Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu

- Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn.

- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.

- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.

- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.

- Học sinh đi học thất thường, còn nghỉ học nhiều.

- Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai.

- Thực hành tính toán còn chậm, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).

- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THAM LUẬN
Công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
	Công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là công tác hết sức quan trọng của mỗi nhà trường trong việc thực hiện chủ đề năm học của ngành.
	Để chất lượng đại trà đạt hiệu quả cao, dần tiến tới phát hiện và chăm bồi cho đội ngũ học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thì mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục phải luôn thấy đó là trách nhiệm to lớn của mình.
	Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi đơn vị trường học mà có nhiều cách làm khác nhau, song mục đích cuối cùng vẫn là chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng học sinh giỏi luôn là kết quả thật.
	Qua thực tế về chất lượng giáo dục của nhà trường trong nhiều năm qua, tôi thấy:
* Về học sinh yếu kém có nhiều nguyên nhân cụ thể như sau:
P Về phía học sinh:
Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn.
Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
Học sinh đi học thất thường, còn nghỉ học nhiều.
Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai.
Thực hành tính toán còn chậm, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức....
P Về phía giáo viên:
Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức, thiếu đầu tư.
Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế.
Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu. 
Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên.
P Về phía phụ huynh:
Việc phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm lớp; giữa phụ huynh với nhà trường còn hạn chế, chưa kịp thời động viên, nhắc nhở con em mình tự học ở nhà.
Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. 
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, nhà trường đã mạnh dạn xây dựng nhiều biện pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung công tác này ở từng năm học, cụ thể là:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
	Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời cho các em. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp.
	Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.
P Đối với học sinh:
Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.
P Đối với phụ huynh học sinh:
Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.
Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.
P Đối với giáo viên:
Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện, hướng dẫn, điều khiển cho các em tự chủ trong việc tự học và tự chiếm lĩnh kiến thức trong từng giờ học,vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau :
Sau khi có kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên cần lập danh sách số học sinh yếu ở từng môn.
Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
Phân tích nguyên nhân yếu kém ở từng em, từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý và có hiệu quả.
Đề xuất với Tổ trưởng chuyên môn, nhà trường về cách khắc phụ để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất.
Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.
Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà và đề xuất với Tổ trưởng chuyên môn, nhà trường và phụ huynh...
Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. 
Ví dụ:
+ Học sinh không đọc được các bài tập đọc (tập đọc lớp 1), vậy giáo viên phải có kế hoạch dạy cho em đó trong tiết tập đọc. Có nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ : Trong tiết tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh yếu tham gia bình thường nhưng chỉ hỏi những câu dễ và gần gủi các em để các em trả lời được. 
+ Đối với phân môn chính tả: trong lớp học có học sinh viết không kịp hoặc không biết viết, khi giáo viên dạy tiết chính tả thì cần lưu ý đến em đó không thể để các em học sinh yêu ở ngoài tiết học. Ví dụ khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh yếu giáo viên cho học sinh mở SGK để tập chép. Hoặc trong lớp học có nhiều em học sinh yếu về viết, viết rất chậm thì giáo viên đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là đủ rồi, không nhất thiết phải đọc hết bài, còn bài tập cho học sinh học ở nhà.
+ Môn Toán: trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, tránh tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ, trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3 nhóm khá giỏi, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Ví dụ khi học sinh làm bài tập 35 x 6 = ? với bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 6 cho thuộc. Nói chung học sinh hỏng kiến thức ở dâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó
- Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.
Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung.
P Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
Tập hợp danh sách học sinh yếu báo cáo nhà trường.
Họp tổ khối để cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu.
Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu.
Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu.
Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường.
Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường và báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu...
P Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
BĐD hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục.
BĐD hội có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho giáo viên, học sinh.
BĐD hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu, với giáo viên, với nhà trường.
Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần.
P Đối với chính quyền địa phương:
Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó chính quyền địa phương có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này.
Cần có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn.
P Đối với nhà trường:
Tổng hợp danh sách học sinh yếu kém và phân tích cụ thể từng nguyên nhân yếu kém của từng em theo khối lớp báo cáo chính quyền địa phương, BĐD hội phụ huynh và báo cáo về cơ quan quản lí Phòng GD-ĐT.
Họp hội đồng sư phạm để tìm biện pháp tối ưu nhất khắc phục học sinh yếu.
Mời phụ huynh có học sinh yếu, BĐD hội, đại diện chính quyền địa phương, giáo viên có học sinh yếu, Tổ trưởng chuyên môn để bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội.
Duyệt kế hoạch giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu của giáo viên.
Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo ở trường, ở nhà.
Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”.
Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho học sinh, giáo viên.
Thường xuyên họp với BĐD hội, chính quyền địa phương, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
Thường xuyên báo cáo tiến độ chất lượng học sinh yếu về PGD-ĐT ở từng thời điểm cụ thể theo quy định...
	Với những biện pháp trên, trong nhiều năm học qua, nhà trường đã khắc phục được tình trạng học sinh yếu kém, nâng dần tỉ lệ học lên lớp và HTCTTH trên 95%. Từ hiệu quả mang lại trong công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém, nhà trường đã từng bước nâng dần chất lượng giáo dục đại trà và tiến tới phát hiện và chăm bồi cho số học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng mang lại hiệu quả khá khả quan, cụ thể như trong năm học qua nhà trường có 08 học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó:
Có 02 học sinh lớp 5 đạt giải học sinh giỏi vòng tỉnh môn Tiếng Việt (01 giải nhất và 01 giải nhì)
Có 06 học sinh lớp 5 đạt giải học sinh giỏi vòng huyện, trong đó có 02 học sinh đạt giải môn Toán và có 04 học sinh đạt giải môn Tiếng Việt.
Có 02 học sinh lớp 4 đạt giải học sinh giỏi môn Tiếng Việt vòng huyện.
Có được những thành tích trên, nhà trường cũng đã có rất nhiều biện pháp cụ thể cho công tác này, với khuôn khổ của Hội nghị và thời gian cho phép, bản thân tôi xin được nêu một số biện pháp thực hiện có hiệu trong bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của đơn vị trong thời gian qua, cụ thể là:
P Tổ chức dạy học theo đối tượng học sinh:
Nội dung chương trình SGK tiểu học hiện nay tuy có phần quá tải cho tất cả các đối tượng học sinh, song đối với một số học sinh có năng lực tốt trong học tập thì vẫn học tốt và tiếp thu một cách chắc chắn toàn bộ nội dung chương trình tiểu học hiện hành. Vì vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết cách dạy học theo trình độ của các em để các em tham gia học tốt. Đối tượng học sinh giỏi sau khi hoàn thành các bài tập ở trong sách giáo khoa các em còn thừa khoảng thời gian mà khi các đối tượng học sinh khác giải quyết chưa hết. Do đó người giáo viên phải biết tranh thủ để giúp học sinh khá giỏi có khả năng tiếp cận những bài toán nâng cao, bằng cách đầu tư trong công tác soạn giảng như lựa chọn những nội dung và phương pháp thích hợp theo từng đối tượng học sinh trong lớp, đưa thêm những bài tập có tính nâng cao kiến thức cho các em nhằm tạo điều kiện cho các em tư duy, tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
Khi kiểm tra giáo án và dự giờ giáo viên, BGH tổ chức góp ý, đối chiếu so sánh tiết dạy, phân tích kĩ nội dung kiến thức yêu câu cần đạt và kiến thức mở rộng cho học sinh, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã phát huy hoặc chưa phát huy tính tích cực cho học sinh để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm.
P Tổ chức củng cố kiến thức-kỹ năng cho học sinh:
Để học sinh khối lớp dưới nắm chắc kiến thức Toán ở lớp dưới và vận dụng vào học ở lớp trên, đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy cần phải cô đọng nội dung kiến thức vừa cung cấp cho học sinh (trọng tâm là các dạng Toán). Đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên khi đứng lớp, tuy nhiên không phải người giáo viên nào cũng thực hiện tốt. Để làm được điều này, bản thân tôi đã chỉ đạo tổ khối có kế hoạch xây dựng và đưa nội dung này vào trong các lần sinh hoạt tổ định kì, nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng tập trung cho các em học sinh giỏi thì từng CB-GV được phân công bồi dưỡng cũng hết sức quan tâm đến nội dung này. Vì, có củng cố được kiến thức đã học thì mới liên thông được những mạch kiến thức nâng cao và các em sẽ có thuận lợi hơn trong hcoj tập và bồi dưỡng.
P Tổ chức trao đổi phương pháp giải Toán tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh:
	Không phải người giáo viên nào khi hướng dẫn học sinh giải toán cũng làm tốt khâu định hướng cách giải, cách trình bày đảm bảo tính hệ thống, để dẫn dắt học sinh phân tích, tổng hợp, biết xác định dạng và tìm ra nhiều cách giải khác nhau, phần này phụ thuộc vào tay nghề của mỗi giáo viên. Để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy,chúng tôi thường xuyên đưa nôị dung này vào trong những lần sinh hoạt chuyên môn định kì nhằm khắc phục tình trạng giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh giải toán nói chung, giải toán có lời văn nói riêng.
P Kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và thích thú khi học môn Toán :
	Kích thích khả năng tư duy cho học sinh tiểu học là một việc làm không khó cũng không dễ, người giáo viên phải nắm được tâm sinh lí của học sinh, phải biết nâng dần trong suy nghĩ nhằm tránh việc tư duy quá mức. Do đó đối với giáo viên chúng tôi yêu cầu, trong soạn giảng cần phải chú ý đến câu hỏi mở cho học sinh. Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ phân tích đến tổng hợp, từ khái quát đến tư duy trừu tượng. Từ đó tạo dần thói quen tư duy toán học cho các em, ngoài ra phải biết thường xuyên động viên khuyến khích các em nhằm tạo được niềm tin trong học tập. 
 P Xây dựng thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng:
Nhà trường tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi các lớp 3-4-5 trong năm học và trong hè; đối với học sinh lớp 2, nhà trường giao cho GVCN lớp tự chủ động phát hiện và chăm bồi cho các em trong tiết học.
Hình thức bồi dưỡng tập trung theo lớp và phân công CB-GV có năng lực và nhiệt tình trong công tác để phụ trách bồi dưỡng cho các em.
Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm bồi cho các em học sinh giỏi, học sinh năng khiếu học thêm ở nhà.
Chú trọng hơn trong công tác phối hợp giữa GVCN lớp và CB-GV phụ trách bồi dưỡng nhằm nắm vững hơn năng lực học tập của từng học sinh mà tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả.
P Xây dựng nội dung nội dung bồi dưỡng:
Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là khâu không thể thiếu, nó có tính quyết định cho hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở đơn vị hằng năm. Nội dung này phần lớn do người bôì dưỡng đảm nhiệm. Khi lên lớp dạy bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch và nội dung bồi dưỡng cụ thể. Ngoài các tài liệu Toán nâng cao ra, giáo viên cần phải bám vào các đề thi học sinh giỏi các cấp của nhiều năm, cần nghiên cứu kĩ nội dung CV số 73/HD-SGD-ĐT “Về hướng dẫn và định hướng nọi dung bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp của Sở GD-ĐT Bạc Liêu và kế hoạch 159/KH-PGD-ĐT, ngày 09/04/2009. Bên cạnh đó người CB-GV phụ trách bồi dưỡng cần nghiên cứu và giảng dạy cho các em một số nội dung kiến thức Toán nâng cao trong các tài liệu như:
Thực hành giải Toán ở Tiểu học
Chuyên đề về các bài toán về số và chữ số
Chuyên đề về các bài toán về bốn phép tính số học
Chuyên đề về các bài toán về phân số và tỉ số
Chuyên đề về các bài toán điển hình 
Chuyên đề về dạy hình học và đo đại lượng
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 4+5
Một số loại toán khác. Tuỳ theo đơn vị kiến thức từng lớp mà từng khối xác định nội dung bồi dưỡng cho phù hợp. Ví dụ : Mạch kiến thức các bài toán về bốn phép tính số học đối với học sinh lớp 4 chỉ dừng lại số tự nhiên nhưng lớp 5 phát triển thêm về số thập phân.
Trên đây là một số biện pháp phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém và công tác phát hiện chăm bồi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của đơn vị trong những năm học qua. Với điều kiện thực tế của đơn vị thì những biện pháp trên đã mang lại nhiều hiệu quả, song những biện pháp này chưa phải là tối ưu đối với một số đơn vị khác trong huyện.
Để thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học 2011-2012 của ngành “Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để không ngừng củng cố và hoàn thiện thành quả giáo dục đại trà, tạo lập nền tảng phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở địa phương” nhà trường sẽ có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm hạn chế tối đa học sinh yếu kém và phát hiện bồi dưỡng nhiều hơn số học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của đơn vị.
Rất mong được sự đóng góp của quý lãnh đạo, quý đại biểu.

File đính kèm:

  • doctham luận-hsg ptta.doc
Sáng Kiến Liên Quan