Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài Sinh học 9

Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.

Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Vỡ vậy việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ vào quỏ trỡnh dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được mọi ngành quan tâm nhằm giáo dục cho học sinh những vốn hiểu biết cơ bản về kiến thức bảo vệ môi trường.

Là giáo viên sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9” nhằm:

 - Rút ra một số kinh nghiệm trong việc “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số tiết dạy trong chương trình sinh học 9”.

 - Xây dựng một số bài soạn theo định hướng “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” có tính chất minh họa đã được dạy ở thực nghiệm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9751 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận : 
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Pháp lệnh bảo vệ các loài sinh vật.
- Phục hồi và trồng rừng mới.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Cải tạo giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, phẩm chất tốt. 
IV. Củng cố:
1. Trình bày nguyên nhân suy thoái môi trường do hoạt động của con người?
2. Em nghĩ gì về vấn đề nhà máy bột ngọt Vêđan thải chất thải bẩn ra môi trường? 
V. Hướng dẫn về nhà: Học bài, trả lời câu hỏi SGK
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết 61 : Bài 58. sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh hiểu được khái niệm phát triển bền vững.
2. Kỹ năng:
- Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin.
- Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và trình tự bày trước lớp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
Có ý thức giữ gìn bảo vệ, sử dụng và phát triển hợp lí các dạng tài nguyên.
II/ Chuẩn bị: 
-Tranh và hình vẽ hình 58.1; 58.2
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.
- Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.
III/ Các hoạt động :
* ĐVĐ: Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên không phải là vô tận, nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lí thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng, Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lí? Qua bài học hôm nay các em sẽ rõ.
Hoạt động I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I trang 173 SGK
- Phát phiếu học tập ( Bảng 58.1 tr 173 SGK)
Hãy chọn nội dung ở cột B tươngứng với cột A
Dạng
tài nguyên
(cột A)
Ghi kết quả
Các tài nguyên (Cột B)
1. Tài nguyên tái sinh.
2. Tài nguyên không tái sinh.
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
a. Khí đốt thiên nhiên.
b. Tài nguyên nước.
c. Tài nguyên đất.
d. Năng lượng gió.
e . Dầu lửa
g. Tài nguyên sinh vật.
h. Bức xạ mặt trời.
i. Than đá.
k. Năng lượng thuỷ triều.
l. Năng lượng suối nước nóng.
GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng 
GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin mục I trang 173 SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên các dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta? (Có thể kể thêm tài nguyên không tái sinh ở địa phương).
? Theo em tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh ? Vì sao?
Từ phiếu học tập vừa hoàn thành và thông tin thu nhận được em hãy cho biết:
? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ? Mỗi dạng lấy ví dụ minh hoạ?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Học sinh nghiên cứu thông tin độc lập.
- Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Yêu cầu nêu được đáp án :
1.b, c, g.
2. a, e, i.
3. d, h, k, l.
- Tài nguyên không tái sinh gồm: Than đá, dầu lửa, đá quý...
- Rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì phục hồi
* Kết luận : Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: Khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
+ Tài nguyên không tái sinh : Sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
1. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Giáo viên gọi một số học sinh đứng dậy đọc to thông tin mục 1 SGK trang 174
Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 58.2 lên bảng, gọi một số học sinh lên hoàn thành.
- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 58.1 SGK và trả lời câu hỏi sau?
? Hãy giải thích tại sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất?
? Vậy sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí?
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi thông tin.
- HS còn lại tự hoàn thành bảng vào vở bài tập sau đó nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu nêu được: Những nơi đó khi nước chảy va vào gốc cây, thảm mục nên vận tốc chậm lại làm đất hạn chế xói mòn.
* Tiểu kết 1: Sử sụng tài nguyên đất hợp lí và làm cho đất không bị thoái hoá.
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất
+ Chống xói mòn đất, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.
+ Trồng cây gây rừng.
2. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 trang 175 SGK và hoàn thành bảng 58.3 vào vở bài tập.
GV gợi ý để học sinh tìm các ví dụ tại địa phương.
Sau khi HS hoàn thành bảng thì GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì?
? Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm?
? Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không ? (Dựa vào chu trình nước)
- GV nhận xét và rút ra kết luận
HS nghiên cứu thông tin và hoàn thành bảng vào vở bài tập độc lập.
* Yêu cầu nêu được:
+ Thiếu nước ảnh hưởng tới mùa màng, thiếu nước uống cho gia súc, gây nhiều bệnh tật.
+ Gây bệnh tật đối với người và gia súc.
+ Trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên trái đất, tăng lượng bốc hơi nước và nước ngầm.
*Tiểu kết 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là:
+ Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước.
+ Xây dựng các công trình xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
+ Không đổ rác thải xuống dòng sông.
+ Trồng rừng tăng nguồn nước bốc hơi và lượng nước ngầm.
3. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 3 trang 176 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Chặt phá và đốt cháy rừng gây nên hậu quả gì?
? Em hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng của nước ta đang được bảo vệ tốt?
?Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét và rút ra kết luận
HS nghiên cứu thông tin độc lập
Làm cạn kiệt nguồn nước,xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu, mất nguồn gen sinh vật.
+ Rừng Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Cát Tiên, Bạch Mã, Pù Mát...
* Tiểu kết 3: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và trồng rừng.
* Kết luận chung: Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta phải biết sử dụng tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm đáp ứng duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
 Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
IV. Củng cố:
 Câu 1: Hãy đánh dấu x vào 1 câu trả lời đúng .
 1. Những tài nguyên sau là tài nguyên không tái sinh.
 1 Than đá, đất, nước, dầu hoả.
 1 Dầu mỏ, thiếc, gió, nước, đá vôi.
 1 Dầu lửa, vàng, quặng, than đá.
 2. Tài nguyên tái sinh là :
 1 Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng ít nước ít phục hồi.
 1 Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng hợp lí không được phục hồi.
 1 Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng hợp lí sẽ được phục hồi.
 Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh?
 Câu 3 : Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
V. Hướng dẫn về nhà: Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Một số địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Bảng: Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy
một số bài sinh học 9.	
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
( kiến thức, kĩ năng)
Mức độ tích hợp
Bài 25. Thường biến.
Phần II. Mối quan hệ giữa kiểu gen-môi trường-kiểu hình.
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản xuất cần phải chú ý đến việc cải tạo môi trường
(trồng luân canh, cải tạo đất, bón phân hợp lí).
Lồng ghép 
bộ phận
Bài 29. Bệnh và tật di truyền người
Phần III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền .
Bệnh và tật di truyền người do ảnh hưởng của tác nhân vật lý, hoá học trong môi trường tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào.
Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Lồng ghép bộ phận
Liên hệ
Bài 48. Quần thể người.
Phần III. Tăng dân số và sự phát triển xã hội.
- Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lý. ảnh hưởng của việc tăng dân số quá nhanh dẫn tới ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Lồng
ghép bộ phận
Bài 49. Quần xã sinh vật
Phần III. Quan hệ giữa ngoại cảnh với quần xã.
Các loài trong quần xã luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Số lượng cá thể trong quần thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.
Lồng
ghép bộ phận
Bài 50. Hệ sinh thái.
Phần I. II.
Các sinh vật gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Lồng
ghép bộ phận
Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường.
Phần I, II, III.
- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu tới môi trường làm biến mất một số loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái. Tác động của con người tới môi trường tự nhiên , phá huỷ thảm thực vật, gây xói mòn , thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt
- Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.
Lồng
ghép 
Bài 54-55 Ô nhiễm môi trường.
Phần I, II, III.
Thực trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Lồng
ghép 
Bài 56-57 Thực hành tìm hiểu môi trường
Toàn bộ bài học.
Hậu quả ô nhiễm môi trường. Từ đó đề ra biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
Lồng
ghép 
Bài 58. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phần I, II.
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa duy trì được các nguồn tài nguyên cho thế hệ sau. Bảo vệ rừng và cây xanh trên trái đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên sinh vật khác. Liên hệ việc phá rừng, không ăn thịt thú rừng.
Lồng
ghép + Liên hệ
Bài 59. khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang giã.
Phần I, II, III.
Bảo vệ các khu rừng hiện có kết hợp với việc trồng cây gây rừng là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên.
Lồng
ghép 
Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
Phần I, II, II, IV.
Các hệ sinh thái quan trọng cần được bảo vệ là: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệpMỗi quốc gia và mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất.
Lồng
ghép 
Bài 61. Luật bảo vệ môi trường.
Phần I, II, III.
Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Lồng
ghép 
Bài 62. Vận dụng luật 
Toàn bài
Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Lồng
ghép 
5. Một số phiếu điều tra để xác định chất lượng, ý thức BVMT của học sinh.
Phòng GD & ĐT Bá Thước
 Trường thcs Cổ Lũng
 ===============& ==============	Phiếu điều tra
	( ý Thức bảo vệ môi trường của học sinh)
Đốt nương làm rẫy có thể dẫn đến cháy rừng, là một thành viên của xã hội em nghĩ gì về việc này ( Hãy đánh dấu X vào 1 mà em chọn).
1 Cháy rừng này có rừng khác.
1 Không thể cháy rừng được đâu.
1 Không đốt nương bừa bãi.
1 Vận động mọi người không đốt nương bừa bãi.
1 Rừng là vàng phải biết bảo vệ nó.
1 Mình làm cháy một ít rừng thì không sao.
1 Tuyên truyền về tác hại việc đốt nương bừa bãi .
1 Cháy rừng càng tốt vì mình được ăn thịt thú rừng chết cháy.
Phòng GD & ĐT Bá Thước
 Trường thcs Cổ Lũng
 ===============& ==============	Phiếu điều tra
	( ý Thức bảo vệ môi trường của học sinh)
Trên đường đi học về em phát hiện có một con thú rừng con bị lạc mẹ, em sẽ làm gì trong các trường hợp sau ( đánh dấu X vào 1 mà em chọn).
1 Bắt đi bán ngay cho lái buôn vì nó rất đắt.
1 Cho nó ăn vì nó đang rất đói.
1 Mang về nhốt làm cảnh riêng cho nhà mình.
1 Nộp cho các chú kiểm lâm nơi gần nhất.
1 Mang về cho bố làm thịt vì nó rất quý hiếm và ngon.
1 Mang vào rừng gần nhất để thả lại cho nó về rừng.
1 Mặc kệ nó vì mình đi học về đói bụng quá.
1 Không phải việc của mình.
6. Một số đề kiểm tra có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Đề 1. Đề kiểm tra 15 phút.
Câu 1. Tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau: 
Các tổ chức và cá nhân .(1)..môi trường có trách nhiệm.(2)..và khắc phục .(3) về mặt môi trường.
Mọi người đều có trách nhiệm.(1)tốt Luật (2)..
Câu 2. Hãy lựa chọn những tài nguyên tương ứng với mỗi dạng tài nguyên.
Dạngtài nguyên
Các tài nguyên
Trả lời
1. Tài nguyên tái sinh.
2. Tài nguyên không tái sinh.
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
a. Khí đốt thiên nhiên.
b. Tài nguyên nước.
c. Tài nguyên đất.
d. Năng lượng gió.
e . Dầu lửa
g. Tài nguyên sinh vật.
h. Bức xạ mặt trời.
i. Than đá.
k. Năng lượng thuỷ triều.
l. Năng lượng suối nước nóng.
1.
2..
3..
Câu 3. Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?
Đề 2. Đề kiểm tra 1 tiết
	I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1.( 2 điểm). Hãy chọn câu trả lời đúng.
1. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là
A. Không khai thác. 	B. Trồng nhiều hơn khai thác.
C. Cải tạo rừng. 	D. Trồng và khai thác yheo kế hoạch.
2. Cho các biện pháp sau đây: 
	a. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
	b. Tăng cường trồng rừng ở khắp mọi nơi.
	c. Bảo vệ các loài sinh vật.
	d. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
	e. Tạo ra các loài vật nuôi cây trồng, có năng suất cao.
Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là:
	A. a, b, c, d.	B. a, b, d, e.
	C. b, c, d, e.	D. a, c, d, e.
Câu 2. ( 2 điểm). Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá.
Các biện pháp bị thoái hoá.
Hiệu quả.
Trồng cây gây rừng ở đất trống đồi trọc.
.
Tăng cường công tác làm thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí.
.
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
.
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
..
Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và có năng xuất.
......
II. phần tự luận 
Câu 1. ( 2 điểm). Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước?
Câu 2. (4 điểm). Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em đã, đang và sẽ làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường sống hiện nay?
III. Kết quả nghiên cứu.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu, tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi thấy có nhiều hiệu quả tốt: Từ chỗ các em chưa được học các kiến thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung tích hợp, đến đã được học; từ chưa có ý thức bảo vệ môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, Bảo vệ hành tinh của chúng ta. 
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 9 tại trường thcs Cổ Lũng năm học 2009 -2010 tôi đã thu được kết quả như sau:
* Trước khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi thấy:
Bảng1: Kết quả thi học kì II năm học 2008-2009 (khi chưa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy).
Lớp
sĩ số
Dưới 5.0
5.0- Dưới 7.0
7.0- Dưới 9.0
9.0-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
10
33%
17
57%
3
10%
0
0%
9B
32
12
37.5%
16
50%
4
12.5%
0
0%
Tổng
62
22
35.5%
33
53.2%
7
11.3%
0
0%
Bảng2: ý thức bảo vệ môi trường của học sinh (khi chưa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy).
Lớp
Sĩ số
ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
1
3%
19
64%
10
33%
9B
32
0
0%
23
72%
9
28%
Tổng
62
1
1.7%
42
67.7%
19
30.6%
Nhận xét bảng 1 và bảng 2.
 Chất lượng học sinh còn rất thấp: 35% học sinh có điểm dưới trung bình, không có học sinh nào đạt diểm 9- 10.
ý thức bảo vệ môi trường của học sinh còn hạn chế: 30% học sinh có ý thức bảo vệ môi trường kém, số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt chỉ đạt 6%.
* Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả thi khảo sát học kì II năm học 2009-2010 (sau khi đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy).
Lớp
sĩ số
Dưới 5.0
5.0- Dưới 7.0
7.0- Dưới 9.0
9.0-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
5
16.6%
8
26%
6
20%
11
36%
9B
32
3
9.4%
9
28%
7
35%
13
40%
Tổng
62
8
12.9%
21
33.8%
9
14.5%
24
38.8%
Bảng 4: ý thức bảo vệ môi trường của học sinh (sau khi đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy).
Lớp
Sĩ số
ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
21
70%
9
30%
0
0%
9B
32
25
83%
7
17%
0
0%
Tổng
62
46
74%
16
26%
0
0%
Nhận xét bảng 3 và bảng 4.
 Kết quả học tập của học sinh tăng cao: Còn 12.9% học sinh đạt điểm dưới trung bình trong khi đó có tới 38.8% học sinh đạt điểm 9-10.
 ý thức bảo vệ môi trường của học sinh được tăng lên rất cao có tới 74% học sinh đạt ý thức bảo vệ môi trường tốt và không có học sinh nào có ý thức bảo vệ môi trường kém.
Phần III. Kết luận.
I. Kết luận.
Như vậy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đã có hiệu quả rõ rệt.
Năm học 2008-2009 giáo viên không tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy nên chất lượng học sinh còn rất thấp 35% học sinh có điểm dưới trung bình, không có học sinh nào đạt diểm 9- 10.
Đối với ý thức bảo vệ môi trường của học sinh còn rất hạn chế: 30% học sinh có ý thức bảo vệ môi trường kém, số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt chỉ đạt 6%.
 Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi thấy kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt chỉ còn 12.9% học sinh đạt điểm dưới trung bình trong khi có tới 38.8% học sinh đạt điểm 9-10.
Việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường đã giúp cho ý thức bảo vệ môi trường của học sinh được tăng lên rất cao có tới 74% học sinh đạt ý thức bảo vệ môi trường tốt và không có học sinh nào có ý thức bảo vệ môi trường kém.
Do vậy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy các bài sinh học 9 là việc làm có hiệu quả và hết sức cần thiết.
II. Kiến nghị - Đề xuất.
1. Kiến nghị.
 Trên đây là một số kinh nghiệm về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học9 mà bản thân tôi đã áp dụng giảng dạy trực tiếp ở trường THCS Cổ Lũng và đã có bước khả thi tuy nhiên tôi có một số kiến nghị là:
- Tích hợp kiến thức để giảng dạy bộ môn sinh học nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng đòi hỏi người giáo viên cần có kỹ năng và kiến thức; vì vậy kính mong Phòng giáo dục có các chuyên đề thảo luận riêng thông qua sinh hoạt cụm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm.
- Đối với giáo viên khi thực hiện giảng dạy phần ô nhiễm môi trường chúng ta không nên coi là phần phụ mà phải nghiêm túc chuẩn bị nội dung, phương pháp sao cho học sinh thấy đây là vấn đề cấp bách của con người trong thế kỷ XXI.
- Cần xem vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và hiệu quả.
2. Đề xuất.
- GV cần được quan tâm hơn nữa từ các cấp lãnh đạo về vấn đề viết SKKN.
- Những SKKN có chất lượng cần được phổ biến rộng rãi đến từng CBGV.
- Các nhà trường nên trích kinh phí từ các nguồn thu tạo điều kiện nối mạng Internet, giáo viên có thể cập nhật thông tin thường xuyên giúp bài giảng sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.

File đính kèm:

  • docSKKN_SINH_DAT_GIAI_TINH.doc
Sáng Kiến Liên Quan