Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng, nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của bậc tiểu học. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nằm trong mục tiêu chung của giáo dục là hình thành phát triển phẩm chất năng lực của công dân Việt Nam tự chủ, có kiến thức văn hoá khoa học công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có niềm tự hào dân tộc và có có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và có thói quen học tập suốt đời, có năng lực ứng dụng vào thực tiển kinh tế xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó bậc Tiểu học còn có mục tiêu riêng là: Hình thành cho học sinh có cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Học xong Tiểu học học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây: Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, hoà bình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết sẵn sàng hợp tác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mùnh đối với người thân, bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên mạnh dạn, tự tin, trung thực. Có kiến thức cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Biết cách học tập tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng làm một số công việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp việc gia đình.

Xuất phát từ tình hình thực tế, dạy đúng dạy đủ chín môn, sáu môn và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo nhân tài, bội dưỡng nhân lực, đưa đát nước tiến nhanh, tiến mạnh vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.- Hội nhập nền kinh tế thế giới.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cụ thể: Kế hoạch hoá về công tác kiểm tra toàn diện trong năm học 2007 - 2008 của trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ như sau:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Người trực tiếp kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
Điều chỉnh kế hoạch
Tháng 9 năm 2007
KT chương trình từ K1 đến K5
KT sách vở, DC học tập của học sinh
Kiểm tra đột xuất việc soạn bài lên lớp của giáo viên
KT nề nếp các lớp
Hiệu trưởng
Giáo viên CN
Hiệu trưởng
HT+ TPTĐ
Tổ trưởng
11 lớp
Giáo viên CN
11 lớp
Tháng 10 năm 2007
KT toàn diện 2 đ/c GV K4
KT chế độ cho điểm
KT đổi mới PP dạy học môn học vần lớp 1, tập đọc lớp 2,3
Kiểm tra các hoạt động ngoài giờ
Kiểm tra hồ sơ giáo viên
Kiểm tra chữ viết học sinh 11 lớp
HT + TT Cmôn
Hiệu trưởng
HT + TT
HT + TPTĐ
Hiệu trưởng
PHT + HT
2 giáo viên
Giáo viên
2 GV Khối 1
11 lớp
11 Giáo viên
11 lớp
Tháng 11 năm 2007
KT toàn diện 2 Giáo viên K3
KT việc mượn và sử dụng thiết bị của giáo viên.
KT việc cộng điểm giữa kỳ 1 
KT chấm chữa vở baìi tập toán- TV.
KT việc làm bài khảo sát của HS
HT + TT
Hiệu trưởng
Hiệu trưởng
 HT+PHT
Hiệu trưởng
2 giáo viên
11 giáo viên
11 giáo viên
K1, 2, 3
9 lớp
Tháng 12 năm 2007
Tháng 1 năm 2008
KT toàn diện giáo viên 2 đ/ c K4
KT hồ sơ cá nhân.
Kiểm tra chấm chữa + Luyện từ câu +TLV
KT đổi mới PPDH môn mỹ thuật
KT vở chính tả + bài tập toán
- KT toàn diện giáo viên K1
KT hồ sơ cá nhân 
KT công tác chủ nhiệm lớp
KT đổi mới PP DH môn Đạo đức
KT bài khảo sát đợt 2
KT cộng điểm đánh giá xếp loại kỳ 1
Hiệu trưởng
HT + PHT
HT + PHT
HT + PHT
HT + PHT+ TT
Hiệu trưởng
HT + PHT
Hiệu trưởng
HT + TT
Hiệu trưởng
Hiệu trưởng
2 đ/ c
6 đ/c K1, 2, 3
11 lớp 
11 lớp
2 đ/ c
5 đ/c K4, 5
11 lớp
K 4
11 lớp
11 lớp
Tháng 2 năm 2008
Kiểm tra toàn diện giáo viên K3
Kiểm tra giáo viên mượn và SD Đ DDH
Kiểm tra chấm chữa vở chính tả lần 2 + tập làm văn
Kiểm tra đổi mới PPDH môn thủ công khối 5
Kiểm tra hoạt động giữa giờ
HT + TT+ PHT
HT + TVTB
HT + TT
HT + TT
HT + TPTĐ
2 đ/ c
11 Giáo viên
11 lớp
2 lớp
12 lớp
Tháng 3 năm 2008
Kiểm tra toàn diện CĐ K2
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Kiểm tra hồ sơ cá nhân
Kiểm tra bài khảo sát đợt 2
Kiểm tra cộng điểm giữa kỳ 2
Kiểm tra hồ sơ tổ trưởng chuyên môn
Kiểm tra chữ viết lần 2
HT + TT+ PHT
PHT + TT
HT + PHT
HT + PHT
HT + PHT
HT + PHT
HT+ PHT + TT
2 đ/ c
11 lớp 
Khối 1, 2, 3
11 lớp
11 lớp
2 tổ
11 lớp
Tháng 4 năm 2008
Kiểm tra chuyên đề K5, K3
Kiểm tra chấm chữa
Kiểm tra hồ sơ HS: Vở luyện viết, Mỹ thuật
Kiểm tra hồ sơ các phần hành
HT +PHT
HT + PHT
HT + TT
Hiệu trưởng
GV K5,K3
11 lớp
11 lớp
KT + TV-TB + Đội
Tháng 5 năm 2008
Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh lớp 4
Kiểm tra việc mượn và sử dụng Đ D DH của giáo viên
Kiểm tra việc cộng điểm đánh giá xếp loại HS cuối năm
Kiểm tra hoàn chỉnh đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm
Kiểm tra tài chính. CSVC, TV - TB cuối năm
HT + TT
Hiệu trưởng
Hiệu trưởng
Hiệu trưởng
HT+B thanh tra
11 lớp
11 giáo viên
11 lớp
11 giáo viên
Các phần hành
Bên cạnh kế hoạch hoá năm học, hàng tháng, hàng tuần người hiệu trưởng phải công khai kế hoạch kiểm tra - và có chỉ tên cụ thể đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra và phương pháp kiểm tra. Hiệu trưởng phải dành 2/ 3 thời gian của mình cho công tác kiểm tra hoạt động dạy và học trên lớp.
 2/ Xây dựng lực lượng và phân cấp trong công tác kiểm tra hoạt động dạy và học trên lớp.
- Công tác dạy và học ở trường Tiểu học bao gồm nhiều chủ thể, các mối giao lưu giữa người dạy và học, hiệu trưởng không thể nắm một cách đầy đủ tất cả khâu, mà phải xây dựng cho mình một lực lượng kiểm tra đủ mạnh bao gồm: Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, TV - TB, Tổng phụ trách Đội, các thành viên của Ban thanh tra nhân dân. Hiệu trưởng trực tiếp bồi dưỡng nghiệp vụ quy trình kiểm tra, cách đánh giá phù hợp với tình hình phát triển của giáo dục. Do yêu cầu của công việc hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng phải phân cấp trong quá trình kiểm tra .Đây là một giải pháp đúng đắn trong quá trình quản lý. Song không khoán trắng cho người giúp việc mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ rõ ràng . Hiệu trưởng phải có định hướng, quyết định những công việc lớn để công tác kiểm tra đạt kết quả cao.
- Phân cấp cho đồng chí PHT cùng với Ht phụ trách công tác kiểm tra chuyên môn, thanh tra, kiểm tra giáo viên, kiểm tra việc giảng dạy, hồ sơ học sinh, và các hoạt đọng giáo dục ngoài giờ, nhằm đẩy mạnh phong trào giảng dạy và học tập trong nhà trường, nhằm thực hiện tôt cuộc vận động hai không
	- Phân cấp cho đồng chí tổ trưởng chịu trách nhiệm chủ yếu về công tác kiểm tra của tổ mình, cùng phối hợp với hiệu trưởng kiểm tra toàn diện các thành viên của tổ mình phụ trách.
	- Phân cấp cho đồng chí thư viện thiết bị kiểm tra việc sử dụng TB dạy học của giáo viên trên lớp, báo cáo đồng chí hiệu trưởng biết để đánh giá và đồng thời kết hợp với hiệu trưởng kiểm tra việc sử dụng TV - TB đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hay chưa.
- Phân cấp cho giáo viên dạy giỏi và thanh tra nhân dân kết hợp với đồng chí hiệu trưởng để dự giờ kiểm tra hồ sơ của giáo viên, kiểm tra chấm chữa, cung cấp thêm những thông tin khác để đồng chí Hiệu trưởng có quyết định, đánh giá giáo viên chính xác hơn.
Thực tế trong năm học qua, các đồng chí tổ trưởng đã làm tốt vai trò kiểm tra của mình do sự phân công của Hiệu trưởng. Sự phối hợp giữa các phần hành một cách nhịp nhàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng chí hiệu trưởng nắm thêm các thông tin một cách chính xác hơn, từ đó đề ra các giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng dạy và học.
 3/ Cải tiến các hình thức phương pháp kiểm tra về công tác chuyên môn:
Công tác kiểm tra của người Hiệu trưởng là một quá trình tiếp cận phức hợp, hệ thống trong một tổng thể nhiều mặt, toàn vẹn và thống nhất. Trong quá trình kiểm tra chuyên môn, cái cốt lỏi nhất là người Hiệu trưởng cần quan tâm là giáo viên và học sinh là hai chủ thể nồng cốt trong mọi hoạt động nâng cao chất lượng. Trong quá trình kiểm tra chọn các phương pháp sau:
Kiểm tra phòng ngừa.
Kiểm tra kết quả.
Kiểm tra chuyên đề.
 Kiểm tra toàn diện
 Hình thức kiểm tra:
Tổ tự kiểm tra, kiểm tra dân chủ
Kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra định kỳ 
Kiểm tra có thông báo trước
 a/ Kiểm tra giáo viên:
	- Đây là lực lượng chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh do Hiệu trưởng phân công. Đối với giáo viên, chủ yếu kiểm tra các mặt sau:
+ Kiểm tra công tác chủ nhiệm: Lứa tuổi học sinh tiểu học “ Học mà chơi, chơi mà học” việc tổ chức định hướng đúng đắn việc học tập cho học sinh là công tác thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra công tác chủ nhiệm là việc làm không thể thiếu được của người hiệu trưởng, nhằm giúp cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt công tác giáo dục và giảng dạy. Ngay từ lớp 1 cho đến lớp 5 mọi công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch cho đén kiểm tra. Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức cho các em thực hiện có nề nếp các hành vi đạo đức. Cụ thể là:
Học sinh vào lớp biết vâng lời thầy cô giáo, chú ý nghe giảng, có ý thức xây dựng bài, học bài cũ, chuẩn bị bài mới một cách thường xuyên, chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ, học sinh phải thực hiện tốt các nội quy của nhà trường, Đội đề ra. Có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. Đồng thời qua kiểm tra và xữ lý số liệu thông tin nắm được, cần bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiện thấy được biểu hiện lệch lạc của các em để có biện pháp ngăn ngừa và rèn luyện đúng hướng.
Học sinh Tiểu học thường có biểu hiện lệch lạc sau:
	-Thiếu tập trung chú ý trong giờ học, cường độ lao động trí óc giảm sút vào những tiết cuối buổi khi có ngoại cảnh.
	- Không tuân theo yêu cầu của giáo viên.
	- Thiếu thật thà trong học tập, trong kiểm tra vẩn còn xem tài liệu, vẩn có học sinh thiếu đồ dùng học tập.
	- Không chuẩn bị bài trước lúc đến lớp.
	- Thực hiện một số thao tác trong giờ học chưa đúng quy định, mất trật tự lớp học.
Để khắc phục tình trạng trên, người Hiệu trưởng cần giúp đỡ giáo viên tìm ra biện pháp và cách thức tổ chức lớp học hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung.
Cụ thể: Kiểm tra công tác chủ nhiệm qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên chủ nhiệm. Nắm tình hình phản ánh của đồng chí tổng phụ trách Đội hay ý kiến của phụ huynh. Kiểm tra thông qua khảo sát chất lượng của lớp mà người coi thi là hiệu trưởng, kiểm tra các hoạt động ngoài giờ. Góp ý cho giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng các biện pháp sau:
	- Xây dựng đôi bạn cùng tiến trong học tập, tổ chức tốt lực lượng nồng cốt của lớp như: Tổ trưởng, cán bộ lớp. 
	- Thường xuyên theo dỏi kiểm tra nội quy học tập của trường và lớp, khen chê kịp thời, đảm bảo số lượng và duy trì tỷ lệ chuyên cần.
	- Sử dụng phương pháp giáo dục bằng tình cảm là chủ yếu, trong mọi lúc mọi khi, “ Chữ tâm “ của ngưòi giáo viên thể hiện rõ qua lời nói và việc làm, hay nói cách khác: Giáo viên là “ Tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Học sinh có vi phạm kỷ luật củng phải tỏ lòng nhân ái.
	- Tổ chức tốt giờ học, bồi dưỡng cho các em có những phương pháp học tập trên lớp đáp ứng yêu cầu của bộ môn.
	- Nêu cao vai trò tự quản của học sinh theo tinh thần đổi mới PPDH “ Theo hướng tập trung vào học sinh” lấy học sinh làm nhân vật trung tâm.
	- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh là một công việc khó khăn và phức tạp. Ngoài công tác giảng dạy cần kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường. Trong thực tế: Ai cũng xác định rằng: Nhà trường là trung tâm giáo dục đào tạo, song thời gian học tập ở trường còn quá ít so với cuộc sống thường ngày của trẻ. Do vậy: Thông qua công tác kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm, người hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh, quan hệ chặt chẽ với gia đình phụ huynh học sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và rèn luyện tốt. Thông qua kiểm tra, người hiệu trưởng phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ có ý thức trách nhiệm yêu nghề mến trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
	- Kiểm tra đổi mới PPDH.
	- Thông qua dự giỡ, người hiệu trưởng định hướng bồi dưỡng cho giáo viên biết sử dụng phương pháp dạy học mới. Kết hợp nhuần nhuyển với các phương pháp dạy học cổ truyền phù hợp với tình hình thực tế của học sinh. Phương pháp dạy học mới hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, trong đó người giáo viên là người tổ chức định hướng hoạt động cuả học sinh. Học sinh phải hoạt động học tập để phát hiện theo đúng với khả năng phát triển của bản thân. Theo phương pháp dạy học mới, giáo viên không phải là người truyền đạt thông tin mà là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức. Trong lớp học có thể giáo viên ít nói, giảng ít nhưng phải thường xuyên làm việc trực tiếp với học sinh, hay từng nhóm học sinh, đáp ứng kịp thời với những tình huống có thể xảy ra trong lớp học.
Để đánh giá chính xác một giáo viên, hiệu trưởng có thể dự giờ đột xuất ( không báo trước ) dự gìơ kiểm tra chuyên đề. Có thể dự giờ báo trước kế hoạch.
Đối với giáo viên mới vào Ngành: Kiểm tra để bồi dưỡng đối với giáo viên còn yếu, kiểm tra để nâng dần tay nghề. Kiểm ta để phòng ngừa sai phạm về phương pháp dạy học. Đối với giáo viên giỏi: Kiểm tra để khuyến khích họ ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy nên năm học qua : Qua kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua: 100% giáo viên NLSP đạt loại khá và giỏi, không có giáo viên yếu kém. Ngoài tác dụng kiểm tra để bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ, còn có tác dụng bồi dưỡng kế cận cho công tác quản lý.
	- Kết quả dự giờ trong năm học : 533 tiết - Xếp loại : Tốt :117 tiết; Khá : 109 tiết; Đạt yêu cầu : 7 tiết.
	Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, kết hợp với công tác bồi tại chỗ cho đội ngũ do đó kết quả giờ dạy tốt và khá trong năm học này có sự chuyển biến rõ rệt.
 Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn:
	Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ cá nhân, việc thực hiện chương trình, kiểm tra chấm chữa, cộng điểm, xếp loại học lực, hạnh kiểm, người hiệu trưởng phải nhận xét, đánh giá đúng bản chất yêu cầu mà mình đưa ra, chứ không được giải quyết theo lối gia đình. Đồng chí nào tốt thì tuyên dương kịp thời, đồng chí nào vi phạm qui chế thì bị nhắc nhở phê bình, đồng thời có kế hoạch kiểm tra bỗ sung.
	- Kiểm tra hồ sơ tổ trưởng: Ngoài việc chú ý chất lượng hồ sơ còn phải quan tâm đến các giải pháp mà tổ trưởng đề ra cho tổ viên: Cụ thể như thống nhất nội dung trọng tâm chương trình của giai đoạn, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra khảo sát, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Kiểm tra việc soạn bài của GV, soạn bài phải đảm bảo các nội dung sau : Nêu rõ những kiến thức, kỹ năng cần khắc sâu, những hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học cần áp dụng trong từng phần, từng nội dung bài học và một số lưu ý cần thiết, phân loại đối tượng trong mục tiêu của mỗi tiết học. Mỗi loại bài điển hình của các môn, các phân môn đều có một bài soạn chi tiết. Qua kiểm tra chỉ đạo sự liên kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên khá giỏi với các thành viên trung bình và yếu để chất lượng được nâng cao đồng đều.
	- Kết quả kiểm tra hồ sơ giáo viên trong năm học 2007 - 2008 xếp loại như sau :
 Tốt : 8 Đ/C ; Khá : 5 Đ/C ; Trung bình : Không.
Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học :
	Ngoài việc uỷ quyền cho đồng chí phụ trách thư viện - thiết bị báo cáo định kỳ cho hiệu trưởng từng tháng để đánh giá rút kinh nghiệm . Hiệu trưởng còn kết hợp với các đồng chí tổ trưởng kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị dạy học hiện có theo chương trình. Tổ chức kiểm tra định kỳ mỗi năm 2 lần để nắm thông tin sử dụng các thiết bị có hiệu quả hay không 
Trong năm học 2007 - 2008 bình quân mỗi đồng chí mượn và sử dụng đồ dùng dạy học 104 lượt, mượn đủ sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học, sách tham khảo bình quân mỗi đồng chí mượn 25 bản.
Kiểm tra đột xuất và tự kiểm tra :
	Hình thức kiểm tra đột xuất có tác dụng phòng ngừa là chủ yếu. Ví dụ như: Kiểm tra đột xuất bài soạn trên lớp, kiểm tra đột xuất về chế độ cho điểm trong tháng, kiểm tra đột xuất về chấm chữa bài cho học sinh. Tất cả các hình thức kiểm tra đột xuất đều có tác dụng nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình.
	- Kiểm tra dân chủ hay tự kiểm tra : Hiệu trưởng tự tổ chức cho giáo viên tự đánh giá lại công tác của mình, hay kiểm tra dân chủ trong tổ chuyên môn. Ví dụ như giáo viên chủ nhiệm tự kiểm tra đánh giá vở sạch chữ đẹp của lớp mình, hay kiểm tra dân chủ việc cộng điểm xếp loại cuối kì, cuối năm, kiểm tra dân chủ về hồ sơ của giáo viên mỗi kì một lần. Tổ chức tốt công tác tự kiểm tra nó giúp cho đội ngũ tự đánh giá công việc mình làm một cách khách quan, chính xác, đồng thời giúp cho hiệu trưởng nắm được thông tin về thực hiện kế hoạch dạy học để tập trung thời gian cần thiết kiểm tra những nội dung khác quan trong hơn.
Kiểm tra toàn diện :
	Đây là một hình thức kiểm tra chiếm rất nhiều thời gian của hiệu trưởng, nó đảm bảo về tính chặt chẽ về phương pháp kiểm tra, mục tiêu cần đạt trong năm học 100% số giáo viên đều được kiểm tra, trong đó kiểm tra toàn diện 50%. Hình thức này được công bố công khai, dân chủ qua kế hoạch tháng, tuần, năm, được bố trí lực lượng kiểm tra chu đáo. Thông thường mỗi lần kiểm tra toàn diện một giáo viên có từ 2 đến 3 thành viên: Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi. Mỗi đồng chí được kiểm tra toàn diện 3 tiết, trong đó có 2 tiết Toán và Tiếng Việt còn 1 tiết ngoài Toán và Tiếng Việt, được kiểm tra bộ hồ sơ cá nhân, kiểm tra chuyên đề, thực hiện qui chế chuyên môn và công tác chủ nhiệm, kiểm tra vở sạch chữ đẹp của học sinh. Ngoài những vấn đề trên còn tiến hành khảo sát chất lượng học sinh để đánh giá giáo viên. Việc kiểm tra này được thực hiện trong suốt cả năm học.
	Trong công tác kiểm tra toàn diện , hồ sơ được lập và lưu giữ lâu năm, đây là công việc hành chính, đảm bảo tính pháp lý không thể thiếu được. Hồ sơ được lập ngay sau khi kiểm tra xong, có đủ chữ ký của các thành viên kiểm tra và người được kiểm tra, mỗi năm được lưu giữ một cặp và được lưu giữ ít nhất 3 đến 5 năm. Công tác kiểm tra toàn diện là một việc làm thường xuyên của công tác quản lý. Ngoài mục đích đánh giá xếp loại giáo viên hằng năm, nó còn có tác dụng bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng dạy học. Nhờ làm tốt công tác kiểm tra nên chất lượng văn hoá của năm học 2007 - 2008 tăng rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 12 % so với năm học trước. Năng lực sư phạm của đội ngũ tốt và khá so với năm học trước: 
Cụ thể :
 NLSP : Tốt : 12 ; Khá : 6 ; Đạt yêu cầu : Không
 - Kết quả thanh tra toàn diện trường xếp loại như sau :
 Tốt : 10 Đ/C; Khá : 9 Đ/C; Đạt yêu cầu : 0
Kiểm tra học sinh : 
 Được kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra qua tiết dự giờ thăm lớp, nắm thông tin qua giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Riêng phân môn đọc kỷ thuật Hiệu trưởng và Tổ trưởng kiểm tra cả 4 đợt khảo sát trong năm học tất cả học sinh toàn trường. Ngoài ra Hiệu trưởng còn kiểm tra tất cả các loại vở bài tập, vở chính tả, vở tập làm văn vở Mĩ thuật ...để nắm bắt tình hình học tập, làm bài tập, chữ viết của học sinh, kiểm tra để nắm bắt việc chấm chữa bài của giáo viên.
	- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh như : bút, mực, thước, chì, tẩy... kiểm tra để nắm bắt số lượng học sinh thiếu dụng cụ học tập để nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm có biện pháp bỗ sung kịp thời để phục vụ cho việc học tập của các em.
Thực tế qua kết quả kiểm tra học tập của học sinh thì kế hoạch của người hiệu trưởng sẽ được điều chỉnh có bước đi đúng hướng đạt được mục đích đề ra trong công tác làm chất lượng.
Thông qua kiểm tra để nắm bắt, uốn nắn các sai lệch trong dạy và học như : ở vở chính tả học sinh còn lẫn lộn giữa dấu ? ~ , vần ong, ông... Viết các nét nối giữa các con chữ chưa đúng. Vở bài tập Toán giáo viên cần chấm chữa đủ các dạng bài tập - từ đó điều chỉnh các dạng kiến thức học sinh cần đạt theo yêu cầu của chương trình.
Chất lượng văn hoá của học sinh cuối năm học 2007 - 2008 
 + Các môn đánh giá bằng định lượng: TB trở lên 99,1% KGiỏi : 79,1% + Các môn đánh giá bằng định tính: Hoàn thành: 100%
 Hoàn thành tốt:21,1%
Kết quả đạt được.
Hình thức
Số lượng
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Toàn diện
7
5
2
0
0
Chuyên đề
9
5
4
0
0
Đột xuất
8
4
4
0
0
	- Xếp loại chung: NLSP - Tốt: 12 đ/c; Khá: 8 đ/c
Chương III 
Kết luận và bài học kinh nghiệm
Bàn về công tác kiểm tra Hồ Chủ Tịch viết “ Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm là ra hết, hơn nửa kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định phải bớt”. Hiệu trưởng tổ chức tốt công tác kiểm tra chuyên môn thì chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ có sự chuyển biến tích cực. Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học phải đảm bảo tính pháp chế, tính kế hoạch, tính khách quan trung thực, tính dân chủ, hiệu quả, tính giáo dục khích lệ đội ngũ. Kết quả công tác kiểm tra với công tác bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ. Cần linh hoạt trong việc sử dụng hình thức và phương pháp kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra đủ mạnh, thực hiện được mục tiêu và kế hoạch đề ra. Kiểm tra phải kết hợp với việc xữ lý sau kiểm tra một cách rõ ràng dứt khoát: “Ưu điểm thì tuyên dương, khuyết điểm thì phải phê bình, rút kinh nghiệm” theo yêu cầu của người quản lý đề ra.
Công tác kiểm tra chuyên môn ( kiểm tra dạy và học trên lớp) là một việc làm không thể thiếu được của người hiệu trưởng; Nếu Hiệu trưởng biết cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình thì công tác kiểm tra thực sự góp phần nâng cao chất lượng văn hoá nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung trong trường tiểu học. Nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhằm góp phần đạo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập nền kinh tế thế giới./
 Tân Thuỷ, ngày 25 tháng 5 năm 2008
 	 Người viết
	 Trương Thị Lan

File đính kèm:

  • docCong ta kiem tra chuyen mon cua hieu truong. Truong Thi Lan - HT TH so 1 Tan Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan