SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn Trung học Cơ sở

Thực trạng vấn đề:

Môn Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trư-ờng THCS góp phần hình thành những con ngư¬ời có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hư¬ớng tới t¬ương lai, tình cảm cao đẹp nh¬ư: lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con ngư¬ời biết rèn luyện để có tính tự lập, có t¬ư duy sáng tạo, b¬ước đầu có năng lực cảm thụ cái giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trư¬ớc hết là trong Văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như¬ một công cụ để tư¬ duy và giao tiếp.

Trong thực hiện mục tiêu này thì phân môn Văn học có ưu thế đặc biệt, bởi lẽ “Văn học là nhân học”, là “Sản phẩm của trái tim” và người đọc tiếp nhận nó cũng bắt đầu từ trái tim. “Thơ bắt đầu từ trái tim và kết thúc bằng trái tim”. Để đạt được mục tiêu trên, vấn dề có ý nghĩa trên hết cho hiệu quả dạy và học môn Văn là thầy (cô) phải đổi mới cách dạy, trò đổi mới cách học.

Bản chất của đổi mới cách dạy và học Văn hiện nay là: Chuyển học sinh từ nhân vật tiếp nhận thụ động sang vị trí đồng tiếp nhận, đồng sáng tạo; chuyển thầy cô giáo từ vị trí cảm thụ thay và truyền đạt kết quả cảm thụ cho học sinh thông qua thuyết giảng sang vị trí là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động cảm thụ, qua đó giúp các em có được những hứng thú, mê say trong môn học.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống của mùa xuân đất nước: sôi nổi, khẩn trương...
- Tự hào, tin tưởng.
Vấn đề cần lưu ý trong giáo án mới, mặc dầu thiết kế theo logic hoạt động nhưng có một vấn đề không thể quên đó là hoạt động nào cần lời bình của giáo viên. (Sẽ trình bày cụ thể ở mục 3.5).
 2.2.4. Tổ chức hoạt động cảm thụ trên lớp:
	Trên cơ sở thiết kế giáo án, giáo viên cần quan tâm đến tổ chức hoạt động cảm thụ trên lớp cho học sinh ở tất cả các khâu: đọc - hiểu, chú thích, phân tích tác phẩm. Tất cả đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy và trò, trò với trò, cá nhân với tập thể nhóm, lớp... tạo không khí văn chương trong quá trình cảm thụ.
- Đối với việc hướng dẫn học sinh đọc: giáo viên sau đọc mẫu cần cho học sinh thảo luận rút ra cách đọc cho cả lớp... để vận dụng trong quá trình đọc ở lớp hoặc ở nhà.
- Dạy tìm hiểu, giáo viên phải lưu ý đến hệ thống câu hỏi trong tất cả các hoạt động. Điều đầu tiên cần quan tâm là câu hỏi phải nằm trong một hệ thống chỉnh thể, câu hỏi vừa có tính logic, khoa học vừa mang tính Văn chương để tạo được tâm thế cho học sinh.
- Quá trình tổ chức tìm hiểu lưu ý chọn điểm nhấn Văn chương trong giờ dạy. Đó chính là những tình tiết nghệ thuật đắt giá, điểm sáng thẩm mỹ của tác phẩm, là “con mắt của thơ” trong các bài thơ... Ở những tình tiết này, tập trung gợi cho học sinh phân tích cảm thụ, giáo viên gia công lời bình sau khi học sinh thảo luận, tạo sự thăng hoa cho tiết dạy. 
Ví dụ: Ra-xum Ga-đa-top được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại có dành cho báo Nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về Văn học:
“... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
(Đọc hiểu Văn bản, SGK Văn 9, 2005, tr.160)
Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh cảm thụ được các vấn đề sau:
- Văn học nghệ thuật bám rễ chặt chẽ vào đời sống hiện thực khách quan. Đời sống hiện thực phản ánh vào tác phẩm thông qua lăng kính của nhà văn. 
- Khái quát hoàn ảnh đất nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX - đương đầu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Văn học cách mạng đã hướng ngòi bút vào hiện thực ấy, ca hát về thời đại mình khổ đau mà vô cùng vĩ đại, trong đó có Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
* Giải thích khái niệm trong nhận định về mối quan hệ giữa cuộc sống - tác giả - tác phẩm.
- Chân lí là sự phản ánh sự vật hiện tượng của hiện thực vào nhận thức của con người đúng như chúng tồn tại.
- Văn học là thư kí của cuộc sống hiện thực, là tấm gương phản chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút.
- Văn học mang nội dung cụ thể của thời đại mình.
* Chứng minh nhận định của Ga-đa-tôp qua hai bài thơ
- Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Nền tảng chân lý của bài thơ Đồng chí là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ 1946 - 1954. Dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến với bao khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Lực lượng chính là nông dân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả sức người sức của để giành lấy độc lập, tự do. Chính Hữu là một nhà thơ-chiến sĩ. Bài Đồng chí được sáng tác năm 1948, là trải nghiệm cuộc sống giữa ông và những người đồng đội của mình trong và sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
- Nền tảng chân lý của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến 1975. Miền Bắc vừa xây dựng đất nước, vừa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
Giặc Mỹ đã gây ra cuộc chiến tranh hủy diệt, tàn khốc với dân tộc Việt Nam. Song cả dân tộc với tinh thần độc lập, tự do đã đoàn kết đứng dậy đấu tranh, quyết đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Đặc biệt là tinh thần của lớp thanh niên quyết “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu). Phạm Tiến Duật cũng là một nhà thơ-chiến sĩ có mặt trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy. Ông đã sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 1969, khi ông trực tiếp ngồi trên những chiếc xe không kính “hở hông hốc” (lời tác giả) cùng đoàn xe tiến thẳng vào Miền Nam qua tuyến lửa khu Bốn.
=> Hai bài thơ đã phản ánh trung thực hiện thưc chiến tranh của đất nước: khổ đau mà vĩ đại, bi tráng-hào hùng. Khẳng định chân lý bất biến của dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập, tự do! (Hồ Chí Minh).
* Giai điệu về thời đại được phản ánh một cách chân thực, sinh động, hấp dẫn qua hai thi phẩm
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
+ Giai điệu về thời đại được nhà thơ Chính Hữu khai thác từ hiện thực của cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ, hi sinh của người lính trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ từ hiện thực đó đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp Đồng chí được tỏa sáng.
+ Đồng chí - họ là những người lính nông dân từ những vùng quê nghèo khó hội tụ về thành Đồng chí đồng đội, Đồng chí hướng, đồng nhiệm vụ cầm súng bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Buổi đầu xa lạ để rồi thành “tri kỉ”, thành “đồng chí”, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” vượt lên tất cả.
+ Họ cùng chung cuộc sống gian nan, thiếu thốn: “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách”, "quần vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giầy”, “rừng hoang sương muối”.
+ Gian nan, thiếu thốn,hi sinh nhưng lí tưởng của người lính vô cùng cao đẹp. Đó là lí tưởng chiến đấu bảo vệ đất nước. Vẻ đẹp chân thực nhưng cũng rất hào hoa của người lính được nhà thơ thể hiện bằng hình ảnh nghệ thuật đầy sáng tạo “Đầu súng trăng treo”. Bút pháp lãng mạn bay bổng ở hình ảnh kết thúc của bài thơ để lại ấn tượng, dư ba trong tâm hồn người đọc.
=> Hình ảnh người lính thể hiện lên chân thực, giản dị, gắn bó keo sơn trong mọi hoàn cảnh. Vất vả, gian nan nhưng họ vẫn lạc quan, vẫn tin ở thắng lợi cuối cùng. Bài thơ Đồng chí trở thành biểu tượng cho thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
+ Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác từ hiện thực những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Giặc Mỹ bắn phá miền b.ắc ác liệt với âm mưu hủy diệt, chặn đứng con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam-Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe vận tải tiếp sức cho tiền tuyến đã biến thành dị dạng: không kính, không đèn, không mui Song chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, những chiếc xe vẫn ngày đêm băng qua bom đạn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hung, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến. Hình ảnh thơ trần trụi nhưng lại là hình ảnh độc đáo, đầy sang tạo của nhà thơ. Nhờ đó mà bài thơ trở thành nổi tiếng, được nhiều người ưa thích.
+ Song cái giai điệu về thời đại mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn ca hát, đó là vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe. Với tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung hồn nhiên, ấm ấp tinh thần đồng đội, ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam của người lính xế, nhà thơ đã tạc nên chân dung người lính - tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: hào hùng, hào hoa, bi tráng.
=> Bài thơ vừa mang thanh khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Đó là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mỹ. Nó là biểu tượng anh hùng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà oanh liệt, “Vang tự hào giữa thế kỉ hai mươi” (Tố Hữu).
- Hai bài thơ là hai giai điệu ca hát cho hai thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc. Là bài ca về người lính giúp thế hệ sau thấy được họ đã sống, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào. 
- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ tài hoa, có sự sáng tạo độc đáo, tạo nên hai thi phẩm - hai bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lòng người. Vẻ đẹp của nó đã minh chứng cho nhận định của Ra-xum Ga-đa-tôp: “hát đúng giai điệu về thời đại của mình” và “miêu tả một cách trung thực bằng hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”
 2.2.5. Bình văn vẫn là một biện pháp góp phần tăng hiệu quả hứng thú giờ học Văn.
 Bình Văn là biện pháp khó có thể vắng mặt trong mỗi giờ dạy Văn. Bản chất của bình là sự cảm thụ và diễn đạt vẻ đẹp về tác phẩm. Nó không chỉ là sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm mà còn là những tình cảm, những rung động, những tiếng lòng đồng điệu của người bình với tác giả qua tác phẩm. Do vậy sử dụng tốt bình văn sẽ tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đáng kể của một bài học về văn bản nghệ thuật. Bình không những tác động đến trí tuệ mà còn tác động sâu sắc tới đời sống tình cảm thẩm mĩ của học sinh, đồng thời còn rèn các kĩ năng cảm nhận, nghe, nói, viết của các em. Ngoài điều này còn phải kể đến hiểu quả tích cực cao khi sử dụng bình văn. 
	Chẳng hạn khi ta chọn cụm từ “ta với ta” trong văn bản “Qua đèo Ngang” với lối bình so sánh, sẽ là cơ hội tạo sự tích hợp với văn bản “Bạn đến chơi nhà”. Hay có thể liên hệ bình cái chết của lão Hạc với cái chết của Em bé bán diêm, sự hi sinh lặng lẽ của cụ Bơ-men. Như vậy trục tích hợp sẽ được thực hiện hiệu quả. Một giờ Văn gây ấn tượng tốt đẹp sẽ khó có thể thiếu những lời bình thấm thía của cả thầy và trò.
 - Bình văn phải là hoạt động của cả hai phía thầy và trò. Thầy có thể bình khi cần thiết, nhưng phải luôn chú trọng hướng dẫn trò bình. Thầy bình là sự tổng hợp nâng cao cảm thụ thẩm mĩ của trò về nâng cao văn bản. Trò bình sẽ là quá trình tự rèn luyện nâng cao cảm thụ và kĩ năng diễn đạt văn chương cho các em. Sự tương tác giữa thầy và trò trong cùng một hoạt động sẽ hạn chế đến mức tối giản.
Theo tôi, có thể hình dung quy trình vận dụng biện pháp này như sau:
* Phát hiện điểm bình	
	Các văn bản nghệ thuật được đưa vào dạy học ở chương trình phổ thông đều là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và ẩn chứa nhiều điểm sáng về nghệ thuật. Điểm sáng ấy chính là điểm bình. Đó là những chi tiết, những hình ảnh, những từ ngữ, những cách diển đạt tinh tế chứa đựng những đặc sắc nghệ thuật và chuyển tải những nội dung thông tin có giá trị. Điểm bình chính là nơi tụ hội tư tưởng, tình cảm, tài năng của tác giả mà mỗi bài học cần khai thác.
* Xây dựng lời bình
 Lời bình là sự cụ thể hoá những cảm nhận về điểm bình, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng. Người bình thông qua ngôn ngữ của mình mà tác động trực tiếp đến người nghe. Người nghe có cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như những cung bậc tình cảm của người bình hay không phụ thuộc rất lớn vào lời bình. Để có một lời bình hay, cần chú ý tới một số yêu cầu như sau:
- Lời bình phải tương ứngvới nội dung được bình, nghĩa là phải trúng ý tránh sự tản mạn, không ăn nhập với nội dung tác phẩm.
- Lời bình cần phải sử dụng hết sức mạnh của ngôn từ để tác động đến người nghe một cách nhanh nhất, bền nhất. Về ngôn từ lời bình phải được xây dựng bằng thứ ngôn ngữ chọn lọc, gọt giũa giàu sức biểu hình, biểu cảm. Về câu, phải sử dụng đa dạng các kiểu câu để diễn tả đủ cái hay cái đẹp của điểm bình và tình cảm của người bình. Lời bình cũng không nên quá dài, quá cường điệu mà phải ngắn gọn, súc tích vừa độ.
Ví dụ: Hình ảnh mặt trời trong bài thơ Viếng lăng Bác Viễn Phương. Trong hai câu thơ:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
là một sự phát hiện tinh tế của Viễn Phương. Mặt trời ở câu thơ thứ nhất là hình ảnh tả thực: mặt trời của vạn vật muôn loài... được nhân hóa. Hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ về sự vĩ đại, trường tồn của Bác. Lần đầu tiên trong văn học có một sự phát hiện mới mẻ: Mặt trời của dương gian phải chấp nhận mặt trời trong lăng “rất đỏ”... Đây chính là nét tài hoa của Viễn Phương.
 Ngoài những yêu cầu trên, lời bình của giáo viên phải vừa đảm bảo được định hướng tiếp nhận, vừa định hình kiến thức, tránh những liên tưởng tản mạn không bản chất. Đồng thời tập trung mở rộng nâng cao những phát hiện cảm nhận của học sinh về tác phẩm. Giúp các em khai thác đúng và sâu sắc những phương diện bản chất của tác phẩm. Lời bình ấy phải vừa là yếu tố khoa học vừa là yếu tố nghệ thuật của bài học.
* Chọn thời điểm bình
	Thời điểm bình tức là lúc giáo viên, hoặc học sinh trình bày lời bình. Thời điểm bình phụ thuộc vào sự có mặt của điểm bình và ý đồ khai thác các điểm bình ấy của giáo viên. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm bình thích hợp (bình đúng chỗ, đúng lúc) sẽ có tác dụng rất lớn. Theo chúng tôi, thời điểm thích hợp để bình chính là lúc xảy ra tình huống có vấn đề trong sự cảm thụ của học sinh về điểm bình. Bình ở thời điểm này sẽ giúp các em giải toả được những khó khăn và thoả mãn nhu cầu cảm thụ, từ đó các em sẽ có sự nhận thức sâu sắc phẩm, đồng thời khơi dậy hứng thú cho giờ học. Chọn thời điểm bình ở lúc chuyển tiếp từng nội dung bài học, hay bình để kết thúc bài học cũng để phát huy rất tốt hiệu quả của bình. Bởi ở thời điểm này bình vừa có tác dụng nhấn sâu kiến thức về tác phẩm, vừa mở rộng hướng tiếp nhận, vừa tạo ra sự chuyển tiếp nhịp nhàng, để lại dư âm sâu lắng cho mỗi bài học.
 2.2.6. Thức dậy khát vọng trong mỗi giờ học Văn cũng là một hình thức tạo hứng thú cho học sinh.
	Dạy - học bất cứ môn nào quan trọng nhất là thức dậy khát vọng học tập trong học sinh. Khi các em nguội tắt nhiệt huyết và lòng đam mê thì kết quả không như mong muốn là một tất yếu. Có hàng loạt nghịch lý diễn ra: Thời gian rất có hạn mà tri thức thì không cùng, môn học thì quá tải mà thời gian, sức học của học sinh thì có hạn. Tác phẩm văn chương (đặc biệt là những tác phẩm xuất sắc) khai thác mãi vẫn không hết ý nghĩ sâu xa, mà thời gian trên lớp lại rất hạn hữu. Vì vậy, thắp sáng khát vọng cho học sinh qua mỗi giờ giảng là điều quan trọng hơn là cung cấp, nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức. Con đường học tập là con đường suốt đời. Thắp sáng ngọn lửa cho học sinh là một cách để các em đam mê, dấn thân vào con đường tri thức nhân loại. Có thể nói, tri thức trong giờ giảng của thầy giáo là tri thức cơ bản, tri thức ban đầu để các em tự đi tiếp trên con đường chông gai ấy.
	Đối với môn Văn trong nhà trường có điều kiện để thức dậy khát vọng trong học sinh. Đó là khát vọng sống cao đẹp mà mỗi giờ giảng Văn từ vẻ đẹp của hình tượng, của ngôn ngữ thầy giáo có thể tạo được một không khí văn chương, không khí ngự trị của cái cao đẹp, thức dậy trong các em biết bao khát vọng sống tuyệt vời. 
	Thức dậy khát vọng trong lòng học trò, thức dậy lòng yêu tiếng Việt, biết nói lời hay, ý đẹp, biết tích luỹ làm giàu vốn ngôn ngữ phong phú của mình là công việc không chỉ ngày một, ngày hai.
	Thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng Văn là tạo ra bầu không khí văn chương. Đó là một bầu không khí cởi mở dân chủ, bầu không khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào một không khí được sẻ chia, được trao đổi, tâm tư, ở đó, thầy và trò bình đẳng với nhau trong quá trình khám phá và sáng tạo. Mọi áp đặt, mọi thiên kiến chủ quan, mọi bài xích và thoá mạ sẽ giết chết không khí văn chương. Bao nhiêu năm đi dạy, chúng tôi đã kiên nhẫn, đã khuyến khích để lắng nghe được ý kiến từ học trò. Một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, vừa sức; một ánh mắt thiện cảm, một lời động viên khích lệ, một sự chờ đợi không nôn nóng, một sự tranh thủ thêm nhiều ý kiến, một giả định, một nhận xét thoả đáng, đó là những gì ngoài văn chương hết sức cần thiết để nhen lên khát vọng từ học trò vốn dĩ đã nguội lạnh. Kể cả những lúc chấm bài cho HS cần trân trọng từng sáng tạo của các em, sửa chữa những lỗi nhỏ bằng những nét bút, con chữ hết sức cẩn trọng là một việc làm có ý nghĩa.
	Để cho học sinh được nói lên những ý nghĩ chân thật tự sâu thẳm tâm hồn mình là một điều cần thiết và kể cả những lúc các em vào cuộc tranh luận, tôi lắng nghe, chưa bao giờ tôi đánh mất vị thế của mình là nhân vật “trung tâm” của giờ lên lớp và tôi nhận thấy rằng đây cũng là một cách đổi mới phương pháp dạy học.
* Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng phương pháp dạy học này, bước đầu tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua điều tra cho thấy, các em học sinh đã có niềm say mê, hứng thú trong việc học môn Văn. Tôi thấy đây là một tín hiệu đáng mừng nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Văn trong trường tôi giảng dạy, kết quả được thể hiện rất rõ ở bảng thống kê sau:
Thống kê kết quả học tập sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tổng số HS
Điểm
0 <2
2 < 5
5 <6,5
6,5 <8
8 10
TB
232/232
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
52
22,4
100
43,1
58
25
22
9,5
180
77,6
Thống kê kết quả trưng cầu ý kiến thái độ của học sinh sau khi áp dụng 
sáng kiến kinh nghiệm:
Tổng số HS
Đam mê
Tỉ lệ %
Thích học
Tỉ lệ %
Bình thường
Tỉ lệ %
232/232
41
17,7
85
36,6
106
45,7
Rõ ràng, với việc áp dụng biện pháp dạy học mới này, chất lượng cũng như niềm đam mê hứng thú của học sinh đối với phân môn Văn nói riêng, với bộ môn Ngữ văn THCS nói chung được cải thiện đáng kể. Từ chất lượng ban đầu khi chưa áp dụng sáng kiến, chỉ có 142 học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên, chiếm tỉ lệ 61.2%, sau nâng lên thành 180 em, chiếm tỉ lệ 77.6% khi áp dụng phương pháp này.
Tương tự, số em học sinh khi được hỏi về niềm đam mê, hứng thú trả lời “bình thường” lúc chưa áp dụng là 160 em, chiếm tỉ lệ 69% thì sau khi áp dụng sáng kiến này, con số đó đã giảm rõ rệt, chỉ còn 106 (45,7%).
3. PHẦN KẾT LUẬN:
	3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến về chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự đầu tư cho quá trình cảm thụ tác phẩm, thiết kế giáo án, tổ chức lớp học trên lớp... biết thức dậy trong học sinh một khát vọng đi đến tận cùng của cái đẹp, tiềm ẩn trong văn chương... để từ đó “khôi phục” lại tình yêu bộ môn nghệ thuật đặc biệt này trong học sinh.
Đối với thi sĩ, sáng tác được một câu thơ, một bài thơ hay là niềm hạnh phúc. Còn đối với người GV dạy Văn chúng tôi, việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau qua bao tháng năm trên bục giảng để hiểu được đúng, thấm được sâu từng trang truyện, từng nhân vật, từng yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm vào đó một lời nhắn nhủ, một tư tưởng tình cảm mới mẻ, tốt đẹp là nguồn vui lớn, say mê với đời, với sự nghiệp dạy Văn. Và đối với tôi, việc tích luỹ một vài kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh ở phân môn Văn nói chung và môn Văn nói riêng là điều tôi tâm đắc. Dẫu còn không ít thiếu sót và vụng về trong cách trình bày, diễn đạt nhưng tôi xin gởi trọn niềm tin yêu vào những gì mình đã viết, đã đúc kết được kinh nghiệm ở nơi này.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Trước tình hình học sinh không ham thích học Văn và các môn xã hội nói chung việc gây hứng thú trong giờ dạy Văn là rất quan trọng. Để đạt được kết quả như mong đợi cần có thời gian, trước mắt khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo còn phải suy nghĩ tìm biện pháp thích hợp cho từng tiết dạy thực hiện phương châm: “Lấy học sinh làm trung tâm”.
Từ đó, chúng tôi kiến nghị: Phòng GD&ĐT Lệ Thủy và các trường học THCS cần đầu tư thêm băng hình, tư liệu, tranh ảnh để phục vụ trong quá trình giảng dạy, đồng thời tổ chức nhiều hình thức kiểm tra đánh giá thiết thực, khoa học để nâng cao hiệu quả của giờ dạy Văn.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã, đang áp dụng có hiệu quả tại đơn vị công tác. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Mong Hội đồng Khoa học bộ môn Ngữ văn của Phòng Giáo dục và đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi càng có hiệu quả hơn, được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_nham_nang_cao_hieu_qua_doi_moi_phuong_phap.doc
Sáng Kiến Liên Quan