Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS

I. PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh” môn mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu được cuộc sống và luôn biết vươn lên cái hoàn thiện: Chân- thiện- mỹ.

 Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, bài vẽ chậm và xấu làm cho các em này tỏ ra chán nản không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực chịu khó. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển những kỹ năng cho học sinh để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết.

Để đạt được mục tiêu trên học sinh phải được hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết khi học những giờ của môn Mĩ thuật đó là:

 - Kỹ năng quan sát.

 - Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.

 - Kỹ năng tư duy hình tượng.

 - Kỹ năng thực hành.

 - Kỹ năng đánh giá.

 - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” để cung cấp cho học sinh những kĩ năng, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo cho học sinh thích thú tiếp thu bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, để đạt được những yêu cầu trên trong việc dạy và học, giáo viên cần phải hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết cho học sinh khi học những giờ của môn Mĩ thuật

Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS”

 

doc13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi biết vận dụng những kỹ năng trong bài học ở mỗi học sinh sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi hơn và đỡ vất vả hơn. 
- Các kỹ năng được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mĩ thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vân dụng cái đẹp vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho học sinh sự ham thích vẽ dẫn tới những thành công của các em trong môn học. Ngoài ra có thể sau này nó sẽ theo các em vào các trường chuyên nghiệp có bộ môn Mĩ thuật. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Để mục đích đề ra đạt hiệu quả cao thì giáo viên giảng dạy bộ môn thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học; sưu tầm những tranh ảnh có liên quan đến các bài học môn mỹ thuật được tải trên mạng Internet trong các tiết học ở các khối lớp 6,7,8,9 ở từng phân môn.
+ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6, 8, trường THCS Đồng Khởi
+ Phạm vi nghiên cứu: Xem xét nghiên cứu các kĩ năng vẽ của học sinh lớp 6, 8, trường THCS Đồng Khởi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	Nhiệm vụ của giáo viên là phải thực hiện tốt giờ dạy tạo nên một tiết học sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tích cực các kĩ năng, cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua, bố cục, đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian, ánh sáng, màu sắc,...Từ đó các em có sự lựa chọn nội dung đề tài theo ý thích mà thể hiện các kĩ năng theo cảm xúc riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan; phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. 
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó có liên quan đến bài học.
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ. 
	Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thu thập tài liệu, tranh ảnh từ sách, báo, qua địa chỉ: baigiangbachkim.com trên mạng internet, thực tế,để thể hiện vào trong từng tác phẩm mỹ thuật.
6. Nội dung đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” 
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:
1. Cở sở pháp lý:
Việc sưu tầm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật để Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài. Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học sinh hưng phấn trong học tập. Người giáo viên có đầu tư khai thác tranh ảnh trên mạng thì kiến thức mới được mở rộng để áp dụng vào việc dạy có hiệu quả hơn, giúp các em yêu môn học hơn.
	Theo yêu cầu chung, một tiết dạy tốt để Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là phải có sử dụng đồ dùng dạy học. Từ đồ dùng trực quan đó học sinh thấy thích thú, tạo cho mình có nhiều kĩ năng trong quá trình học tập.
Cơ sở lý luận:
Khái niệm: Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, chính xác. khả năng nhận biết cái đẹp, khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng. 
Khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu
Vai trò:
 	Rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết và là chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật.
Đối với mỗi phân môn thì vai trò của các kỹ năng có những chức năng có thể nói là khác nhau nhưng đều có tầm quan trọng riêng không thể tách rời trong mỗi giờ học Mĩ thuật.
Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. 
Vị trí:
 Môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hành ngày và cho công việc mai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ 
Vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách bút, góc học tập Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng có thể giúp cho học sinh có vốn sống và hiểu biết xã hội cao hơn, sinh động và phong phú hơn.
3. Cơ sở thực tiễn: 
Chú trọng một số kỹ năng trọng tâm để tạo đà cho các kỹ năng khác phát triển.
* Kỹ năng quan sát:
	Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, chính xác. Có thể quan sát từ bao quát đến chi tiết. Từ việc quan sát học sinh sẽ đưa ra những nhận xét chính xác về hình dáng , màu sắc, đặc điểm và ánh sáng 
 Đây là kỹ năng quan trọng trong môn Mĩ thuật được thể hiện nhiều trong các giờ vẽ theo mẫu hay vẽ ngoai trời, ngoài ra nó còn đựơc thể hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày
 Khả năng quan sát và nhận xét chính xác sẽ làm nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển 
* Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ:
	Là khả năng nhận biết cái đẹp. Sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra những nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt từ đó vân dụng vào bài học và trong cuộc sống. Tuy nhiên mỗi học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp nên giáo viên cần hướng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản qua sự cảm nhận của bản thân. 
* Kỹ năng tư duy hình tượng.
	Là khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng mà các em quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại những hình ảnh đã thấy trước đó. Đó là sự tư duy logic và khoa học để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm của sự vật, của đồ vật hay các hiện tượng
* Kỹ năng thực hành:
	Là khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu, khả năng tự học, tự nghiên cứu sưu tầm tài liệu, trình bầy sản phẩm học tập
* Kỹ năng đánh giá:
	Là khả năng phân biệt nhận ra chỗ đúng sai, đẹp, chưa đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của đối tượng. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật trong mỗi bài học, biết phát huy sự sáng tạo trong mỗi bài học.
* Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
	Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách bút, góc học tập Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng. 
Trên đây là những kỹ năng chủ yếu mà học sinh cần được rèn luyện và phát triển trong môn Mĩ thuật. Với những kỹ năng đó thì kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn được coi là mới trong nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Đây cũng là những kỹ năng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh hơn trước. Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Mặt khác sự tích cực chủ động trong học tập sẽ giúp học sinh chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách tích cực hơn. 
* Đối với từng loại bài Mĩ thuật, tuỳ theo mức độ cần thiết của bài học cụ thể mà có thể rèn luyện hay phát triển ở học sinh các kỹ năng cho phù hợp ví dụ:
+ Các loại bài vẽ theo mẫu: Thường phát triển cho học sinh khả năng quan sát đúng những sự vật, hiện tượng, màu sắc .
+ Các loại bài vẽ trang trí: Nhằm phát triển tốt nhất cho học sinh những khả năng vận dụng những hiểu biết vào trong cuộc sống.
+ Các loại bài vẽ tranh: Giúp cho học sinh có khả năng tư duy hình tượng, liên tưởng đến nhưng hình ảnh mà các em đã gặp thường ngày.
+ Các loại bài thường thức Mĩ thuật: Thường hướng các em tới khả năng đánh giá, nhận xét về cái đẹp....
 Nhưng bản thân tôi vẫn luôn nhận thức trong các kỹ năng ấy có những kỹ năng quan trọng nhất, nó đóng vai trò nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển được thuận lợi.
- Tôi chú trọng phát triển kỹ năng quan sát nhận xét trong phân môn vẽ theo mẫu và coi quan sát để đưa ra nhận xét chính xác là xương sống để học tốt môn mỹ thuật trong các cấp học.
Trong bài vẽ theo mẫu học sinh được rèn luyện tốt nhất khả năng quan sát. Từ việc quan sát, so sánh các phần của vật hay giữa các vật với nhau, tìm ra đường nét, mảng khối, màu sắc  ở mẫu vẽ trên lớp học sinh sẽ có thói quen quan sát những không gian lớn hơn như cảnh vật, con người.
 Từ thói quen quan sát học sinh sẽ có những ghi nhớ, khi gặp những bài vẽ tranh đề tài các em sẽ vận dụng những ghi nhớ đó để làm tăng khả năng tư duy và có thể rễ ràng chọn được đề tài.
Khả năng quan sát tốt cùng sự nhận xét chính xác đối tượng của học sinh sẽ giúp cho khả năng thực hành phát triển vì các em có thể vẽ được chính xác về hình cũng như màu sắc và độ đậm nhạt. Tuy nhiên để phát triển tốt kỹ năng thực hành đòi hỏi học sinh phải có sự ham thích và được rèn luyện liên tục.
Cũng từ khả năng quan sát nhận xét sẽ giúp cho kỹ năng đánh giá của học sinh phát triển. 
- Có được những khả năng trên học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với bộ môn sẽ thích học, thích vẽ ngay cả khi không phải ở trên lớp. Từ những ham thích đó sẽ giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật và làm cho những kỹ năng khác phát triển.
Chương 2: Thực trạng của đề tài:
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
- Trường THCS Ðồng Khởi là đơn vị đóng trên địa bàn thuộc xã vùng sâu vùng xa của huyện Tây Hòa với 24 lớp học. Nhà trường bước đầu đã đầu tư từng bước về cơ sở vật chất nên đảm bảo qui mô phát triển giáo dục trong từng năm. Hệ thống trường lớp phát triển cân đối, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác.
- Đa số phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp giáo dục nên có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số hoïc sinh, giaûm hoïc sinh löu ban, giaûm hoïc sinh boû hoïc.
	- Với tôi khi lên lớp luôn phải có đồ dùng dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm ở khối lớp 6, 8. Để một tiết dạy nhẹ nhàng, ít tốn nhiều thời gian, tạo hứng thú cho học sinh hiểu bài nhanh, bồi dưỡng cho học sinh thể hiện nhiều kĩ năng của mình, vẽ đẹp, là phải có đồ dùng dạy học có thẩm mĩ và đẹp.
2. Thực trạng của đề tài:
Trong thói quen giảng dạy của nhiều giáo viên nói chung, giáo viên giảng dạy Mỹ thuật nói riêng sau khi nghiên cứu bài, thiết kế bài soạn rồi mượn một số đồ dùng thiết bị và tiến hành giờ dạy mà xem nhẹ việc nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin. Mục tiêu của môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh phát triển nhiều kĩ năng, sáng tạo cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp.
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên Mĩ thuật phải dạy và bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cơ bản, kỹ năng cần thiết mà các em cần phát triển khi học Mĩ thuật
Đối với bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn tại trường, tôi thấy việc rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết và là chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật. Tôi đã vận dụng nhiều biện pháp nhằm phát triển các kỹ năng cho học sinh.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Tôi tìm hiểu thực tế đa số các em là con em của nông dân miền núi khó khăn, xa trung tâm thành phố, nên các em không có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, tài liệu, tranh ảnh hoặc các bài viết hoặc xem các buổi triển lãm tranh ảnh do Hội VHNT của tỉnh tổ chức.
Học sinh còn lười trong việc rèn luyện các kỹ năng ở môn mĩ thuật nên chất lượng chưa cao.
Chương 3: Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài:
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Từ thực tế giảng dạy các năm qua.
- Từ nhu cầu của học sinh.
- Từ mục đích, yêu cầu của từng phân môn và tinh thần, trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với mỗi học sinh do mình giảng dạy.
- Hiệu quả của những giờ học và hiệu quả lâu dài.
Từ đó tôi đưa ra “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” 
2. Các giải pháp chủ yếu:
Muốn truyền thụ kiến thức để “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” thì mỗi giáo viên đều có một giải pháp riêng của mình, việc biết vận dụng từng giải pháp vào giảng dạy cụ thể từng bài đó là kinh nghiệm của từng giáo viên. Theo tôi giải pháp chủ yếu để dạy môn mĩ thuật là sử dụng đồ dùng dạy học, để phục vụ cho tiết dạy là học sinh dễ tiếp thu bài nhất. 
- Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
 Việc đầu tiên tôi cần nghiên cứu nội dung chủ yếu của các kỹ năng
 Sự thể hiện của các kỹ năng qua các loại bài Mĩ thuật
 Tìm ra những kỹ năng được phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế
 Cách khắc phục những kỹ năng còn hạn chế
 Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài học nhằm phát triển các kỹ năng
 Chọn ra một số kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển.
3. Tổ chức và triển khai thực hiện:
Trong quá trình giảng dạy (tuy nhiên ở mỗi địa phương có nhiều thuận lợi và khó khăn riêng) tôi tự thấy ở mỗi học sinh trong trường THCS Đồng Khởi có những kỹ năng được phát triển thuận lợi như:
Kỹ năng quan sát.
Kỹ năng thực hành.
Kỹ năng tư duy hình tượng.
Đối với khả năng quan sát được phát triển thuận lợi vì: Học sinh không chỉ có quan sát trong giờ học mà các em còn có thể quan sát những đồ vật, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường ngày qua những bài học trên lớp về cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, về tương quan tỷ lệ, về đường nét, hình khối và màu sắcNói chung học sinh không chỉ quan sát những đồ dùng trực quan, những mẫu bầy trên lớp mà các em còn có thể vận dụng kiến thức đó để tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh mình.
Đối với kỹ năng thực hành được phát triển thuận lợi vì 2 lí do cơ bản:
+ Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ Mĩ thuật các em đều có thời gian thực hành (thể hiện bài vẽ), trong thời gian đó các em được tự do sáng tạo theo cảm nhận riêng, vì điều đó hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú khi thể hiện bài vẽ của mình.
+ Qua sự đánh giá của tổ, nhóm hay của giáo viên, các em thường có sự ganh đua tích cực và vân dụng nhưng khả năng mình có để thể hiện bài vẽ tốt nhất.
Đối với kỹ năng tư duy ở học sinh cũng được phát triển thuận lợi là do các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ qua quan sát, phân tích những sự vật, hiện tượng tự nhiên
Ngoài những kỹ năng được phát triển thuận lợi còn có những kỹ năng để phát triển nó gặp nhiều những khó khăn như:
Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
Kỹ năng đánh giá.
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của học sinh THCS vì:
+ Điều kiện cơ sở vật chất cho môn Mĩ thuật còn nhiều thiếu thốn, học sinh chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính nghệ thuật. Đối với giáo viên cũng chưa có đủ những tài liệu tham khảo cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết cái đẹp cho học sinh.
+ Đối với một số học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra ý kiến để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình.
+ Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học sinh còn kém trong việc vân dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc sống.
* Phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế. 
+ Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi trường mang tính nghệ thuật.
+ Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, triển lãm tranh của trường, của cụm hoặc huyện dành cho thiếu nhi.
+ Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học.
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để có thể thường xuyên thay đổi những phương pháp phù hợp gây hứng thú cho học sinh.
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát thực tế bằng những bài vẽ ngoài trời.
+ Dành nhiều thời gian cho việc đánh giá bài vẽ của học sinh giúp cho học sinh thêm mạnh dạn, tạo điều kiện cho kỹ năng đánh giá phát triển.
+ Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ học tôi luôn coi phần đánh giá kết quả bài vẽ là quan trọng nhất vì qua phần nhận xét học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, chưa đẹp để rút kinh nghiệm cho bài học sau.
+ Khả năng thực hành có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để phát huy khả năng này tôi luôn nhắc học sinh về nhà vẽ bài và làm bài ở bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm và đánh giá một cách khách quan.
 III. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận
 Theo tôi đối với bộ môn Mĩ thuật bậc THCS thì việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự đam mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không phải là sự phụ thuộc vào những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc trưng bộ môn những kỹ năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho môn học. Nhận định điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật THCS”.
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôi về bộ môn, những nội dung “Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật THCS”.
 Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh rất thích học những tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. Học sinh nắm vững kiến thức, phát triển các kỹ năng và vẽ đẹp hơn. 
2. Kiến nghị
- Để phục vụ cho việc giảng dạy môn Mỹ thuật ngày càng có hiệu quả hơn phù hợp với chương trình thay sách giáo khoa, tôi xin khiến nghị như sau:
- Cấp tượng chân dung và bục đặt mẫu vật mẫu các khối cơ bản bằng thạch cao.
 Hoà Thịnh, ngày 1 tháng 10 năm 2008
 Người viết
 Nguyễn Thị Lệ Nguyên
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ
A. Nhận xét
1. Đổi mới:
 ............. ... 
............. ... 
2. Lợi ích: 
............. ... 
............. ... 
3. Tính khoa học: 
............. ... 
............. ... 
Tính khả thi: 
5. Hợp lệ:
 ............. ... 
............. ... 
B. Kết quả xếp loại:
TIÊU CHUÂN
TIÊU CHÍ
ĐIỂM ĐẠT
1
ĐỔI MỚI
1
Có đối tượng nghiên cứu mới.
2
Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công vụ.
3
Có đề xuất hướng nghiên cứu mới.
2
LỢI ÍCH
4
Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt sáng kiến chưa áp dụng với sáng kiến đã áp dụng).
3
KHOA HỌC
5
Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị (NĐ20CP/08.2.2965)
6
Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu.
4
KHẢ THI
7
Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người ở nhiều nơi.
5
HỢP LỆ
8
Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản lý thi đua đã quy định.
TỔNG CỘNG
XẾP LOẠI
Hòa Thịnh, ngày tháng .. năm 200
 TỔ TRƯỞNG
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG
A. Nhận xét
1. Đổi mới:
 ............. ... 
............. ... 
2. Lợi ích: 
............. ... 
............. ... 
3. Tính khoa học: 
............. ... 
............. ... 
Tính khả thi: 
5. Hợp lệ:
 ............. ... 
............. ... 
B. Kết quả xếp loại:
TIÊU CHUÂN
TIÊU CHÍ
ĐIỂM ĐẠT
1
ĐỔI MỚI
1
Có đối tượng nghiên cứu mới
2
Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công vụ.
3
Có đề xuất hướng nghiên cứu mới
2
LỢI ÍCH
4
Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt sáng kiến chưa áp dụng với sáng kiến đã áp dụng).
3
KHOA HỌC
5
Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị (NĐ20CP/08.2.2965)
6
Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu.
4
KHẢ THI
7
Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người ở nhiều nơi.
5
HỢP LỆ
8
Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản lý thi đua đã quy định.
TỔNG CỘNG
XẾP LOẠI
 Hòa Thịnh, ngày tháng .. năm 2008
 HIỆU TRƯỞNG
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

File đính kèm:

  • doc8_32_24_82_5593.doc
Sáng Kiến Liên Quan