Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi về một số biện pháp tu từ

 Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.

 Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.

 Trong chương tiếng Việt ở các lớp 6, 7, 8 các em đã được làm quen với các biện pháp tu từ thông dụng như: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, liệt kê, . Để từ đó ta hiểu vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học là rất quan trọng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6285 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi về một số biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.
 Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.
 Trong chương tiếng Việt ở các lớp 6, 7, 8 các em đã được làm quen với các biện pháp tu từ thông dụng như: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, liệt kê, ... Để từ đó ta hiểu vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học là rất quan trọng.
I. So sánh.
	1. Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	Ví dụ: - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
 (Võ Quãng)
 - Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới sa nửa vời. 
 (Nguyễn Du)
 - Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
 (Chinh phụ ngâm)
 - Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
 (Cô Tô – Nguyễn Tuân)
	2. Các kiểu so sánh:
SO SÁNH NGANG BẰNG
SO SÁNH KHÔNG NGANG BẰNG
Là phép so sánh thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như là, y như, giống như, tựa như, bao nhiêubấy nhiêu
Ví dụ:	
- Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
 (Hồ Chí Minh)
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. (Ca dao)
- Mẹ già như chuối bà hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
 (Ca dao)
- Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. 
 (Chinh phụ ngâm) 
Trong phép so sánh không ngang bằng thường sử dụng các từ: hơn, hơn là, kém, kém gì, không bằng, chẳng bằng,, chưa bằng, khác
Ví dụ:
- Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. 
 (Tục ngữ)
- Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
 (Võ Quảng)
- Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
 (Truyện Kiều)
	3. Cấu tạo của phép so sánh.
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Áo chàng
Ngựa chàng
Rừng đước
Những ngôi sao
Mẹ
con người không chịu khuất
lòng mẹ bao la sóng trào
chí lớn ông cha
đỏ
sắc trăng
dựng lên cao ngất
thức ngoài kia
tựa
như là
như
chẳng bằng
là
như
:
:
ráng pha
tuyết in
hai dãy trường thành vô tận
mẹ đã thức vì chúng con
ngọn gió của con suốt đời
tre mọc thẳng
Cửu Long
Trường Sơn
	4. Tác dụng của biện pháp so sánh:
	- Gợi hình (tạo hình): giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
	- Gợi cảm (gợi cảm xúc): biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
 a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
	Nước gương trong soi tóc những hàng tre
	Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
	Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.
	Lối so sánh gợi lên hình ảnh dòng sông quê hương đẹp, nước trong xanh như gương. Hàng tre bên bờ rủ xuống mềm mại soi bóng xuống làng nước trong. Tâm hồn nhà thơ được cụ thể hoá bằng hình ảnh buổi trưa hè, đó là cách miêu tả tâm trạng ấm áp, sung sướng, vui tươi. Qua đó biểu hiện tình cảm gắn bó, yêu thương chan hoà của nhà thơ đối với dòng sông quê hương. 
 b. Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
	Lối so sánh gợi hình ảnh dù con có trải qua gian khổ bao nhiêu “trăm núi ngàn khe” cũng không bằng nỗi vất vả khó nhọc, khổ đau suốt cuộc đời hi sinh của mẹ, từ đó biểu hiện tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với người mẹ.
 c. Bóng Bác cao lồng lộng
	Ấm hơn ngọn lửa hồng.
	Lối so sánh gợi hình ảnh Bác Hồ, một người cha vĩ đại của dân tộc đem lại niềm hạnh phúc, sự ấm áp, tình yêu thương cho các anh dân công trong đêm lạnh giữa rừng khuya. Qua đó biểu hiện cảm xúc yêu kính trân trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ.
 d. Trướng Sơn: chí lớn ông cha
	Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
	 So sánh Trường Sơn với chí lớn ông cha để thấy được ý chí, nghị lực vươn đến mục đích cao cả của thế hhệ đi trước. Thấy được tấm lòng bao la dạt dào, rộng lớn của dân tộc. Qua đó bộc lộ niềm tự hào về dân tộc.
 e. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
	Lối so sánh gợi hình ảnh con người Việt Nam hiên ngang, kiên cường, bất khuất như cây tre mọc thẳng không nghiêng ngả trước một trở lục nào. Qua đó gợi cảm xúc ca ngợi vặt hào về dân tộc Việt Nam.
 f. Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
	Gợi hình ảnh người bà tuổi cao, sức yếu như quả đã thời kì chín muồi dễ rụng. Qua đó bộc lộ cảm xúc yêu thương trân trọng của người nhà thơ đối với người bà.
 g. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	 Lối so sánh gợi hình ảnh cụ thể về công lao của nha to lớn không sao kể xiết như ngọn núi Thái Sơn cao chót vót không thấy đỉnh và tình nghĩa của mẹ mênh mông dạt dào như nứoc trong nguồn không bao giờ cạn. Qua đó nhân dân ta muốn ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, đồng thời bộc lộ tình cảm biết ơn, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
 h. Đất nước như vì sao
 	Cứ đi lên phía trước
	So sánh đất nước như vì sao, gợi hình ảnh đất nước tươi sáng, đẹp đẽ. Qua đó thể hiện sự cảm nhận sức sống bền bỉ, vững vàng của đất nước với niềm tự hào ngưỡng mộ.
Cảnh buồm giương to như mảnh hồn làng.
	Cánh buồm là sự vật được ví với “mảnh hồn làng” là một khái niệm vô hình, trừu tương, gợi hình ảnh con thuyền ra khơi mang theo tâm hồn của dân làng với những lo toan, tin yêu và hi vọng. Cánh buồm như có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Qua đó bộc lộ tình yêu thương, yêu cuộc sống làng chài của nhà thơ.	
	j. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười dưới bầu trời quang đãng.
 (Thanh Tịnh)
	Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man, nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại cứ mỗi độ thu về nó lại “nảy nở trong lòng” đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi, tâm hồn như tưoii tỉnh lại , trong sáng hơn tựa như “mấy cành hoa tươi mỉm cười dưới bầu trời quang đãng.”
	k. Họ như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
 (Thanh Tịnh)
	Tác giả đã lấy hình ảnh con chim non so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân’ để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa ngập ngừng e sợ, vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.
	l. Sự nghiệp của chúng ta như rừng đương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng.
	Sự nghiệp của chúng ta được so sánh với rừng đương lên lấy cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể rừng đương lên chúng ta thấy được hình ảnh so sánh được phát triển, phát huy thêm sức biểu hiện. mỗi cây trong rừng là một cán bộ, một chiến sĩ. 
II. Nhân hoá.
	1. Khái niệm: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật  bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật  trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
(Nhân – người, hoá – biến thành, trở thành)
	Ví dụ: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Ví dụ: Núi cao chi lắm núi ơi
	Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
	2. Các kiểu nhân hoá:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người.
Ví dụ:
- Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người mỗi người, mỗi việc không ai tị ai cả.
 (Truyện ngụ ngôn)
 - Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
 - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nha ta đấy hả?
 (Dế Mèn phiêu lưu kí)
- Ông trời
Ví dụ:
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
	(Thép Mới)
- Dọc sông, những chùm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng 
nhìn xuống nước. [] Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chậy về phía Hoà Phước.
 (Võ Quảng)
Ví dụ:
- Trâu ơi ta bao trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 (Hoàng Trung Thông)
- Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương !
 (Ca dao)
- Mẹ hỏi cây Kơ- nia
Rễ mày uống nước đâu?
Uống nước nguồn miền Bắc.
(Bóng cây Kơ- nia)
- Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn.
	3. Tác dụng của nhân hoá.
	Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
	a. Trâu ơi ta bao trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 (Hoàng Trung Thông)
	Nhân hoá “trâu ơi” tác giả trò chuyện, xưng hô với con vật “trâu” như với con người, qua đó bày tỏ tình cảm đối với con vật nuôi, con trâu cày, xem trâu như người bạn cùng chia sẻ mọi gian khổ trong công việc đồng án.
	b. Buồn trông con nhện giăng tơ
 Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
 Buồn trông chếch chếch sao mai
 Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ.
 	Gọi nhện, gọi sao, trò chuyện với vật như với người, làm sự vật trở nên sống động gần gũi, đồng thời làm phương tiện, làm cớ để con người giải bày tâm sự. Nhân hoá đó thực chất là bày tỏ nỗi niềm tâm sự, nỗi buồn nhớ trông chờ đợi của con người trong đêm khuya.
	c. Dọc sông, những chùm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng 
nhìn xuống nước. [] Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chậy về phía Hoà Phước.
 (Võ Quảng)
 	 Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật làm cho chòm cổ thụ hai bên bờ thác được miêu tả sống động hơn , uy nghi và hùng vĩ. Hình ảnh con thuyền đang chống chọi giữ thăng bằng vượt qua con thác dữ.
	d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 (Huy Cận)
 e. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
	 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
	 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
	 Nhân hoá nhằm miêu tả cánh buồm, biểu hiện cho tâm hồn người dân chài, cánh buồm rướn thân trắng bao la thâu góp gió chính là tâm hồn người dân chài phóng khoáng mở rộng, vươn cao với sức lực, với tình yêu biển cả quê hương.
Miêu tả hình ảnh con thuyền nằm trên bến nên thơ, sống động qua đó nhà thơ muốn gợi lên hình ảnh người dân chài sau một ngày lao động mệt mỏi, vất vả trở về nghỉ ngơi, mãn nguyện.
III. Ẩn dụ
	1. Khái niệm: là gọi tên sự vật, hiện tưọng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (ẩn: kín, ngầm; dụ: ví dụ)
	Ví dụ: 
	- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
	- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
	 Mặt trời chân lí chói qua tim.
	2. Các kiểu ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Là dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (danh từ)
- Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 lửa hồng có nét tương đồng về màu đỏ
Là dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (động từ)
- Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 Sự nở hoa của cây râm bụt được ví với hành thắp
Là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Mực cái: cái xấu
Đèn: cái tốt 
Là dựa vào sự tương đồng về cảm giác (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác)
- Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc (thị giác)
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời (thính giác)
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đư tay tôi hứng (xúc giác)
	3. Tác dụng của phép ẩn dụ:
	Phép ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách thức để diễn đạt khác nhau.
	* thuyền – biển
	Thuyền ơi có nhớ bến chăng 
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
 (Ca dao)
	* mận – đào
	Bây giờ mận với hỏi đào
 Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
 (Ca dao)
	* thuyền- bến
	Chỉ có thuyền mới biết
 Biển mênh mông nhường nào?
 (Xuân Quỳnh)
	a. Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng	
 	Ẩn dụ cách thức thắp chỉ sự nở và hình thức lửa hồng chỉ hoa râm bụt đỏ, mục đích tăng sức gợi hình cho việc miêu tả hàng râm bụt. Trong bức tranh nhà Bác ở làng Sen, hàng râm bụt nở hoa đỏ thắm sống động như thắp lên những đốm lửa hồng đổ rực. Qua đó bộc lộ cảm xúc của nhà thơ khi về thăm quê hương Bác.
	b. Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người cha mái tóc bạc.
	Người cha là phẩm chất của Bác Hồ, gợi hình ảnh Bác Hồ như người cha luôn yêu thương lo lắng chăm sóc các anh dân quân, cho nhân dân Việt Nam,. Qua đó bộc lộ tình cảm yêu kính, trân trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. 
 	c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
	Ăn quả là ẩn dụ cách thức có nét tương đồng với sự hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây có nét tương đồng với phẩm chất của người lao động, người gây dựng, nhằm tăng sức gợi hình về người làm ra thành quả và người hưởng thành quả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao vất vả của người lao động đã tạo ra thành quả đó.
	d. Thuyền về có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
	Ẩn dụ phẩm chất- Thuyền chỉ người đi, bến chỉ người ở lại, gợi hình ảnh và cảm xúc: ngưòi ở lại bày tỏ lòng thuỷ chung son sắc và tâm trạng băn khoăn ngưòi đi không biết có nhớ mình không.
	e. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất- mặt trời trong lăng chỉ Bác Hồ, nếu Mặt trời trong câu thơ thứ nhất đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì mặt trời trong câu thứ 2 đã soi đường chỉ lối, đã đem đến cho cho mọi người hạnh phúc ấm no, tự do cho dân tộc Việt Nam. Qua đó nhằm ca ngợi sự vĩ đại của Bác.
	f. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
	Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất- Mặt trời của mẹ chính là em bé, là con của mẹ, là ánh sáng, là niềm yêu thương, niềm hạnh phúc của mẹ. Qua đó thể hiện thể hiện tình cảm của người mẹ tà ôi.
	- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
	 Mặt trời chân lí chói qua tim.
	g. Cha lại dắt con đi trên cát mịn
 Ánh nắng chảy đầy vai
	Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác- chảy chỉ cảm giác chiếu sáng, tuôn tràn, miêu tả một cách sống động về hình ảnh ánh nắng trong buổi bình minh ở biển cả.
IV. Hoán dụ.
	1. Khái niệm: hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ( hoán- đổi, thay đổi; dụ- ví dụ).
	Ví dụ: 
	- Đứng lên, thân cỏ, thân rơm
	Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !
	(Tố Hữu)
	- Áo nâu liền với áo xanh
	Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
	2. Các kiểu hoán dụ:
Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)
(Bàn tay là một bộ phận của cơ thể người lao động)
- Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi.
 (Nguyễn Du)
Ví dụ:
- Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.
 (Tố Hữu)
(Trái đất là vật chứa đựng, những người sống trên trái đất là vật bị chứa đựng)
- Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
(Thanh Hải)
(Lấy làng quê đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị)
Ví dụ: 
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 (Tố Hữu)
(Lấy áo chàm thay cho đồng bào Việt Bắc, áo chàm là dấu hiệu của sự vật còn đồng bào Việt Bắc thường mang trang phục đó.)
- Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Áo nâu, áo xanh là dấu hiệu của sự vật còn sự vật là người nông dân và công nhân.)
Ví dụ:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 (Ca dao)
(Một và ba là số lượng cụ thể, cái trừu tượng là sức mạnh của sự đoàn kết)
- Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
 Đảng ta đây xương sắt da đồng
 (Tố Hữu)
(Trăm và nghìn đều là số cụ thể được dùng thay thế cho số nhiều, cái trừu tượng là sức mạnh của Đảng)
	3. Tác dụng:
	a. Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
	Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể - bàn tay để biểu thị sự lao động, nhằm ca ngợi hình ảnh con người với tinh thần cần cù chịu khó trong lao động.
	b. Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
	Áo nâu, áo xanh là dấu hiệu của sự vật còn sự vật là người nông dân và công nhân. Nông thôn, thị thành để chỉ người sống ở nông thôn và thành thị - quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. Mục đích nhằm tăng sức gợi cảm về hình ảnh biểu tượng cho giai cấp công nhân và nông dân đồng thời gợi cảm xúc về sự đoàn kết đồng lòng đứng lên đấu tranh cách mạng của nhân dân.
	c. Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 (Ca dao)
	Một số lượng cụ thể biểu tượng cho sự chia rẽ, yếu ớt. Ba cây biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó để đạt đến thành quả to lớn. Câu ca dao khuyên nhủ chúng ta phải đờn kết, thương yêu, gắn bó với nhau.
	d. Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.
 (Tố Hữu)
	Trái đất là vật chứa đựng, những người sống trên trái đất là vật bị chứa đựng. Hình ảnh trái đất thể hiện một cách cụ thể, là hình ảnh biểu tượng cho nhân dân, toàn thể loài người trên trái đất. Qua đó ca ngợi Bác Hồ, một người thật vĩ đại.
 Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2010
 Ý kiến của Hội đồng thi đua Người thực hiện
 Phan Thị Thuỳ Nga

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_ve_cac_bien_phap_tu_tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan