Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp dạy kỹ năng cho sống học sinh Tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

 Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.

 Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

 Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.

 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp dạy kỹ năng cho sống học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học.
	- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục.
 - Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc...
Kết quả: Học sinh có ý thức hơn về tác phong, ngôn phong khi giao tiếp với bạn bè. Biết bày tỏ, nêu ý kiến phù hợp, tự tin hơn khi giao tiếp. Trả lời câu hỏi giáo viên nêu đầu đủ, rõ ràng hơn. Cán bộ lớp biết quan sát đưa ra nhận xét ưu điểm, tồn tại rành mạch hơn, biết nêu cách giải quyết đưa ra những giải pháp phù hợp hơn.
3.3-Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường:
Phối hợp với chính quyền nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Căn cứ vào nội dung trên, chúng ta cùng xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Cụ thể như sau: 
+ Phát động học sinh làm đồ chơi dân gian; sưu tầm các bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho học sinh theo phù hợp theo từng lứa tuổi, sau đó đến giờ sinh hoạt đầu tuần cho học sinh biểu diễn trước tập thể. 
+ Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học được chơi. Phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian trong dịp đầu xuân như: Ô ăn quan, Đập heo, Lò cò, hội thi Vẽ những điều em mơ ước. Đồng thời hàng tuần vào tiết chào cờ sáng thứ hai cho các em “Kể chuyện Bác Hồ”; Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng?
+ Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng sống được triển khai. Trong đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
+ Tổ chức lễ hội Văn hóa dân gian dành cho học sinh trong lớp vào các ngày lễ lớn trong năm: 20/11; 8/3. Lễ hội gồm các nội dung: “Những khúc ca vui”; “Họa sĩ là em”; “Nhà sử học tí hon”, thi hò vè, múa hát, đọc thơ Đặc biệt tổ chức cho học sinh trong lớp sưu tầm và thi hát bài hát thiếu nhi và chơi dân gian nhằm gìn giữ những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo viên chủ nhiệm sưu tầm sau đó lần lượt giới thiệu và tập cho học sinh các trò chơi dân gian trong trường và ở nhà. Hoạt động này do giáo viên chủ nhiệm và lớp phó văn thể phụ trách. Trong giờ ra chơi hướng dẫn, vừa tham gia chơi cùng học sinh để tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời giúp học sinh tự tin, say mê hơn trong khi chơi.
Để phục vụ cho hoạt động này được tốt, giúp cho học sinh có đủ dụng cụ khi tham gia trò chơi, tôi đã bố trí phụ huynh cùng mình chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: dây thừng để chơi kéo co, nhảy bao bố,  Qua đó rèn cho học sinh ý thức giữ gìn dụng cụ chơi và thói quen cất giữ cẩn thận sau khi chơi xong.
Kết quả đạt được: Đa số học sinh lớp tôi tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp. Tham gia tốt các trò chơi dân gian do Đội tổ chức, ham thích các trò chơi, có tinh thần đồng đội trong khi chơi. Các em có tinh thần tương thân, tương ái biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Đầu năm các em ủng hộ hai em có hoàn cảnh khó khăn mua thẻ Bảo hiểm y tế.
3.4-Biện pháp xây dựng môi trường trường học thân thiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kỹ năng sống:
Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học.
Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và học sinh tăng cường đọc sách, hiệu trưởng nhà trường cần trang bị sách cho thư viện: sách Bác Hồ, sách Lịch sử, và các loại sách trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: “Tủ sách Bác Hồ”; “Tủ sách Lịch sử”; “Câu đố vui”; “Những con vật đáng yêu”; “Hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm các em. 
Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ, sưu tầm tranh ảnh phục vụ các ngày chủ điểm trong năm. Tổ chức cho học sinh sưu tầm, kể các câu chuyện về Bác Hồ kính yêu vào tiết sinh hoạt tập thể thứ hai đầu tuần, nói về các việc làm trong cuộc sống hàng ngày của Bác, của mọi người có liên quan đến câu chuyện bạn vừa kể. Từ đó đặt ra các câu hỏi ứng xử tình huống trong giao tiếp, trong các mối quan hệ hàng ngày để học sinh trả lời qua việc hái hoa dân chủ ở cây hoa của lớp. Hoạt động này do tôi và lớp phó học tập phụ trách.
Tôi thường tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hốt rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó học sinh biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động.
Xây dựng bản tin của lớp, qua bản tin học sinh được giới thiệu gương người tốt, việc tốt, được xem những bài văn hay, chữ viết đẹp của các bạn trong lớp, được tham gia giải đáp các tình huống ứng xử hàng ngày, được tìm hiểu kiến thức về lịch sử, về an toàn giao thông, về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được rèn các kỹ năng sống hàng ngày như: Phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, và các tai nạn khác. 
Ngoài ra với các chuyên mục nói trên các em được giới thiệu các sản phẩm của mình về vẽ, viết chữ đẹp, bài văn hay nhằm phát huy tính mạnh dạn, khả năng của mình. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho học sinh trực tiếp đến động viên, thăm hỏi, giúp đỡ mẹ Việt Nam anh hùng để giáo dục các em đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Cụ thể những ngày lễ lớn của dân tộc tổ chức cho học sinh đến quét dọn, vệ sinh nhà cửa và tặng quà cho bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Để phong trào của lớp đạt kết quả tốt tôi còn xây dựng và thực hiện một số quy ước về ứng xử thân thiện dành cho giáo viên và học sinh: “Thân thiện trong học tập và trong vui chơi” dành cho các tổ, cá nhân học sinh trong lớp. Xây dựng quy ước về “gia đình thân thiện” và triển khai trong phụ huynh học sinh khi họp phụ huynh của lớp vào đầu năm học. 
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. 
Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Kết quả đạt được: Trong lớp các em tích cực tham gia phong trào trang trí lớp học, một số em đã tận dụng những đồ vật bỏ đi làm dụng cụ trồng hoa để trang trí lớp. Các em có ý thức chăm sóc hoa đã trang trí. Ý thức vệ sinh lớp học, cầu thang sạch sẽ hơn. 
3.5-Biện pháp phát triển các kỹ năng sống thông qua việc dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa.
Hằng năm, nhà trường cần tổ chức một lần thi văn nghệ để các em có khả năng bộc lộ năng khiếu của mình, giúp các em tự tin vào bản thân mình. Ở lớp, vào giờ sinh hoạt lớp tôi thường tổ chức cho các em thi hát với nhau, để cả lớp nhận xét, bình bầu. Các em tham gia nhiệt tình và sôi nổi hơn.
Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Nói về hoạt động này thì hầu hết các trường có tổ chức thực hiện nhưng xét về tính hiệu quả thì không phải nhà trường nào cũng đạt được. Sở dĩ như thế là do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của tổng phụ trách chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra.
Hằng năm, ở trường tôi thường tổ chức giải bóng đá mi-ni, đa số các em học sinh , đặc biệt là các em nam rất vui và ra sức tập luyện. Khi thi đấu tinh thần đồng đội biểu hiện rất rõ, thi đấu hết mình vì danh dự của lớp.
Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được các nhà trường tiến hành tương đối tốt. Nhưng theo tôi, hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
Ở lớp, ở trường vận động và tổ chức học sinh tham gia ủng hộ những học sinh gặp khó khăn hoạn nạn. Từ đó giáo dục học sinh tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ mọi người tùy rheo khả năng của mình.
Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ học sinh rất ít được tham gia các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động.
Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình.
Tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu cá nhân vật lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước qua mạng Internet. Giới thiệu học sinh một số trang mạng phục vụ công việc học tập nâng cao trình độ và tiếp cận khoa học – kỹ thuật.
Tóm lại, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tạo mọi điều kiện thật tốt cho những giáo viên phụ trách công tác này để sao cho việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đạt được hiệu quả cao nhất. Đa số học sinh đều tham gia nhiệt tình mỗi khi phong trao được phát động.
KẾT QUẢ:
Nhờ áp dụng các phương pháp trên mà tôi đã thu được những kết quả như mong muốn. Năm học 2015 – 2016 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4/2. Tổng số học sinh của lớp là 35 em. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình và thử áp dụng thực tế đã được các động nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp.
Dưới dây là kết quả ở lớp tôi phụ trách (tính đến tháng 11):
Diễn giải
Giữ gìn vệ sinh trường, lớp
Tham gia trực nhật, bỏ rác đúng qui định
Chưa tham gia trực nhật, bỏ rác chưa đúng qui định
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Trước khi thực hiện
15
42,8
20
57,1
Sau khi thực hiện
28
80
7
20
Diễn giải
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Trước khi thực hiện
12
34,2
23
65,7
Sau khi thực hiện
25
71,4
10
28,5
Diễn giải
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Trước khi thực hiện
15
42,8
20
57,1
Sau khi thực hiện
30
85,7
5
14,2
Diễn giải
Kính trọng, lễ phép với thầy cô, người lớn
Biết lễ phép, chào hỏi thầy cô, người lớn 
Chưa lễ phép, chào hỏi thầy cô, người lớn 
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Trước khi thực hiện
20
57,1
15
42,8
Sau khi thực hiện
35
100
0
0
Như vậy so với đầu năm học tỉ lệ học sinh có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ tăng lên rõ rệt. Các em tích cực tham gia hợp tác với nhóm, mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân, không còn nhút nhát sợ sệt như trước kia. Những em hay đánh bạn, chọc phá bạn không còn. Thay vào đó các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn mua bảo hiểm y tế,..
Mặt khác, có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.
Sau sáng kiến kinh nghiệm này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được phong phú hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống. 
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. 
Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá, nhận xét học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
 Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hàng năm các nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, du lịch.
2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng để dạy kỹ năng sống cho lớp 4/2 trường Tiểu học thị trấn Tân Hưng. Với một số kinh nghiệm này nếu được chấp thuận sẽ được triển khai áp dụng trong toàn trường, trong huyện và có thể nhân rộng toàn tỉnh, ngoài tỉnh để chất lượng kỹ năng sống của học sinh càng được nâng cao hơn.
 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian giảng dạy với mong muốn gửi các đồng nghiệp, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp các bạn đồng nghiệp, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kỹ năng sống như sau:
a. Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kỹ năng sống:
Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục. Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em. 
b. Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống:
Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ.
Không doạ nạt: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn.
Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. 
Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em.
Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh.
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ. 
3. KIẾN NGHỊ:
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Tăng cường đầu tư sách kỹ năng sống trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan du lịch để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.
* Đối với học sinh:
- Tăng cường đọc sách, báo để có vốn sống, hành xử, ứng xử văn minh, hiện đại.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_day_ky_nang_cho_song_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan