Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo công tác thi đua của người hiệu trưởng

I. LỜI MỞ ĐẦU.

Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng đã xác định rõ coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu bên cạnh việc đãi ngộ ưu đãi về vật chất, Đảng đã có chủ trương biện pháp chỉ đạo công tác thi đua, thực sự coi công tác thi đua là đòn bẩy, động lực nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Trong cuộc kháng chiến kiến quốc Hồ Chủ tịch đã kêu gọi “Nhà nhà thi đua, người người thi đua”. “Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua”. Lời kêu gọi đó là sức mạnh không gì ngăn cản được là động lực cho dân tộc Việt nam chiến thắng thế lực vô cùng mạnh mẽ của Đế quốc xâm lược. Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đất nước ta bước vào thiên niên kỷ mới đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Hưởng ứng phong trào thi đua của toàn quốc trong những năm gần đây công tác chỉ đạo phong trào thi đua ở thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều đổi mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là động lực thúc đẩy hoạt động giáo dục ở địa phương tiến ngang tầm với đơn vị bạn.

Trong thực tiễn cơ quan, ban ngành nào nếu không quan tâm đến công tác thi đua thì mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức mọi cá nhân hiệu quả công tác chỉ đạt được ở mức khiêm tốn hoặc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng trong công tác thi đua cũng không tránh khỏi những bệnh thành tích có những thành tích thực sự trong quá trình phấn đấu để đạt được và có hiệu quả nhưng có những thành tích do đơn vị phấn đấu để đạt được danh hiệu này, danh hiệu khác mà bằng mọi cách để nâng cao thành tích của mình hay nói cách khác là “thành tích ảo” mà quên đi cái đích thực của phong trào thi đua. Chính vì thế Bộ trưởng Bộ giáo dục đã kêu gọi cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong quá trình quản lý chỉ đạo công tác thi đua ở nhà trường, người Hiệu trưởng muốn đạt được hiệu quả cao và thúc đẩy được phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường nói riêng, ngành giáo dục nói chung tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm chỉ đạo công tác thi đua ở trường Tiểu học Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn sao cho có hiệu quả và chất lượng cao vì mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài “Chỉ đạo công tác thi đua của người Hiệu trưởng”.

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo công tác thi đua của người hiệu trưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bao gồm hai việc cơ bản đó là phẩm chất và năng lực. Chỉ có phong trào thi đua cán bọ giáo viên mới có điều kiện rèn luyện phấn đấu bằng sự vươn lên nỗ lực của bản thân và sự quan tâm chăm lo giúp đỡ của đồng nghiệp, của lãnh đạo mới được đánh gia, khen thưởng tương xứng vật chất lượng hiệu quả công việc. Chính vì vậy càng kích thích cán bộ, giáo viên không ngừng phấn đấu vươn lên để hoàn thiện cả về phẩm chất và năng lực, tạo ra những nhân tố mới giúp cho việc bồi dưỡng cán bộ sắp xếp kiện toàn tổ chức ngày càng vững mạnh và phát triển đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục. 
* Công tác thi đua góp phần xây dựng cơ sở vật chất, nề nếp kỷ cương của nhà trường. 
- Qua điều tra tôi thấy 76% cán bộ giáo viên nhận thức ở mức độ rất cần thiết cho chúng ta thấy rằng giáo dục gắn với xã hội gia đình là thông qua các phong trào hoạt động thi đua của tập thể giáo viên và học sinh theo các chủ điểm, với những nội dung hình thức đa dạng phong phú, qua đó mà bồi dưỡng tình cảm truyền thống quê hương và đức tính cần cù chịu khó trong lao động nghề nghiệp. 
Để làm tốt điều này đòi hỏi nhà trường cũng như mỗi gia đình phải có nhạn thức đúng đắn về sự phối hợp trong giáo dục, đặc biệt là sự phối hợp trong tổ chức các phong trào thi đua, trong xây dựng cơ sở vật chất và trong xây dựng nề nếp nhà trường. Từ đó tham mưu tích cực cho chính quyền và các đoàn thể cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn tham gia vào việc chăm lo cho nhà trường trong đó xây dựng cơ sở vật chất là cơ bản. Hơn nữa sự quan tâm của cộng đồng giúp cho việc quản lý học sinh tốt hơn, các em đi học chuyên cần hơn. 
Chính vì thế công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nề nếp nhà trường đặc biệt trường tiểu học.
* Công tác thi đua nhằm đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý giáo dục trong nhà trường. 
Qua điều tra tôi thấy có 25 cán bộ giáo viên có nhận thức vấn đề này ở mức rất cần thiết còn 5 cán bộ giáo viên có nhận thức ở mức độ cần thiết điều này cho ta thấy trong trong trường tiểu học thì Hiệu trưởng nhà trường với vai trò chủ thể điều hành chi phối mọi hoạt đọng trong đó hoạt động dạy và học là chủ yếu. Quá trình đó diễn ra dưới sự tác động của nhà sư phạm một cách có hệ thốn, có kế hoạch, có mục đích. 
Để quản lý, chỉ đạo có hiệu quả đòi hỏi người cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Hơn nữa phải thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý, tăng cường công tác thi đua khen thưởng, đổi mới cách làm việc thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
Tóm lại: Qua việc tìm hiểu và điều tra cán bộ giáo viên của trường tiểu học Bắc Sơn tôi thấy rằng cán bộ giáo viên đều nhận thức được vai trò công tác thi đua trong nhà trường và nó đóng một vai trò hết sức quan trọng nó có tác dụng tổng hợp, động viên sức mạnh góp phần nâng cao chất lượng – hiệu quả giáo dục toàn diện. Đồng thời công tác thi đua cũng chỉ ra rằng: Chỉ thông qua hoạt động phong trào thi đua mới nâng cao được phẩm chất, năng lực của người cán bộ giáo viên... góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. 
Sau khi điều tra, tìm hiểu nhận thức về vai trò công tác thi đua trong nhà trường của người cán bộ giáo viên. Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng với Ban giám hiệu – BCH công đoàn nhất là đồng chí Chủ tịch Công đoàn xây dựng các mục tiêu, nội dung tiêu chuẩn thi đua.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên đăng ký và phát động các phong trào thi đua các khối tổ cá nhân đựoc họp bàn bạc và nắm được các mục tiêu, nội dung tiêu chuẩn thi đua. 
- Tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia và tăng cường tuyên truyền vận động làm cho các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân toàn phường biết được quan điểm, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng. Đặc biệt là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phối hợp chỉ đạo các phong trào xây dựng khu văn hoá, gia đình văn hoá và cơ quan văn hoá vì đây là tiền đề cơ sở góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường. 
- Tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tranh thủ sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học và nhân dân trong phường cùng các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn phường tạo nên sức mạnh đầu tư kinh phí, nhằm khích lệ kịp thời về việc tuyên dương khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập và công tác.
- Sau khi đã tuyên truyền vận động mọi người tự nguyện tự giác tham gia tôi tổ chức hoạt động theo dõi công tác thi đua một cách sát sao chặt chẽ để đánh giá đúng người đúng việc. 
Để biết được trong quá trình chỉ đạo và thực hiện phong trào thi đua của mình đạt kết quả như thế nào tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
2. Thực trạng việc chỉ đạo các nội dung thi đua trong năm học 2011 - 2012 và kỳ I năm học 2012 - 2013.
Tôi tiến hành triển khai các văn bản của nhà trường và tiến hành phát phiếu điều tra cho 30 cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Kết quả thu được sau điều tra như sau: 
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
1
Việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong nhà trường
29
96 
1 
4 
2
Thi đua “Dạy tốt – Học tốt”
29
96
1
4
3
Các hoạt động văn hoá - văn nghệ thể dục thể thao
25
83
5
17
4
Tìm hiểu các kiến thức về gia đình – xã hội và pháp luật
25
83
5
17
Nhìn vào bảng trên ta thấy việc triển khai nội dung chỉ đạo công tác thi đua của Hiệu trưởng trong các năm qua như sau:
* Việc thực hiện các nề nếp kỷ cương nhà trường
Vấn đề này được coi là một nội dung quan trong hàng đầu. Thực chất nội dung này bao gồm việc xây dựng và chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế về hành chính, chuyên môn và nề nếp sinhh hoạt của tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. 
Qua điều tra thực tế cho thấy việc chỉ đạo công tác thi đua ở trường tiểu học thực sự là việc làm cần thiết góp phần thực nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường và là cơ sở để duy trì kỷ cương là tiền đề của sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. 
Thi đua thực hiện nề nếp kỷ cương nhà trường là một yêu cầu buộc nhằm đảo bảo cho nhà trường hoạt động đúng mục tiêu, đúng kế hoạch đúng nguyên tắc vì thực hiện quá trình giáo dục đào tạo có hiệu quả. Việc xây dựng nề nếp trong nhà trường xuất phát từ yêu cầu cụ thể và do tập thể sư phạm làm chủ thảo luận đề ra trên cơ sở điều lệ Trường tiểu học và văn bản quy định khác của Nhà nước cụ thể là Bộ giáo dục và đào tạo. 
* Thi đua “Dạy tốt, học tốt” 
Qua bảng điều tra cho ta thấy có 30 cán bộ giáo viên chiếm 85,5% cho là tốt. Điều này chứng tỏ cán bộ giáo viên đã nhận thức đứng đắn về nội dung, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường qua việc chỉ đạo của Hiệu trưởng. 
Thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong nhà trường là nội dung quan trọng nhất vì nói góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện nội dung này là thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường nó bao gồm khâu nghiệp vụ sư phạm của cán bộ giáo viên tiểu học. 
Thi đua làm tốt công tác chủ nhiệm lớp: 
- Thi đua thực hiện tốt hồ sơ, kế hoạch dạy học. 
- Thí đua dạy đạt giờ khá, giỏi
- Thi đua làm đồ dùng dạy học có chất lượng
- Thi đua làm đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm
- Thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch
Thi đua hai tốt còn là nội dung phong trào hoạt động thi đua của mỗi cá nhâ, tập thể qua các hoạt động học tập trên lớp, ngoài giờ qua các chủ điểm và hình tức tổ chức khác nhau... trên cơ sở đó mà bồi dưỡng tình cảm, tri thức và kỹ năng học tập cho học sinh. Để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi người cán bộ quản lý, các đoàn thể cần phối hợp, tạo điều kiện để phong trào thi đu được duy trì liên tục và có nhiều sâu không nên vì thành tích ảo... Bên cạnh hoạt động chính của nhà trường như thi đua xây dựng nề nếp, thi đua dạy và học để tạo không khỏi vui tươi, phấn khởi, sự đoạn kết thân ái và tương tự lân nhau, phong trào thi đua của nhà trường còn hưởng mạnh vào các hoạt động mang tính bề nổi như văn hoá, văn nghệ, TDTT. 
* Các hoạt động văn hoá, văn nghệ – thể dục thể thao 
Là những nội dung hoạt động bổ trợ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời qua đó mà mỗi cán bộ, giáo viên có cơ hội rèn luyện và bộc lộ hết tài năng, phẩm chất của mình.Qua điều tra có 23 cán bộ giáo viên chiếm 65,8% cho là thực hiện tốt. Điều đó chứng tỏ hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường được chỉ đạo thực hiện tương đối tốt. Các hoạt động trên thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua các hoạt động theo chủ điểm mà các phong trào thi đua được tiến hành. 
- Văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao: Chào mừng ngày 20/11,ngày 8/3 , ngày 3/2 , ngày 26/3 và ngày 19/5.
Hoạt động văn hoá văn nghệ – TDTT được tổ chức xen kẽ với nội dung thức tổ chức đa dạng, phong phú sẽ thu hút được đông đảo cán bộ giáo viên, học sinh và các tổ chức xã hội đoàn thể ngoài nhà trường tham gia góp phần thúc đẩy Đảng phong trào về mọi mặt của nhà trường ngày càng đi lên.
* Tìm hiểu các kiến thức về gia đình - xã hội và pháp luật. 
Hoạt động giáo dục trong nhà trường chủ yếu là quá trình dạy học trong đó giáo viên là lực lượng trọng tâm với vai trò là nòng cốt – người giáo viên muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình pải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, phải có kiến thức sẵn sàng về gia đình và xã hội về mọi phương diện, mọi lĩnh vực hoạt động.
Qua điều tra thì nội dung này cán bộ giáo viên thực hiện khá tốt. 
* Tóm lại:
Qua thực tế điều tra, tìm hiểu việc triển khai chỉ đạo công tác thi đua của mình với các nội dung trên tôi thấy rằng phần lớn cán bộ giáo viên đã thực hiện tương đối tốt, nó có tác dụng thúc đẩy chất lượng Giáo dục - Đào tạo của nhà trường ngày càng đi lên. 
Vì vậy muốn thực hiện tốt công tác thi đua trong nhà trường thì mọi cán bộ giáo viên phải nắm vững và thực hiện tốt những nội dung công tác thi đua trong nhà trường tiểu học, để từ đó phát huy ngày càng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, góp phàn thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
3. Chỉ đạo việc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thi đua
Sau mỗi đợt phát động thi đua công việc không kém phần quan trọng đó là tổng kết đánh giá công tác thi đua của Hiệu trưởng. Việc đánh giá đó phải căn cứ trên các nội dung thi đua, tiêu chuẩn thi đua. 
Việc tổng kết, đánh giá thi đua là việc làm hết sức quan trọng nó động viên, khích lệ kịp thời cán bộ giáo viên, học sinh từ đó cán bộ giáo viên, học sinh tự giác, tích cực trong mọi hoạt động. 
Thực hiện việc đánh giá nội dung này cần công khai công bằng phản ánh đúng kết quả mà cán bộgiáo viên, học sinh đã thực hiện được. Có đánh giá khách quan mới thúc đẩy được phong trào thi đua mới đẩy mạnh được chất lượng và hiệu quả giáo dục. 
* Kết quả đạt được danh hiệu thi đua trong quá trình chỉ đạo và thực hiện phong trào thi đua Năm học 2011 - 2012 và kỳ I năm học 2012 - 2013 
DANH HIỆU THI ĐUA
DANH HIỆU THI ĐUA
Năm học 2011- 2012
Kỳ I Năm học 2012 - 2013
* Hạnh kiểm:
* Hạnh kiểm:
Tốt: 437 em Đạt 100 %
 Tốt: 420 em Đạt 100%
Khá tốt: 0 
Khá tốt: 0
Cần cố gắng: 0
Cần cố gắng: 0
* Học lực
* Học lực
- Giỏi: 215 em Đạt 49 %
- Giỏi: 217 em Đạt 51.6 %
- Khá: 185 em Đạt 43%
- Khá: 171 em Đạt 40.7%
- Trung bình: 37 em Chiếm 8 %
- Trung bình: 32 em chiếm 7.7%
- Yếu kém: 0
- Yếu kém : 0
- Học sinh lên lớp: 100%
 - Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 100%
- Duy trì sĩ số: 100%
- Duy trì sĩ số: 100%
- Học sinh đạt vở sạch chữ đẹp: 100 %
- Học sinh đạt vở sạch chữ đẹp: 100%
- Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc được Đảng bộ thị xã khen.
 - Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp trường: 22 
- Nhà trường: Đạt trường tiên tiến xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc 
- Liên đội vững mạnh xuất sắc được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen.
- Chi đoàn: vững mạnh xuất Sắc
- CSTĐ cấp cơ sở: 4
- Học sinh giỏi cấp trường: 215 em
- Học sinh giỏi cấp trường: 217 em
- Học sinh cấp thị: 93 em
- Học sinh cấp thị: 25 em 
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 13 em
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 3 em ( TDTT)
C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung.
- Chỉ đạo công tác thi đua trong ngành giáo dục, đặc biệt là trong nhà trường tiểu học là một vấn đề quan trọng, cần thiết luôn được các cấp các ngành và mọi người quan tâm. Bởi hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một cách toàn diện.
- Trong nhà trường tiểu học, hoạt động thi đua chẳng những đáp ứng nhu cầu mới về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mà nó còn là phương pháp tự học, tự rèn luyện nhằm nâng cao các phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực mọi mặt cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Đặc thù của công tác thi đua là hoạt động phong trào thông qua các chủ đề, chủ điểm, với sự động viên khích lệ đúng mực, kịp thời của Hiệu trưởng và tổ chức công đoàn với phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và phù hợp, sẽ đem lại sự quan tâm, thu hút, lôi cuốn được nhiều cá nhan tập thể tham gia. Chính vì thi đua là hoạt động phong trào nên công tác chỉ đạo không chỉ ở trong nhà trường tiểu học, mà phải có sự phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân địa phương cùng tham gia, qua đó mới tạo tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động thi đua và tạo môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh, giúp nhà trường ngày càng phát triển đi lên...
2. Ý kiến đề xuất
Từ những cơ sở lý luận và qua thực tiễn điều tra chỉ đạo công tác thi đua của người Hiệu trưởng trường tiểu học Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau: 
* Đối với nhà trường:
- Hiệu trưởng nhà trường phải luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, có ý thức trách nhiệm cao trong chỉ đạo công tác thi đua. 
- Hiệu trưởng phối hợp với Chủ tịch công đoàn chỉ đạo công tác thi đua trong nhà trường phải đa dạng, phong phú, nhiều hình thứ tổ chức khác nhau theo chủ đề, chủ điểm trong năm học. 
- Mỗi cán bộ giáo viên phải có ý thức tự học, tự rèn luyện và luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực, tự giác hưởng và thực hiện công tác thi đua. 
- Nhà trường phải thường xuyên quan tâm, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp chính quyền, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương. 
* Đối với địa phương:
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội, quần chúng nhân dân, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học bậc học nền móng, qua đó mà tạo cơ chế chỉ đạo phối hợp trong việc giáo dục học sinh, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện thực hiện công tác thi đua có hiệu quả.
- Các đoàn thể cần có sự phối hợp với nhà trường tiểu học về tổ chức tốt các hoạt động văn hoá - văn nghệ – TDTT... và các hoạt động khac được thể hiện trong các phong trào thi đua.
* Đối với các cấp quản lý giáo dục
- Cần có hướng dẫn chỉ đạo sát sao, giám sát các hoạt động thi đua ở cơ sở. 
- Cần tăng cường tổ chức kiểm tra công tác thi đua ở cơ sở, một cách thường xuyên. 
Có sự quan tâm chỉ đạo các trường tiểu học với nội dung phù hợp với đối tượng lứa tuổi tiểu học. 
Cần quan tâm tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho nhà trường tiểu học để việc tổ chức chỉ đạo hoạt động thi đua được tốt hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bỉm Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hương
PHẦN PHỤC LỤC
MẪU 1: 	Nhận thức của cán bộ giáo viên về ý nghĩa vai trò 
của công tác thi đua
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về ý nghĩa, tác dụng của công tác thi đua đối với giáo dục - đào tạo và đánh dấu (+) vào các nội dung sau mà đồng chí cho phù hợp theo các mức độ.
STT
Nội dung
Mức độ
Ghi chú
Rất cần thiết
Cần thiết
1
Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục - đào tạo
2
Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên.
3
Góp phần xây dựng cơ sở vật chất – nề nếp kỷ cương trong nhà trường
4
Đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục quản lý.
MẪU 2: 	Nội dung công tác thi đua trong nhà trường 
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Điều tra qua cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường)
Đồng chí vui lòng đánh dấu (+) vào mức độ triển khai một số nội dung công tác thi đua ở nhà trường tiểu học mà đồng chí đã thực hiện.
STT
Nội dung
Mức độ
Ghi chú
Tốt 
Chưa tốt
1
Việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong nhà trường
2
Thi đua “Dạy tốt – Học tốt”
3
Các hoạt động văn hoá - văn nghệ thể dục thể thao
4
Tìm hiểu các kiến thức về gia đình – xã hội và pháp luật
MẪU 3: 	 PHIẾU TRẮC NGHIỆM 
 (Đối với cán bộ giáo viên)
Xin đồng chí đánh dấu (+) vào ô trống ở đầu các nguyên nhân mà đồng chí cho là quan trọng khi chỉ đạo công tác thi đua trong nhà trường tiểu học. 
1. Xây dựng mục tiêu nội dung tiêu chuẩn thi đua:
c Hiệu trưởng phải thực sự có năng lực và phẩm chất tốt
c Hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức.
c Hiệu trưởng phả có năng lực phối hợp với công đoàn xây dựng các mục tiêu nội dung, tiêu chuẩn thi đua. 
2. Tổ chức đăng ký và phát động các phong trào thi đua
c Hiệu trưởng và tổ chức công đoàn có cơ sở chỉ đạo đánh giá thi đua. 
c Giáo viên, tổ chức nắm được tiêu chí nội dung thi đua để có hướng phấn đấu. 
c Hiệu trưởng thực hiện công tác dân chủ trong nhà trường
3. Tuyên truyền vận động để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia
c Thi đua là phong trào của quần chúng, vì vậy phải coi trọng công tác tuyên truyền. 
c Thi đua là nhiệm vụ của hiệu trưởng trong nhà trường
c Thi đua là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. 
4. Theo dõi kiểm tra công tác thi đua.
c Người quản lý uốn nắn, sửa chữa, điều chỉnh theo kế hoạch đã đặt ra. 
c Người quản lý đa dạng các hình thức, nội dung thi đua
c Hiệu trưởng động viên khuyến kích trong công tác thi đua. 
5. Tổng kết đánh giá công tác thi đua
c Nhằm rút kinh nghiệm trong BGH
c Nhằm tìm ra các nguyên nhân, các giải pháp phù hợp
c Nhằm động viên khuyến khích và tìm ra những nguyên nhân tồn tại, đề ra các biện pháp khắc phục cho thời gian tới. 
MẪU 4: 	PHIẾU TRẮC NGHIỆM 
(Đối với cán bộ giáo viên)
Xin đồng chí đánh dấu (+) vào ô trống ở đầu các biện pháp chỉ đạo mà đồng chí cho là quan trọng có hiệu quả khi chỉ đạo công tác thi đua trong nhà trường tiểu học. 
1. Xây dựng mục tiêu nội dung tiêu chuẩn thi đua:
c Hiệu trưởng và cán bộ giáo viên phải không ngừng học tập 
c Hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức
c Hiệu trưởng có năng lực phối hợp với công đoàn xây dựng các mục tiêu nội dung, tiêu chuẩn thi đua
2. Tổ chức đăng ký và phát động các phong trào thi đua
c Hiệu trưởng và tổ chức công đoàn có cơ sở chỉ đạo đánh giá thi đua
c Giáo viên, tổ chức nắm được tiêu chí nội dung thi đua để có hướng phấn đấu. 
c Hiệu trưởng thực hiện công tác dân chủ trong nhà trường
3. Tuyên truyền vận động để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia
c Thông qua hội nghị, hội thảo, các câu lạc bộ, bảng tin, sinh hoạt đoàn thể
c Thông qua tổ chức nhiều loại hình thoạt độn thi đua trong nhà trường
c Thông qua các đợt tổng kết, đánh giá thi đua của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. 
4. Theo dõi kiểm tra công tác thi đua
c Người quản lý kiểm tra theo kế hoạch đã đặt ra và đã đăng ký
c Hiệu trưởng phối hợp với các bộ phận chuyên môn kiểm tra thường xuyên nội dung công tác thi đua
c Hiệu trưởng nắm kết quả công tác thi đua qua các bộ phận được giao. 
5. Tổng kết đánh giá công tác thi đua
c Tổng kết từng nội dung sau mỗi đợt thi đua
c Tổng kết từng đợt, từng giai đoạn kết hợp với tổng kết cuối năm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Viết Vương – PP luận nghiên cứu khoa học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 1997
2. Công tác thi đua ở các trường học – NXB GD - 2001
3. Chỉ đạo công tác thi đua của người Hiệu trưởng các trường học NXBGD - 2002
4. Nguyễn Sinh Huy – Trần Trọng Thuỷ – PP nghiên cứu KH – GD&ĐT Vụ giáo viên – Hà Nội 1999
5. Bộ giáo trình cử nhân quản lý GD - ĐT của Bộ giáo dục & đào tạo trong QLGD & ĐT năm 2002.

File đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_cong_tac_thi_dua_cua_nguoi_hieu_truong_2625.doc
Sáng Kiến Liên Quan