Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non

Trước đây, cứ mỗi độ vào hè, khoảng trung tuần tháng sáu, khi các cháu khối Lá đã ra trường chuẩn bị bước vào lớp một thì trường chúng tôi lại bắt đầu thu nhận cháu mới. Thời gian đó cũng chính là lúc mà trường tôi phải đối đầu với thực trạng:

Không ít bé bị sốt, ho, ói, khóc liên tục, nhiều bé sụt ký, cứ nghe đến hai chữ “đi học” là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm đã chọn biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học, có phụ huynh hù dọa, buộc bé phải đến trường. Thế là, có bé mới vào học được vài ngày cha mẹ thấy bé khóc quá, “xót con” nên cho nghỉ; Có bé cứ đi học được 1 ngày lại nghỉ hai ba ngày do bị sốt, thậm chí có bé phải nằm viện cả tuần lễ, phụ huynh lại đến xin rút hồ sơ; Có bé chưa quen với chế độ dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, lại cũng xin nghĩ học Từ đó dẫn đến tình trạng sĩ số cháu không ổn định, tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số cháu theo kế hoạch đề ra nhà trường phải nhận thêm bé khác vào để bổ sung vào chỗ trống của những bé đã nghỉ. Vậy là bé này vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có bé mới vào lại khóc tiếp.

Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này giáo viên rất cực: Các cô ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có khi sốt cả tuần lễ, cả trường không ngủ được vì trưa nào cũng có bé khóc. Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an tâm khi gởi con đến trường, cứ “thập thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc chưa? Có ăn được không? Có ngủ ngon không? .

 

doc4 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: 
CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TRẺ KHI MỚI ĐI HỌC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP LÀM QUEN TRẺ 
VỚI TRƯỜNG MẦM NON.
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm.
I.Đặt vấn đề:
Trước đây, cứ mỗi độ vào hè, khoảng trung tuần tháng sáu, khi các cháu khối Lá đã ra trường chuẩn bị bước vào lớp một thì trường chúng tôi lại bắt đầu thu nhận cháu mới. Thời gian đó cũng chính là lúc mà trường tôi phải đối đầu với thực trạng:
Không ít bé bị sốt, ho, ói, khóc liên tục, nhiều bé sụt ký, cứ nghe đến hai chữ “đi học” là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm đã chọn biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học, có phụ huynh hù dọa, buộc bé phải đến trường. Thế là, có bé mới vào học được vài ngày cha mẹ thấy bé khóc quá, “xót con” nên cho nghỉ; Có bé cứ đi học được 1 ngày lại nghỉ hai ba ngày do bị sốt, thậm chí có bé phải nằm viện cả tuần lễ, phụ huynh lại đến xin rút hồ sơ; Có bé chưa quen với chế độ dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, lại cũng xin nghĩ học  Từ đó dẫn đến tình trạng sĩ số cháu không ổn định, tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số cháu theo kế hoạch đề ra nhà trường phải nhận thêm bé khác vào để bổ sung vào chỗ trống của những bé đã nghỉ. Vậy là bé này vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có bé mới vào lại khóc tiếp.
Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này giáo viên rất cực: Các cô ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có khi sốt cả tuần lễ, cả trường không ngủ được vì trưa nào cũng có bé khóc. Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an tâm khi gởi con đến trường, cứ “thập thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc chưa? Có ăn được không? Có ngủ ngon không? ...
Trước tình hình đó, BGH chúng tôi đã đề ra một số biện pháp giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với trường Mầm non nhằm giảm “sốc” cho trẻ khi lần đầu đi học như sau:
II. Giải quyết vấn đề:
. Giai đoạn 1: Tìm hiểu nguyên nhân
Trước hết, Ban giám hiệu cùng ngồi lại bàn bạc, trao đổi nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạnh trên và chúng tôi nhận định rằng:
Đây chỉ là tâm sinh lý bình thường của tất cả các bé khi phải xa cha mẹ, người thân, tiếp xúc với môi trường mới, khung cảnh xa lạ, nề nếp sinh hoạt thay đổi thì các cháu sẽ khóc và có những biểu hiện về tâm sinh lý và bệnh lý như trên, điều đó không lấy gì làm lạ mà tất cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục đều biết. Thế nhưng, do đa phần phụ huynh không hiểu được đặc điểm tâm sinh lý cũng như bệnh lý của trẻ nên chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường để giúp cháu sớm hòa nhập với môi trường sinh hoạt mới.
Hoặc cũng có thể do phụ huynh chưa hiểu được rằng đi học là một bước ngoặc quan trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những học hỏi phát triển mới nên đã tỏ ra lo lắng: Không biết cô giáo có yêu thương con mình không, có cho bé uống đầy đủ không, bé khóc cô giáo có dỗ không  Có phụ huynh còn òa khóc theo con hoặc vừa nhìn con lưu luyến vừa lau nước mắt khi để con lại trường 
Giai đoạn 2: Tìm hiểu tâm sinh lý và bệnh lý của trẻ
Sau đó, chúng tôi tìm hiểu xem mhững rối loạn tâm sinh lý và bệnh lý của các bé là gì và chúng tôi cũng đã ghi nhận một số biểu hiện như sau: 
Rối loạn ăn uống: bé hay nôn ói, biếng ăn, bỏ ăn hoặc từ chối một số món ăn quen thuộc mà trước đây bé vẫn hay ăn.
Rối loạn giấc ngủ: bé thường khó ngủ, sợ ngủ, ngủ hay giật mình, khóc đêm mộng du, ngủ mơ, nói sảng 
Rối loạn tiểu tiện: bé có thể nín tiểu, đái dầm hoặc đi tiêu trong quần (mặc dù từ nhỏ đến lớn bé không hề như thế) 
Rối loạn hành vi: bé thu mình vào một góc, không thích chơi với ai cả.
Rối loạn ngôn ngữ: ít nói hoặc chậm nói, nói cà lăm
Rối loạn quan hệ mẹ- con: Có bé giận không thèm nói chuyện với mẹ, hoặc người thân khi đến đón bé về 
Giai đoạn 3: đề ra các biện pháp để giảm “sốc” cho trẻ khi lần đầu đi học.
* Về phía nhà trường:
Biết được nguyên nhân gây sốc ở trẻ khi lần đầu đi học, để chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đến trường, BGH đã đề ra một số biện pháp như sau:
. Triển khai đội ngũ CB-GV-CNV việc thực hiện chương trình “Mái nhà xanh” theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM để tất cả mọi người đều hiểu ý nghĩa và có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trong nhà trường.
.BGH dành riêng một khu vực được trang trí vui tươi, nhẹ nhàng, gần gũi trẻ và trang bị nhiều đồ chơi để trẻ được chơi cùng bố mẹ, ông bà hoặc người giúp việc  trong khoảng thời gian nhất định (từ 8h00 đến 10h00 mỗi ngày, thời gian có thể tăng dần và kéo dài từ 1- 2 tuần lễ) trước khi cho trẻ vào học. Điều đó giúp cho bé có cảm giác đây chính là nơi thân thiết, an toàn như gia đình mình, bé sẽ dần dần tách ra khỏi mẹ hoặc người thân và cảm thấy mình là một cá thể độc lập.
.Giáo viên phải gần gũi, ân cần, niềm nở và quan tâm đến bé, tuyệt đối tránh việc hù dọa hay quát nạt trẻ.
. Tuần lễ đầu chỉ nhận bé học một tuổi cho quen dần (ăn trưa xong bé sẽ được bố mẹ đón về), sau đó mới ở lại cả ngày.
Tuy nhiên, chỉ có những biện pháp đó chưa đủ mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh. Vì thế, BGH đã tập hợp những phụ huynh có con chuẩn bị đi học lần đầu tiên để tuyên truyền, vận động với những nội dung sau:
* Về phía phụ huynh:
. Trước tiên, phụ huynh cần nắm rõ việc đưa bé đến trường là để giúp bé được xã hội hóa, thích nghi với nội quy của trường lớp, biết tự lập dần dần và biết chơi với bạn hòa thuận. Đồng thời, hiểu được tâm sinh lý trẻ và ích lợi của chương trình “Mái nhà xanh” để cùng phối hợp thực hiện với nhà trường.
.Chẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học để gây thiện cảm đối với trường mầm non: giới thiệu trẻ ở trường có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, cô giáo rất yêu thương bé 
. Phụ huynh nên giải thích cho bé hiểu khi bé đi học thì ông bà cha mẹ làm gì và bé chỉ ở trường ban ngày, chiều bố mẹ lại đón về để bé yên tâm là mình không bị bỏ rơi.
. Không những thế phụ huynh cần phải tìm hiểu chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt hằng ngày ở nhà trường để tập cho bé làm quen dần cũng như chuẩn bị sức khỏe cho bé thật tốt trước khi đi học.
. Một điều cần lưu ý là phụ huynh nên dành thời gian để đưa đón con đi học trong những ngày đầu để trấn an bé và không nên đón bé về muộn hơn những trẻ khác, vì sẽ tạo cho bé tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi, hắt hủi và từ đó bé sợ đi học.
Tránh thái độ trốn bé khi đưa bé đến trường, nhất là hù dọa “nếu bé không ngoan bị cô giáo đánh” hoặc “bé hư sẽ đưa bé đến trường hay “méc” cô giáo”  Vì điều này sẽ vô tình tạo cho bé ý thức “Cô giáo rất dữ” và “đi học là bị phạt phải xa cách gia đình”, từ đó bé “sợ” cô giáo và không thích đi học.
III. Kết quả thực hiện:
Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy:
Các bé mới vào học không còn khóc nhiều như trước đây nữa và dễ thích nghi với trường, lớp hơn, hòa nhập với các bạn nhanh hơn.
Phụ huynh cũng yên tâm và tin tưởng nhà trường hơn khi gửi con đến trường, không còn ưu tư lo lắng như trước đây.
Nề nếp lớp được ổn định nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn khi nhận cháu mới. => Nhờ thế uy tín của nhà trường càng tăng cao, sĩ số cháu ổn định và tăng hơn nhiều so với trước (từ 490 bé đến nay là 531 bé), không còn tình trạng bé vào học được vài ngày lại xin nghỉ do cháu khóc nhiều, tâm lý không ổn định hoặc vì cha mẹ “xót con” 
IV. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm sốc cho trẻ khi lần đầu đi học, theo tôi điều quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Muốn vậy, nhà trường phải chủ động và tạo điều kiện cho phụ huynh phối hợp với mình, cụ thể như:
Tùy theo tình hình thực tế của từng trường, BGH có thể bố trí một khu vực riêng và trang bị nhiều đồ chơi để thực hiện mô hình “Mái nhà xanh” sao cho thật gần gũi, thật hấp dẫn và thu hút bé để phụ huynh đưa bé đến làm quen với trường, lớp.
Phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được tâm sinh lý trẻ khi bắt đầu đi học cũng như ý nghĩa của việc đưa bé đến trường mầm non nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường.
Phải có sự thống nhất trong chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bộ phận trong nhà trường về yêu cầu, nội dung cũng như biện pháp thực hiện.
Nếu làm được như vậy, tôi thiết nghĩ không chỉ trường MN Rạng Đông 9 của chúng tôi mà tất cả các trường dù công lập, dân lập hay tư thục đều có thể giúp trẻ làm quen trường Mầm non một cách tốt nhất nhằm giảm “sốc” cho trẻ khi lần đầu đi học.
Ngày 14 tháng 10 năm 2010.
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Tâm. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_van_de_ve_tam_ly_tre_khi_moi_di_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan