Sáng kiến kinh nghiệm Cách thiết kế bài giảng e-learning để sử dụng trong giảng dạy môn Sinh học
Ngày nay với sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của hội nghị lần thứ VIII, ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW). Sự đổi mới của giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải luôn đổi mới trong cách dạy và phương pháp để có thể bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ phát triển. Thay vào việc cô là chủ của kiến thức và giảng giải truyền đạt lại cho học sinh lĩnh hội trước kia thì hiện nay với sự đổi mới của giáo dục đã “Lấy người học làm trung tâm”, học sinh phải là chủ kiến thức và cô chỉ là người giải đáp những thắc mắc của học sinh khi học sinh chưa trả lời được.
Chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn và cấp bách.Với tốc độ phát triển kinh tế hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ, đòi hỏi có sự thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của xã hội để thích ứng với quá trình đó. Một trong những đòi hỏi đó là đào tạo những con người có đủ năng lực tham gia vào cải tiến xã hội.
Để đào tạo ra những con người có đủ năng lực thì không thể thiếu được sự góp mặt của giáo dục vì giáo dục là chìa khóa của sự thành công trong tương lai.
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là người giáo viên. Qua nhiều năm nghiên cứu tôi thấy giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào bài dạy, đặc biệt là làm giáo án điện tử E-learning, khi thiết kế bài giảng diện tử giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng và còn ngại tiếp xúc với cái mới vẫn quen dạy theo lối truyền thống. Hiện nay với nhiều phần mền ứng dụng để soạn bài giảng E-learning đã giúp học sinh trải nghiệm và tiếp thu bài học tốt hơn và đã đưa những hình ảnh tưởng chừng như xa lạ đối với học sinh nhưng lại rất gần gũi với các em và cô giáo chính là cầu nối giúp học sinh đến gần với tri thức hơn, để học sinh ham học, hiểu bài nhanh và thích tìm tòi khám phá về thế giới quan bên ngoài.
và khá thân thiện và dễ dàng cài đặt và sử dụng nên đề xuất được sử dụng công cụ này áp dụng cho giáo viên trong quá trình soạn giáo án E-learning. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. (Quá thuận lợi trong việc sử dụng vì chỉ thêm phần ứng dụng Presenter nữa là hoàn thành tốt bài giảng điện tử). Đáp ứng được các tiêu chí của Cục CNTT - Bộ GD&ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Để soạn giáo án E-learning trước hết chúng ta phải cài phần mềm Adobe Presenter 2.1 Cài đặt phần mềm Adobe Presenter: Đây là phần mềm có bản quyền của hãng Adobe, mọi người đều có thể tải bản dùng thử 30 ngày tại địa chỉ: Hoặc cũng có thể tìm từ những nguồn cung cấp khác bằng cách sử dụng trình tìm kiếm Google với từ khóa Adobe Presenter (có kèm theo key). Sau khi đã download được phần mềm Adobe Presenter 10( hoặc 11) Mở thư mục: Adobe Presenter 10 Click đúp chuột vào tệp: Presenter.msi - đây là tập tin cài đặt của phần mềm. Giao diện cài đặt của phần mềm hiện lên, chỉ cần nhấn Next để tiến hành cài: Do đây là một phần mềm thương mại nên khi tiến hành cài đặt, phần mềm sẽ yêu cầu chúng ta nhập mã kích hoạt vào, ta có thể điền key bản quyền vào nếu chúng ta đã mua, hoặc có thể lựa chọn dùng thử: + Điền key để kích hoạt phần mềm Adobe Presenter 10 + Sau đó ta nhấn Next để tiếp tục sang bước tiếp theo của quá trình cài đặt: + Lựa chọn đường dẫn để cài đặt Adobe Presenter 10 Hệ thống sẽ cài đặt phần mềm này theo đường dẫn như hình trên, tuy nhiên ta hoàn toàn có thể thiết lập lại đường dẫn sao cho thích hợp (click chuột vào nút Change để lựa chọn thư mục mới). Cài đặt Adobe Presenter Sau khi thiết lập các thông số cần thiết, ta nhấn chọn Install để cài đặt phần mềm. Cài đặt Adobe Presenter 10 Công việc tiếp theo là chờ cho quá trình cài đặt kết thúc thôi. Đây là giao diện sau khi cài đặt thành công, ta có thể tick vào ô lựa chọn ở hình bên dưới nếu muốn mở phần mềm Adobe Presenter 10 ngay sau khi kết thúc quá việc cài đặt. Đã cài đặt xong phần mềm Adobe Presenter 10 Giao diện của Adobe Presenter 10 trên Powerpoint 2007 Như vậy là tôi đã cài đặt xong, việc tiếp theo là hãy mở phần mềm MS Powerpoint 10 lên và sẽ thấy menu của Adobe Presenter 10 đã được tích hợp vào hệ thống menu. Lúc này ta có thể bắt đầu sử dụng phần mềm này để soạn thảo bài giảng điện tử rồi. Về tính năng của chúng tương tự nhau. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng của đại đa số giáo viên. Cho nên từ lúc này trở đi, trong khuôn khổ tài liệu này sẽ chỉ trình bày trên gói giao diện với MS PowerPoint 2007. 2.2. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter 10: + Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp. (Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế). + Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. (Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter 10) + Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng. Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng: Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter 10 vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng). Bài học kinh nghiệm khi tạo Slide: a. Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần. b. Trang kết thúc: Cám ơn. c. Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc. d. Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. e. Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài. f. Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. g. Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh... 2.3. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter 2.3.1 Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử Nhấn vào nút lệnh Presentation Settings sẽ cho màn hình sau: Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback Khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất) Cuối cùng chọn Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh. Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác): Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm. File: Tệp tin trên máy Link: Tệp tin từ website khác 2.3.2. Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên: Vào menu Adobe Presenter 10 chọn: Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, thì ta tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới. 2.3.3 Chèn hình ảnh vào bài giảng Giáo viên có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video. Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập 2.3.4 Chèn âm thanh Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nếu giáo viên đã có file âm thanh (*.mp3, ..), phần sau đây sẽ hướng dẫn cách lồng ghép file âm đã có sẵn vào bài giảng, cách thực hienẹ như sau: Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Import Audio, hộp thoại sau xuất hiện: Nhấn nút Browse để tìm và chọn file âm thanh (audio) vào bài giảng, khi đó hộp thoại chọn file âm thanh xuất hiện như sau: Sau khi tìm và chọn file âm thanh, nhấn nút Open để chọn. Tiếp theo nhấn nút OK để đóng hộp thoại Import Audio, hoàn tất việc chọn file âm thanh lồng vào bài giảng Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: + Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. + Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import) Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh. 2.3.5. Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz) Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter 10. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. tôi đưa ra khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi kiểm tra học sinh có nhiệm vụ đánh giá năng lực học sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp học sinh học được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc để thu hút học sinh. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager. Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau. Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của giáo viên. Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. Cái hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần này để phân tích cho mọi người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu cầu của bài giảng. 2.3.6. Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice) Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa chọn được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác. Với sự minh họa bằng hình trên, chắc chắn các bạn đã có thể thực hiện việc tạo ra cho mình những câu hỏi nhiều lựa chọn hoàn toàn dễ dàng. Như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học. Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp trẻ học tiến bộ được. Vì vậy, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo viên cần khai thác triệt để chức năng này. Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra mình trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao cho từng câu trả lời. Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học. 2.3.7. Câu hỏi dạng đúng - sai (True -False): Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án. Tại hộp thoại Adobe Presenter – Qestion Types, chọn mục True / Flase: 2.3.8. Câu hỏi dạng điền khuyết: Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào ô trống. Học sinh sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do giáo viên soạn câu hỏi đặt ra. Tại hộp thoại Adobe Presenter – Qestion Types, chọn mục Fill-in-the-blank: Khi lựa chọn xong một từ (cụm từ), một hộp thoại sau hiện ra, hãy điều chỉnh để đạt kết quả tốt nhất. 2.3.9. Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu: Là loại câu hỏi thăm dò ý kiến của trẻ. Không có câu trả lời nào là sai trong này. Trẻ đưa ra các ý kiến của mình trong từng nội dung mà giáo viên thảo câu hỏi đưa ra. Mức độ ý kiến mà trẻ có thể đưa ra trong trường hợp này là: Không đồng ý Đồng ý. 2.4. Xuất bản bài giảng điện tử: Qua các phần này, giáo viên đã tạm hoàn thành một bài giảng điện tử. Công việc còn lại là kiểm tra và công bố bài giảng lên mạng. Toàn bộ các nội dung trình bày nêu trên là giới thiệu và hướng dẫn thiết kế một bài giảng điện tử. Để có thể sử dụng bài giảng đã được thiết kế để dạy và tự học, ta cần phải xuất bản bài giảng thành bài giảng đóng gói e-learning. Đây chính là nội dung của bước 3 trong qui trình 3 bước để tạo một bải giảng e-learning. Cách làm như sau: Mở menu Adobe Presenter \ Publish, hộp thoại Publish Presentation xuất hiện cho phép khai báo các thông tin và xuất bản bài giảng như sau: Như vậy là đã hoàn thành xong việc tạo ra bài giảng điện tử. Hy vọng các đồng nghiệp có thể tự thiết kế cho mình một bài giảng điện tử phù hợp.Về lâu dài, có thể sẽ là một ứng dụng được sử dụng thường xuyên. 3. Kết quả 3.1. Áp dụng đối với học sinh: - Tôi đã áp dụng trong năm học 2016-2017 và thấy được sự tiến bộ của học sinh. Học sinh tự tin, hứng thú tham gia học tập sôi nổi. Chủ động học tập dưới sự gợi mở, hướng dẫn của giáo viên. Không còn cảm thấy chán và sợ học như trước nữa mà hơn thế học sinh rất mong đợi và hứng thú khi tham gia học trên lớp cùng các bạn. - Học sinh được tiếp cận bài giảng giúp học sinh ham học, khám phá được tất cả những hình ảnh bên ngoài tưởng chừng xa xôi đến gần với các em hơn. Thay vì học vẹt thì nay học sinh đã được chải nghiệm bằng hình ảnh thông qua bài giảng trực tuyến trên mạng. - 95% học sinh hứng thú học tập và thích tìm tòi kiến thức hơn. Có sự tiến bộ hơn trong việc ứng dụng CNTT. 3.2. Áp dụng đối với giáo viên: - Giáo viên có thêm kiến thức bổ trợ về phần mềm E-learning để góp phần làm phong phú cho bài giảng của mình trong công tác giảng dạy. - Giáo viên thỏa sức thiết kế bài giảng để phù hợp với độ tuổi mình dạy. - Giúp giáo viên học hỏi nhau phương thức thiết kế qua mạng. Qua một thời gian áp dụng biện pháp soạn giảng giáo án điện tử E-leaning nói trên tôi thấy giáo viên trong trường đã thu nhận được kết quả học tập như sau: * Về kiến thức: Giáo viên đã trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về giáo án E-learning. Biết sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint và nắm vững các thao tác làm E-learning. Biết vận dụng giáo án điện tử E-learning vào trong bài dạy thực tiễn của mình. Biết sử ứng dụng CNTT trong tất cả các bộ môn học. * Về kỹ năng: Giáo viên đã có một số kỹ năng cơ bản về các thao tác làm giáo án phần mềm E-learning một cách hoàn chỉnh hơn. *Về thái độ: Giáo viên trong trường nhiệt tình hơn và hào hứng tham gia cuộc thi làm giáo án điện tử E-learning, giáo viên tự giác và tích cực hưởng ứng thi đua. Tổng số giáo viên tham gia thi soạn bài giảng E-learning: 3. Trong đó có 2 bài đạt loại tốt, 1 bài đath loại khá. III. KẾT LUẬN Quá trình học hỏi và những thao tác thực hành thường xuyên đã giúp tôi thành thạo và hiểu biết về những tính năng và ứng dụng phần mềm soạn bài giảng E-learning nhiều hơn và sử dụng nó giống như công cụ đắc lực để đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy. Phụ huynh yên tâm và coi trọng việc học của con cái mình nhiều hơn. Khi đổi mới giờ học không bị áp đặt, học sinh vừa nắm được lí thuyết vừa được rèn kĩ năng, thông qua rèn kĩ năng để nắm kiến thức; Chất lượng dạy và học cao hơn. (Số lượng học sinh nắm bài tốt đặc biệt là học sinh các lớp đại trà). Học sinh tự tìm tòi kiến thức, được tiếp cận với nhiều dữ liệu hơn. Giáo viên cũng đánh giá được năng lực người học một cách chính xác nhất. Chính vì vậy mà hiện nay, khi áp dụng phương pháp này để giảng dạy tất cả các bài trong môn Sinh học thì tôi thấy rất hiệu quả, bởi học sinh được rèn kĩ năng nhiều (giải phẫu, mô tả, thuyết trình ). Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong từng bài học của bộ môn Sinh học. Đây là vấn đề không chỉ riêng tôi mà hầu hết các giáo viên khác cũng rất quan tâm. Là một giáo viên dạy môn Sinh học tôi sẽ không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để có thể thiết kế được các bài giảng E-learning để hỗ trợ cho việc giảng dạy. Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống, vì vậy trong thực tế giảng dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng. Trong giảng dạy sử dụng các phương tiện hiện đại, hình ảnh trực quan sinh động nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài giảng, phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em chú ý nghe giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài. Bài giảng E-learning cần phối kết hợp với nhiều phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả cao. Để có thêm nhiều bài giảng E-learning tôi rất mong các bạn đồng nghiệp hãy bồi dưỡng kỹ năng tin học. Dành thời gian để dựng các bài giảng mới, hay và chia sẻ cho các giáo viên khác. Tôi xin đề xuất với ban quản lý, ban lãnh đạo ngành bổ sung thêm trang thiết bị như máy vi tính, máy chiếu cho các cơ sở còn đang thiếu, tổ chức cho các giáo viên học bồi dưỡng tin học nhiều hơn. Cuối cùng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017 BÀI GIẢNG E-LEARNING MẪU KÈM THEO Tiết 31 - Bài 26: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. - HS biết kết luận từ những thí nghiệm đối chứng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Tranh vẽ H 26 phóng to. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 12 ống nghiệm nhỏ (10 ml), 2 ống đong chia độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống nghiệm, phích nước nóng, hồ tinh bột 1%, dd HCl 2%, dd iốt 1%, thuốc thử Strôme (3 ml dd NaOH 10% + 3 ml dd CuSO4 2%). 2. Học sinh: - Trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy 6 ml nớc bọt + 18 ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh bột. - Đọc trước các bước tiến hành theo SGK. III. Tiến trình bài dạy Hoạt động 1: Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV phát dụng cụ thí nghiệm. - HS tự đọc trước nội dung thí nghiệm bài 26. - Tổ trưởng phân công công việc cho các nhóm trong tổ, + 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu + 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm. + 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi. + 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng nước. Hoạt động 2: Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như bước 1 và bước 2/ SGK + GV lu ý HS: khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành. - Đo độ pH trong các ống nghiệm để làm gì? - GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền. + Lu ý: Thực tế độ trong không thay đổi niều. - GV thông báo đáp án bảng 26.1 - Các tổ tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các ống nghiệm + Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các ống này vào giá. + Dùng các ống đong lấy vật liệu khác. ống A: 2 ml nước lã ống B: 2 ml nước bọt ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi ống D: 2 ml nước bọt+ vài giọt HCl (2%) Bước 2: Tiến hành - Đo độ pH của các ống nghiệm và ghi vào vở. - Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút. - Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 Thống nhất ý kiến giải thích. - Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận xét. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nớc bọt Các ống nghiệm Hiện tượng độ trong Giải thích ống A ống B ống C ống D - Không đổi - Tăng lên - Không đổi - Không đổi - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột. - Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nớc bọt không biến đổi tinh bột. Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu chia dd trong các ống A, B, C, D thành 2 phần. + Lưu ý: ống A chia vào A1, A2 đã dán nhãn, B chia vào B1; B2 ... - GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi kết quả. + Lưu ý: Các tổ thí nghiệm không thành công thì lưu ý điều kiện thí nghiệm. - GV nhận xét bảng 26.2 để đa ra đáp án đúng. - Trong tổ cử 2 HS chia đều dd ra các ống đã chuẩn bị sẵn A1; A2; B1; B2... - Đặt các ống A1; B1; C1; D1 vào giá 1 (lô 1). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt iốt lắc đều các ống. - Đặt các ống A2; B2; C2; D2 vào giá 2 (lô 2). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt Strôme, đun sôi các ống này trên ngọn lửa đèn cồn. - Những HS khác quan sát, so sánh màu sắc ở các ống nghiệm, thống nhất ý kiến , ghi kết quả vào bảng 26.2 (kẻ sẵn). - Đại diện nhóm lên điền vào bảng, nhận xét. Đáp án bảng 26.2 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nớc bọt Các ống nghiệm Hiện tượng (màu sắc) Giải thích - ống A1 - ống A2 - Màu xanh - không có Màu đỏ nâu - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. - ống B1 - ống B2 - không có Màu xanh - Màu đỏ nâu - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đờng. - ống C1 - ống C2 - Màu xanh - không có Màu đỏ nâu - Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường. - ống D1 - ống Đ2 - Màu xanh - không có Màu đỏ nâu - Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi thành đường. Hoạt động 4: Thu hoạch - Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV đánh giá vào giờ sau. Câu hỏi Đáp án + Enzim trong nước bọt có tên là gì? + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào? + So sánh kết quả giữa ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường? + So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_thiet_ke_bai_giang_e_learning_de.doc
- bìa skkn.doc