Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trong các lớp học đại trà ở tiểu học

Từ hơn năm trăm năm trước, danh sĩ Thân Nhân Trung đã có câu nói nổi tiếng nêu bật được tầm trọng của nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước : “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia ”. Hiện bài văn bia có câu nói này vẫn còn hiện diện ở văn miếu Quốc Tử Giám - ngôi trường đại học đầu tiên trên đất nước Việt Nam - một biểu tượng sống động cho truyền thống hiếu học và trọng dụng nhân tài của dân tộc ta. Thời xưa, việc đào tạo nhân tài được các bậc đế vương anh minh rất coi trọng, và lịch sử mấy nghìn năm qua đã chứng minh rằng vị vua nào biết trọng dụng nhân tài thì vương triều ấy vững mạnh, vị vua ấy được coi là sáng suốt, được người đời ca tụng. Và ngược lại, khi việc đào tạo và trọng dụng nhân tài bị lãng quên thì thế nước sẽ suy yếu Ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ta cần lắm những nhân tài có tầm, có tâm để đưa Việt Nam sánh vai cùng bè bạn năm châu như tâm nguyện của Bác kính yêu lúc sinh thời.

docx22 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trong các lớp học đại trà ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng tìm hiểu và vận dụng phương pháp này trong dạy học nhất là trong bồi dưỡng hs giỏi. Đây là một phương pháp đã được ngành giáo dục đề cập đến trong nhiều chuyên đề, hội thảo. Những ưu điểm của phương pháp này đều được mọi người ghi nhận song việc áp dụng không phải là không gặp khó khăn. Đặc biệt đối với lớp học đại trà, hs có nhiều trình độ nhận thức khác nhau, có cả hs yếu, hs cá biệt thì để áp dụng tốt phương pháp này cần tìm ra những biện pháp riêng phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
	2.3.1. Phân loại hs 
	Phần này tôi đã đề cập ở phần đầu, việc phân loại hs cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động nhóm có hiệu quả.
	2. 3.2. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nhóm.
	Đây là một biện pháp tổng hợp. việc vận dụng linh hoạt phương pháp hoạt động nhóm thể hiện ở một số biện pháp sau:
	a) Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
	- Có những nhiệm vụ giao chung cho các nhóm cùng hoàn thành, có những nhiệm vụ giao riêng cho từng nhóm. Ví dụ : 
	+ Ở trang 7, tuần 19 sgk Tiếng việt 3, có bài tập chính tả : Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l, n thì giáo viên có thể cho hs tất cả các nhóm cùng làm vì đây là bài tập có yêu cầu dễ hiểu, mọi hs đều có thể tham gia tìm từ.
	+ Còn với bài tập 1 tiết Luyện từ và câu tuần 23 trang 44, sgk Tiếng việt 3 thì:
 Câu a) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Đây là câu hỏi không khó, chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức cơ bản, giáo viên có thể giao chung cho các nhóm cùng làm. 
Câu b) Những sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào? giáo viên chỉ giao cho nhóm học sinh giỏivì đây là câu hỏi khó đòi hỏi sự tổng hợp, suy luận.
	b) Thay đổi sự kết hợp giữa các đối tượng hs trong một nhóm:
	- Việc chia nhóm cố định theo đơn vị tổ phát huy nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên song đôi khi giáo viên cũng cần cho hs trung bình và hs yếu cùng thảo luận nhóm với hs giỏi để những hs này được hs giỏi truyền cảm hứng học tập tích cực; để hs giỏi lôi kéo các em vào các hoạt động học tập; để các phương pháp học tập tích cực thấm dần tới các em; để các em thấy đủ tự tin rằng mình cũng có thể tham gia học cùng các bạn học giỏi. Điều này giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập. Còn hs giỏi thì lại thấy vinh dự và tự hào khi được là người dìu dắt, giúp đỡ các bạn trong học tập. Các em càng thêm cố gắng phấn đấu để xứng đáng với trách nhiệm vinh dự đó.
	c) Vận dụng thảo luận nhóm trong thi giải các bài toán khó
	Bài toán khó mà tôi muốn đề cập ở đây không phải là các bài ở các sách nâng cao mà chỉ đơn giản là các bài toán giải bằng hai phép tính ở sgk và vở bài tập toán lớp 3. Song đây là những dạng toán mà các em mới gặp lần đầu. Và một số bài khó trong vở luyện Toán. Ví dụ:
	- Bài 3 trang 76 sgk Toán 3, tiết luyện tập:
“Quãng đường AB dài 172m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB(xem hình vẽ). Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét ?”
Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính dạng mới và khá khó với hs lớp 3 vì để làm được bài này hs phải vận dụng nhiều kiến thức như: Gấp một số lên nhiều lần; kiến thức tổng hợp về đoạn thẳng, phải biết cách quan sát.Nếu cho hs làm bài cá nhân sẽ không hiệu quả. Cho hs làm bài theo nhóm, các em sẽ hỗ trợ nhau, mỗi cá nhân sẽ có ưu thế ở một mảng kiến thức nào đó như hs quan sát tốt và hs có kiến thức chắc về phần đoạn thẳng sẽ phối hợp với nhau để thấy rằng độ dài đoạn thẳng AC gồm độ dài đoạn thẳng AB cộng với độ dài đoạn thẳng BC. Còn học sinh hiểu rõ phần kiến thức Gấp một số lên nhiều lần sẽ biết ngay rằng độ dài đoạn thẳng BC bằng độ dài đoạn thẳng AB nhân với 4 (172 × 4 = 688m) Từ đó các hs này sẽ tìm ra được ra đáp án: Độ dài đoạn thẳng AC là ( 172 + 688 = 860m). Ngoài ra, bài này còn được giải theo cách khác đó là:
Cách 2: 
 Nếu coi độ dài đoạn thẳng AB là một phần thì độ dài đoạn thẳng BC là 4 phần như thế.
	Tổng số phần bằng nhau của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC là:
	1 + 4 = 5 (phần)
	Độ dài đoạn thẳng AB là:
	172 × 5 = 860 (m)
	Đáp số: 860m
Với cách này đòi hỏi học sinh phải có mắt quan sát, phải có hiểu biết sâu sắc về mảng kiến thức Gấp một số lên nhiều lần cũng như kiến thức tổng hợp về đoạn thẳng. Nếu chỉ làm bài cá nhân thì không huy động hết sức mạnh tổng hợp để giải những bài hàm chứa nhiều kiến thức và có nhiều hướng giải như bài này. 
	Ngoài ra nếu hoạt động đơn lẻ thì sẽ không có nhiều học sinh tìm ra đáp án và rất ít hs tìm ra được hai cách giải mà nếu có tìm ra thì cũng rất mất thời gian. 
	Hoạt động nhóm đã tháo gỡ hoàn toàn bất cập trên và hơn thế giả sử có nhóm không tìm ra dù chỉ một cách giải thì việc những hs trong nhóm được cùng nhau suy nghĩ tìm cách vượt qua khó khăn, thử thách cũng là một trải nghiệm khó quên. Nó sẽ tạo ra một dấu ấn khó phai trong tâm trí các em, khiến các em khao khát đi tới cùng của một vấn đề mà mình đã cố công khám phá nhưng chưa ra. Hay nói chính xác hơn là chúng ta đã đặt các em vào “tình huống có vấn đề”. Đây chính là bản chất và cũng là động lực của quá trình giáo dục, quá trình nhận thức. 
2.4 Áp dụng phương pháp tâm lý kết hợp với phương pháp thi đua khen thưởng.
Biện pháp tâm lý được tôi áp dụng ngay trong cách chọn tổ trưởng, xếp chỗ ngồi cho hs trong từng tổ mà điển hình là tổ 4. Tổ này có một học sinh khá bướng bỉnh luôn bắt nạt bạn bè và tự do làm những gì mình thích. Tôi đã để cho em đó tự chọn một bạn trong lớp làm tổ trưởng. Tôi còn quan sát thấy em này chơi thân và luôn đứng ra bảo vệ một học sinh trong lớp. Em này lại là một học sinh yếu song khá ngoan. Tôi đã xếp chỗ cho học sinh yếu đó ngồi gần học sinh cá biệt này, rồi tôi luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới học sinh yếu đó. Ngoài ra, tôi cũng có cách nói để em hs đó hiểu rằng: nhờ sự giúp đỡ của em mà bạn em đã có nhiều tiến bộ trong học tập; các bạn trong lớp nhất là bạn em rất cần không gian yên tĩnh để học. Đây là cách để tôi tạo thiện cảm với học sinh cá biệt bởi thay vì nhắc nhở em thì tôi lại cho em hiểu rằng việc em giữ trật tự sẽ giúp bạn em có điều kiện học tập tốt hơn; và tôi rất quan tâm đến người bạn mà em yêu quý. Với những biện pháp kể trên, hs cá biệt ấy đã có tiến bộ vượt bậc, em không còn quậy phá làm ảnh hưởng đến trật tự lớp học. Điều này không chỉ giúp cho chất lượng dạy học đại trà được nâng lên mà còn giúp cho hs Giỏi có thời gian yên tĩnh tự trau dồi kiến thức. Và ngay cả khi tôi dành thời gian giảng giải các kiến thức nâng cao cho hs giỏi thì hs đó cũng không còn phá đám nữa bởi em đó biết những hs như em, như người bạn yêu quý của em cũng được tôi quan tâm, yêu quý như thế và thậm chí còn hơn thế nữa. 	
Do hầu hết cha mẹ học sinh là những người lao động ngoài công việc đồng áng cực nhọc thì họ còn phải thức đêm, thức hôm ngược xuôi chạy chợ kiếm sống. Trong lớp đại trà thường có học sinh chưa chăm và học sinh cá biệt nên mỗi khi các em lười học hay quậy phá, giáo viên sẽ dùng biện pháp tác động vào suy nghĩ, cảm xúc của các em qua những câu nói như : 
	Các em có biết bây giờ bố mẹ các em đang làm gì và ở đâu không? Các em có biết những đêm trời mưa rét, khi các em đang ngon giấc trong chăn ấm nệm êm thì bố mẹ các em phải dậy từ mấy giờ để đi chợ không? Sau khi có hs trả lời, gv sẽ nói tiếp : Các em đang được ngồi trong phòng ấm áp, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu, nóng thì đã có quạt mát. Trong khi bố mẹ các em phải phơi mặt trong nắng cháy da, trong mưa phùn gió rét Bố mẹ phải vất vả như thế là vì ai ? Chính các em là nguồn vui, là động lực để bố mẹ các em vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống. Dù cực khổ, mệt nhọc đến đâu nhưng chỉ cần nghĩ rằng mình vất vả để kiếm ra tiền nuôi cho con ăn học là bố mẹ các em lại có thêm động lực để vượt qua tất cả những khó khăn đó. Vậy mà các em đền đáp lại công ơn của bố mẹ bằng cách này ư ? Nếu thấy các em thế này bố mẹ các em có vui nổi không?
	Những lời nhắc nhở trên không chỉ thức tỉnh hs quậy phá , lười học mà còn tác động đến tâm tư, tình cảm của các hs khác trong đó có hs giỏi; là động lực cho hs giỏi quyết tâm phấn đấu trong học tập. Vì cha mẹ các em cũng phải lao động vất vả giống như cha mẹ của các bạn hs kia.
	 Hiểu tâm lý thích được khen của hs, các nhà sư phạm đã đưa ra biện pháp thi đua khen thưởng. Tôi đã vận dụng biện pháp này như sau: Tôi đã xây dựng câu lạc bộ Hoa điểm 10 và quỹ khen thưởng của lớp. Việc ghi điểm 10 do nhóm hs khá giỏi thực hiện, điều này đảm bảo tính khách quan trong việc tính tổng số điểm 10 và cũng tạo thêm động lực thi đua trong hs bởi vì các em thường ngày được nhẩm tính số điểm của mình, sẽ luôn thấy cần phải cố gắng để giành nhiều hoa điểm 10 hơn. Mặt khác, vì trong lớp tôi số hs nữ học nổi trội hơn hs nam nên tôi đã chia lớp làm hai nhóm nam và nữ. Những hs nam thi đua với nhau, những hs nữ thi đua với nhau. Việc này sẽ khiến cho hs nam có cơ hội được khen thưởng, các em mới có động lực để cố gắng trong học tập. 
	Cuối mỗi tháng, tôi cùng với hs tính tổng số điểm 10 mà mỗi hs đạt được. Tôi sẽ thưởng cho ba hs nữ và hai hs nam đạt nhiều điểm 10 nhất trong tháng mỗi hs một quyển vở. Và tôi không quên khen những em đạt nhiều điểm 10 khác song không ở trong tốp được tặng thưởng. Tôi động viên các em đó cố gắng tháng sau để được đứng trong tốp 2, tốp 3. Thế nhưng sau vài tháng đầu, các em này vẫn không lọt vào tốp được thưởng vở, tôi thấy nỗi buồn hiện rõ trên ánh mắt, nét mặt các em. Điều này khiến tôi rất trăn trở, tôi sợ rằng cứ kéo dài tình trạng này thì các em đó sẽ nản chí, và phong trào thi đua sẽ bị chùng xuống. Và rồi, tôi cũng nghĩ ra cách điều chỉnh hình thức khen thưởng. Thay vì chỉ có 3 hs nữ và 2 hs nam đạt nhiều điểm 10 nhất chắc chắn được thưởng vở thì cơ hội được nhận thưởng sẽ giành cho 6 hs nữ và 4 hs nam, những hs này sẽ bắt thăm để nhận phần thưởng. Điều này sẽ không làm vỡ quỹ khen thưởng của lớp mà vẫn động viên được nhiều hs, khuyến khích được nhiều hs phấn đấu vươn lên trong học tập. Không những thế, việc thay đổi bằng cách bắt thăm phần thưởng này cũng trở thành một trò vui nho nhỏ cho lớp trong các tiết sinh hoạt cuối mỗi tháng. Một lợi ích nữa mà sự thay đổi này mang lại là tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết giữa các hs trong lớp đặc biệt là giữa những hs giỏi. Các em sẽ được giải thoát khỏi trạng thái mệt mỏi vì sự đố kị. Khi nhiều hs được khen sẽ đảm bảo nguyên tắc rất khoa học và là bản chất của thi đua khen thưởng là “thi đua để cùng tiến bộ”.
	Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng, với các biện pháp này tôi đã thu được kết quả sau:
3. KẾT QUẢ CỦA SKKN
Tôi đã áp dụng SKKN trên từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013 cho hs lớp 3A4, trường Tiểu học Yên Phú 1 - Yên Mỹ - Hưng Yên. Để minh chứng cho kết quả thu được, tôi sẽ lập bảng thống kê sau : 
 Kết quả các đợt thi của lớp 3A4 năm học 2012 - 2013
ĐỢT
MÔN
 KẾT QUẢ
 1 – 4 
 5 – 6 
 7 – 8 
 9 – 10 
SL
%
Nữ
%
SL
% 
N 
%
SL
%
N 
%
SL
%
N 
%
ĐẦU NĂM
 TV
3
12
0
0
10
40
4
28
11
44
9
64
1
4
1
7
TOÁN
1
4
1
7
3
12
2
14
13
52
8
57
8
32
3
21
GIỮA KÌ I
 TV
1
4
0
0
10
40
3
21
13
52
10
72
1
4
1
7
TOÁN
0
0
0
0
3
12
2
14
9
36
3
22
13
52
9
64
CUỐI KÌ I
 TV
1
4
0
0
6
24
0
0
10
40
7
50
8
32
7
50
TOÁN
0
0
0
0
1
4
1
7
6
24
2
14
18
72
11
79
Kết quả thi đầu và cuối năm học của lớp 3A3 năm học 2011 – 2012 
(Sĩ số đầu năm: 31 – Sĩ số cuối năm: 28)
ĐỢT
MÔN
 KẾT QUẢ
 1 – 4 
 5 – 6 
 7 – 8 
 9 – 10 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
ĐẦU NĂM
TV
10
32
17
55
4
13
0
0
TOÁN
2
7
6
19
13
42
10
32
CUỐI NĂM
TV
1
4
14
50
13
46
0
0
TOÁN
0
0
7
25
13
46
8
29
Nhìn vào bảng thống kê thứ nhất , ta thấy: khi áp dụng SKKN, tỷ lệ học sinh Giỏi ở cả hai môn có sự tăng lên rõ rệt, so sánh giữa hai thời điểm đầu năm học và cuối kì I, môn TV tăng gần 30%, môn Toán tăng 40%.
Nhìn vào bảng thống kê thứ hai khi chưa áp dụng SKKN, ta thấy tỷ lệ hs Giỏi ở cả hai môn đều không tăng, thậm chí còn giảm (môn Toán). Điều này cho chúng ta thấy hiệu quả bước đầu đầy khả quan của SKKN.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Người dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, đặc biệt những người nông dân họ vất vả lo cho con ăn học chỉ mong con thành tài, những đứa con chính là niềm tự hào và niềm tin ở tương lai của họ. Bởi thế, họ rất mong con mình trở thành những học sinh Giỏi. Thực tế cho thấy, họ tìm nhiều cách xin cho con mình vào lớp chọn, để con họ có cơ hội trở thành học sinh Giỏi. Nếu những lớp đại trà mà học sinh vẫn được tạo điều kiện để rèn luyện trở thành học sinh Giỏi, thì chắc chắn sẽ không còn hiện tượng phụ huynh tìm mọi các xin cho con vào lớp chọn nữa. Và như vậy, nhà trường sẽ bớt đi một nỗi trăn trở mỗi dịp đầu năm học. Hơn thế, những gv ở các lớp đại trà sẽ không rơi vào trạng thái bi quan, chán nản mỗi khi lớp mình có hs xin chuyển đi nữa. Là giáo viên thường có hs xin chuyển đi tôi hiểu hơn ai hết vấn đề này. Bởi thế, SKKN này mở ra cho tôi một hướng đi mới trong nghề với một tương lai sáng sủa hơn. Và tôi biết rằng một mình tôi không thể làm nên SKKN này mà đây là những kinh nghiệm được tôi rút ra từ kho tàng tri thức vô tận của loài người và những kinh nghiệm của tập thể giáo viên trường tôi. 
Bởi thế mà, tôi luôn thấy mình thật may mắn khi được công tác ở trường Tiểu học Yên Phú I – một ngôi trường giàu truyền thống và có bề dày thành tích. Đội ngũ lãnh đạo hiện tại của nhà trường từ Hiệu trưởng, Hiệu phó đến Tổ trưởng, Tổ phó đều là những người giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề. Họ là những tấm gương sáng để những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm như tôi học tập. Họ luôn trân trọng những sáng kiến dù là nhỏ của tất cả giáo viên trong và ngoài nhà trường. Với những kinh nghiệm mà tôi tiếp thu được từ tập thể giáo viên nhà trường trong suốt hơn 10 năm công tác cộng thêm một chút công sức của mình, tôi đã viết lên SKKN này. Tôi tin rằng, sáng kiến của mình sẽ góp một phần nhỏ vào công việc thường ngày của mỗi giáo viên trong đó có mảng bồi dưỡng hs giỏi. 
Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đã được đưa ra áp dụng ở một số trường trong đó có trường Tiểu học Yên Phú I là phân lớp theo trình độ hs để tạo điều kiện cho giáo viên dạy học phù hợp khả năng tiếp thu của từng đối tượng hs. Thế nhưng do tâm lý e ngại khi dạy đối tượng hs yếu, hs cá biệt nên cuối cùng thì mỗi khối chỉ có một lớp chọn. Hiện nay, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên. Do đó, vẫn còn một số hs giỏi được phân vào học chung với hs đại trà. Bởi thế, việc bồi dưỡng hs giỏi trong các lớp học đại trà là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
	Đúng như tên của SKKN, việc bồi dưỡng hs giỏi được lồng ghép trong các lớp học đại trà nên tôi không thể có nhiều thời gian giảng giải cụ thể về một bài, một dạng bài nào đó riêng cho đối tượng hs giỏi được mà tôi chỉ đưa ra một số biện pháp chung nhất trong việc tổ chức, quản lí lớp học làm sao tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để các hs giỏi phát huy hết khả năng của mình. Còn về phần phương pháp dạy học một bài một dạng bài hay một phân môn cụ thể thì các sách phương pháp, các SKKN của các thế hệ giáo viên đi trước đã đề cập đến rất nhiều và đã đưa ra những giải pháp khá toàn diện và đầy đủ. Là người đi sau, tôi thấy mình còn cần phải học hỏi nhiều từ kho tri thức quý giá này. Sau khi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, tôi sẽ hoàn thiện SKKN này. Tôi tin rằng với nguồn tri thức phong phú ấy cộng với các biện pháp mà SKKN của tôi, của giới giáo ở khắp nơi đã đang và sẽ đề cập sẽ góp phần vào việc bồi dưỡng hs giỏi - những tài năng trong tương lai của xã hội.
Với những kết quả bước đầu thu được, tôi thấy SKKN này còn giúp tôi có thêm tự tin trong việc bồi dưỡng hs giỏi ở các lớp học đại trà. Đây cũng là một chủ chương lớn của ngành: Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà song song với nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đỉnh cao. 
Môn khoa học triết học biện chứng đã chỉ ra rằng : Vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng. Đối tượng của giáo dục trong đó có hs giỏi cũng là một dạng vật chất nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Và tất yếu rằng SKKN áp dụng cho đối tượng này cũng phải luôn được cải tiến để phù hợp với sự vận động không ngừng của đối tượng đặc biệt này. Với SKKN này, tôi mới chỉ áp dụng trong khoảng thời gian hơn 5 tháng và cho một đối tượng duy nhất là một lớp ở khối 3. Bởi thế mà SKKN này rất cần được bổ sung, hoàn thiện trong những năm học tới. Đây là việc mà tôi sẽ làm và tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi chưa có thật nhiều thông tin nhưng với yêu cầu nên có của một SKKN là phải tìm ra được vấn đề mới. Tôi hi vọng với vấn đề mà tôi chọn để nghiên cứu trong SKKN: “Bồi dưỡng học sinh giỏi trong các lớp học đại trà ở Tiểu học”, đúng là vấn đề mới trong thời điểm hiện tại song sẽ là vấn đề quen thuộc được nhiều người quan tâm, nghiên cứu trong tương lai bởi tính thiết thực của nó. 
Cũng từ quá trình áp dụng SKKN này, tôi rút ra những bài học sau đây:
- Công tác bồi dưỡng hs giỏi tưởng chừng như chỉ đơn thuần là công tác chuyên môn, giáo viên chỉ cần một trình độ chuyên môn vững vàng để trang bị thật nhiều kiến thức chuyên sâu cho hs. Song sự thực thì hs đâu phải là một cái máy. Hơn tất cả các loại máy móc dù hiện đại nhất thì các em chính là những “con người” với những tâm tư, tình cảm vô cùng tinh tế. Mặt khác như đã trình bày, hs Tiểu học hành động chủ yếu theo cảm xúc nhất là hs ở các lớp dưới như đối tượng hs lớp 3 mà tôi đang nghiên cứu. Do vậy, giáo viên không chỉ cần trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn cần trau dồi kiến thức về tâm lý học đặc biệt là tâm lý hs Tiểu học. 
- Giáo viên cũng cần linh hoạt trong khi áp dụng các biện pháp tác động đến đối tượng nghiên cứu (hs nói chung, hs giỏi nói riêng). Từ đó phải tìm cách thay đổi kịp thời để phù hợp với sự vận động không ngừng của đối tượng.
- Giáo viên cần tìm kiếm nhiều thông tin liên quan đến hoạt động nhóm nhằm nắm bắt những ưu khuyết điểm hoạt động này, để từ đó áp dụng có hiệu quả phương pháp làm việc nhóm trong quá trình giảng dạy nói chung và trong công tác bồi dưỡng hs giỏi nói riêng.
2. NHỮNG ĐỀ XUẤT
	Với trách nhiệm là những cấp cơ sở của ngành giáo dục, Trường Tiểu học Yên Phú I, Phòng Giáo dục Yên Mỹ, Sở Giáo dục và đào tạo Hưng Yên đã luôn đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình thực tế, đưa ra những quyết sách đúng đắn để nâng cao chất lượng hs nói chung và chất lượng hs giỏi của địa phương nói riêng. Nên những ý kiến mà tôi muốn đề xuất trong phạm vi SKKN của mình thì đều đã được các cấp đó chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong các năm học. 
Nên tôi chỉ có một đề xuất mong muốn được các cấp lãnh đạo trong tỉnh cùng với lãnh đạo các địa phương khác tham vấn cho Bộ Giáo dục về việc điều chỉnh công tác biên soạn sách tham khảo dành cho hs Giỏi cấp Tiểu học.
Hiện nay có rất nhiều đầu sách tham khảo trong đó có cả những cuốn sách chưa thực sự bổ ích. Cha mẹ hs sẽ rất khó khăn trong việc chọn mua sách tham khảo tốt cho con. Giáo viên nếu như không phải là giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng hs Giỏi và lại không có thời gian để đọc và nghiên cứu kĩ lưỡng thì cũng chưa chắc đã chọn đúng được quyển sách tham khảo mà mình ưng ý. 
Bởi thế, tôi xin đề nghị Bộ Giáo dục hãy tổ chức biên soạn một bộ sách tham khảo chuẩn dùng chung cho cả nước. 
 Yên Phú ngày 25 tháng 2 năm 2013
 	 Người viết:
 Trần Thị Thu Huyền
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng áp dụng
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. phương pháp nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề
2. Các biện pháp đã tiến hành
2.1. Phân loại học sinh
2.2. Áp dụng phương pháp dạy lồng ghép
2.3. Áp dụng phương pháp hoạt động nhóm
2.4. Áp dụng phương pháp tâm lý kết hợp với phương pháp thi đua khen thưởng
3. Kết quả của SKKN
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. những đề xuất
TRANG
1
2
2
2
2
2
2
4
4
5
5
9
11
13
13
16
Tài liệu tham khảo:
1. Các tài liệu về tâm lý học
2. Sách giáo khoa Toán 3, Tiếng việt 3
3. Mẫu SKKN
	 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN PHÚ I
	Điểm SKKN :..
 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN MỸ 
	Điểm SKKN :..

File đính kèm:

  • docxsang kien_12405890.docx
Sáng Kiến Liên Quan