Sáng kiến kinh nghiệm Các biện phúp giúp học sinh viết đoạn văn kể về người theo gợi ý

Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ cho học sinh

- Khi đọc các câu hỏi gợi ý, ai cũng sẽ nghĩ ngay bài tập này đơn giản bởi có hệ thống câu hỏi rõ ràng. Như vậy giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi gợi ý và như thế là đã hoàn thành mục tiêu của bài học. Nhưng thực ra đây lại là cái khó của dạng văn này. Bởi vì bài tập đã có sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý nên khi hướng dẫn học sinh khai thác và trả lời câu hỏi, giáo viên đã vô tình lập ra một dàn bài rập khuôn dẫn đến bài văn của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung. Hơn nữa, học sinh lớp 2 rất nhỏ, vốn từ ít, lại chưa có thói quen quan sát, tìm tòi, sưu tầm tài liệu liên quan phục vụ cho bài học. Đây là nguyên nhân dẫn đến câu văn của các em còn đơn giản, hời hợt, rời rạc, chưa có sự sáng tạo. Hầu hết các em sẽ trả lời thứ tự các câu hỏi giống sách giáo khoa mà không phải chép văn mẫu dẫn đến đoạn văn thường giống nhau.

- Trước thực tế như vậy, để giúp học sinh có vốn từ khi viết câu, đoạn văn hay có hình ảnh, sát thực tế, tôi đã làm như sau:

+ Định hướng trước trong khi dạy các bài Tập đọc thuộc chủ điểm này hoặc các môn học khác như : Tự nhiên xã hôi, Luyện từ và câu, Kể chuyện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện phúp giúp học sinh viết đoạn văn kể về người theo gợi ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BIỆN PHÚP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ NGƯỜI THEO GỢI Ý
1: Biện pháp 1: giáo viên cần nắm được nội dung chương trình phân môn Tập làm văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
2: Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ cho học sinh
- Khi đọc các câu hỏi gợi ý, ai cũng sẽ nghĩ ngay bài tập này đơn giản bởi có hệ thống câu hỏi rõ ràng. Như vậy giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi gợi ý và như thế là đã hoàn thành mục tiêu của bài học. Nhưng thực ra đây lại là cái khó của dạng văn này. Bởi vì bài tập đã có sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý nên khi hướng dẫn học sinh khai thác và trả lời câu hỏi, giáo viên đã vô tình lập ra một dàn bài rập khuôn dẫn đến bài văn của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung. Hơn nữa, học sinh lớp 2 rất nhỏ, vốn từ ít, lại chưa có thói quen quan sát, tìm tòi, sưu tầm tài liệu liên quan phục vụ cho bài học. Đây là nguyên nhân dẫn đến câu văn của các em còn đơn giản, hời hợt, rời rạc, chưa có sự sáng tạo. Hầu hết các em sẽ trả lời thứ tự các câu hỏi giống sách giáo khoa mà không phải chép văn mẫu dẫn đến đoạn văn thường giống nhau.
- Trước thực tế như vậy, để giúp học sinh có vốn từ khi viết câu, đoạn văn hay có hình ảnh, sát thực tế, tôi đã làm như sau:
+ Định hướng trước trong khi dạy các bài Tập đọc thuộc chủ điểm này hoặc các môn học khác như : Tự nhiên xã hôi, Luyện từ và câu, Kể chuyện....
Ví dụ: Qua bài Tập đọc“ Cây xoài của ông em” tuần 11 trong đoạn “Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.”
Giáo viên giúp học sinh hiểu được đoạn văn kể về tình cảm của hai mẹ con và hiểu được nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn và học sinh biết đặt câu với những từ đó về các chủ điểm đã học. 
Ví dụ:
Khi dạy bài Tập đọc: “Bé Hoa” tuần 15 trong đoạn văn: Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. 
Giáo viên giúp học sinh hiểu được đoạn văn nói về tình cảm của chị đối với em và hiểu được nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn và học sinh biết đặt câu với những từ đó về các chủ điểm đã học. 
Tôi còn cung cấp vốn từ cho học sinh khi dạy các bài Tập đọc sau:
Bài: Bà cháu tuần 11 trong đoạn “Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.”
Giáo viên giúp học sinh hiểu được đoạn văn nói về tình cảm bà cháu và hiểu được nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn và học sinh biết đặt câu với những từ đó về các chủ điểm đã học.
Ngoài ra tôi còn cung cấp vốn từ cho các em qua phân môn Luyện từ và câu, chính tả...
Ví dụ: Trong tiết Luyện từ và câu - tuần 15, ngoài những từ học sinh tìm được tôi còn cung cấp thêm cho học sinh các từ khác chỉ tính tình, hình dáng của người và vật.
+ Đặc điểm về tính tình của người: tốt, ngoan, hiền, thật thà, thẳng thắn, bộc trực, chăm chỉ, siêng năng, lười biếng....
+ Đặc điểm về hình dáng của người và vật: cao, to, vạm vỡ, lực lưỡng, thanh thanh, thon thả, nhỏ nhắn, béo, mập, mũm mĩm, mập mạp, dong dỏng, mập mạp, tròn xoe, cường tráng, gầy yếu, cong, méo, thẳng tưng, thẳng tắp, ...
Ví dụ: Bài: Ông cháu (chính tả); Suất cơm phần bà (35 bộ đề ôn luyện); Thỏ thẻ; LTVC (tuần 12); Quà tặng mẹ (35 đề ôn luyện); Cây xương rồng
(35 đề ôn luyện); Kho báu của tôi (35 đề ôn luyện); ....
Tôi cho các em tự đọc trong các giờ truy bài, hay tự học ở nhà (bài cần được in kèm tranh ảnh để tăng độ hấp dẫn với học sinh lớp 2.)
3: Rèn học sinh nói, viết câu đủ thành phần theo câu hỏi gợi ý:
+ Trả lời câu hỏi: Ông (bà hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
Thực tế học sinh trả lời ngay: Ông (bà hoặc người thân) của em 60 tuổi (70 tuổi, ...). Câu trả lời như thế còn đơn giản quá. Tôi gợi ý thêm: Ông, bà (hoặc người thân) năm nay đã bao nhiêu tuổi rồi? (Năm nay, ông (bà) em đã 60 tuổi rồi.) Em thấy ông, bà (hoặc người thân) của em già hay trẻ so với tuổi? (Trông ông (bà) trẻ (già) hơn tuổi rất nhiều (nhiều lắm!). Tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi a theo cách diễn đạt của mình. Ví dụ: Năm nay ông (bà) em đã 60 tuổi (70 tuổi) rồi. Trông ông (bà) trẻ (già, minh mẫn) hơn tuổi rất nhiều (nhiều lắm!).
Tôi hỏi tiếp: Có thể dùng từ ngữ nào thay thế cho từ “đã” để biết khoảng tuổi của người định kể? (chạc, khoảng, chừng, ngoài, vừa tròn ...)
Câu “Năm nay, ông (bà) em đã 60 tuổi rồi. Còn được diễn đạt bằng câu văn nào khác? (Năm nay, ông (bà) em chạc 60 tuổi./ Năm nay, ông (bà) em chừng 60 tuổi rồi./ Năm nay ông (bà) em đã ngoài 60 tuổi./ Năm nay, ông (bà) em vừa tròn 60 tuổi./ ...
Tôi lại cho học sinh diễn đạt lại : Ông (bà) em đã ngoài 60 tuổi rồi nhưng trông ông (bà) còn khỏe lắm!/ Ông (bà) em ngoài 70 tuổi rồi nhưng trông ông (bà) còn minh mẫn (tinh tường) lắm!/ 
Muốn có nhiều câu giới thiệu về tuổi, tôi khuyến khích các em đảo trật tự các từ trong câu sao cho hợp lí. Với cách làm như vậy, bài làm của các em không bị trùng lặp. 
Ví dụ: 
Năm nay, ông (bà) em đã 60 tuổi rồi./ Ông (bà) em năm nay đã 60 tuổi rồi. 
Để bài viết của học sinh thêm sinh động hấp dẫn với học sinh có năng khiếu, tôi khuyến khích học sinh kết hợp kể với miêu tả bằng cách lựa chọn đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình (dáng người, khuôn mặt, nước da, ánh mắt, miệng cười ...), tính tình để tả về người thân. 
Ví dụ: 
Mái tóc ông em đã điểm bạc./ Mái tóc của ông bạc trắng như cước./ Bà là người hiền lành và rất yêu thương con cháu. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn làm việc nhà để đỡ đần bố mẹ em./ ....
+ Trả lời câu hỏi: Ông (bà) hoặc người thân của em làm nghề gì? Một số em sẽ trả lời ngay: Ông (bà hoặc người thân) của em làm nghề nông dân. Để giúp học sinh trả lời câu hỏi (b) đúng, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Để giới thiệu về nghề nghiệp của người thân em phải dùng mẫu câu nào? (mẫu câu Ai là gì?)
Tôi yêu cầu học sinh dùng mẫu câu Ai là gì? để giới thiệu về nghề nghiệp của người thân. Hoặc dùng câu văn khác để nói về công việc của người thân. 
 Ví dụ: Ông (bà hoặc người thân) em là nông dân./ Ông (bà hoặc người thân) của em làm nghề nông.
Em hãy nói câu văn kể về đặc trưng công việc của họ? (Ngày nào ông (bà hoặc người thân) cũng ra đồng làm việc./ Sáng ông (bà hoặc người thân) đi làm từ lúc 7 giờ đến 10 giờ trưa mới về./ ... Sau đó tôi cho học sinh diễn đạt lại câu hỏi (b): Ông (bà hoặc người thân) em là nông dân. Ngày nào, ông (bà hoặc người thân) cũng ra đồng làm việc./
 + Trả lời câu hỏi: Ông (bà hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?
Các em thường kể rất thực, trả lời ngay: Ông (bà hoặc người thân) rất quý em. Tôi gợi ý tiếp: Ông (bà hoặc người thân) đã chăm sóc em như thế nào? Kể ra những việc làm thể hiện điều đó? (Ngày nào cũng vậy, ông (bà hoặc người thân) chuẩn bị bữa sáng rồi đưa em đến trường. Có gì ngon ông (bà hoặc người thân) cũng phần em./ Thỉnh thoảng, ông (bà hoặc người thân) lại đưa em đi chơi, mua cho em những đồ chơi đẹp. ...)
+ Hướng dẫn học sinh huy động kĩ năng sống thực tế:
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời hết các câu hỏi của bài tập, tôi lại hỏi tiếp: Em có tình cảm như thế nào với ông (bà hoặc người thân) của mình? Khi các em nói nên được tình cảm của mình, tôi lồng ghép giáo dục đạo đức cho các em về việc kính trọng ông (bà hoặc người thân). Tôi lại hỏi tiếp: Em cần làm gì để ông (bà hoặc người thân) của em vui? (Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để ông (bà hoặc người thân) vui./ Em làm việc nhà giúp đỡ ông (bà hoặc người thân)./ ...)
Trong quá trình khai thác nội dung tôi hình thành kiến thức cho học sinh theo mô hình mạng ý nghĩa (biểu đồ cây):
Kể về người thân
 Tình cảm của em với người đó Tình cảm của người thân với em 
 (kính trọng, thương yêu, yêu quý... ) (yêu quý, chăm chút, yêu thương...) 
 Học tập, làm việc
 (say sưa, chăm chỉ...) 
 Tính tình 
 (hiền lành, tốt bụng...) 
Hình dáng (vạm vỡ, nhỏ nhắn, gầy gò... 
nước da: hồng hào, trắng hồng ...
mái tóc: óng mượt, đen nhánh, 
bồng bềnh ... )
 Nghề nghiệp (học lớp mấy, trường 
 (kĩ sư, bác sĩ, giáo viên...) 
 Giới thiệu tên, tuổi 
 (khoảng, ngoài...)
Hoặc tôi dùng mạng ý nghĩa để các em viết đủ ý và sắp xếp ý lôgic.
Kể về người thân
Hình dáng (dáng người, khuôn mặt, nước da, mái tóc...)
Giới thiệu tên
Tuổi
Nghề nghiệp (học lớp mấy, trường nào?)
Tình cảm của em với người đó
Tính tình
Học tập, làm việc
Tình cảm của người thân với em
Dựa vào sơ đồ trên khi kể về người thân, em cần kể những gì? (tên, tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của người thân đối với em và tình cảm của em đối với người thân.)
4: Rèn kĩ năng nói, viết câu văn sinh động:
Để học sinh viết được đoạn văn hay kể về anh chị em ruột (hoặc anh chị em họ) (biết kết hợp kể với miêu tả). Tôi đặt câu hỏi gợi ý học sinh: Trong các từ chỉ hình dáng các em vừa tìm được, từ nào dùng để miêu tả hình dáng của con người? (học sinh nêu). Tôi yêu cầu học sinh dùng từ ngữ đó đặt câu để miêu tả hình dáng người thân của mình. 
Ví dụ: Chị em có dáng người nhỏ nhắn./ Dáng chị nhỏ nhắn nhanh nhẹn./ Mắt bé tròn xoe./ ...
Với câu văn miêu đôi mắt em bé, tôi gợi ý học sinh phát triển để được câu văn hay hơn và có hình ảnh so sánh: em thấy đôi mắt bé tròn xoe trông giống sự vật nào? (hòn bi, hạt nhãn...). Tôi cho học sinh nói câu văn có hình ảnh so sánh: Mắt bé tròn xoe như hòn bi ve./ Mắt bé tròn xoe, đen láy./ ...
Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em noi gương. Tập ghi chép những từ hay, ý đẹp khi bắt gặp ở đâu đó vào một quyển sổ tay của mình. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều, càng phong phú hơn. 
+ Phối hợp với cán bộ thư viện để đọc truyện, sách tham khảo.
5: Hướng dẫn viết đoạn văn:
Ví dụ: Khi dạy học sinh viết đoạn văn từ 3- 5 câu kể về người thân, giáo viên cần hướng dẫn theo các bước sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu bài. Định hướng học sinh viết.
- Học sinh đọc yêu cầu bài: “Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về người thân”.
- Giáo viên phân tích yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh định hướng viết.
+ Viết đoạn gồm mấy câu? (Viết đoạn từ 3 đến 5 câu).
+ Nội dung cần viết là gì? (Viết về người thân).
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
+ Tên người em định kể là ai?
+ Người đó hình dáng như thế nào? Tính nết người đó ra sao?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
- Đoạn văn cần viết có mấy ý? ( 3 ý)
- Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Với 3 ý này, học sinh có thể phát triển mỗi ý thành 1 hoặc 2 câu. Từ câu này sang câu khác phải có sự liên kết, tránh lặp lại từ ý này phát triển tiếp ý kia.
Tóm lại: Không nhất thiết cứ mỗi câu hỏi viết được một câu trong đoạn văn. Mà cần viết với sự cảm nhận bằng nhiều cách: nhìn, quan sát xen lồng với tình cảm của mình với người thân.
Một lưu ý đặc biệt là giáo viên cần hướng dẫn học sinh kể những nét tiêu biểu nhất mang tính đặc trưng của người mình kể và không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi gợi ý. Đây tưởng là việc đơn giản nhưng hầu hết giáo viên khi hướng dẫn học sinh lại bỏ qua dẫn đến vẫn thường là việc trả lời các câu hỏi gợi ý theo thứ tự.
Ví dụ học sinh viết:
Bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng nước da của bà vẫn trắng hồng và mái tóc bà dài và đen, còn đen hơn cả tóc của mẹ em. 
Bước 2: Học sinh viết bài vào vở. 
 - HS làm miệng 1- 2 lần. Sau đó HS cần lưu ý những từ cần dùng để kể, tả được gạch chân ở phần mạng ý nghĩa.
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý các câu trả lời đó theo một trình tự hợp lí để thành đoạn văn kể về người thân. Giữa các câu (nếu có thể) thì viết từ nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài văn thêm liền mạch. Câu có đủ thành phần, đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. GV cần nhấn mạnh, khuyến khích các em tìm cách diễn đạt bằng câu văn khác để thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân. Lưu ý trong đoạn văn tránh lặp từ nhiều lần mà phải thay các từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự.
 - HS viết bài. Lúc này giáo viên cần sửa cho từng học sinh.
Bước 3: Nhận xét bài, chữa lỗi:
Khi làm xong, GV cho học sinh đọc bài của mình trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa câu trả lời đúng. Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Khi sửa bài, GV nên giới thiệu những bài văn hay ở năm học trước hoặc những bài văn hay của học sinh trong lớp để cho các em tham khảo.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phup_giup_hoc_sinh_viet_doan.doc
Sáng Kiến Liên Quan