Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An

Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt thì “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.

Từ định nghĩatrên, căn cứ vào thực tế phát triển hiện nay, cho thấy có những làng nghề mới và làng nghề truyền thống, mà ở đó chắc chắn phải có các hoạt động sản xuất ra cùng một hay nhiều loại sản phẩm về cơ bản cùng theo phương pháp sản xuất giống nhau.

Ngoài ra, hiện nay, cũng có nhiều định nghĩa về làng nghề khác nhau:

“Làng nghề là làng có hoạt động sản xuất các nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc ngành nghề truyền thống”.

Hay: “Làng nghề mới là làng nghề được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương”.

“Làng nghề truyền thống là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời, sản phẩm được sản xuất có tính riêng biệt, còn tồn tại cho đến ngày nay và chủ yếu vẫn sản xuất theo cách truyền thống”.

Theo điểm 3, điều 5, chương II, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn thìLàng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

 

docx54 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên tổng hợp, chốt nội dung kiến thức cần lưu ý.
- Hoạt động vận dụng, mở rộng: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp
+ Giáo viên hướng dẫn HS lựa chọn lĩnh vực kinh doanh theo quy mô hộ gia đình.
+ Thảo luận nhóm, lớp để cùng tìm ra các lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, khả năng áp dụng cao.
Đối với học sinh:
- Tìm hiểu về các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề tại địa phương thông qua báo chí, khảo sát thực tế.
- Chuẩn bị bút, vở ghi chép, máy ảnh, bảng thu thập số liệu,
3. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
I. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Biết được một số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp
- Biết được các hoạt động tổ chức kinh doanh hộ gia đình
- Biết được những lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ
1.2. Kĩ năng	
- Vận dụng kiến thức đã học để có thể lựa chọn một số lĩnh vực hay cơ hội kinh doanh tốt và cùng gia đình kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.3. Thái độ
- Có hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Chia sẻ hợp tác có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học
1.4. Năng lực
Học xong chủ đề này phải hình thành được ở học sinh những năng lực sau:
+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề bằng các thông tin từ Internet, sách báo...
+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề
+ Năng lực tính toán: Áp dụng khả năng tính toán 
+ Năng lực ngôn ngữ: Phát huy năng lực ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình trước đám đông
+ Năng lực giao tiếp: Rèn kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và chủ các cở kinh doanh
+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Phát huy hiệu quả làm việc nhóm
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 2.1. Chuẩn bị của GV và HS.
2.1.1. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập....
- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...
- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.	
2.1.2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp, công ty, thị trường kinh doanh...
2.2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Cho HS xem tranh ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề 
(Chiếu tranh ảnh về các hoạt động kinh doanh như: quán ăn, quán tạp hóa, chế biến nước mắm, chế niến hải sản, sản xuất ngô, đậu , lạc..., các siêu thị, trường học... Yêu cầu học sinh nhận xét)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu phim, ảnh về làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 và yêu cầu HS trả lời
Em có nhận xét gì qua đoạn video về làng nghề nước mắm ở Hải Giang 1 trên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó thảo luận với nhau
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày ý kiến của mình. Sau đó thảo luận trong lớp
- GV nhận xét và dẫn dắt sang hoạt động 2.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu về kinh doanh hộ gia đình, cách thức tổ chức vốn cũng như lao động trong kinh doanh hộ gia đình.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ	
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK để trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nêu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?
2. Tæ chøc ho¹t ®éng kinh doanh gia ®×nh
3. Nêu các cách xây dựng kế hoạch KD hộ gia đình?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- GV thực hiện kỹ thuật tia chớp để yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi của GV.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trả lời câu hỏi, góp ý
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
- Quy mô nhỏ
 - Vốn ít
 - Công nghệ kinh doanh đơn giản
 - Lao động thường là thân nhân trong gia đình
- Chủ sở hữu là cá nhân trong gia đình
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đình
a. Tổ chức vốn kinh doanh
- Vốn cố định: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị...
- Vốn lưu động: Hàng hóa, tiền mặt, công cụ lao động...
b. Tổ chức sử dụng lao động:
- Lao động trong kinh doanh hộ gia đình được tổ chức linh hoạt
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra
b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán
Nội dung 2: Tìm hiểu về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ, những khó khăn, thuận lợi hay các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ
- Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà các nội dung sau:
1. Nêu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ?
2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ?
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?
4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
KD hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ
Giống nhau
Khác nhau
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu tài liệu SGK Công nghệ và một số tài liệu khác ở nhà, hoàn thành nội dung
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết nội dung
1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
 - Vốn ít
 - Công nghệ kinh doanh đơn giản
 - Quy mô nhỏ
 - Doanh thu thấp	
 - Lao động có trình độ thấp...
 - Chủ sở hữu của tư nhân
2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ
 * Khó khăn:
 - Vốn ít khó đầu tư đồng bộ
 - Trình độ lao động thấp.
 - Khả năng quản lí doanh nghiệp chưa cao
 - Thiếu thông tin về thị trường
* Thuận lợi:
 - Tổ chức hoạt động linh hoạt, đễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thi trường.
 - Dể quản lí chặt chẻ và hiệu quả.
 - đễ dàng đổi mới công nghệ
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?
 a. Hoạt động sản xuất hàng hóa
b. Hoạt động thương mại
c. Hoạt động dịch vụ
4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
KD hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ
Giống nhau
 -Vốn ít
 -Công nghệ KD đơn giản
 -Quy mô nhỏ
 -Doanh thu thấp	
 -Lao động có trình độ thấp...
Khác nhau
-Vốn của gia đình
-Chủ sở hữu là người trong gia đình.
- Lao động là thân nhân trong gia đình
- Vốn của chủ DN 
- Chủ sở hữu là cá nhân
- Lao động có trình độ thấp có bằng cấp, phải thuê
Nội dung 3:Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà: 
- HS nghiên cứu SGK Công nghệ 10 bài 50, 51 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Doanh nghiệp thích hợp với lĩnh vực nào?
2. Tại sao DN chỉ được KD cái thị trường có nhu cầu? Có khi nào nhu cầu không cần mà vẫn KD?
3.Mục tiêu của DN là gì?
4.DN nên huy đọng nguồn lực ở đâu? Nguồn lực là gì?
5. Tại sao căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp lại phải hạn chế thấp nhất những rủi ro?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dungSGK Công nghệ 10 bài 50,51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.
* Tại lớp: Chuẩn bị lên bảng báo cáo kết quả
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết.
Nội dung 4:Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Khi phân tích các yếu tố xung quanh việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dung SGK Công nghệ 10 bài 50,51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 3: TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Học sinh được tham quan tìm hiểu các cơ sở sản xuất tại các làng nghề dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO, NGHIỆM THU KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GẮN LIỀN VỚI LÀNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
- Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập tại cơ sở SXKD về sự ra đời của cơ sở SXKD, ảnh hưởng của làng nghề, đặc điểm của CSSXKD những thuận lợi và khó khan 
- Giáo viên lắng nghe những ý kiến thảo luận của học sinh và những kết quả thu được tại cơ sở tham quan để từ đó chốt lại những nội dung kiến thức cần hình thành cho học sinh.
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỔ LUYỆN TẬP
GV giao các bài tập sau cho HS:
 Tìm hiểu một số tình huống trong sách giáo khoa hay trong thực tế về việc lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp và không phù hợp trong kinh doanh dẫn đễn việc kinh doanh hiệu quả hay thua lỗ.
GV cho HS hoạt động theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 2 làm các bài tập trên.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập. Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập.
- GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập và bài tập.
HOẠT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:
- HS về nhà chia sẽ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của kinh doanh hộ gia đình.
- Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương đã kinh doanh những lĩnh vực hay mặt hàng nào đạt hiệu quả cao.
- Cùng với mọi người trong gia đình, địa phương thực hiện tốt một số hoạt động kinh doanh.
TRƯỜNG THPT CỬA LÒ
TỔ: Ngữ văn – Ngoại ngữ
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH LÀNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
Chủ đề:Nghề nghiệp tương lai
BÀI HỌC LIÊN QUAN:
Bài 6: Future Jobs – Lesson B: Speaking
1. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ NỘI DUNG BÀI HỌC VỚI CÁC LÀNG NGHỀ KINH DOANH SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, giáo dục gắn với sản xuất kinh doanh dịch vụ tại các làng nghề ở địa phương có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng giúp các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cho học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng.
Kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ trong các làng nghề tại địa bàn thị xã Cửa Lò chiếm tỷ lệ tương đối cao: Làng nghề chế biến nước mắm, làng nghề chế biến hải sản, làng nghề tôm nõn hải sản khô, Làng nghề làm bánh bún.
. Đa số học sinh là con em của các ngư dân và các gia đình có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dễ dàng tìm hiểu được cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh gắn liền với các làng nghề truyền thống trên địa bàn như
HS có thể vận dụng những kiến thức về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh vào bài luyện nói tiếng Anh để các bài học trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống hơn, từ đó tạo hứng thú học tập cho các em.
2.NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC
Đối với giáo viên:
Bước 1: Khảo sát cơ sở: Liên hệ với một số hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ ở các làng nghê: Làng nghề chế biến nước mắm ở Hải Giang I- Phường Nghi Hải; Làng nghề chế biến bảo quản hải sản ở Nghi Thủy; Làng nghề tôm nõn hải sản khô ở Nghi Tân
Bước 2: Lựa chọn nội dung
Bài 6: Future Jobs – Lesson B: Speaking
Bước 3: Lập kế hoạch dạy học.
Thời gian thực hiện chủ đề dạy học: 3 tiết.
- Hoạt động khởi động: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp
+ Giáo viên giới thiệu một số các hoạt động kinh doanh tại địa phương
+ Đưa ra những yêu cầu cho học sinh / nhóm học sinh thực hiện trong thời gian 1 tuần.
+ Giáo viên liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề chế biền nước mắm hoặc chế biển hải sản, tôm nõn gần trường học nhất để đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu: Đặc điểm các các các sở sản xuất kinh doanh, cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh, cách xác định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của các cơ sở sản xuất
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1 tiết, thực hiện trên lớp
 Giáo viên dạy 1 tiết trên lớp để học sinh nắm được các từ vựng và cấu trúc liên quan chủ đề như: Kinh doanh hộ gia đình (family business); Doanh nghiệp nhỏ (enterprise, local company), tiếp quản (take over); Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (business area selection)
- Hoạt động trải nghiệm thực tế: (1 tiết - Thời gian thực hiện: tháng 11) 
+ Với sự chỉ đạo của nhà trường giáo viên phối hợp với chi đoàn giáo viên đưa học sinh đến làng nghề có các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương.
+ Học sinh sẽ được nghe báo cáo của chủ cơ sở sản xuất báo cáo về quy mô, quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà cơ sở cam kết thực hiện, giá trị thương mại của sản phẩm, hiệu quả kinh tế, triển vọng phát triển trong tương lai.
+ Học sinh tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu về đặc điểm của cơ sở sản xuất,quy mô, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất : công tác chuẩn bị nguyên liệu, cơ sở vật chất, máy móc, kĩ thuật sản xuất 
- Hoạt động báo cáo nghiệm thu kết quả: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp.
+ Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thu thập được sau khi trải nghiệm thực tế.
+ Hình thức báo cáo: bản báo cáo trên giấy hoặc bản powerpoint.
+ Cho học sinh thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên tổng hợp, chốt nội dung kiến thức cần lưu ý.
3. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 6: Future Jobs – Lesson B: Speaking
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được một số từ vựng liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp
- Biết được các hoạt động tổ chức kinh doanh hộ gia đình
- Biết được những lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ và diễn đạt được bằng tiếng Anh
- Biết cách bày tỏ quan điểm về nghề nghiệp tại các làng nghề.
2. Kĩ năng	
- Vận dụng kiến thức đã học để nói về một số lĩnh vực hay cơ hội kinh doanh tốt và cùng gia đình kinh doanh đạt hiệu quả cao.
3. Thái độ
- Có hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Chia sẻ hợp tác có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học
4. Năng lực
	 Học xong chủ đề này phải hình thành được ở học sinh những năng lực sau:
+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề bằng các thông tin từ Internet, sách báo...
+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề
+ Năng lực ngoại ngữ: Phát huy năng lực ngoại ngữ trong quá trình thuyết trình trước đám đông
+ Năng lực giao tiếp: Rèn kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và chủ các cở kinh doanh
+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Phát huy hiệu quả làm việc nhóm
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV và HS.
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập....
- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...
- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.	
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp, công ty, thị trường kinh doanh...
2. Tiến trình dạy học
Teacher’s activities
Students’ activities
Warm-up: (5 minutes)
Ask Ss some questions about jobs:
What would you like to become in the future?
Would you like to take over your family business or work in the enterprises in your local area after graduating from university?
- Show Ss some pictures of local enterprises in Cua Lo Town and ask Ss to predict where these enterprises are.
- Get feedback.
Lead Ss to the new lesson.
Pre-speaking: (12 minutes)
Task 1
- Introduce the task: Work in pairs. Match a job in A with the suitable picture above.
 A
- processing and preserving seafood
- production of salty sauce
- production of rice noodle
- Ask Ss to match a job in A with the suitable picture above.
- Go around class and help Ss if they need.
- Call on Ss to give their answers.
- Correct mistakes.
While-speaking: (15 minutes)
Task 2
+ Introduce the vocabulary: 
- processing and preserving seafood
- production of salty sauce/ rice noodle
- family business
- take over
- management
- local enterprise
- business strategy
- Guide students how to practise the vocabulary.
- Ask students to work in pairs to introduce what they know about local enterprises in their village.
- Help the students with new structures.
- Walk around and help them.
- Call some student to stand up and report before the class.
- Correct their mistakes
Post-speaking: (10 minutes)
Ss work in groups of four. Talk about a job in local enterprise in your village you may do after you finish school, using the following cues. 
• Where you will work 
• Who you will work with 
• The salary you may get paid 
• The working conditions 
 - Let them work in groups
- Ask some students to stand up and tell loudly
- Walk round and help them
- Listen and correct mistakes
Homework: (3 minutes)
- Assign homework. 
- Ask students to prepare Part C- Listening and do homework
Listen to the questions.
Discuss the question.
Stand up, answer the questions.
Example: 
I would like to work as a doctor. Working as a doctor would be fascinating job because I would have a chance to take care of people health. 
Work in groups. And discuss the answers.
- Listen to the teacher
- Do the task
- Take note
- Discuss in pairs
- work in groups
-Write down the homework
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ BẢN SAO BÁO CÁO THU HOẠCH CỦA HỌC SINH SAU CÁC BUỔI TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ Ở CÁC LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dùng cho cán bộ giáo viên)
Thưa các đồng chí! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các đồng chí trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này.( Đánh dấu x vào phương án trả lời)
Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Đồng ý
Không đồng ý
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được, không cũng được
Không cần thiết
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dùng cho Phụ huynh học sinh)
Thưa các bậc phụ huynh! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các bậc phụ huynh vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này. ( Đánh dấu x vào phương án trả lời)
Ông/ Bà hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Đồng ý
Không đồng ý
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được, không cũng được
Không cần thiết
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dùng cho học sinh)
Các em thân mến! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này. ( Đánh dấu x vào phương án trả lời)
Em hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Đồng ý
Không đồng ý
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được, không cũng được
Không cần thiết

File đính kèm:

  • docx30_Nguyen_Thi_Tuan_Anh_-_Quan_Ly_44c8a92ca4.docx
Sáng Kiến Liên Quan