Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng

Cơ sở lí luận

1.1. Văn hóa và truyền thống của lớp học

Văn hóa lớp học được hiểu là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và

hành vi ứng xử, đặc trưng của một lớp học, tạo nên sự khác biệt với các lớp học

khác, có một phong cách riêng để mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều có thể

nhớ được và tự hào về truyền thống, phong cách đặc trưng của lớp mình.

Như vậy, văn hóa của một tập thể lớp liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất,

tinh thần của lớp học. Nó biểu hiện trước hết ở tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục

tiêu, các giá trị, phong cách quản lí lớp, bầu không khí tâm lí trong lớp học, thể

hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử được

xem là tốt đẹp và được mỗi thành viên trong lớp học chấp nhận và trở thành truyền

thống, được mọi người trong lớp đều trân trọng giữ gìn; trở thành niềm tự hào

truyền thống, phong cách đặc trưng mỗi khi nhắc về lớp mình, mọi thành viên đều

có thể nhớ được và tự hào. (Dẫn theo Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

cốt cán đổi mới nội dung và phương pháp tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn

cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, trang 46)

1.2. GVCN và việc xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp

1.2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN

a) Vai trò của GVCN

- GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người

thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý và chịu

trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực

hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.

- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần

gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và

các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự

quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp.

- GVCN là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm.

- Trong quan hệ với lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường,

GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách cho HS là cầu nối

giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

b) Chức năng của GVCN

Nhìn tổng thể, chức năng của người GVCN lớp là lãnh đạo, tổ chức quản lí,

giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ

giáo dục của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát

triển và môi trường học tập thân thiện.

Quan niệm trên đã phản ánh sự thống nhất giữa:9

- Chức năng quản lí và chức năng giáo dục.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của HS theo định hướng

phát triển toàn diện nhân cách.

- Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân.

- Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện.

Như vậy, có thể thấy, công tác của GVCN gồm có hai hoạt động lớn: hoạt động

quản lí tập thể HS và hoạt động giáo dục HS.

+ Với tư cách là nhà quản lí, công tác quản lí tập thể HS của GVCN bao gồm

những công việc sau: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Tổ chức bộ máy tự quản;

Triển khai kế hoạch chủ nhiệm; Giám sát, thu thập thông tin về lớp chủ nhiệm;

Cập nhật hồ sơ công tác chủ nhiệm và hồ sơ HS; Cố vấn cho Ban chấp hành chi

đoàn; Phối hợp với các lực lượng khác.

+ Với tư cách là nhà giáo dục, công tác giáo dục HS của GVCN bao gồm

những hoạt động sau: Phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện;

Triển khai các nội dung giáo dục toàn diện trong lớp chủ nhiệm; Tổ chức các hoạt

động và giao lưu tập thể; Giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống cho HS ;

Thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực; Giải quyết những tình huống bất ngờ; Tư vấn,

tham vấn cho HS trong việc ra quyết định giải quyết các vấn đề gặp phải trong

cuộc sống.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong hình thức giấy khen của nhà trường. GVCN nên thiết kế những giấy 
khen danh hiệu theo thế mạnh của HS và những đóng góp của HS đó trong việc 
xây dựng văn hóa và truyền thống của tập thể lớp, ví dụ: Người thuyết trình xuất 
sắc; Nhà hùng biện tài ba; MC duyên dáng, tài hoa; Người truyền cảm hứng cho 
tập thể lớp; Người thiết kế không gian tài năng; Cán bộ lớp gương mẫu; 
- Tổ chức các buổi khen thưởng: sinh hoạt lớp, tổng kết phong trào thi đua, 
khen trong giờ chào cờ. Nên khen HS không phải chỉ vì đóng góp nổi bật mà khen 
cả sự tiến bộ trong một quá trình. 
Tóm lại, ngoài những biện pháp mà tôi trình bày ở trên, có thể có những 
biện pháp khác nữa mà GVCN áp dụng đối với việc xây dựng văn hóa và truyền 
thống của tập thể lớp. Song, đây là những biện pháp được tôi nghiên cứu nằm 
trong một hệ thống chặt chẽ như một chu trình từ thấp đến cao về mức độ nhận 
thức và hành vi của HS: 
- Xác định giá trị chung làm nền tảng văn hóa và truyền thống 
- Xây dựng văn hóa và truyền thống phản ánh qua các hoạt động vật chất và 
tinh thần của lớp 
- Phát huy, lan tỏa văn hóa và truyền thống của tập thể lớp trong nhà và cộng đồng 
- Tạo động lực và truyền cảm hứng để xây dựng văn hóa và truyền thống 
cho tập thể lớp chủ nhiệm (đây là biện pháp xuyên suốt và hòa quyện với các biện 
pháp đã nêu). 
 31 
III. Hiệu quả của đề tài 
1. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài “Biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ 
nhiệm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng” được tôi thực hiện kể từ khi nhận 
nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đến nay. Nhìn chung, khi áp dụng giải pháp này, giáo viên 
tiến hành một cách thuận lợi, đúng nguyên tắc và phương pháp, HS hứng thú và có 
khả năng thích ứng tốt, thể hiện hiểu biết và tiềm năng vốn có của mình vào thực 
tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo, có ý nghĩa. 
2. Mức độ vận dụng 
Đề tài được triển khai cho tất cả các đối tượng HS từ lớp 10, lớp 11, lớp 12. 
Đề tài được thể hiện có tính chất phân cấp từ dễ đến khó, từ lí thuyết đến thực hành 
và vận dụng sáng tạo. 
Giải pháp có tính gợi mở hướng tiếp cận cho nhiểu giải pháp chủ nhiệm 
khác trongnhà trường. 
3. Hiệu quả 
3.1. Khảo sát 
a) Sau khi áp dụng giải pháp vào thực nghiệm dạy học, tiến hành khảo sát HS, 
tôi thu được kết quả như sau: 
Phiếu khảo sát thái độ học tập của HS 
Họ và tên học sinh: ............................................................................................ 
Lớp ..................................................................................................................... 
Trường................................................................................................................. 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có 
câu trả lời phù hợp với em 
Nội dung đánh giá Thích 
Không 
thích 
Không 
thay đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay đổi 
tích cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Cảm nhận của em khi là thành viên của 
tập thể lớp xây dựng được văn hóa và 
truyền thống riêng? 
 32 
Bảng khảo sát thái độ học tập của HS 
Năm học Lớp 
Không sử dụng phương pháp 
của đề tài 
Lớp 
Sử dụng phương pháp của đề tài 
Thích 
Không 
thích 
Không 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay 
đổi 
tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thích 
Không 
thích 
Không 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay 
đổi 
tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
2019-2020 10D3 
12/46 
26% 
36/46 
74% 
36/46 
74% 
12/46 
26% 
10A5 
41/41 
100% 
0/41 
0% 
3/41 
7,3% 
38/41 
92,7% 
2019- 
2020 
10D2 
13/47 
28% 
34/47 
72% 
34/47 
72% 
13/47 
28% 
10A8 
45/45 
100% 
0/45 
0% 
4/45 
 8,9% 
41/45 
91,1% 
b) Sau khi ứng dụng giải phápvào thực nghiệm dạy học, tiến hành khảo sát 
giáo viên, tôi thu được kết quả như sau: 
 Phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên 
Họ và tên giáo viên: ................................................................................................ 
Giảngdạy môn:........................................................................................................ 
Chủ nhiệm lớp .......................................................................................................... 
Trường....................................................................................................................... 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu 
trả lời phù hợp với thầy/cô 
Nội dung đánh giá 
Dễ thực 
hiện và 
có hiệu 
quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không 
cao 
Tiếp tục 
thực 
hiện và 
nhân 
rộng 
Không 
tiếp tục 
sử 
dụng 
Tiếp 
tục sử 
dụng 
và có 
cải tiến 
Ý kiến của thầy cô khi thực 
nghiệm giải pháp xây dựng 
văn hóa và truyền thống lớp 
chủ nhiệm? 
 33 
Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên 
Năm học 
Kết quả 
Dễ thực 
hiện và có 
hiệu quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không cao 
Tiếp tục 
thực hiện 
và nhân 
rộng 
Không tiếp 
tục sử dụng 
Sử dụng có cải 
tiến 
2019-2020 
35/42 
83,8% 
7/42 
16,7% 
35/42 
83,8% 
5/42 
11,9% 
2/42 
4,8% 
3.2. Phân tích kết quả khảo sát 
- Về phía HS 
Qua số liệu thống kê, với việc áp dụng các biện pháp xây dựng văn hóa và 
truyền thống lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em vô cùng hứng thú với nội dung 
này và hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, tạo môi trường cho HS 
được hoàn thiện, phát triển nhân cách và năng lực bản thân. Với những lớp không áp 
dụng giải pháp, hiệu quả giáo dục thấp. 
- Về phía giáo viên 
Phần lớn các GVCN áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng 
thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. Bản thân giáo viên cũng được 
sáng tạo và làm mới mình trong nghề, mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho 
sự nghiệp trồng người. 
4. Những kết quả đạt được 
Áp dụng “Các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm 
ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng” đã góp phần tạo nên những kết quả đáng tự 
hào sau đây của lớp tôi: 
4.1. Về kết quả học tập: 
Lớp chủ nhiệm A4 niên khóa 2017- 2020 có những tiến bộ vượt bậc trong học tập 
qua các năm học, kết quả thể hiện ở bảng sau: 
Năm học 
Lớp áp dụng phương pháp 
của đề tài( A4 - K97) 
Lớp không áp dụng phương pháp 
của đề tài( lớp A7 - K97) 
Học lực giỏi Học lực khá Học lực giỏi Học lực khá 
2017 – 2018 45% 55% 20% 80% 
2018 – 2019 92.31% 7.69% 63.89% 36.11% 
2019 - 2020 97.37% 2.63% 68.42% 31.58% 
 34 
 - Về xếp loại học lực cuối năm có 37/38 em chiếm tỷ lệ 97.37% học sinh đạt học 
sinh giỏi toàn diện, 2.63% em đạt loại khá, không có học sinh nào xếp loại trung bình, 
yếu kém. 
- Có 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT và Đại học, trong đó có 5 em của lớp / 
tổng 53 em của trường đạt điểm đại học từ 27.0 trở lên, phần lớn các em đỗ vào các 
trường đại học thuộc tốp đầu của cả nước. 
4.2.Về rèn luyện: 
- Lớp A4 khóa 97 và A7 khóa 2020 – 2023 do tôi chủ nhiệm không có học sinh 
vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. 
Tất cả các học sinh luôn đoàn kết, yêu thương, trách nhiệm và nỗ lực học tập. 
- Về hạnh kiểm, lớp A4 khóa 97 cũng như lớp A7 hiện nay có 100% HS đạt 
hạnh kiểm tốt, nhiều em ngày càng có kỹ năng sống tốt hơn do được tham gia 
nhiều hoạt động giáo dục toàn diện của lớp và nhà trường. 
- Lớp A4 K 97 có 01 em là Vũ Thị Khánh Huyền- Bí thư chi đoàn được chi bộ 
kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. 
4.3. Về xếp loại tập thể: 
Lớp A4 K 97 do bản thân tôi làm chủ nhiệm luôn là tập thể lớp xuất sắc của nhà 
trường, là chi đoàn vững mạnh. Lớp đã xây dựng được mô hình lớp học lí tưởng nêu 
gương trong toàn khối, toàn trường. 
4.4. Về xây dựng văn hóa và truyền thống 
Trong những năm qua, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT 
Huỳnh Thúc Kháng, đặc biệt là chủ nhiệm lớp A4 K97 và A7 K100, các em đã: 
- Thống nhất và xây dựng được giá trị cốt lõi của lớp học. 
- Xây dựng được bảng quy chế phù hợp với đặc thù của lớp và được 100% học 
sinh hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện. 
- Mỗi cá nhân học sinh trong lớp chủ nhiệm đều xác định được mục tiêu của bản 
thân để phấn đấu. 
- Trang trí lớp học theo giá trị truyền thống của lớp và nhận được sự đánh giá cao từ 
BGH, các đồng nghiệp. 
 - Đặc biệt là thông qua các chủ đề trong giờ sinh hoạt lớp đã tạo nên tâm lý 
thoải mái nhẹ nhàng, phát huy sự sáng tạo, năng động cho các em học sinh. 
- Bên cạnh sự nỗ lực trong học tập và rèn luyện thì các em học sinh lớp chủ 
nhiệm A4 khóa 97 còn là thành viên nòng cốt trong ban tổ chức các hoạt động 
đóng góp cho nhà trường và cộng đồng, có bí thư chi đoàn là em Vũ Khánh Huyền 
là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, trưởng ban tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa của HS, như: 
+ Hoạt động Ngoại khóa với quy mô lớn (Lễ Tri ân và trưởng thành nhiều năm). 
 35 
+ Các hoạt động tình nguyện và hoạt động nhân đạo (Giờ trái đất; Tiết kiệm 
năng lượng; An toàn giao thông; Tiếp sức mùa thi; Mùa hè xanh; Ngày chủ nhật 
xanh; Chăm sóc Quảng trường Hồ Chí Minh; Chương trình “Thắp nến tri ân” ở 
nghĩa trang liệt sĩ; Dự án “Trường học xanh”; chương trình Xuân yêu thương cho 
các em làng trẻ SOS, bệnh nhân bệnh viên ung bướu Tỉnh Nghệ An; Chương trình 
Nhịp đập yêu thương trẻ em ở Trung tâm giáo dục và dạy nghề trẻ em khuyết tật; 
Tri ân người có công với cách mạng ở Trung tâm điều dưỡng; Tặng quà cho các 
em nghèo miền núi “Mùa đông ấm”). 
- Một điều đáng trân trọng và tự hào đó là những nét đẹp văn hóa và truyền 
thống của lớp chủ nhiệm được xây dựng ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng vẫn 
luôn được giữ gìn và phát huy khi các em đã rời ghế nhà trường, hòa vào biển lớn 
cuộc đời. Dù ở đâu, lúc nào, các em cũng coi tập thể lớp là nơi để yêu thương, 
đoàn kết, gắn bó và điểm tựa tinh thần để mỗi thành viên nỗ lực đạt được thành 
công và hạnh phúc trong cuộc sống. 
Tóm lại, trong những năm học qua, nhờ sự nỗ lực và tâm huyết trong công tác 
chủ nhiệm, lớp chủ nhiệm tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp 
vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Những kết quả đạt được của học 
sinh lớp chủ nhiệm đã phần nào khẳng định được năng lực, uy tín, đạo đức của 
người GVCN trước học sinh, phụ huynh, nhà trường và xã hội. Đó là niềm hạnh 
phúc và cũng là động lực lớn lao của tôi trên hành trình “gieo hạt giống tâm hồn”. 
 36 
 KẾT LUẬN 
I. Những đóng góp của đề tài 
1. Tính mới của đề tài 
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính mới và sáng tạo về các biện 
pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp chủ nhiệm ở trường THPT 
Huỳnh Thúc Kháng. Các biện pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong 
nhiều năm học vừa qua đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho GVCN và HS. Đề 
tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới dạy học và kiểm tra đánh 
giá theo yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất cho HS theo mục tiêu giáo dục 
của nhà trường và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vận dụng đề tài vào 
thực tiễn giáo dục trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo 
dục toàn diện học sinh trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ. 
2. Tính khoa học 
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù 
hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề 
tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở 
vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. 
Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công 
trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. 
3. Tính hiệu quả 
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Nhiều năm qua tôi và các đồng 
nghiệp đã thể nghiệm phương thức giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. 
Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học 
và người dạy và nhà trường. 
Về phía người học: Tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ 
sống, tạo cơ hội cho HS thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển 
những phẩm chất, kĩ năng tư duy bậc cao quan trọng và cần thiết cho công việc và 
cuộc sống ngoài đời của HS. 
Về phía người dạy: Động lực bản thân người giáo viên ngày càng hoàn thiện 
hơn về phẩm chất, lối sống, năng lực chuyên môn của mình, nâng cao tính chuyên 
nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp, nhà trường, các tổ chức xã hội cũng như 
cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với HS. Giáo viên cảm thấy yêu nghề, yêu trò 
hơn khi xây dựng những hoạt động quản lý và giáo dục cho HS lớp chủ nhiệm 
mang tính hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, đam mê hơn với các nội 
 37 
dung giáo dục trong nhà trường. Đề tài thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm 
gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
II. Một số kiến nghị, đề xuất 
1. Với các cấp quản lí giáo dục 
Nghiên cứu các biện pháp xây dựng văn hóa và truyền thống cho tập thể lớp 
qua công tác chủ nhiệm là hướng đi cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện 
pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi thu hút được sự quan tâm của 
toàn xã hội và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục: từ việc ban hành văn bản 
chỉ đạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động 
giáo dục đến việc đầu tư đúng mức các điều kiện dành cho hoạt động giáo dục này 
như: kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực.... 
2. Với giáo viên 
Để xây dựng văn hóa và truyền thống cho lớp chủ nhiệm thành công, giáo 
viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng đắn cho bản thân và HS, tầm quan trọng 
của mục tiêu này khi nhận công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công. Giáo 
viên cần lựa chọn biện pháp phù hợp với đối tượng HS lớp mình chủ nhiệm và 
điều kiện dạy học của lớp cũng như của nhà trường. Giáo viên cần thiết kế các hoạt 
động giáo dục chu đáo trong tất cả các khâu; linh hoạt và sáng tạo khi phối hợp với 
phụ huynh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ việc thực hiện giải 
pháp giáo dục này. Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao năng 
lực chuyên môn và năng lực chủ nhiệm lớp để luôn là tấm gương sáng về nhân 
cách và trí tuệ cho HS noi theo cũng như sự năng động và sáng tạo trong việc tổ 
chức giáo dục GTS cho HS. 
Trên đây là nội dung đề tài được tôi đúc rút trong quá trình dạy học. Những gì 
tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong 
một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần 
vào việc đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Tuy nhiên, đề tài sẽ còn 
những chỗ chưa thật sự thỏa đáng, rất mong nhận được những góp ý từ Hội đồng 
khoa học và các đồng nghiệp để tôi bổ sung hoàn thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Vinh, tháng 2 năm 2021 
 38 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THẢO LUẬN XÂY DỰNG 
GIÁ TRỊ SỐNG CỐT LÕI – NỘI QUY LỚP HỌC – TRANG TRÍ 
KHÔNG GIAN LỚP HỌC 
1.Hình ảnh các thảo luận xây dựng giá trị cốt lõi và nội quy lớp 
 39 
 40 
2. Hình ảnh không gian lớp học được trang trí trên nền tảng giá trị cốt lõi 
 41 
3. Hình ảnh tiết sinh hoạt lớp trên nền tảng giá trị cốt lõi 
 42 
PHỤ LỤC 2 
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH VÀ HÌNH ẢNH HỌC SINH TỔ CHỨC 
CÁC HOẠT ĐỘNGNGOẠI KHÓA – CHIẾN DỊCH - TÌNH NGUYỆN- 
NHÂN ĐẠO ĐỂ LAN TỎA GIÁ TRỊ YÊU THƯƠNG 
1. Học sinh thành lập Dự án “Trường học xanh” – Bước chạm để thay đổi 
môi trường 
(Được Đài truyền hình nghệ an làm chuyên đề phóng sự “Câu chuyện 
Giáo dục”- Đường link https://youtu.be/DDRIITjwjQo) 
* Giới thiệu chung: 
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm chủ yếu 
của thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn đang ở lứa tuổi học sinh. Xu hướng hành động vì 
môi trường đang tạo ra một hiêu ứng không nhỏ trong xã hội. 
Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh việc hăng say học tập văn hóa, 
các bạn đoàn viên thanh niên còn năng nổ, sáng tạo tham gia các hoạt động ngoại 
khóa, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. 
Trước nguy cơ môi trường đang dần bị hủy hoại, cùng với tổ chức phi chính 
phủ Let’s Do It! Nghe An, nhóm học sinh đã thành lập dự án “Trường học Xanh”, 
bước đầu đã có những kết quả đáng kể. 
* Mục tiêu: 
- Lan tỏa thông điệp “Hành động để Bảo vệ Môi trường”. 
- Hướng đến mô hình phân loại rác thải trong trường học. 
- Xây dựng Trường học Xanh – Hạn chế sử dụng rác thải nhựa 
* Mô hình thực hiện: 
a. Thu gom trong khuôn viên nhà trường. 
- Xe rác của nhà trường (có dãn nhãn): 
Có 4 xe rác chia thành 4 loại: 
+ Rác vô cơ bẩn (nhãn Đỏ) 
+ Vỏ lon/chai nhựa/Vỏ hộp sữa dốc hết nước (nhãn Xanh) 
+ Giấy loại (nhãn Trắng) 
+ Rác hữu cơ 
- Bố trí thùng rác: 
+ Tại mỗi lớp có 3 thùng rác: Rác vô cơ bẩn, vỏ lon/chai nhựa, giấy loại, vỏ 
hộp sữa 
 43 
+ Trên sân trường 4 cụm thùng rác 
b. Thu gom và xử lý rác thải 
- Lịch thu gom: các lớp đi đổ rác vào 10p đầu giờ buổi sáng lớp trực vệ sinh 
buổi chiều đổ rác ở các khu vực trong khuôn viên nhà trường. 
- Kiểm tra: Đội Xung kích (3-4 người) trực đổ rác vào đầu buổi sáng, buổi 
chiều GVCN và cán bộ lớp trực đảm bảo vệ sinh. 
- Thu gom: 
+ Rác vô cơ: Đổ vào thùng rác của trường, đem đi hằng ngày 
+ Rác vỏ lon/chai nhựa, giấy loại: cất vào kho và người thu gom đến vào chiều 
Chủ nhật hằng tuần. 
+ Vỏ hộp sữa/ống hút: Đội TNTN hỗ trợ đem đến các điểm thu gom. 
* Khen thưởng và xử phạt. 
- Mô hình dự kiến sẽ đưa vào tính điểm thi đua hàng tuần nhằm theo dõi sát 
sao việc thực hiện của các lớp. 
- Sau mỗi đợt triển khai, dự án sẽ có chương trình tổng kết. Những lớp có kết 
quả tốt sẽ được nhận các phần quà thân thiện với môi trường, như: cây xanh, bình 
thủy tinh 
* Hướng phát triển dự án 
- Tiếp tục tuyên truyền và lan tỏa dự án trong toàn trường nhằm nâng cao ý 
thức bảo vệ môi trường trong các bạn học sinh. 
- Nhân rộng mô hình (áp dụng quy chế thi đua). 
- Tổ chức Sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề: Chuyện của Rác nhằm lan tỏa mạnh 
mẽ hơn đến các đội nhóm, câu lạc bộ trong nhà trường. 
- Tổ chức các buổi tổng kết: Đổi giấy lấy cây, Trưng bày sản phẩm Xanh, Lớp 
học Xanh 
- Đăng tải các bài viết về vấn đề Môi trường nhằm cung cấp thêm kiến thức và 
lan tỏa hành động Xanh. 
 44 
 45 
2. Một số hình ảnh học sinh tổ chức hoạt động ngoại khóa để lan tỏa GTS 
 46 
 47 
3. Một số hình ảnh học sinh tổ chức hoạt động chiến dịch – tình nguyện -nhân 
đạo lan tỏa giá trị sống 
3.1. Hoạt động chiến dịch “Chủ nhật xanh.” 
 48 
49 
3.2. Hoạt động chiến dịch “Giờ trái đất” 
50 
3.3. Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 
51 
3.4. Chương trình “Thắp nến tri ân” 
52 
3.5. Chương trình “Xuân yêu thương” (Tổ chức ở làng trẻ SOS và Bệnh viện 
Ung Bướu Nghệ An) 
53 
54 
55 
3. Chương trình “Nhịp đập yêu thương” (Tại Trung tâm giáo dục và dạy 
nghề trẻ em khuyết tật tỉnh Nghệ An) 
Đã được phát sóng trên đài truyền hình Nghệ An: Phóng sự “Nơi yêu 
thương được sẻ chia”. 
56 
57 
58 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống cho học sinh THPT, PGS.TS. Nguyễn 
Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – ThS. Trần Văn Tính – ThS. Vũ 
Phương Liên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 
2. Giá trị sống dành cho tuổi trẻ, Diane Tillman, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành 
phố Hồ Chí Minh, 2017 
3. Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT, Hà 
Nhật Thăng (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 
4. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2014 
5. Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo trong trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2015 
6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán đổi mới nội sung và 
phương pháp tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm 
công tác chủ nhiệm, Bộ Giáo dục và Đào tao – Vụ Giáo dục Trung học, Hà 
Nội, 2019 
7. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003 
59 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_xay_dung_van_hoa_va_truy.pdf
Sáng Kiến Liên Quan