Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng dạy lớp 2 GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Hệ thống kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 2 Chương trình GDPT hiện hành

 Tìm hiểu Chương trình GDPT các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 mới (ban hành theo Quyết định 32/2018/TT-BGD ĐT nfay 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

 Quy trình và xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

 

pptx53 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng dạy lớp 2 GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý. 
– Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý. 
– Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý. 
– Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý. 
– Biết đặt tên cho một bức tranh. 
– Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi. 
Hoạt động 4 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NÓI- NGHE 
NÓI 
– Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe. 
– Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe. 
– Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem. 
– Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích). 
NGHE 
– Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe. 
– Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó. 
– Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện . 
NÓI NGHE TƯƠNG TÁC 
– Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý. 
– Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói . 
Hoạt động 4 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NÓI- NGHE 
Hoạt động 5 
 So sánh nội dung, yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt lớp 2 Chương trình GDPT hiện hành và Chương trình GDPT 2018 ? 
Làm việc theo nhóm 
(Thời gian 10 – 15 phút) 
 Các nhóm thảo luận sau đó đại diện nhóm báo cáo 
Chương trình GDPT hiện hành 
Chương trình GDPT 2018 
- Định hướng nội dung nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn => Học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. 
- Xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. => Học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. 
- Các môn học theo chương trình hiện hành còn chưa kết nối chặt chẽ với nhau, khiến học sinh khó vận dụng kiến thức liên môn. 
Chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. 
-Thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả SGK và giáo viên. 
Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. 
-Trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung GD và triển khai KHGD phù hợp với đối tượng HS của mỗi nhà trường góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình và xã hội. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Chương trình Ngữ văn 2006 về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng dạy học nội dung, chạy theo nội dung ; xuất phát từ các vấn đề chính của khoa học văn học và ngữ học để gọt bớt, thu nhỏ cho các cấp học phổ thông. Vì thế nhiều nội dung vẫn nặng nề, hàn lâm, thiếu thiết thực... 
-Chương trình Ngữ văn 2018 xuất phát từ các yêu cầu cần có cho HS về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học để lựa chọn các nội dung văn học và ngữ học cần dạy. Như thế các kiến thức chỉ có ý nghĩa và lọt vào CT mới khi chúng phục vụ đắc lực, trực tiếp cho yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cũng vì thế loại bỏ được những kiến thức không thiết thực, xa với mục tiêu của CT. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Chương trình trước đây thường được thiết kế độc lập theo 3 cấp khác nhau về người biên soạn, thời điểm và cách thức triển khai. Hệ quả có sự vênh lệch khá lớn trong quan niệm, cách tiếp cận, thuật ngữ, khái niệm... giữa CT các cấp. 
- CT Ngữ văn mới lần này được thiết kế cùng một lúc cả 3 cấp do một tập thể tác giả, với cùng một quan điểm chung, thống nhất với CT tổng thể của tất cả các môn học. Vì thế tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong quan điểm, cách tiếp cận, nội dung và cấu trúc văn bản CT. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Chương trình Ngữ văn 2006 được xây dựng với các trục khác nhau . Ở tiểu học lấy nội dung chủ đề làm theo trục tích hợp dạy các kĩ năng ngôn ngữ; lên trung học cơ sở lấy các kiểu văn bản trong tạo lập và các thể loại văn học tương ứng của văn học để làm trục tích hợp; đến trung học phổ thông dựa vào trục thể loại và lịch sử văn học để tổ chức chương trình 
- CT môn Ngữ văn lần này chỉ dựa trên một trục tích hợp duy nhất là các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe ). Đây là trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của CT theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp, lớp. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- CT 2006 rất coi trọng việc quy định các nội dung cụ thể cho từng lớp: tác giả, tác phẩm, trích đoạn, các đơn vị tiếng Việt và nội dung dạy tập làm văn... Tất cả được quy định chặt chẽ và bắt buộc tác giả SGK và giáo viên phải tuân thủ. 
- Nội dung chương trình Ngữ văn 2018 được thiết kế theo định hướng mở như đã nêu ở trên. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Chương trình 2006 chỉ tập trung vào yêu cầu dạy nội dung, chỉ nêu dạy đọc hiểu những văn bản-tác phẩm nào mà không nêu yêu cầu về kĩ năng đọc. 
- Chương trình Ngữ văn 2018 chỉ gợi ý về đọc những văn bản-tác phẩm nhưng lại quy định rất rõ yêu cầu về kĩ năng cần đạt. Chẳng hạn với kĩ năng đọc hiểu, HS phải đạt được các yêu cầu gì? ( Đọc hiểu nội dung; Đọc hiểu hình thức; Liên hệ, so sánh, kết nối ; Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc). 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Chương trình 2006 t ập trung trang bị kiến thức và mục tiêu cũng hướng tới việc giúp HS có nhiều kiến thức. 
- Với CT Ngữ văn 2018, kiến thức là phương tiện để đạt được mục tiêu năng lực . Nhưng kiế n thức vẫn có vai trò quan trọng trong CT mới. Chỉ khác ở chỗ: xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về năng lực mà xác định các kiến thức đầu vào. Tất cả các kiến thức tiếng Việt và kiến thức văn học đều nhằm phục vụ cho việc đọc hiểu, viết và nghe nói tốt hơn; biết cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các giá trị văn học tốt hơn, tinh tế hơn. Và vì thế, tất cả các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản ; hạn chế tối đa các bài học chỉ thuần túy lí thuyết về tiếng Việt cũng như văn học; giúp HS sử dụng các kiến thức ấy để đọc, viết và nghe nói một cách hữu ích, thiết thực và hiệu quả. 
Chương trình Ngữ văn 2006 
Chương trình Ngữ văn 2018 
- Với CT 2006 và trước đó, ngữ liệu văn bản chính là yếu tố nòng cốt của CT. Nói đến CT Ngữ văn, người ta chỉ cần biết và chủ yếu muốn biết ở cấp/ lớp đó học những tác phẩm nào, trước hết để biên soạn sách giáo khoa mỗi cấp/ lớp. 
- Chương trình Ngữ văn 2018 chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp . Đây là một trong những điểm khác biệt lớn nhất cần quan tâm khi nghiên cứu CT Ngữ văn mới. 
- Ngữ liệu trong CT mới không chỉ có văn bản văn học, văn bản nghị luận mà còn có văn bản thông tin. 
- Văn bản thông tin tuy có xuất hiện trong CT và SGK hiện hành, nhưng chưa có tên gọi và chưa phân loại chính thức, chưa được dạy và học có ý thức. 
Chương trình Ngữ văn 2018 
Có thể thấy, chương trình có định hướng mở về ngữ liệu nhưng để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, CT Ngữ văn 2018 quy định một số ngữ liệu bắt buộc và bắt buộc lựa chọn như đã nêu. Việc quy định 3 cấp độ của Ngữ liệu vừa bảo đảm những hiểu biết cốt lõi của tri thức phổ thông, vừa dành một kho tàng trống cho sự chủ động, sáng tạo của các tác giả SGK và GV trong việc lựa chọn biên soạn SGK, tài liệu dạy học sao cho phù hợp và có hiệu quả; mặt khác cũng để làm phong phú thêm nội dung giáo dục, đáp ứng nhu cầu cập nhật và sở thích của HS với các lứa tuổi, vùng miền khác nhau. 
Hoạt động cá nhân: 
Nêu các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học TV2 chương trình hiện hành các thầy cô thường sử dụng? 
HĐ cá nhân: 15 phút 
1. Phương pháp, kĩ thuật 
Phương pháp, kĩ thuật dạy đọc 
* Đọc đúng: 
KT đọc truyền điện, tiếp sức, trò chơi 
* Đọc hiểu: 
- Nói chi tiết, thông tin quan trọng trong bài 
- KT đặt câu hỏi: GV đặt câu hỏi để HS biết đặt câu hỏi vào những chi tiết, thông tin quan trong trong bài . 
- KT đọc tích cực để khám phá bài đọc (chúng em biết 3, trình bày 1 phút) 
- Đọc phân vai. 
- KT giải quyết tình huống (Theo em...?) 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận về bài đọc (1 chi tiết, nội dung). 
- Ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách. 
 Hoạt động 6 : Phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt 2 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển PC, NL học sinh 
Phương pháp, kĩ thuật dạy viết : 
- KT đặt câu hỏi (HS tự đặt câu hỏi: Viết về việc gì? Làm những việc gì? Mang lại lợi ích gì?...) 
- KT viết tích cực, viết sáng tạo 
- Trưng bày bài viết (Nhóm, cả lớp theo phòng tranh, HS nhận xét đánh giá bài viết của bạn) 
- Đánh giá bài viết: Phân tích 1 số bài trước lớp, nhận xét, bổ sung 
Phương pháp, kĩ thuật dạy KN nói và nghe : 
KT đặt câu hỏi (để kiểm tra KN nghe của học sinh) 
2. Hình thức tổ chức dạy học 
Lựa chọn những hình thức phát huy tính năng động, tích cực của học sinh: 
- Giảm bớt học theo lớp 
- Chú trọng hoạt động cá nhân 
- Chú trọng hoạt động hợp tác nhóm (lưu ý cách hợp tác, vai trò của các thành viên trong nhóm) 
 Hoạt động 6 : Phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt 2 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển PC, NL học sinh 
38 
Khởi động 
Khám phá 
Thực hành 
Vận dụng 
3. Tiến trình bài học 
 Hoạt động 6 : Phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt 2 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển PC, NL học sinh 
Tiến trình bài học 
Kết nối, định hướng sự chú ý vào vấn đề mới của bài học dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết của chính HS 
Thông qua: trò chơi, hoặc bài hát, câu đố tìm nhân vật qua tranh, trò chơi phỏng đoán, tình huống,.... 
HS n hận b iết , hiểu những kiến thức mới về tiếng Việt; hiểu nội dung bài đọc, hiểu từ, hình ảnh trong bài đọc ; mở rộng vốn từ, câu, dấu câu, các kiểu câu; nói, viết đoạn văn,.... 
HS thực hiện từng phần của kiến thức hoặc kĩ năng mới để giải quyết một vấn đề . 
HS sử dụng tổng hợp những kiến thức kĩ năng mới trong bài và kiến thức, kĩ năng đã học trước đó để thực hiện giải quyết một vấn đề có trong cuộc sống, trong học tập của HS 
Khởi động 
Khám phá 
Luyện tập 
Vận dụng 
 Hoạt động 7 : Xây dựng kế hoạch bài học và quy trình dạy các dạng bài môn Tiếng Việt 2 chương trình hiện hành theo hướng phát triển PC, NL học sinh 
* Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch bài học: 
1. Xác định mục tiêu bài học: 
Mục tiêu được phát triển bằng các động từ diễn đạt chỉ số hành vi ứng với từng loại kiến thức (nhớ (liệt kê, nhắc lại,...) hiểu (diễn đạt, giải thích,...), áp dụng (phân loại, liên hệ,...), phân tích (vẽ , viết,...), đánh giá,....) và thể hiện rõ ở 3 nội dung sau: 
- Năng lực đặc thù : Đọc kĩ nội dung yêu cầu ở kiến thức, kĩ năng ở mỗi bài học để xác định đúng năng lực đặc thù. 
- Năng lực chung : Dựa vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để xác định năng lực chung (Góp phần hình thành.......) 
- Phẩm chất : D ựa vào nội dung dạy học, tư tưởng, chủ đề của bài học cụ thể để lựa chọn những biểu hiện cụ thể của 5 phẩm chất . 
* Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch bài học : 
2 . Phân tích nội dung bài học: Theo cấu trúc: Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng 
3. Thiết kế các hoạt động học tập 
Mỗi HĐ cần có: Tên hoạt động; Mục tiêu; Cách tổ chức (PP, hình thức, kĩ thuật dạy học,...). 
Lưu ý sử dụng động từ phù hợp với hoạt động của GV là “hướng dẫn”, của học sinh là “hoạt động học ”. VD hoạt động của học sinh: nói, thảo luận, chia sẻ,.... 
Cùng 1 HĐ, nếu dự kiến nhiều sản phẩm khác nhau, GV không nên chốt đáp án, nên tôn trọng cảm nhận, suy nghĩ của HS. GV đánh giá từ những điểm nhìn khác nhau để kích thích HS phát biểu, tham gia vào bài học. 
- Một số bài có thể kết hợp lồng ghép Khám phá và luyện tập 
- Cách trình bày Kế hoạch bài học: linh hoạt, đảm bảo tính thẩm mĩ, tường minh 
 Hoạt động 7 : Xây dựng kế hoạch bài học và quy trình dạy các dạng bài môn Tiếng Việt 2 chương trình hiện hành theo hướng phát triển PC, NL học sinh 
Hoạt động nhóm : 
Xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển PC, NL học sinh (chọn bài theo phân môn) 
Thảo luận nhóm 30 phút theo kĩ thuật khăn trải bàn 
Trưng bày báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh 
Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch bài học: 
1. Xác định mục tiêu bài học: 
Mục tiêu được phát triển bằng các động từ diễn đạt chỉ số hành vi ứng với từng loại kiến thức (nhớ (liệt kê, nhắc lại,...) hiểu (diễn đạt, giải thích,...), áp dụng (phân loại, liên hệ,...), phân tích (vẽ , viết,...), đánh giá,....) và thể hiện rõ ở 3 nội dung sau: 
- Năng lực đặc thù : Đọc kĩ nội dung yêu cầu ở kiến thức, kĩ năng ở mỗi bài học để xác định đúng năng lực đặc thù. 
- Năng lực chung : Dựa vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để xác định năng lực chung (Góp phần hình thành.......) 
- Phẩm chất : D ựa vào nội dung dạy học, tư tưởng, chủ đề của bài học cụ thể để lựa chọn những biểu hiện cụ thể của 5 phẩm chất . 
2. Các hoạt động dạy học (theo cấu trúc: Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng) 
Mỗi HĐ cần có: Tên hoạt động; Mục tiêu; Cách tổ chức (PP, hình thức, kĩ thuật dạy học,...). 
Lưu ý sử dụng động từ phù hợp với hoạt động của GV là “hướng dẫn”, của học sinh là “hoạt động học”. 
- Một số bài có thể kết hợp lồng ghép Khám phá và luyện tập 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
I . MỤC TIÊU 
- Năng lực đặc thù:.... 
- Năng lực chung: Góp phần hình thành.... 
- Phẩm chất: Góp phần hình thành.... 
II . CHUẨN BỊ 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 . Khởi động 
- GV tổ chức các hoạt động để kết nối vào bài học: 
+ Kiểm tra việc vận dụng của bài học trước 
+ Tổ chức trò chơi, hoặc bài hát, câu đố, tình huống,...có liên quan đến kiến thức bài mới. 
2 . Khám phá, luyện tập 
- GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK theo trình tự : 
+ Nêu vấn đề; xác định yêu cầu của bài tập 
+ HS thực hiện theo các hình thức (cá nhân, nhóm,...), GV theo dõi, hỗ trợ 
+ Chia sẻ trước lớp: đại diện nhóm trình bày nội dung kiến thức đã khám phá được, cá nhân hoặc nhóm khác nhận xét, bổ sung 
+ GV nhận xét, kết luận vấn đề (kiến thức mới) 
- Đối với dạng bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ đề: 
+ GV có thể tổ chức trò chơi tìm từ, hoặc sử dụng hoạt động nhóm theo hình thức khăn trải bàn, mảnh ghép (mỗi em viết 1 từ, cả nhóm tập hợp lại nhận xét, chọn từ phù hợp) 
+ GV cung cấp thêm vốn từ cho HS 
- Đối với dạng bài Đặt và Trả lời câu hỏi: 
+ GV có thể tổ chức Hỏi - đáp theo cặp, Hỏi - đáp giữa các nhóm với nhau. 
+ Chia sẻ trước lớp 
+ GV nhận xét, chốt kiến thức 
- Đối với dạng bài các kiểu câu: 
+ GV có thể tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm (tùy vào bài cụ thể) 
+ Hỏi - đáp theo cặp để kiểm tra kĩ năng đặt câu hỏi, xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )? và bộ phận trả lời câu hỏi: là gì? làm gì? như thế nào ? 
+ So sánh được giống và khác nhau các kiểu câu (mở rộng) 
+ Đánh giá: KN đặt câu, nhận diện, phân biệt 
- Đối với các dạng bài về các dấu câu . 
+ HS hoạt động cặp đôi để biết tác dụng của dấu câu, biết đặt các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào đúng chỗ. 
+ HS thực hành, chia sẻ trước lớp 
+ GV nhận xét và lưu ý học sinh khi đặt dấu câu 
- Đối với dạng bài nắm nghĩa các từ: 
+ GV có thể tổ chức cho HS trò chơi gắn thẻ từ 
+ HS trình bày sự hiểu biết của mình về nghĩa của các từ đó 
+ GV nhận xét và lưu ý thêm HS 
TẬP LÀM VĂN 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động 
2 . Khám phá 
a . Đối với dạng bài kể (tả) ngắn 
- HS đọc thầm yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý (đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, HS sử đụng KT tự đặt câu hỏi) 
- Hướng dẫn xác định yêu cầu trọng tâm của đề. 
- HĐ cá nhân: Yêu cầu nhớ lại cảnh (người, con vật ) định kể ( tả): Là ai? Là con gì? Là cảnh vật ở đâu ? ( có thể HS ghi chép nhanh vào nháp ) 
- HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm kể (tả) miệng. Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh. 
- HS chia sẻ trước lớp. Lưu ý KN nghe để nhận xét và bổ sung hoặc đặt câu hỏi chất vấn bạn. 
* Sử dụng KT đánh giá: HS đánh giá chéo, tự đánh giá, GV đánh giá. 
* Thảo luận rút ra nội dung cần lưu ý: giới thiệu; đặc điểm nổi bật ; cảm xúc, tình cảm của bản thân. 
b. Đối với dạng bài: nói (đáp) lời chào hỏi, tự giới thiệu; cảm ơn; xin lỗi; chia vui; khen ngợi; đồng ý; từ chối; an ủi; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. 
+ HS xác định yêu cầu đề ra (đọc thầm , đọc trước lớp,...) 
+ GV đưa ra tình huống (ở SGK hoặc ngoài SGK), không đưa ra cách xử lý. 
+ Học sinh thảo luận nhóm nêu cách xử lý tình huống 
+ Thảo luận rút ra nhận xét: khi nào nói (đáp) lời cảm ơn, xin lỗi, an ủi, chia vui 
+ GV lưu ý thêm cho HS về cách nói (đáp ) kèm theo cử chỉ, thái độ phù hợp khi nói lời cảm ơn, xin lỗi, an ủi, chia vui khi gặp các tình huống. 
3. Luyện tập 
a . Đối với dạng bài kể (tả) ngắn 
Học sinh viết những điều em vừa kể (tả) thành đoạn văn ngắn. 
- GV lưu ý học sinh xác định trọng tâm của đề, cách trình bày bài viết 
- Học sinh viết bài (sử dụng KT viết tích cực, viết sáng tạo) 
- Chấm bài: chấm một số bài trong quá trình HS đang thực hành 
- Chữa bài: 2-3 em đọc bài trước lớp cho HS nhận xét; chữa trực tiếp 1-2 bài (bảng phụ hoặc trình chiếu): HS nêu ý kiến cá nhân về nhận xét bài bạn 
* Đánh giá : HS nêu ý kiến cá nhân về trình bày, dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,... 
 Cho HS nêu đề xuất của cá nhân 
 GV đánh giá bổ sung 
b. Đối với dạng bài: nói (đáp) lời chào hỏi, tự giới thiệu; cảm ơn; xin lỗi; chia vui; khen ngợi; đồng ý; từ chối; an ủi; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. 
- Học sinh thực hiện các tình huống (thực hiện cá nhân, chia sẻ trong nhóm cách xử lý) 
- Chia sẻ trước lớp: cách xử lý tình huống bằng việc cho HS sắm vai hoặc 1 người hỏi, 1 người đáp 
- Hướng dẫn HS nhận xét: lời nói (lời đáp) ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, đúng yêu cầu và thể hiện phép lịch sự; thể hiện thái độ, nét mặt, cử chỉ khi giao tiếp. 
4. Vận dụng 
- Viết 1 đoạn văn về......; 
- Kể một việc làm có ý nghĩa ở lớp, ở trường,... 	 
 KỂ CHUYỆN LỚP 2 	 
I . MỤC TIÊU 
II . CHUẨN BỊ 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 . Khởi động 
2 . Khám phá, luyện tập 
HĐ1 : Kể từng đoạn 
Bước 1 : Kể trong nhóm 
* Đối với dạng kể chuyện theo tranh: 
Cá nhân quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh; dựa theo tranh (sắp xếp lại theo thứ tự), kể lại từng đoạn câu chuyện 
* Đối với dạng kể chuyện theo dàn ý cho sẵn: 
Lần lượt cá nhân kể chuyện từng đoạn trong nhóm, nhận xét bổ sung cho bạn. GV đến các nhóm hỗ trợ. 
Bước 2 : Kể trước lớp 
Nối tiếp kể từng đoạn trước lớp, nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn 
HĐ2 : Kể câu chuyện 
HS thực hành kể phân vai trong nhóm (theo lời nhân vật, lời người dẫn chuyện,...), thi kể giữa các nhóm 
1-2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện (kể theo lời dẫn chuyện/ kể vai 1 nhân vật,...) 
HS nhận xét: nội dung, diễn đạt, cách thể hiện 
GV nêu câu hỏi học sinh: 
+ Câu hỏi về nội dung ý nghĩa câu chuyện (nhóm) 
+ Câu hỏi liên hệ bản thân (cá nhân) 
+ Câu hỏi ứng biến để phát triển năng lực học sinh (cá nhân) 
3. Vận dụng, sáng tạo 
Vẽ nhân vật trong câu chuyện em yêu thích 
Viết 1-2 câu về nhân vật em yêu thích trong câu chuyện. 
Viết tiếp 1 đoạn cho phần kết thúc câu chuyện. 
Viết đoạn mở ra hướng đi khác cho câu chuyện. 
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_day_lop_2_gdpt_hien_hanh_the.pptx
Sáng Kiến Liên Quan