Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo đổi mới một số biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

 Vào đầu năm học 2014-2015 chúng tôi trong ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ dinh dưỡng bố trí cho giáo viên nuôi dưỡng được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức cho giáo viên đi khám sức khỏe 2 lần/năm ( 6 tháng /1 lần). Nhận thức rõ vai trò của mình trong việc đảm bảo tuyệt đối an toàn VSTP trong trường mầm non, làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Câu hỏi trên làm chúng tôi suy nghĩ và trăn trở. Cần phải đổi mới cho mình những giải pháp cụ thể hơn nữa để thực hiện tốt việc quản lý và chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Chúng tôi đã tiến hành đổi mới một số biện pháp sau :

 * Biện pháp 1: Ban giám hiệu chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác VSATTP – Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân:

 Sau khi kết thúc năm học 2013-2014 chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho năm học 2014-2015 để chỉ đạo tổ dinh dưỡng cần làm gì và sau đó thực hiện như thế nào?

 Bám sát vào kế hoạch chỉ đạo của nhà trường chúng tôi đã vận dụng và cụ thể hoá vào kế hoạch từng tháng, từng tuần. Từ đó đưa ra những yêu cầu và chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Phân công 1 đồng chí trong ban giám hiệu trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra các công việc hằng ngày. Chỉ đạo tổ dinh dưỡng phân công giáo viên trong tổ kết hợp với các giáo viên trực tiếp đứng lớp tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường đạt tỷ lệ: Nhà trẻ: 60%; Mẫu giáo: 99,5%.

 Xây dựng thực đơn theo tuần phù hợp theo mùa, tính khẩu phần theo ngày. Thực hiện đúng theo quy trình bếp một chiều. Phấn đấu đảm bảo tuyệt đối VSATTP không để xảy ra ngộ độc thức ăn trong nhà trường, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm còn 2%.

 Để có kiến thức tốt về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi thừơng xuyên nghiên cứu tài liệu trong các sách báo, nghiên cứu qua mạng Intrnet, mặt khác chúng tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên nuôi tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do Trung tâm y tế Thành phố Ninh Bình tổ chức. Đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, hướng dẫn giáo viên tham khảo, học tập qua sách báo, các tài liệu có liên quan. Thăm quan học tập kinh nghiệm ở một số đơn vị trường chuẩn trong tỉnh và ngoài tỉnh để bổ xung kiến thức cho giáo viên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo đổi mới một số biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuổi mầm non thì bữa ăn của trẻ tại trường mầm non cần phải được xây dựng theo đúng khẩu phần ăn, đúng thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi theo ngày, theo tuần, theo mùa để giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trß hết sức quan träng “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ” là sự quan tâm lớn nhất của mọi người trong xã hội nói chung và ở trường mầm non nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó chúng tôi chọn đề tài “ Chỉ đạo đổi mới một số biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”. Đây là một thông điệp luôn nhắc mọi người trong cộng đồng hãy quan tâm đến sức khoẻ của mình, của mọi người và cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non.
1.2. Gi¶i ph¸p cò th­êng lµm. 
 * Giải pháp 1: Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chị em trong tổ nuôi tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. cc c- Tổ chức phân công công việc cụ thể cho các đồng chí trong tổ nuôi. Tạo điều kiện cho giáo viên nuôi đi khám sức khỏe và xét nghiệm phân 2 lần/năm. 
vcv* Giải pháp 2: Chỉ đạo tổ trưởng phân công giáo viên trong tổ đến sớm quét dọn, vệ sinh nhà bếp và dụng cụ ăn uống. Thực hiện việc giao nhận thực phẩm tay ba, thực phẩm sau khi nhận được nhặt, rửa sạch, đi vào chế biến và được thực hiện theo quy trình bếp một chiều.
 * Ưu điểm của giải pháp cũ:
 Việc thực hiện công việc hằng ngày diễn ra bình thường không mất nhiều thời gian, công sức.
 Các loại thực phầm: Rau, củ, quả, cá, tôm, thịt các loại, sau khi nhận được rửa sạch và chế biến.
 * Nhược điểm :
 Nhận thức của giáo viên còn hạn chế trong việc hiểu biết về kiến thức vệ sinh ATTP chưa phát huy hết khả năng của mình.
2. Giải pháp mới.
 Vào đầu năm học 2014-2015 chúng tôi trong ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ dinh dưỡng bố trí cho giáo viên nuôi dưỡng được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức cho giáo viên đi khám sức khỏe 2 lần/năm ( 6 tháng /1 lần). Nhận thức rõ vai trò của mình trong việc đảm bảo tuyệt đối an toàn VSTP trong trường mầm non, làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Câu hỏi trên làm chúng tôi suy nghĩ và trăn trở. Cần phải đổi mới cho mình những giải pháp cụ thể hơn nữa để thực hiện tốt việc quản lý và chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Chúng tôi đã tiến hành đổi mới một số biện pháp sau :
 * Biện pháp 1: Ban giám hiệu chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác VSATTP – Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân:
 Sau khi kết thúc năm học 2013-2014 chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho năm học 2014-2015 để chỉ đạo tổ dinh dưỡng cần làm gì và sau đó thực hiện như thế nào?
 Bám sát vào kế hoạch chỉ đạo của nhà trường chúng tôi đã vận dụng và cụ thể hoá vào kế hoạch từng tháng, từng tuần. Từ đó đưa ra những yêu cầu và chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Phân công 1 đồng chí trong ban giám hiệu trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra các công việc hằng ngày. Chỉ đạo tổ dinh dưỡng phân công giáo viên trong tổ kết hợp với các giáo viên trực tiếp đứng lớp tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường đạt tỷ lệ: Nhà trẻ: 60%; Mẫu giáo: 99,5%.
 Xây dựng thực đơn theo tuần phù hợp theo mùa, tính khẩu phần theo ngày. Thực hiện đúng theo quy trình bếp một chiều. Phấn đấu đảm bảo tuyệt đối VSATTP không để xảy ra ngộ độc thức ăn trong nhà trường, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm còn 2%.
 Để có kiến thức tốt về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi thừơng xuyên nghiên cứu tài liệu trong các sách báo, nghiên cứu qua mạng Intrnet, mặt khác chúng tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên nuôi tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do Trung tâm y tế Thành phố Ninh Bình tổ chức. Đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, hướng dẫn giáo viên tham khảo, học tập qua sách báo, các tài liệu có liên quan. Thăm quan học tập kinh nghiệm ở một số đơn vị trường chuẩn trong tỉnh và ngoài tỉnh để bổ xung kiến thức cho giáo viên.
 CBGV tham gia lớp tập huấn
 * Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nấu ăn cho trẻ. 
 Năm học 2014-2015 chúng tôi trong ban giám hiệu nhà trường tích cực làm tốt công tác xã hội hóa vận động các bậc phụ huynh ủng hộ kinh phí để mua sắm bổ xung một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc nuôi dưỡng còn thiếu, một số không phù hợp trong quá trình thực hiện như bếp ga công nghiệp, nồi cơm ga, máy xay thịt, máy sục ozôn... Mặt khác chúng tôi còn làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo phường Tân Thành đầu tư kinh sửa chữa cơ sở vật chất đã bị xuống cấp như: nơi nấu ăn cho trẻn (bệ để bếp nấu ăn quá cao, mỗi khi khiêng nồi thức ăn rất vất vả cho giáo viên nuôi dưỡng). Qua thực hiện công việc hằng ngày, chúng tôi thấy trước đây bếp ăn chỉ có những xoong nhỏ, chảo nhỏ, vì vậy khi chế biến thức ăn phải nấu nhiều lần, kéo dài thời gian chế biến và vào mùa đông đôi khi món ăn hơi nguội. Chúng tôi đã mua bổ sung một số xoong nồi và chảo to hơn, giúp cho các cô thuận tiện trong quá trình chế biến, đảm bảo tốt hơn trong quá trình thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Mua sắm thùng ủ nước ấm, đồ dùng cá nhân cho trẻ bằng inox, đảm bảo đúng quy định. May trang phục đồng bộ như: mũ, quần áo, ủng để đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ.
Giáo viên nuôi đang sử dụng máy Ozôn để rửa rau
 So với yêu cầu và với một số đơn vị trường chuẩn trong Thành phố thì cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, xong bước đầu với sự mạnh dạn đề xuất ý kiến của các cô trong tổ nuôi và sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp với phương châm: Cần dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Đến nay đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm và dụng cụ ăn uống của trẻ đã tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
 * Biện pháp 3: Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với cơ sở có nguồn gốc, phối hợp với Công đoàn nhà trường phân công các bộ phận nhóm lớp trồng rau sạch phục vụ các bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
 Để làm tốt công tác vệ sinh ATTP ngoài trang thiết bị đảm bảo đúng quy định thì việc lựa chọn ký kết hợp đồng thực phẩm sạch là rất quan trọng.
 Đầu năm nhà trường đã ký kết hợp thực phẩm với các cá nhân có độ tin cậy nhằm được cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng về vệ sinh ATTP một cách thường xuyên, được đảm bảo bằng sự cam đoan và có tính pháp lý trước pháp luật.
 Qua thực tế, thực phẩm cung cấp cho nhà trường bằng mắt thường nhìn thấy đảm bảo chất lượng, tươi ngon. Nhưng với cơ chế thị trường như hiện nay, nếu không có sự kiểm định chuyên ngành, đôi khi mỗi chúng ta đều khó phát hiện được thực phẩm không đảm bảo VSATTP. Bằng các mối quan hệ gần gũi với các phụ huynh, với nhân dân trong tổ dân phố, chúng tôi biết được một số gia đình có vườn rộng và trồng các loại rau theo mùa, chủ yếu để phục vụ gia đình và bà con xung quanh, chứ không phải kinh doanh bán ở chợ. Chúng tôi, đã gần gũi trò chuyện và động viên gia đình tập trung chăm sóc, mở rộng diện tích trồng rau và ký hợp đồng với nhà trường, phục vụ rau sạch theo mùa cho trẻ, đảm bảo chất lượng như: Rau ngót, rau cải các loại. đu đủ, chuối tiêu. Để có rau thường xuyên cung cấp cho nhà trường chúng tôi đã trao đổi với gia đình nên trồng luân phiên, chia ra từng đợt. Đầu tiên, các bác cũng thấy ngại vì bảo phải ký cam kết, hợp đồng với nhà trường có khi không đáp ứng được. Chúng tôi đã phân tích cho các bác hiểu nhà trường rất mong sự ủng hộ nhiệt tình của các bác, mỗi gia đình giúp đỡ một chút là các cháu có nguồn thực phẩm sạch. Vì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà trường và toàn thể nhân dân. 
 Để gắn chặt thêm trách nhiệm, chúng tôi đã cùng ban chấp hành công đoàn rau sạch phục vụ bữa ăn hang ngày của trẻ. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức cho trẻ thăm quan vườn rau nhà trường phân công cho các nhóm lớp trong rau trong trường cung cấp nguồn của nhà trường. Giới thiệu cho trẻ biết được đó là rau sạch, qua đó kết hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ngoài rau sạch, chúng tôi còn giới thiệu nhà trường hợp đồng trứng vịt, bánh đa phở với gia đình nhà anh em ở dưới quê, sản phẩm đảm bảo không có chất phụ gia ảnh hưởng đến sức khoẻ, trứng vịt không có thức ăn tăng trọng.
 Thực phẩm cần cung cấp cho trẻ rất nhiều. Những thực phẩm nhà trường từng ký kết hợp đồng có tính pháp lý, đều tin tưởng là đảm bảo VSATTP. Xong chỉ với một việc làm nho nhỏ bằng chính công sức của mình chúng tôi cảm thấy phấn khởi và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình. Mỗi khi nhận thực phẩm tại nơi mình trực tiếp nhìn thấy, chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn.
 Cô và cháu chăm sóc vườn rau sạch
 * Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên nuôi vệ sinh dụng cụ, thực hiện nghiêm túc việc sơ chế và chế biến thức ăn theo đúng quy trình bếp một chiều.
 Bếp ăn của trẻ ở các trường mầm non không khác gì bếp ăn người lớn ở các xí nghiệp. Tuy nhiên trẻ có khả năng ngộ độc thực phẩm tập thể cao hơn vì sức đề kháng của trẻ kém. Vì vậy, cần phải tuân thủ tuyệt đối trong việc vệ sinh đồ dung, dụng cụ, lựa chon và chế biến thực phẩm. 
 Thường xuyên chỉ đạo giáo viên tổ dinh dưỡng trước khi vào công việc của mình, tất cả chị em thay trang phục đồng bộ theo quy định: Quần, áo, mũ, khẩu trang, ủng.
 Chế biến thức ăn
 Các chị em trong tổ nuôi thực hiện công việc một ngày theo bảng phân công chức năng cô. Buổi sáng đến mở cửa thông thoáng, vệ sinh nhà bếp, đun nước sôi để tráng dụng cụ, trang thiết bị, đồ dùng nấu ăn và đồ dùng của trẻ như: Xoong, nồi, bát, thìa, ca, cốc.
 Theo như quy chế, đồ dùng phục vụ cho ăn uống của trẻ phải được rửa sạch dưới vòi nước chảy và tráng nước sôi, nhứng tráng nước sôi vào lúc nào và tráng như thế nào để đảm bảo vệ sinh, sạch hết dầu, mỡ. Chỉ đun sôi nước và tráng qua những chất dầu, mỡ không thể sạch hẳn và có thể những chất tẩy ở dung dịch nước rửa bát nẫn còn dính lại trên bát thìa và dụng cụ đựng thức ăn.
 Vì vậy, bằng mọi cách phải đảm bảo vệ sinh ngay từ đồ dùng và dụng cụ chế biến. Chỉ bằng những việc nhỏ nhất như vậy cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Bởi vì, như chúng ta vẫn thường nói: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
 Tất cả các quy trình nấu ăn đều được chúng tôi chú trọng. Thời gian giao nhận thực phẩm khi sơ chế thực phẩm trong vòng 60 phút. Tất cả các loại thực phẩm đều để trên bàn cao, không để trực tiếp xuống đất. Nếu để thực phẩm trực tiếp xuống đất, có khi vô tình thực phẩm lại bị nhiễm bẩn.
 Rửa các loại rau, củ, quả bao giờ chúng tôi cũng chỉ đạo rửa ít nhất từ 3 nước trở lên, sau đó ngâm từ 15 – 30 phút. Làm như vậy để loại bỏ phần nào các chất không đảm bảo vệ sinh trong rau, củ, quả.
 Sau khi đã sơ chế thực phẩm xong, đi vào khâu chế biến thực phẩm. Như trước đây, các loại thực phẩm như thịt, xương lợn, thịt gà, thịt bòkhi nhận thực phẩm xong chúng tôi sơ chế rửa sạch và đưa vào chế biến ngay, nhìn bề ngoài trông những miếng thịt rất tươi ngon, nhưng nấu ra rất nhiều nước và mùi thịt không thơm. Đó là dư lượng của thức ăn công nghiệp mà những nhà chăn nuôi lạm dụng. Tuy nhà trường đã ký hợp đồng với cơ sở tin cậy, nhưng với tốc độ phát triển trong thời đại ngày nay, mọi người đang tìm mọi cách kinh doanh để thu lợi nhuận, nên không tránh khỏi những thực phẩm chất lượng chưa cao. Hằng ngày, không thể không sử dụng các loại thực phẩm, mà điều quan trọng là người sử dụng thực phẩm phải có kiến thức và biết cách để loại bỏ những gì không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, các loại xương, thịt sau khi rửa sạch chúng tôi cho vào máy sục khử bằng ozôn sau đó mới chế biến các món ăn cho trẻ, những chất tiết ra từ thịt, xương có màu xanh đuc, nhiều bọt. Nếu không làm như vậy, những chất đó vẫn còn trong thực phẩm, khi chế biến món ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, có thể không bị ngay mà nó sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng lâu dài về sau này.
 * Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải
 Nước và các chất thải là những yếu tố tác động rất lớn đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường mầm non, nhận thức rõ tầm quan trọng đó chúng tôi đã chủ động kí hợp đồng với nhà máy nước để có nguồn nước sạch phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc đun nước sôi cho trẻ uống, chỉ đạo giáo viên cọ rửa bình nước hàng ngày.
 Phân công nhân viên y tế thường xuyên đi kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp, thực hiện theo đúng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Thu gom rác thải để vào thùng rác có nắp đậy. Kí hợp đồng với người thu gom rác thải của phường xử lý hàng ngày vì vậy vệ sinh trong và ngoài nhà trường rất sạch sẽ và thoáng mát.
 Cô và cháu tham gia vệ sinh môi trường
 * Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp tới các bậc phụ huynh để thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã chủ động mời trạm y tế phường Tân Thành, công ty máy sục ozôn đến trường tổ chức một buổi chuyên đề về vấn đề VSATTP trong gia đình và trong trường mầm non đến 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường và mời các bậc phụ huynh đến dự. Đây là một việc làm mới so với các năm học trước. Buổi chuyên đề này rất có ý nghĩa và được các bậc phụ huynh tham gia ủng hộ rất cao. Như vậy đÓ lµm tèt c«ng t¸c vÖ sinh an toµn thùc phÈm, kh«ng ph¶i chØ riªng mét c¸ nh©n, mét ®¬n vÞ nhµ tr­êng mµ cÇn cã sù phèi kÕt hîp cña c¸c bËc phô huynh vµ toµn thÓ x· héi. B¶n th©n chúng t«i còng lu«n tranh thñ thêi gian gÆp gì phô huynh trao ®æi víi hä vÒ kiÕn thøc ch¨m sãc, nu«i d­ìng. Hằng năm, vào tháng 11 chúng tôi thường tổ chức hội thi cô nuôi giỏi cấp trường, qua hội thi đã lựa chọn được những cô nuôi giỏi. Hội thi cô nuôi giỏi cấp trường diễn ra rất sôi nổi thể hiện qua phần thi hiểu biết kiến thức và phần thi thực hành, chúng tôi đã mời các bậc phụ huynh đến dự và chứng kiến ban giám khảo chấm thi từng phần, từ lựa chon thực phẩm, chóng t«i ®· mêi c¸c bËc phô huynh ®Õn dù và chøng kiÕn ban gi¸m kh¶o chÊm thi tõng phÇn, tõ lùa chän thùc phÈm, vÖ sinh dông cô, s¬ chÕ, chÕ biÕn thùc phÈm vµ kÕt qu¶ lµ tæ nu«i ®· ®¹t 1 gi¶i nhÊt, 1 gi¶i nh× vµ 1 gi¶i ba. 
BGK chấm hội thi cô nuôi giỏi cấp trường
 Mặt khác, chúng tôi còn trực tiếp mời một số phụ huynh có thời gian đến thăm quan và theo dõi công việc của các cô nuôi: Từ khi giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến thực phẩm và chia ăn. Sau khi chế biến xong các cô trang trí và trình bày món ăn đẹp mắt. Các món ăn phong phú, phù hợp với trẻ mà ở nhà chưa bao giờ phụ huynh làm được như vậy, chỉ với số tiền 17.000đ cho một xuất ăn của trẻ.
 Món ăn: Xôi sen dừa, thịt bò sốt vang, Canh chua cá quả
 Món ăn: Thịt xào rau thập cẩm, Canh chua, Sóp rau cñ nghiÒn Phụ huynh đã có những nhận xét và nói rằng: ở nhà chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ các bước và sắp xếp khoa học như các cô giáo, rau các loại, thịtrửa sạch và nấu luôn, không luộc thit trước khi nấu, không ngâm rau Chúng tôi còn mời các bậc phụ huynh dự giờ ăn của trẻ, xem các cô giáo thao tác chia ăn, giới thiệu món ăn và quản trẻ trong khi ăn.
Giờ ăn cơm tại lớp 5B trường MN Tân Thành
 Ngoài những việc làm trên chúng tôi còn tuyên truyền nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bảng tuyên truyền chung của nhà trường, tuyên truyền ở các góc riêng của từng lớp, đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày của trẻ qua đó rèn cho trẻ một số thói quen vệ sinh cá nhân và một số hành vi văn minh, tạo môi trường thân thiện trong trường mầm non.
 Một số hình ảnh vệ sinh rửa mặt, rửa tay
 Từ những hạn chế của giải pháp cũ, qua một thời gian nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra những biện pháp đổi mới, nhằm góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường cũng như cho gia đình của mình. Chúng tôi thấy được những ưu điểm của giải pháp mới như sau:
 * Ưu điểm của giải pháp mới:
 Trẻ được sử dụng những loại thực phẩm sạch, rẻ tiền, an toàn đảm bảo vệ sinh.
 Nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ các cô nuôi, trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Tạo được niềm tin trong các bậc phụ huynh, từ đó họ thường xuyên phối kết hợp với nhà trường thực hiện tốt hơn nữa công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: 
 Thực hiện các biện pháp trên chúng tôi thấy đều phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và đạt kết quả tốt. Chính vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ, tất cả các cô giáo đều có thể thực hiện được vào chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể. Có thể áp dụng ở tất cả các bếp ăn ở các trường mầm non và tại các gia đình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao bữa ăn cho trẻ.
 Để nâng cao hơn những kiến thức về VSATTP, mỗi cô nuôi cần phải không ngừng học tập trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về VSATTP.
 Cập nhật và nắm bắt các thông tin về VSATTP hằng ngày, hằng giờ, để từ đó áp dụng vào công việc của mình hiệu quả hơn.
 Phải kiên trì, quan hệ với nhân dân và các bậc phụ huynh để từ đó phối hợp thực hiện tốt công tác VSATTP. 
4. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến:
 4.1. Hiệu quả về kinh tế: 
 Những biện pháp mà tôi đã thực hiện, chủ yếu bằng sự kiên trì và đòi hỏi phải có thời gian, không tốn kém nhiều về kinh tế.
 + Hiệu quả kinh tế từ hợp đồng nguồn rau sạch với phụ huynh và công đoàn nhà trường: 2.700.000 đồng
 + Hiệu quả kinh tế từ hợp đồng thực phẩm: 3.150.000 đồng.
 + Hiệu quả kinh tế từ thực hiện tốt việc bảo quản đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị: 3.200.000 đồng.
 Tổng kinh phí làm lợi từ nguồn rau sạch và bảo quản đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị, hợp đồng thực phẩm: 9.050.000 đồng (Chín triệu không trăm năm mươi ngàn đồng)
 4.2. Hiệu quả về xã hộii:
 Sau khi tiến hành các biện pháp trên chúng tôi nhận thấy, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm được củng cố và nâng cao, không những cho đội ngũ các cô nuôi mà cho cả các cô giáo trong toàn trường, các bậc phụ huynh và trẻ mầm non.
 Giúp trẻ ăn ngon miệng, khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốt.
 Đổi mới biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng kịp thời với yêu cầu hiện nay. Qua đó, tạo sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi người về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự tin tưởng của các bậc phụ huynh đối với nhà trường.
 Chính vì làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, nên trong đợt kiểm tra của đoàn kiểm tra VSATTP Thành phố, nhà trường đã được đoàn đánh giá xếp loại tốt và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà qua quá trình làm việc chúng tôi đã đúc rút ra, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là làm sao để kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được phổ biến đến cho nhiều người, nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề thời sự không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp bách cần giải quyết kịp thời ở nhiều nước trên thế giới. 
 Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật..
Xác nhận của PGD&ĐT TP Ninh Bình
 Ninh Bình, ngày 15 tháng 4 năm 2015
 Người nộp đơn
 Phạm Thị Thêu
 Phạm Thị Thơm
 Vũ Thị Mai Hương

File đính kèm:

  • docSK 14-15 Thêu. hoan thien.doc
  • docBÌA SK.DOC
Sáng Kiến Liên Quan