(Rad/s) .
100 Hz.
100
Câu 4:Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?
100 (V) .
50 (V) .
50 (V) .
200 (V) .
Ví dụ 2:
Sau khi dạy xong tiết 1 ̋ Các mạch điện xoay chiều ̏ giáo viên xác định kiến thức trọng tâm của bài là: 
- Các khái niệm: Đỉnh gương, tâm gương, trục chính, trục phụ, tiêu điểm chính, tiêu cự và tiêu diện của gương.
 - Đường đi của các tia tới đặc biệt phản xạ trên gương cầu lõm.
 - Khái niệm về ảnh thật ảnh ảo của một vật cho bởi một gương cầu lõm.
 Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi có nội dung sau:
Đề 2
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh qua gương cầu lõm ?
Vật thật chỉ cho ảnh thật.
Vật thật chỉ cho ảnh ảo
Vật thật không thể cho ảnh ở vô cùng
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ vị trí của vật trước gương
Câu 2:
Tìm phát biểu đúng về ảnh đối với một quang cụ:
Với ảnh thật, trên màn ảnh ta luôn có ảnh rõ nét.
Với ảnh ảo ta phải khéo léo điều chỉnh vị trí màn ảnh mới hứng được ảnh rõ nét.
ảnh thật là giao của chùm tia ló hội tụ từ quang cụ ra. Chỉ có ảnh thật mới hứng được ảnh rõ nét và phải điều chỉnh màn ảnh vào đúng giao điểm đó.
Nhìn vào quang cụ ta thấy ảnh thì ảnh đó là ảnh thật.
Câu 3:
Điều nào sau đây là SAI khi nói về đường truyền của các tia sáng qua gương cầu:
Tia qua tâm gương ( hoặc có đường kéo dài qua tâm ). Tia này khi gặp gương sẽ phản xạ ngược lại qua tâm.
Tia đi qua đỉnh gương sẽ truyền thẳng.
Tia song song với trục chính. Sau khi phản xạ tia này đi qua tiêu điểm chính.
Tia qua tiêu điểm chính ( hoặc có đường kéo dài qua tiêu điểm chính ). Sau khi phản xạ, tia này đi song song với trục chính.
Câu 4:
Theo hình vẽ, G là một gương cầu, S là vật S’ là ảnh. Kết luận nào sau đây là SAI:
A
 S’
 S
G
M là tiêu điểm chính của gương.
S’ là ảnh thật.
G là gương cầu lõm.
S là vật thật.
Ví dụ 3:
Sau khi dạy xong bài ̋ Gương cầu lồi, công thức gương cầu. Những ứng dụng của gương cầu ̏. Giáo viên xác định kiến thức trọng tâm của bài là:
 - Khái niệm về tiêu điểm và thị trường của gương cầu lồi.
- Qui ước dấu và công thức gương cầu, khái niệm độ phóng đại của ảnh và công thức tính độ phóng đại.
 - Những ứng dụng chính của gương cầu lõm và gương cầu lồi.
 Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn câu hỏi có nội dung như sau:
Đề 3
Câu 1
Với các gương cùng một kích thước đĩa gương so sánh thị trường của gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi với cùng vị trí đặt mắt. Tìm câu trả lời đúng:
Thị trường của gương cầu lõm lớn hơn của gương cầu lồi.
Thị trường của gương phẳng hẹp hơn của gương cầu lõm.
Thị trường của cầu lõm hẹp hơn của gương phẳng và của gương phẳng lại hẹp hơn của gương cầu lồi.
Thị trường của gương cầu lồi hẹp hơn của gương phẳng.
Câu 2:
Trong những ứng dụng sau ứng dụng nào đúng với ứng dụng của gương cầu lõm?
Trong các lò mặt trời, dùng gương cầu để tập trung năng lượng ánh sáng.
Làm vật kính cho các kính thiên văn phản xạ.
Dùng trong một số đèn chiếu.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3
Một người đứng trước gương cầu cách 1 m nhìn vào trong gương thấy ảnh mình cùng chiều và lớn gấp 1,5 lần. Tìm tiêu cự của gương cầu
A. 3 m B. 2 m
C. 1m D 30cm
Câu 4
Để ảnh qua gương cầu rõ nét cần thoả mãn điều kiện nào sau đây? 
Gương cầu không được có kích thước lớn quá.
Gương cầu phải ít cong.
Gương cầu chỉ cần có góc mở nhỏ.
Góc mở của gương cầu và góc tới của các tia sáng tới mặt cầu phải nhỏ.
Ví dụ 4:
Sau khi học xong bài “ Sự khúc xạ ánh sáng ̏ giáo viên xác định các kiến thức trọng tâm của bài là:
- Các khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, chiết xuất tỉ đối, chiết xuất tuyệt đối.
- Định luật khúc xạ ánh sáng.
- Các hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối và giữa chiết suất tuyệt đối và vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường.
Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi có nội dung như sau:
Đề 4
Câu 1:
Tìm phát biểu SAI về chiết suất.
A - Chiết suất tuyệt đối của một môi trường cho biết tỉ số giữa vận tốc ánh sáng trong môi trường đó với vận tốc ánh sáng trong chân không.
B – Chiết suất tuyệt đối của các chất đều lớn hơn 1 ( n > 1 ) chiết suất của chân không bằng 1 ( n = 1 ).
C – Chiết suất tỉ đối của môi trường số 2 so với môi trường số 1 ( n 21 ) bằng tỉ số vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường số 1 ( v1 ) với vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường số 2: 
D – Môi trường nào có chiết suất lớn hơn gọi là môi trường chiết quang hơn.
Câu 2:
Trong các biểu thức về mối liên hệ giữa chiết suất của môi trường trong suốt và vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường đó, biểu thức nào sau đây là SAI ? 
B .
A .
C ... .
D .
Câu 3:
 Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = 1,732
 Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Tính góc tới.
A . i = 300 B. i = 450
C . i = 600 D. i = 750
Câu 4:
Điều kiện nào sau đây là ĐúNG khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng ?
A. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới.
B. Tia khúc xạ và tia tới luôn nằm về hai phía so với pháp tuyến tại điểm tới.
C. Góc tới i và góc khúc xạ r có liên hệ: sin i = n 21 sinr, trong đó n 21 là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ so với môi trường chứa tia tới.
D. Cả A, B và C đều đúng
Ví dụ 5:
Sau khi dạy xong bài “ Hiện tượng phản xạ toàn phần ̏ giáo viên xác định những kiến thức trọng tâm của bài là:
Khái niệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Một vài ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi có nội dung như sau:
Đề 5
Câu 1: 
Điều kiện nào trong những điều kiện dưới đây ĐúNG với điều kiện của hiện tượng phản xạ toàn phần ?
ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
Góc tới phải rất lớn.
Góc tới phải đạt 900 .
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2:
Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau đây là hệ quả của hiện tượng phản xạ toàn phần ? Chọn kết quả ĐúNG
Các ảo tượng.
Sợi quang học.
Các lăng kính dùng trong ống nhòm, kính tiềm vọng.
Tất cả các điều kiện trên đều là hệ quả của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 3:
B .
A .
Một tia sáng hẹp truyền từ một môi trường có chiết suất vào một môi trường khác có chiết suất n 2 chưa biết. Để khi tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc tới a ≤ 600 sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì n 2 phải thoả mãn điều kiện nào ?
C .
D .
Câu 4:
Tìm phát biểu SAI về phản xạ toàn phần
A- Khi có phản xạ toàn phần thì 100% ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm sáng tới.
B- Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn
C- Góc giới hạn của phản xạ toàn phần bằng tỉ số của chiết suất của môi trường kém chiết quang hơn với chiết suất của môi trường chiết quang hơn.
D- Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi góc tới mặt phân cách lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần i > igh .
Ví dụ 6 :
Sau khi học xong bài ̋ Lăng kính ̏ giáo viên xác định những kiến thức trọng tâm của bài là:
Đặc điểm của đường đi của tia sáng qua một lăng kính.
Các công thức về lăng kính.
Khái niệm về góc lệch cực tiểu. Điều kiện để góc lệch của tia ló đạt cực tiểu. Công thức tính góc lệch cực tiểu. 
Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi có nội dung như sau:
Đề 6
Câu 1:
Tìm phát biểu SAI về góc lệch cực tiểu qua lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang A đối với tia sáng đơn sắc.
Góc lệch đạt cực tiểu khi tia tới và tia ló đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A.
Khi góc lệch cực tiểu thì góc tới và góc ló bằng nhau. i1 = i2 =i0, hai góc khúc xạ cũng bằng nhau r1 = r2 = A / 2 .
C - Dmin = A – 2i 
D - Khi có góc lệch cực tiểu ta có hệ thức:
Câu 2
Điều nào sau đây là SAI khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính ?
Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.
Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác.
Mọi tia sáng khi qua lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.
Cả A và C đều sai.
Câu 3:
 Tia tới vuông góc với một mặt của lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A . Tia ló hợp với tia tới góc D = 300. Xác định góc chiết quang A . Chọn đáp án đúng.
A. A = 240 B. A = 26,40
C. A = 660 D. A = 410
Câu 4
Tìm phát biểu SAI về lăng kính.
Tia sáng đơn sắc qua lăng kính thuỷ tinh đặt trong không khí sau hai lần khúc xạ ở hai mặt bên sẽ lệch về phía đáy.
Mọi tia sáng đơn sắc khi qua lăng kính sau hai lần khúc xạ ở hai mặt bên thì tia ló đều lệch về phía đáy.
Nếu chiết suất bên trong lăng kính nhỏ hơn chiết suất môi trường bên ngoài, thì tia sáng đơn sắc qua lăng kính sau hai lần khúc xạ ở hai mặt bên ló ra sẽ lệch về phía đỉnh lăng kính.
Một vật thật qua lăng kính thuỷ tinh đặt trong không khí sẽ cho ảnh ảo cùng chiều lệch về phía lăng kính.
Ví dụ 7:
Sau khi học xong bài ̋ Thấu kính mỏng ̏ giáo viên xác định những kiến thức trọng tâm của bài là:
Các khái niệm thấu kính, thấu kính mỏng, trục chính, các trục phụ, quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu điểm vật, tiêu điểm ảnh, tiêu cự và tiêu diện của thấu kính.
Các khái niệm về độ tụ của thấu kính và công thức tính độ tụ của thấu kính
 Giáo viên dự định kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi có nội dung như sau:
Đề 7
Câu 1:
Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính?
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. Một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.
Thấu kính mỏng là thấu kính có bán kính các mặt cầu rất nhỏ.
Thấu kính hội tụ là thấu kính có hai mặt cầu có bán kính bằng nhau.
Cả A, B và C đều đúng.
 Câu 2:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ?
Thấu kính hội tụ là thấu kính có rìa mỏng.
Thấu kính phân kỳ là thấu kính có rìa dày.
Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ đề có trục chính là đường thẳng nối tâm các mặt cầu ( hoặc vuông góc với mặt phẳng ).
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3:
Điều nào sau đây là SAI khi nói về các đặc điểm của thấu kính?
Một thấu kính có vô số các trục phụ.
Một thấu kính có vô số các tiêu điểm phụ.
Mặt phẳng chứa các tiêu điểm chính của thấu kính gọi là tiêu diện của thấu kính đó.
ứng với mỗi trục phụ chỉ có một tiêu điểm phụ.
Câu 4:
Một thấu kính bằng thuỷ tinh, chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí có độ tụ là 4 đi ốp. Khi nhúng vào trong nước có chiết suất n’ = 4/ 3 , tiêu cự của thấu kính bằng bao nhiêu?
A. f = 80 cm B. f = 100 cm
C. f = 120 cm D. Một kết quả khác
Ví dụ 8:
Sau khi dạy xong bài ̋ ảnh của một vật qua một thấu kính, công thức thấu kính ̏ . Giáo viên xác định kiến thức trọng tâm của bài là:
Khái niệm về ảnh thật, ảnh ảo của một điểm sáng, một vật qua thấu kính.
Phương pháp vẽ ảnh của một vật qua một thấu kính.
Quy ước về dấu của các đoạn thẳng d, d’ và f và công thức thấu kính.
Khái niệm về độ phóng đại của ảnh và công thức tính độ phóng đại.
Giáo viên dự tính kiểm tra 10 phút thì soạn các câu hỏi như sau:
Đề 8
Câu 1:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính hội tụ ?
Vật thật luôn cho ảnh thật.
Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảo tuỳ vào vị trí của vật đối với thấu kính.
Vật thật luôn cho ảnh ảo.
Vật ảo luôn cho ảnh ảo.
Câu 2:
 Điều nào sau đây là ĐúNG khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kỳ ?
Tia tới qua tâm O truyền thẳng.
Tia tới hướng tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F’.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3:
Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng 20 cm. Nhìn qua thấu kính ta thấy có một ảnh cùng chiều với AB cao gấp 2 lần AB. Tìm tiêu cự của thấu kính.
A. f = 40 cm B. f = 20 cm
C. f = 45 cm D. f = 60 cm
Câu 4:
Tìm phát biểu SAI về hai loại thấu kính:
Vật ảo qua một thấu kính cho ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính phân kỳ.
Vật thật dịch chuyển dọc quang trục một đoạn ngắn mà ảnh ảo tương ứng dịch chuyển một đoạn dài thì đấy là thấu kính hội tụ.
Vật thật qua thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật mà khoảng cách ngắn nhất là: L min = 4 f.
Vật thật dịch chuyển dọc quang trục một đoạn dài mà ảnh ảo tương ứng dịch một đoạn ngắn thì đấy là thấu kính phân kỳ.
Đáp án
 Đề Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
1
D
D
C
A
A
C
A
B
2
A
C
D
B
D
D
D
D
3
C
B
A
C
B
A
C
A
4
B
A
D
D
C
B
B
C
2. Phân phối đề kiểm tra
Để khắc phục hiện tượng nhìn bài của học sinh khi kiểm tra thì giáo viên phải bố trí sao cho hai học sinh ngồi cạnh nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều phải có đề khác nhau.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay thường bố trí thành hai dãy bàn, mỗi bàn ngồi khoảng 4 em. Do đó từ một đề gốc, bằng cách thay đổi thứ tự câu hỏi, thứ tự câu trả lời để được 4 mã đề khác nhau và giáo viên có thể phát đề cho học sinh theo sơ đồ sau:
Bàn1 1 2 3 4 1 2 3 4 Bàn7
Bàn2 4 3 2 1 4 3 2 1 Bàn8
Bàn3 1 2 3 4 1 2 3 4 Bàn9
Bàn4 4 3 2 1 4 3 2 1 Bàn10
Bàn5 1 2 3 4 1 2 3 4 Bàn11
Bàn6 4 3 2 1 4 3 2 1 Bàn12
3. Hướng dẫn học sinh cách làm bài
* Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 đề và một phiếu trả lời trắc nghiệm sau:
Bài kiểm tra vật lý
Thời gian 10 phút
Đề số:
Họ và tên:
Lớp
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đánh dấu X vào câu trả lời tương ứng mà em chọn:
 Câu
P/án
1
2
3
4
A
B
C
D
 Để kết quả kiểm tra là chính xác thể hiện đúng trình độ của học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm bài trắc nghiệm. Sau đây là một số điểm mấu chốt cần nhắc nhở học sinh.
* Với bài kiểm tra sử dụng loại câu hỏi nhiều lựa chọn lưu ý học sinh với mỗi câu hỏi chỉ được một đáp án phù hợp nhất. Nếu chọn hai đáp án trở lên là sai.
 Đối với môn vật lý có 3 loại câu trắc nghiệm thường gặp sau:
+ Câu lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết.
Đó là những câu trắc nghiệm chỉ yêu cầu thí sinh nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định luật, một tính chất, một ứng dụng đã học. Với những câu trắc nghiệm loại này trước hết cần.
- Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật chắc nội dung mà đề thi yêu cầu trả lời.
- Khi đọc phần dẫn cần đặc biệt chú ý tới các từ phủ định như ̋ Không ̏ 
 ̋ Không đúng ̏, ̋ SAI ̏.
- Sau khi đọc xong phần dẫn thí sinh cần đọc tất cả 4 phương án trình bày trong phần lựa chọn không bỏ một phương án nào. Hết sức tránh tình trạng vừa đọc một phương án thí sinh cảm thấy đúng và dừng ngay và không đọc tiếp các phương án còn lại sẽ dẫn đến lựa chọn chưa chính xác.
- Trong việc lựa chọn công thức nếu phân vân hoặc nghi ngờ, có thể dùng thứ nguyên hoặc đơn vị để kiểm tra.
+ Câu lý thuyết yêu cầu phải hiểu và vận dụng được kiến thức vào những tình huống mới:
Đó là những câu trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà phải hiểu và vận dụng được kiến thức vào những tình huống cụ thể. Với loại câu này, nếu có yêu cầu tính toán đơn giản thì sau khi đọc xong phần dẫn, không nên đọc ngay phần lựa chọn mà nên thực hiện các phép tính để tìm phương án trả lời. Sau đó mới so sánh phương án của mình với các phương án trong phần lựa chọn của câu trắc nghiệm để quyết định phương án cần chọn.
+ Bài toán: Khác với các bài toán ra trong đề tự luận, trong câu trắc nghiệm thường là những bài toán chỉ cần từ 1 đến 2 hoặc 3 phép tính là đi tới đáp số. Với loại câu trắc nghiệm này cần làm theo cách khác với loại câu trắc nghiệm lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết. Sau khi đọc xong phần dẫn, nếu đọc ngay phần lựa chọn thì rất có thể có một số sai ̋ hấp dẫn ̏ thí sinh, làm ảnh hưởng đến cách giải cũng như cách tính toán của thí sinh và sẽ dẫn đến làm sai câu trắc nghiệm. Do vậy, nên tiến hành theo quy trình sau:
- Đọc đầu bài toán ra trong phần dẫn;
- Đọc bài toán để tìm đáp số
- So sánh đáp số tìm được với các đáp số có trong phần lựa chọn
- Chọn phương án đúng.
4. Lựa chọn cách chấm bài phù hợp sao cho có thể chấm nhanh và chính xác.
Với lượng câu hỏi ít như đề kiểm tra 10 phút này thì giáo viên có thể sử dụng đáp án viết trên bảng trong . áp đáp án vào phiếu trả lời là xác định được số câu trả lời đúng. Từ đó có thể chấm điểm nhanh và chính xác.
C. kết luận
1. Kết quả nghiên cứu:
* Khi giảng dạy tôi đã thực hiện cho lớp 12 A10 kiểm tra bằng phương pháp cũ ( kiểm tra miệng ) và lớp 12 A3 kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan thì thu được kết quả cụ thể như sau:
- Đối với những lớp áp dụng phương pháp kiểm tra miệng đầu kỳ các em rất hay xung phong lên bảng để lấy điểm miệng. Sau đó cuối kì tôi kiểm tra lại những em đã có điểm miệng thì hầu như các em không học bài cũ. Hơn nữa một số em khi bạn trả lời trên bảng thì ngồi dưới nói chuyện. Giáo viên yêu cầu nhắc lại những gì bạn nói thì không trả lời được. Chứng tỏ các em tham gia vào quá trình kiểm tra một cách rất thụ động dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
- Đối với các lớp áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan tôi thấy: Ban đầu do chưa quen, cũng như chưa chú ý học bài nên 2 bài đầu số em đạt điểm cao ít. Nhưng đến các bài sau các em làm tốt hơn và tỏ ra thích thú đối với cách kiểm tra này. Trong các giờ học các em sôi nổi hơn, chú ý hơn và chỗ nào chưa hiểu là các em hỏi ngay để hiểu cho cặn kẽ. Các em tiếp thu bài mới nhanh hơn giờ học sôi nổi hơn. Kết quả các bài kiểm tra của các em cao hơn so với các lớp áp dụng phương pháp kiểm tra miệng cụ thể như sau:
 Điểm T/kết
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12 A3
4,0%
25 %
67,8 %
3,6 %
- ý kiến học sinh: 92% học sinh được hỏi đều cho rằng nên kiểm tra bài cũ bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. 88% học sinh thích được kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- ý kiến của giáo viên: Các giáo viên được hỏi đều cho rằng nên kiểm tra bài cũ bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Một số giáo viên ngại vì phải chấm quá nhiều bài.
2. Kiến nghị đề xuất:
 Khi tiến hành kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc in ấn các đề kiểm tra. Vì số lượng đề sử dụng cho mỗi bài kiểm tra là rất lớn. Để khắc phục khó khăn này các cơ quan quản lý giáo dục cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như máy in, máy pho tô, máy vi tính cho các trường phổ thông, để giáo viên được sử dụng các máy đó phục vụ cho việc in ấn đề kiểm tra cho học sinh.
Vì thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên sáng kiến kinh nghiệm còn có những thiếu sót mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô các đồng nghiệp và các bạn. Và xin được tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở những năm tiếp theo.
 Lang Chánh,ngày 05 tháng 05 năm 2009
 Người thực hiện
 Bùi Thị Lý
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa vật lý lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo viên Vật lý lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục
Bài tập trắc nghiệm Môn vật lý – Nguyễn Thanh Tuấn – Mai Lễ.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lý 12 – Trần Công Phong – Nguyên Thanh Hải – NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Phương pháp giảng các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lý – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Trắc nghiệm Vật lý – Hoá học – Sinh học – Ngoại ngữ - Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tạp chí giáo dục – Tháng 2 năm 2003.
Tài liệu giáo khoa chuyên Vật Lý 11
Tài liệu ôn thi Tốt Nghiệp năm học 2006- 2007.Năm học 2007 – 2008 
mục lục
 Trang
A/ Đặt vấn đề 1
I. Lời mở đầu 1
II. Thực trạng của việc kiểm tra bài cũ và củng cố kiến thức 
của học sinh hiện nay. 	 1 
B/ Giải quyết vấn đề. 3
I. Mục đích yêu cầu.
1. Mục đích của việc kiểm tra bài cũ và củng cố khắc sâu kiến
 thức của học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. 3
2. Yêu cầu của đề kiểm tra 3 
II.Tiến hành thực hiện. 3
1. Xây dựng đề thi trắc nghiệm. 3
2. Phân phối đề kiểm tra 13
3. Hướng dẫn học sinh cách làm bài 14
4. Lựa chọn cách chấm bài phù hợp. 15
C/ Kết luận 16
1. Kết quả nghiên cứu 16
2. Kiến nghị đề xuất 16
D. Tài liệu tham khảo 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEN VAT LI.doc
Sáng Kiến Liên Quan