Sáng kiến kinh nghiệm Các thủ thuật trong một tiết dạy kỹ năng đọc hiểu
Ngày nay tiếng Anh là một phương tiện để giao lưu, để tiếp thu nền văn minh khoa học hiện đại, những tinh hoa của thế giới cho nên việc học ngoại ngữ ở trường học phổ thông đóng một vai trò quan trọng, là một môn học không thể thiếu được, trang bị cho các em những kiến thức để hiểu biết thêm về đất nước - con người trên thế giới. Riêng với việc thay sách lần này thì việc áp dụng các phương pháp mới vào trong giảng dạy là hết sức cần thiết, phù hợp với sự nghiệp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm luôn được đặt ra một cách bức thiết, nên người giáo viên luôn phải tìm tòi khám phá những biện pháp tối ưu nhất. Khi giảng dạy để phát huy tính sáng tạo và khả năng giao tiếp của học sinh thì một trong bốn kỹ năng không thể thiếu được đối với người học ngoại ngữ là kỹ năng đọc. Đó là một trong bốn kỹ năng cơ bản và quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh.
Đọc hiểu giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, bên cạnh đó cũng giúp các em hiểu biết thêm về những kiến thức xã hội, về văn hoá, thể thao. của các nước trên thế giới.
Đọc hiểu còn rèn luyện cho học sinh các năng lực hoạt động trí tuệ để có cơ sở tiếp thu dễ dàng các môn học khác ở trường phổ thông. Mở rộng khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế, giúp các em có ý thức tự giác cao và tư duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động trong các tình huống khác nhau.
Nhưng trên thực tế để thực hiện được tốt một bài đọc hiểu theo đúng nghĩa của nó thì còn có những khó khăn nhất định.
Vậy mỗi người giáo viên chúng ta phải tổ chức một tiết dạy đọc hiểu như thế nào để các em không cảm thấy nhàm chán, mà tích cực, chủ động sáng tạo tiếp nhận kiến thức, thực hành luyện tập ngay với thầy, với bạn, tạo môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt để các em tự tin, hứng thú học và tiết dạy đạt hiệu quả cao.
a - đặt vấn đề Ngày nay tiếng Anh là một phương tiện để giao lưu, để tiếp thu nền văn minh khoa học hiện đại, những tinh hoa của thế giới cho nên việc học ngoại ngữ ở trường học phổ thông đóng một vai trò quan trọng, là một môn học không thể thiếu được, trang bị cho các em những kiến thức để hiểu biết thêm về đất nước - con người trên thế giới. Riêng với việc thay sách lần này thì việc áp dụng các phương pháp mới vào trong giảng dạy là hết sức cần thiết, phù hợp với sự nghiệp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm luôn được đặt ra một cách bức thiết, nên người giáo viên luôn phải tìm tòi khám phá những biện pháp tối ưu nhất. Khi giảng dạy để phát huy tính sáng tạo và khả năng giao tiếp của học sinh thì một trong bốn kỹ năng không thể thiếu được đối với người học ngoại ngữ là kỹ năng đọc. Đó là một trong bốn kỹ năng cơ bản và quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh. Đọc hiểu giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, bên cạnh đó cũng giúp các em hiểu biết thêm về những kiến thức xã hội, về văn hoá, thể thao... của các nước trên thế giới. Đọc hiểu còn rèn luyện cho học sinh các năng lực hoạt động trí tuệ để có cơ sở tiếp thu dễ dàng các môn học khác ở trường phổ thông. Mở rộng khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế, giúp các em có ý thức tự giác cao và tư duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động trong các tình huống khác nhau. Nhưng trên thực tế để thực hiện được tốt một bài đọc hiểu theo đúng nghĩa của nó thì còn có những khó khăn nhất định. Vậy mỗi người giáo viên chúng ta phải tổ chức một tiết dạy đọc hiểu như thế nào để các em không cảm thấy nhàm chán, mà tích cực, chủ động sáng tạo tiếp nhận kiến thức, thực hành luyện tập ngay với thầy, với bạn, tạo môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt để các em tự tin, hứng thú học và tiết dạy đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở như vậy tôi xin được trình bày các thủ thuật trong một tiết dạy kỹ năng đọc hiểu, với mong muốn được cùng bạn bè, đồng nghiệp trao đổi, tham khảo để cùng có một phương pháp dạy kiểu bài đọc hiểu đạt được hiệu quả cao hơn. b - nội dung: i - tiến trình của một bài dạy đọc hiểu: Khi tiến hành một bài dạy "Đọc hiểu'' giáo viên phải tiến hành theo 3 bước sau: 1 - Pre - reading (Trước khi đọc): * Pre - teach vocabulary (dạy từ vựng). Giáo viên lựa chọn và xác định những từ tích cực (Active words) để dạy, vừa để đảm bảo về thời gian, vừa mang lại hiệu quả cao. * Predict (Đoán). Giáo viên lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp với kiểu bài và nội dung của bài, mục đích của phần này là thu hút học sinh tham gia vào bài giảng ngay từ đầu tiết học, nên việc đoán dù đúng hay sai đều không quan trọng. Trong phần này giáo viên đưa ra tình huống bài học, đưa ra lời chỉ dẫn ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu và kiểm tra lại ngay để chắc chắn rằng tất cả các em học sinh đã hiểu được mình phải làm gì, rồi sau đó giới hạn thời gian để các em thực hiện nhiệm vụ của mình (khoảng 1 đến 3 phút), hết thời gian giáo viên lấy một vài ý kiến phản hồi từ các em (Give feedback). 2 - While - reading (Trong khi đọc). Đây là giai đoạn chính của tiết học, nó bắt đầu ngay sau phần "Predict". Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hoặc nghe lướt nội dung của bài để kiểm tra phần dự đoán của mình (Check prediction). Sau đó yêu cầu các em phải đọc kỹ để hiểu nội dung bài học một cách chi tiết để áp dụng làm thêm một số dạng bài tập cơ bản như: "Comprehension questions, answer give, multiple choice". Mục đích là để cho các em khắc sâu hơn nữa nội dung chính của bài học. 3 - Post - reading (Sau khi đọc). Đây là bước củng cố và mở rộng của bài học, học sinh có thể lấy thông tin từ nội dung bài đọc hiểu để nói hay viết theo ý và theo từ ngữ riêng của các em, nhưng phải theo chủ đề của thầy cô đưa ra. Có thể tổ chức cho các em hoạt động theo cặp, nhóm hay cá nhân. Khi các em luyện tập giáo viên đi vong quanh lớp để hướng dẫn và giúp đỡ, đặt biệt là ghi lại những lỗi sai cơ bản của các em để sau đó chữa trên bảng cho cả lớp cùng rút kinh nghiệm. ii - các thủ thuật: 1 - Các thủ thuật trong giai đoạn "Pre - reading". Tên thủ thuật Các bước thực hiện Chuẩn bị 1 - T/Fstatements prediction - Giáo viên treo bảng nhỏ trước lớp. - Học sinh đọc các câu trên bảng, giáo viên giải thích từ mới (nếu có). - Từng nhóm 2 người hoặc cá nhân học sinh đoán các câu trên bảng là đúng hay sai. - Giáo viên viết lên bảng dự đoán của các em. - Học sinh đọc bài khoá để đối chiếu xem những dự đoán của mình có đúng không. - Giáo viên viết 6 đến 7 câu, một nửa số câu là đúng, một nửa số câu là sai về nội dung chính của bài. - Giáo viên viết những câu này lên bảng phụ. 2 - Odering statements/pictures - Giáo viên treo bảng phụ trước lớp, học sinh làm theo nhóm hoặc theo cặp để đoán thứ tự của các câu hay các bức tranh. - Giáo viên viết lên bảng dự đoán của một số nhóm. - Học sinh đọc bài khoá để kiểm tra dự đoán của mình. - Giáo viên viết lên bảng phụ một số câu hay vẽ một vài bức tranh về nội dung chính của bài nhưng không theo mạch của bài. 3 - Open - prediction - Giáo viên thiết lập tình huống và giới thiệu chủ điểm của bài học. - Treo bảng phụ trước lớp. - Yêu cầu học sinh đoán những thông tin mà các em sẽ đọc. - Giáo viên hay học sinh ghi lên bảng dự đoán của các em. - Học sinh đọc bài để kiểm tra xem mình đoán đúng được bao nhiêu. - Giáo viên viết lên bảng phụ một số thông tin có liên quan đến bài học. 4 - Pre - questions - Giáo viên treo bảng phụ lên trước lớp. - Cho học sinh một vài phút để đọc và suy nghĩ về câu hỏi nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào chủ điểm của bài học. - Học sinh không nhất thiết phải đoán câu trả lời. - Cho học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. . Example 1: T/F satatement prediction. unit 1: a visit from a penpal (english 9) Lesson 4: Read (page 10) - T.hangs the extra - board and asks students to close their books. 1 - Malaysia is a member country of ASEAN. 2 - There are two religions in Malaysia. 3 - People speak only Maly in Malaysia. 4 - Primary school children learn three languages at school. 5 - All secondary school children learn in English. - T. gives instruction: You have to guess which statements are true and which are false. - T. gives time for students to read and guess (about 2 or 3 minutes). - T. asks students to compare with their partners. - T. gets feedback from students (one or two ideas). - T. writes Ss' ideas on "I guess". - T. asks Ss to read the text and check their predictions. - T. gives the correct answers and write on "I read". I guess I read 1 T T 2 F F 3 T F 4 F F 5 T F 2 - Các thủ thuật trong giai đoạn "While - reading" Tên thủ thuật Các bước thực hiện Chuẩn bị 1 - "Wh" - questions - Giáo viên treo bảng phụ trước lớp. - Học sinh đọc to câu hỏi trên bảng hoặc câu hỏi trong SGK nếu có. - Cho học sinh thời gian khoảng 5 đến 7 phút để đọc lại bài khoá và trả lời câu hỏi. - Học sinh làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi đó. - Một vài cặp luyện tập trước lớp. - Giáo viên giám sát và sửa lỗi cho các em. - Giáo viên viết 5 đến 7 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc lên bảng phụ. 2 - Answer given - Giáo viên treo bảng trước lớp. - Cho học sinh thời gian để đọc các câu trên bảng và đọc lại bài khoá, học sinh làm việc theo cặp để đặt câu hỏi cho các câu trả lời đó. - Một vài cặp học sinh đứng lên luyện tập trước lớp. - Giáo viên giám sát và sửa lỗi cho các em. - Giáo viên viết một số câu có liên quan đến nội dung bài đọc lên bảng phụ. 3 - Miltiple choise - Giáo viên treo bảng phụ lên trước lớp. - Học sinh đọc các tình huống trên bảng và đọc lại bài khoá. - Học sinh làm việc cá nhân hay theo cặp để quyết định chọn ra một đáp án đúng nhất. - Giáo viên sửa lỗi cho các em (nếu có) - Giáo viên viết lên bảng một số tình huống chưa đầy đủ thông tin và mỗi tình huống đưa ra 3 đáp án (a, b, c). 4 - Grid - Giáo viên treo bảng phụ trên lớp. - Học sinh đọc bài khoá và điền thông tin cần thiết vào bảng. - Học sinh so sánh kết quả với các bạn cùng cặp. - Học sinh lên bảng điền các thông tin vào bảng. - Giáo viên sửa lỗi cho các em. - Giáo viên kẻ một biểu bảng lên bảng phụ với nội dung chính của bài học. Tên thủ thuật Các bước thực hiện Chuẩn bị 5 - Gap filling - Giáo viên treo bảng phụ trước lớp. - Học sinh làm việc cá nhân sau đó so sánh với bạn cùng cặp hoặc trong nhóm. - Học sinh lên bảng điền từ vào chỗ trống. - Giáo viên sửa lỗi. - Giáo viên viết lên bảng một đoạn văn ngắn hay một số câu còn để vài khỏng trống có liên quan đến chủ đề của đoạn văn hoặc chủ điểm ngữ pháp. 6 - Matching - Giáo viên treo bảng phụ trước lớp. - Học sinh đọc các tình huống trên bảng. - Học sinh làm việc cá nhân hay theo cặp để nối các từ hay các câu ở cột A với những thông tin tương ứng ở cột B. - Học sinh viết kết quả lên bảng hoặc nối trực tiếp. - Giáo viên sửa lỗi cho các em. - Giáo viên chuẩn bị nội dung ra bảng phụ. Example 2: Matching unit 5: the media (english 9) Lesson 4: Read (page 43, 44) - T. hangs the extraboard. Names Opinions 1 - Sandra Morgan 2 - Hong Hoa 3 - Huansui 1 - The Internet is a fast and convinent way to get information. 2 - The Internet is available only in the city. 3 - People use the Internet for many purposes: education, communication, entertainment and commerce. 4 - Bad program is on of the limitation of the Internet. 5 - Internet is a wonderful invention of modern life. 6 - You should be alert when using the Internet. 7 - Using the Internet is not only time consuming and costly but also dangerous for small children. - T. gives instruction: You are going to read the text about the forum on the Internet and match the names with the opinions. - T. gives time for students to do their tasks. - T. gets feedback from students (1 or 2 ideas). - T. gives the correct answers. 3 - Các thủ thuật trong giai đoạn "Post - reading". Tên thủ thuật Các bước thực hiện Chuẩn bị 1 - Discussion - Giáo viên đưa ra chủ đề có liên quan đến bài học và những lời chỉ dẫn ngắn gọn. - Học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để đưa ra những ý kiến của mình về chủ đề đó. - Giáo viên đi vòng quanh lớp để quan sát và giúp đỡ các em. - Một vài cặp hoặc nhóm trình bày suy nghĩ và ý kiến riêng của nhóm trước lớp. - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho các em. 2 - Recall - Sau khi đọc nội dung câu chuyện giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đó theo ngôn ngữ của các em, sử dụng các tranh vẽ hay các thông tin các em đã tìm hiểu ở phần Pre-reading hay While reading. - Học sinh làm việc theo từng cặp hoặc từng nhóm. - Một vài cặp đứng lên kể lại câu chuyện trước lớp. - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi. - Giáo viên chuẩn bị một số tranh vẽ hay các thông tin có liên quan lên bảng phụ. 3 - Role play - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài khoá. - Giáo viên phân vai cho học sinh. - Học sinh làm việc theo cặp hoặc tuỳ vào số lượng nhân vật có trong bài. - Một vài cặp hoặc nhóm lên diễn lại trước lớp. - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi 4 - Write it up - Giáo viên treo bảng phụ trước lớp. - Học sinh làm việc theo cặp để hoàn thành các hoạt động trên. - Học sinh luyện tập kỹ năng viết theo từng cặp, nhóm hay cá nhân. - Học sinh trao đổi bài viết cho nhau. - Một vài em đọc qua bài viết của mình trước lớp. - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cơ bản cho các em. Example 3: Discussion unit 5: the media (english 9) Lesson 4: Read - T. gives instruction: You work in groups to discuss about the advantages and disadvantages of the Internet. - T. divedes the class into two groups (group A and group B). Group A: discuss about the advantages. Group B: discuss about the disadvantages. - Students give their opinions before class. - T. remarks and corrects Ss' mistakes. c - kết luận: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tăng thêm khả năng suy đoán về nghĩa là đặc trưng của một tiết dạy đọc hiểu, cho nên việc áp dụng các kỹ thuật dạy học trên vào tiết dạy đọc hiểu là không thể thiếu được. Tuỳ theo vào từng bài, từng đoạn văn hay câu chuyện dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp mà ta áp dụng các kỹ thuật trên cho phù hợp. Một tiết dạy đạt kết quả cao nếu như mỗi giáo viên đều biết cách tổ chức tốt các kỹ thuật cho từng bước. Trên đây tôi đã đưa ra một số các thủ thuật dạy học thông dụng để áp dụng cho việc dạy một bài đọc biểu. Do mới chỉ là ý kiến riêng của cá nhân tôi, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tieng_anh.doc