Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả

THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng:

- Đa số HS có khả năng suy luận rất tốt, các em có khả năng mạnh dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người.

- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện.

- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.

- Công nghệ thông tin, và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị đầy đủ cho các trường nên việc sọan giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.

2. Khó khăn

- Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế.

- Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập.

- GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong lớp một cách kịp thời.

- Hoạt động cặp, nhóm thường chỉ được thực hiện trong các tiết hội giảng, thanh tra nên thường hướng dẫn, gợi ý trước cho các em, từ đó các em không cần phải suy nghĩ, tranh luận gì cả.

- Việc chia cặp - nhóm, phân công cặp - nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào, chỉ biết tập trung vào nhóm để “nhìn” hay những cặp thụ động.

- Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kịp thời cho các cặp - nhóm hoạt động tốt.

- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CẶP, NHÓM CÓ HIỆU QUẢ
 Cao Văn Đạm
 	Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Tây
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tư 26 cả Bộ giáo dục đã ban hành và thực hiện từ năm 2020-2021, trong đó có sửa đổi về đánh gía kết quả cuối kỳ, cuối năm học đối với 3 môn Văn, Toán và Tiếng Anh đã làm cho vay trò của bộ môn Tiếng Anh ngày được nâng cao.
Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mới nội dung – phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã và đang thực hiện đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn, là một cuộc cách mạng trong toàn ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong chương trình tiếng Anh THCS được biên soạn theo từng chủ điểm, các chủ điểm được thiết kế rõ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết một cách riêng biệt trong mỗi đơn vị bài học. 
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy rằng học sinh phải được rèn luyện để phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng cơ bản này. Mặt khác, trong quá trình dạy bộ môn Tiếng Anh, kỷ năng giao tiếp quốc tế là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. Nó vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học kết hợp với đặc điểm văn hoá của đối tượng giao tiếp.
II.THỰC TRẠNG
Thuận lợi
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng:
- Đa số HS có khả năng suy luận rất tốt, các em có khả năng mạnh dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người.
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện.
- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.
- Công nghệ thông tin, và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị đầy đủ cho các trường nên việc sọan giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.
2. Khó khăn
- Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế.
- Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập.
- GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong lớp một cách kịp thời.
- Hoạt động cặp, nhóm thường chỉ được thực hiện trong các tiết hội giảng, thanh tra nên thường hướng dẫn, gợi ý trước cho các em, từ đó các em không cần phải suy nghĩ, tranh luận gì cả.
- Việc chia cặp - nhóm, phân công cặp - nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào, chỉ biết tập trung vào nhóm để “nhìn” hay những cặp thụ động.
- Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kịp thời cho các cặp - nhóm hoạt động tốt. 
- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm.
Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục bộ môn Tiếng Anh. Tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bài học tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, bản thân tôi xin đưa ra giải pháp về tổ chức các hoạt động cặp nhóm có hiệu quả nhằm giúp học sinh thực hiện kỹ năng trình bày, diễn đạt, giao lưu ngôn ngữ, giao tiếp quốc tế một cách tự nhiên, tự tin, không e ngại, mạnh dạn trình bày ý kiến, suy nghĩ trong quá trình vận dụng bài học để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập cũng như giao tiếp. 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận. Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra khi trao đổi cặp, nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này kỹ năng nói của học sinh ngày càng được nâng cao.
Trong khi tiến hành hoạt động cặp giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
Giáo viên cần chuẩn bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả mọi người đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin lại trên bảng.
Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu trọn gói một bài tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện.
Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được. 
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này 
(thông thường chỉ khoảng từ 2- 3 phút).
Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai.
Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm song, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kì và yêu cầu hai học sinh đó trình bày lại trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn ở các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở lên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm cá hoạt động học tập của họ.
Tương tự hoạt động cặp khi tiến hành hoạt động nhóm giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập. Tốt nhất là tạo thành các nhóm có từ 4 - 6 người nhưng nhiều khi số lượng học sinh trong mỗi nhóm còn phụ thuộc vào số học sinh ngồi ở mỗi bàn.
Sau khi chia nhóm xong nên chỉ định hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí nhóm. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khiếu khẩu ngữ và hoạt bát hơn để làm việc này. Nhưng đôi khi cũng cần thay đổi: chọn một học sinh khá nhưng còn rụt rè để tạo điều kiện cho học sinh đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn hơn. Hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh dứt khoát và học sinh phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của họ để họ có thể bắt tay vào việc được, không bị lãng phí thời gian. Việc chia nhóm có thể bằng tiếng mẹ đẻ, nếu dùng tiếng Anh thì trước hết phải cho học sinh làm quen và hiểu được các mệnh lệnh như: “The first row, turn and face the second. The third row, turn and face the fourth please. Now work in groups”. “Now work in pairs/ Pairwork, please”.
	Ta có thể tiến hành các hoạt động cặp, nhóm cụ thể như sau:	
	Example 1:
	Teacher: Work in pairs to practise asking and answering about the time in 2 minute:
	S1: What time do you.?
	S2: I at .o’clock.
	A: What do you usually do..?
	B: I usually 
Teacher: point the students in the rows and number the: one- two- one – two Number one hand upok number two hand up Number one asks, number two answers.
Teacher points one student and asks: What is your number? What do you have to do first? And then?
Then change the positions Number two asks, number one answers.
Example 2: 
Unit 12 lesson 4 Write English 8 (page 118)
Write a postcard to a friend about your trip.
Teacher asks students to work in groups of 4- 8 to write. Teacher asks each group to write a full postcard.
Teacher controls 4 groups in the class and go around to help them.
- Discuss to write a letter. The secratery writes.
“I had a wonderfull/great time inThe wether has been..The people was ..”
Giáo viên là người quản lí tất cả mọi hoạt động ở lớp học. Do vậy họ phải đặt kế hoạch cho nó, tổ chức nó, bắt đầu nó, theo dõi nó, canh chừng thời gian cho nó và kết thúc nó. Điều kiêng kị nhất là sau khi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên về bàn ngồi hoặc làm việc riêng coi như vậy là xong việc. Nhất thiết giáo viên phải quản lí, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập. Giáo viên có thể đi từ cặp, nhóm nọ sang cặp, nhóm kia, kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu của bài tập hay không. Giáo viên cần phải tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của các cặp, nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh để điều chỉnh lại bài dạy của mình sau này. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các cặp, nhóm lại, giải thích thêm yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp, hoặc cho cả lớp luyện lại vấn đề đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo cặp, nhóm.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo cặp hoặc nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng việc hoàn thiện bản thân họ có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình.
Ngoài ra, luyện tập ngoại ngữ theo cặp, nhóm còn giúp cho học sinh mạnh dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Học sinh yếu kém thường lo sợ sẽ mắc lỗi trước mặt thầy cô của học, nhưng nếu chỉ có các bạn cùng lớp thì sự e dè đó sẽ ít hơn nhiều, học sinh sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách của bản thân để học tốt hơn. Ngoài ra học cũng có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn.
- Kết quả điểm thi nói cuối năm (2018-2019):
Môn
Lớp/
khối
Tổng Số HS
1.75 - 2.0 đ
1.5 đ
1.0 – 1.25 đ
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Anh 
6
88
55
62.5
22
25.0
11
11.5
Tiếng Anh
8
84
61
72.7
16
19.0
7
8.3
Tổng cộng
172
116
67.4
38
22.1
18
10.5
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng nói cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải giảng dạy nhiệt tình, yêu nghề và yêu quí cả những học sinh của mình để có nhiều nhiệt huyết, nhiều kinh nghiệm để luôn được đổi mới, sáng tạo, đa dạng phong phú và đạt hiệu quả cao nhất.
Là một giáo viên, tôi mong muốn cũng được đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm của mình cùng với các thầy cô và các bạn đồng nghiệp xây dựng tốt hơn, hoàn thiện hơn con đường “trồng người của mình” ngày một đi lên và có hiệu quả cao. 
VI. KIẾN NGHI
Để tổ chức các hoạt động cặp nhóm có hiệu quả đòi hỏi các giáo viên dạy Tiếng Anh phải nhiệt tình, tích cực, tận tuỵ và tâm huyết thực sự nhằm giúp học sinh thực hiện kỷ năng trình bày, diễn đạt, giao lưu ngôn ngữ, giao tiếp quốc tế một cách tự nhiên, tự tin, không e ngại, mạnh dạng trình bày ý kiến, suy nghĩ trong quá trình vận dụng bài học để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập cũng như giao tiếp.
 Người viết
 Cao Văn Đạm
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp......của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
., ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_cap_nh.doc
Sáng Kiến Liên Quan