Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi tin học trẻ

Nhằm thúc đẩy phong trào học tập công nghệ thông tin trong thanh thiếu nhi, học sinh. Đồng thời phát hiện các tài năng trẻ tin học, tạo động lực để các tài năng trẻ tiếp tục phát huy, đạt thành tích cao trong học tập, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Hàng năm Ban trường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi Tin học trẻ nhằm lựa chọn những thí sinh xuất sắc tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc.

 Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Trường Tiểu học Khánh Cường luôn coi việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên, yêu cầu về chất lượng giảng dạy và hiệu quả bồi dưỡng ngày càng đòi hỏi cao. Việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là cả một quá trình, phải có kế hoạch cụ thể cho người dạy và cả người học.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi tin học trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo	15
PHỤ LỤC SÁNG KIẾN 
I. Cơ sở công nhận sáng kiến: Trường Tiểu học Khánh Cường
II. Tác giả
- Họ và tên: Phạm Thị Hảo 
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Địa chỉ: Trường tiểu học Khánh Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Hộp thư điện tử: phhao82@gmail.com
- Số điện thoại: 0916122482
III. Tên sáng kiến, đối tượng áp dụng
	- Tên sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ
	- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 tham dự Hội thi Tin học trẻ
IV. Nội dung sáng kiến
Nhằm thúc đẩy phong trào học tập công nghệ thông tin trong thanh thiếu nhi, học sinh. Đồng thời phát hiện các tài năng trẻ tin học, tạo động lực để các tài năng trẻ tiếp tục phát huy, đạt thành tích cao trong học tập, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Hàng năm Ban trường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi Tin học trẻ nhằm lựa chọn những thí sinh xuất sắc tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc.
	Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Trường Tiểu học Khánh Cường luôn coi việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên, yêu cầu về chất lượng giảng dạy và hiệu quả bồi dưỡng ngày càng đòi hỏi cao. Việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là cả một quá trình, phải có kế hoạch cụ thể cho người dạy và cả người học. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học cũng góp phần đáng kể vào phong trào bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Bản thân tôi đã 9 năm giảng dạy môn Tin học và bồi dưỡng học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ, tôi xin đưa ra kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ ” với những giải pháp sau:
1. Giải pháp cũ thường làm
Tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thi Tin học trẻ trong các tiết học:
	Giáo viên phải lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trong các giờ học môn Tin học để có sự phân hoá, phù hợp với nhu cầu nhận thức của những học sinh có năng khiếu môn Tin học. Việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học ngay trong các tiết học là trách nhiệm của mỗi giáo viên. 
	Trong mỗi giờ học, học sinh có năng khiếu thường hoàn thành nội dung bài sớm hơn những học sinh khác trong lớp nên thời gian còn lại tôi sẽ giao thêm những bài tập nâng cao cho các em.
Ví dụ : 
 Bài: Thế giới hình học trong Logo (Trang 111 - SGK Cùng học tin học quyển 3)
 Với bài này tôi hướng dẫn học sinh tạo ra một số mẫu hình trang trí như :
 - Hình trang trí được tạo bởi các hình tròn. Để tạo được hình như mẫu bên, hoc sinh cần viết 2 thủ tục sau :
To duongtron
 Repeat 24[FD 5 RT 15]
End
To hinhhoc1
 Repeat 24[duongtron FD 15 RT 360/24]
End
- Viết thủ tục vẽ chiếc khăn thêu theo mẫu sau:
To khantheu
 CS
 Repeat 8[Repeat 6[FD 30 RT 60] RT 45]
 HT
 End 
Sau khi các em học xong bài : "Thế giới hình học trong Logo" tôi khuyến khích các em về nhà thực hành thêm các bài sau:
Viết thủ tục để Rùa vẽ các hình:
Đánh giá kết quả làm bài của nhóm có 12 học sinh khối lớp 5 như sau :
Mức độ hoàn thành
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
Mức 1
6 em
50 %
Mức 2
3 em
25 %
Mức 3
2 em
16,67 %
Mức 4
1 em
8.33 %
* Ưu điểm của giải pháp:
- Giáo viên tận dụng được thời gian bồi dưỡng cho học sinh ngay trong các giờ dạy, không mất thời gian tổ chức thêm buổi học khác.
- Học sinh có năng khiếu hoàn thành bài nhanh hơn những học sinh khác nên được động viên kịp thời, tạo không khí vui tươi cho lớp học.
* Nhược điểm của giải pháp:
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc điều khiển lớp học nhiều trình độ, ở thời điểm này chú ý tới đối tượng học sinh có nhận thức chậm thì học sinh có năng khiếu không có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình và ngược lại nếu chú ý tới đối tượng học sinh có năng khiếu thì những học sinh khác bị bỏ rơi.
- Học sinh dễ bằng lòng với kết quả đạt được với những lời khen nhưng đánh giá ở mức chưa cao (vì chỉ so với yêu cầu trình độ chuẩn tối thiểu học sinh cần đạt). 
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Đặc điểm và tình hình bồi dưỡng học sinh năng khiếu dự thi Tin học trẻ ở Trường Tiểu học Khánh Cường
	Trường Tiểu học Khánh Cường, trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của các cấp các ban ngành nên cơ sở hạ tầng đã phát triển. Kinh tế của người dân ngày càng phát triển. Chính vì vậy sự quan tâm đến giáo dục cũng như quan tâm tới việc học của học sinh khá chu đáo. Đặc biệt nhiều phụ huynh đã mua máy tính và kết nối mạng để phục vụ cho việc học tập của con em. Những thuận lợi đó đã thúc đẩy rất nhiều tới việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Nhiều năm liền Trường Tiểu học Khánh Cường có học sinh tham gia Hội thi tin học trẻ đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Việc lập kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tin học ngay từ đầu năm học là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên bộ môn Tin học. Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tin học trên cơ sở mở rộng kiến thức tin học từ lớp 3 đến lớp 5, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh thi Tin học trẻ. Để có đội tuyển học sinh thi Tin học trẻ có chất lượng cao, đầu năm học giáo viên chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để lựa chọn những em có năng khiếu ở cả các môn học: Tin học, Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật. Tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tin học đòi hỏi giáo viên bộ môn Tin học có kiến thức vững vàng về Tin học, Toán học; nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề dạy học, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học. 
Năm học 2016 - 2017, Trường Tiểu học Khánh Cường tiếp tục phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong đó có bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học, là năm học thứ mười Trường Tiểu học Khánh Cường thực hiện tổ chức cho học sinh tham gia Hội thi tin học trẻ. 
2.2. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu dự thi Tin học trẻ
2.2.1. Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của giáo viên
	Để có được hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin, người giáo viên cần phải đạt được những yêu cầu sau:
	- Giáo viên cần có vốn hiểu biết sâu rộng về Tin học, ngoài ra cũng cần có kiến thức về: Toán ở bậc Tiểu học, làm văn, Mĩ thuật.
- Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh thi Tin học trẻ.
2.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Đây là một việc làm hết sức cần thiết góp phần quyết định sự thành công của công tác bồi dưỡng học sinh. Kế hoạch bồi dưỡng phải rõ ràng chi tiết ngay từ đầu năm học và đưa vào kế hoạch giảng dạy.
2.2.3. Phát hiện và tuyển chọn học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ
	Trên cơ sở kế hoạch xây dựng thì bước tiếp theo đó là việc tổ chức phát hiện tuyển chọn đội tuyển học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ ở các khối lớp từ lớp 3 đến lớp 5, những học sinh đó cần phải có năng khiếu ở cả các môn: Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật. Đây là một bước quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh. Trước hết coi đó là nhiệm vụ của người giáo viên và sau đó là phát hiện và tuyển chọn sao cho chính xác.
	Để tuyển chọn chính xác phải căn cứ vào thông tin và xét cả quá trình học tập của học sinh về các môn học: Tin học, Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật. Do vậy việc tuyển chọn của giáo viên phải là chủ yếu, cụ thể việc phát hiện, tuyển chọn được thực hiện như sau:
	- Giáo viên bộ môn Tin học tiến hành khảo sát chất lượng học sinh có năng khiếu môn Tin học bằng cách kiểm tra những nội dung kiến thức Tin học cơ bản trong chương trình học, kiến thức nâng cao bằng các hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm và qua thảo luận trao đổi hằng ngày.
	- Giáo viên phụ trách lớp lập danh sách học sinh có năng khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt có năng khiếu làm văn. 
	- Giáo viên Mĩ thuật lựa chọn những học sinh có năng khiếu vẽ
	- Giáo viên Tin học phối hợp với giáo viên phụ trách lớp và giáo viên Mĩ thuật để chọn ra những học sinh có năng khiếu ở cả bốn môn học: Tin học, Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật
2.2.4. Xác định nội dung bồi dưỡng
	Nội dung bồi dưỡng học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ ở tiểu học gồm các nội dung sau:
- Những kiến thức chung về máy tính và phần mềm
- Những thuật ngữ cơ bản về máy tính, hệ điều hành
- Chương trình ứng dụng và tư duy suy luận logic
- Ngôn ngữ lập tình Logo
- Tạo tệp trình diễn trên Microsoft PowerPoint
- Soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word
Tham gia hoạt động biên soạn tài liệu giảng dạy bồi dưỡng học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ
	Sau khi chọn được đội tuyển học sinh, giáo viên dạy bồi dưỡng đề ra công việc cần thiết và đem lại chất lượng giảng dạy cao đó là việc biên soạn tài liệu giảng dạy. Bởi hiện nay sách tham khảo rất nhiều, nếu giáo viên không biết phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không trọng tâm, không sát chương trình của bậc học. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc tài liệu của giáo viên là rất quan trọng. 
Chẳng hạn khi bồi dưỡng học sinh, tôi đi sâu các chuyên đề sau:
	- Chuyên đề 1: Kiến thức chung về máy tính
	- Chuyên đề 2: Phần mềm máy tính
	- Chuyên đề 3: Hệ điều hành
	- Chuyên đề 4: Thao tác đối với tệp tin và thư mục
	- Chuyên đề 5: Soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft Word
 - Chuyên đề 6: Tạo tệp trình diễn bằng Microsoft PowerPoint
 - Chuyên đề 7: Thủ tục trong Logo
	- Chuyên đề 8: Thế giới hình học trong Logo
	- Chuyên đề 9: Di chuyển con trỏ Rùa bằng lệnh Set tọa độ
	- Chuyên đề 10: Tô màu trong Logo
 - Chuyên đề 11: Giải toán bằng Logo
 - Chuyên đề 12: Sử dụng biến trong logo
	- Chuyên đề 13: Các cấu trúc xét điều kiện
	- Chuyên đề 14: Vòng lặp xác định For trong Logo
Với từng chuyên đề trên giáo viên chọn lọc, hệ thống từ nhiều tài liệu khác nhau thành tài liệu riêng của mình để giảng dạy. Làm tốt việc này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, trí tuệ và sự nỗ lực của bản thân.
2.2.5. Các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh
	Các hình thức bồi dưỡng học sinh rất đa dạng, phong phú song có thể phân thành ba loại: Bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng theo nhóm và bồi dưỡng trong lớp học bình thường.
	Dù bồi dưỡng theo hình thức nào thì cũng cần có các bước sau:
	- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ ở bậc Tiểu học.
- Tuyển chọc sinh có năng khiếu môn Tin học
	- Tổ chức bồi dưỡng một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh tham gia Hội thi tin học trẻ.
Vì vậy đối với học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ cần phải có hình thức bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.
	* Tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ:
	Trên cơ sở xây dựng được nội dung như trên, để tiến hành tổ chức hoạt động dạy học được tốt hơn phải có được phương pháp giảng dạy, bởi phương pháp dạy học của giáo viên quyết định hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh. Do vậy giáo viên phải vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh được độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Cụ thể tôi xây dựng tiến trình giờ dạy bồi dưỡng học sinh như sau:
	- Bước 1: Giới thiệu kiến thức lý thuyết cơ bản và mở rộng, kết hợp lấy ví dụ thực hành trên máy, hướng dẫn học sinh làm bài thực hành.
	- Bước 2: Giáo viên đưa ra những bài tập có mở rộng và nâng cao, học sinh đọc kỹ đề bài để giải quyết.
	- Bước 3: Hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu đề bài, thực hành trên máy. Cho học sinh tự luyện các bài tương tự.
	- Bước 4: Học sinh nêu kết quả kết hợp giải thích cách làm. Giáo viên cùng học sinh nhận xét, kết luận đánh giá cách làm nào có tính khả thi, mang tính sáng tạo... từ đó khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập hay những điều cần ghi nhớ.
	- Bước 5: Giao bài tập cho học sinh làm có dạng tương tự và nâng cao hơn để khắc sâu kiến thức. 
	Ví dụ:
Bài: Thế giới tình học trong Logo (Trang 111 - SGK Cùng học tin học quyển 3)
	Sau khi học xong bài: "Thế giới hình học trong Logo", học sinh được hình thành và vận dụng câu lệnh lặp để vẽ các hình trong Logo. Từ đó học sinh tìm ra quy luật để viết câu lệnh vẽ các hình trang trí trong Logo
 - Ví dụ 1: Mẫu hình trang trí bên được tạo bởi 24 đường tròn. Để tạo được hình theo mẫu, hoc sinh cần nắm được câu lệnh vẽ 1 đường tròn với cú pháp : Circle2 
 Giả sử vẽ một đường tròn có bán kính 20 ta gõ lệnh sau: Circle2 20
Để vẽ được hình theo mẫu trên học sinh cần viết thủ tục:
To hinhhoc
 Repeat 24[Circle2 20 FD 15 RT 360/24]
End
Như vậy, giáo viên cần mở rộng: muốn tạo một mẫu hình trang trí bởi n đường tròn ta cần viết câu lệnh lặp: Repeat n[Circle2 FD 15 RT 360/n]
- Ví dụ 2: Viết lệnh để vẽ chiếc khăn thêu
 Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
 Hình bên được tạo bởi các hình gì?
 Để vẽ được một hình nhỏ em sử dụng lệnh nào?
 Học sinh dễ dàng xác định được: Hình bên được tạo bởi 8 hình lục giác.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh câu lệnh vẽ hình lục giác tương tự như câu lệnh vẽ hình vuông: Repeat 6[FD 30 RT 60]. Từ đó, suy ra cú pháp chung để vẽ một hình đa giác là: 
	Repeat d[FD n RT 360/d]
	Trong đó: d là số cạnh của hình đa giác cần vẽ
	 n là số bước của một cạnh
	Để vẽ chiếc khăn thêu theo mẫu trên học sinh cần viết lệnh:
 	 Repeat 8[Repeat 6[FD 30 RT 60] RT 45]
Như vậy, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc viết lệnh để vẽ các hình trang trí được tạo bởi các hình đa giác theo mẫu sau :
 	 Repeat n[ RT 360/n]
Trong đó: n là số hình đa giác có trong hình trang trí
Tương tự, học sinh sẽ tự viết được thủ tục để Rùa vẽ các hình sau:
	Thực nghiệm :
	* Mục đích: Kiểm chứng tính hiệu quả của quá trình đã xây dựng ở trên, dạy từng chuyên đề, kết hợp tổng quát và mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh, dạy học theo nhóm cùng đối tượng. 
	* Đối tượng: Học sinh có năng khiếu môn Tin học khối lớp 5
	* Nội dung:
	- Dạy chuyên đề 8: Thế giới hình học trong Logo
	- Tiến hành ôn tập và bồi dưỡng theo nhóm 
	* Tiến trình thực nghiệm:
Bước 1: Soạn bài và dự kiến các tình huống lên lớp.
Bước 2: Bồi dưỡng nhóm học sinh có năng khiếu môn Tin học, tôi khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh để học sinh hiểu rõ hơn. 
Đánh giá kết quả thực hành của nhóm có năng khiếu môn Tin học với 12 học sinh lớp khối lớp 5 như sau :
Mức độ hoàn thành
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
Mức 1
1 em
8,33 %
Mức 2
2 em
16,67 %
Mức 3
3 em
25 %
Mức 4
6 em
50 %
Nhìn vào kết quả trên ta thấy: Cũng với 1 đề với mức độ kiến thức như nhau ở cùng nhóm học sinh, chất lượng học sinh đã được nâng cao rõ rệt, học sinh đã khắc phục được những thiếu sót của mình đó là thực hành máy móc câu lệnh. Với cách khai thác bài tổng quát và mở rộng, ta thấy các em đã nắm được bài, biết vận dụng câu lệnh để vẽ hình một cách linh hoạt, đây là tiền đề giúp các em hoàn thiện hơn về mặt kiến thức để ôn tập tiếp những bài học sau.
2.2.6. Kiểm tra đánh giá học sinh 
	Tổ chức các đợt kiểm tra khảo sát kiến thức lý thuyết và thực hành trên máy để đánh giá kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội đạt được
	Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ ” như trên không những rút ngắn được thời gian bồi dưỡng, giảm công sức cho học sinh và giáo viên bồi dưỡng mà lại tăng khối lượng, chất lượng bài bồi dưỡng. 
	Với sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ ” tôi đã áp dụng có tác động tốt đến học sinh, không chỉ đem lại cho học sinh những tri thức mới mà nó còn góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. và đã đạt được kết quả trong Hội thi Tin học trẻ các cấp như sau: 
- Năm học 2009 - 2010: Có 1 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải ba cấp huyện; 1 em đạt giải Nhì cấp tỉnh.
- Năm học 2010 - 2011: Có 1 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải Nhì cấp huyện; 1 em đạt giải Ba, 1 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.
- Năm học 2011 - 2012: Có 2 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải Nhì, 1 em đạt giải Khuyến khích cấp huyện; 1 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.
- Năm học 2012 - 2013: Có 1 em đạt giải Khuyến khích cấp huyện
- Năm học 2013 - 2014: Có 1 em đạt giải Khuyến khích cấp huyện
- Năm học 2014 - 2015: Có 2 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải Nhì cấp huyện; 2 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.
- Năm học 2015 - 2016: Có 1 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải Nhì cấp huyện.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
	* Đối với nhà trường :
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phòng máy để tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc dạy và học.
	* Đối với giáo viên :
	- Không ngừng nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học, tự bồi dưỡng, học qua đồng nghiệp hay tham khảo thêm tài liệu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng; không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Khi lên kế hoạch bài học cần chuẩn bị kỹ nội dung và dự kiến các phương pháp dạy học nhằm củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. 
 - Cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để gây hứng thú học tập cho các em, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh sao cho việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
- Thường xuyên phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn Mĩ thuật, với phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
	4.2. Khả năng áp dụng
Sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ ” của tôi có thể áp dụng được trong tất cả các nhà trường tiểu học trong công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đã được thực hiện hiệu quả ở Trường Tiểu học Khánh Cường trong năm học 2016 - 2017 và những năm học trước. Đây là tiền đề để áp dụng cho những năm học tiếp theo.
KẾT LUẬN CHUNG
	Tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học ở bậc tiểu học có hiệu quả là chuẩn bị cho học sinh hành trang, kiến thức vững chắc ban đầu và tâm thế tiếp tục học tốt môn Tin học ở cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.... Vì thế ở bậc tiểu học, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tham dự Hội thi Tin học trẻ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Mặt khác: nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đối tượng học sinh mới đem lại hiệu quả cao. Công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học phải được làm thường xuyên và liên tục trong cả năm học.
Sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi Tin học trẻ ” là sự đúc kết kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tin học của bản thân tôi trong những năm qua. Kết quả cho thấy việc vận dụng các biện pháp đó đã đem lại chất lượng rất khả quan, hàng năm số lượng học sinh năng khiếu của trường Tiểu học Khánh Cường đạt giải các cấp tăng rõ rệt. Điều đó cho thấy các giáo viên ở mỗi nhà trường cần chú trọng quan tâm hơn tới công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tin học cần có các biện pháp cụ thể và áp dụng tốt thì chất lượng học sinh năng khiếu môn Tin học không còn là bài toán khó đối với mỗi giáo viên.	
 Khánh Cường, ngày 04 tháng 5 năm 2017 
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Tác giả 
Phạm Thị Hảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Nhà xuất bản - Năm xuất bản
1
Nguyễn Xuân Huy
Bùi Việt Hà
Lê Quang Phan
Hoàng Trọng Thái
Bùi Văn Thanh
“Cùng học Tin học Quyển 1”
“Cùng học Tin học Quyển 2”
“Cùng học Tin học Quyển 3”
(Dành cho học sinh Tiểu học)
NXB Giáo dục Năm 2014
2
Nguyễn Xuân Huy
Trần Đỗ Hùng
Lê Quang Phan
Bùi Văn Thanh
“Bài tập Cùng học Tin học Quyển 1”
“Bài tập Cùng học Tin học Quyển 2”
“Bài tập Cùng học Tin học Quyển 3”
(Dành cho học sinh Tiểu học)
NXB Giáo dục Năm 2014
3
Đỗ Đình Hoan
“Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học”
NXB Giáo dục Năm 1998

File đính kèm:

  • docSK_Tin hoc.doc
  • docBia.doc
  • docDon_mau M3.doc
Sáng Kiến Liên Quan