Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lý 7

Cơ sở lý luận.

- Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Là mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, môi trường xanh – sạch - đẹp”.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
 TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ 7
 Nguyễn Quang Chính
 	 Giáo viên trường THCS Giá Rai B
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
1. Lý do chọn biện pháp.
Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
 	Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người thầy có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 7 là một trong những lớp đầu cấp học mà các em mới được làm quen với môn Vật lí chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
 	Là một GV dạy bộ môn vật lí 7, tôi luôn chăn chở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về BVMT cho học sinh.
 	Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường bộ môn vật lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt. Tôi quyết định viết Biện pháp: “ tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” đạt hiệu quả để chia sẽ với các đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục tiêu của biện pháp.
Tìm hiểu những hạn chế về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 7 từ đó có biện pháp tác động để cải thiện ý thức bảo vệ môi trường của học sinh .
3. Nhiệm vụ của biện pháp.
 	Biện pháp nêu và giải quyết một số vấn đề sau: Cơ sở lý luận liên quan đến biện pháp. Trên cơ sở thực tế và hiện trạng ý thức bảo vệ môi trường của HS lớp 7 trường THCS Gía Rai B. Biện pháp tích hợp BVMT trong một bài học cụ thể. Kết quả đạt được khá khả quang, trên 80% các em tham gia.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
 	- Học sinh cả khối lớp 7 năm học 2019 - 2020
II. THỰC TRẠNG
1. Cơ sở lý luận.
- Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Là mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng đang còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, môi trường xanh – sạch - đẹp”. 
2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của HS lớp 7 Trường THCS Gía Rai B. 
 	- Hơn nữa, khái niệm môi trường là một khái niệm rất rộng mà trình độ hiểu biết của các em lớp 7 còn rất hạn chế, trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Mặt khác đồ dùng thí nghiệm còn thiếu rất nhiều, phòng học thực hành chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu, tranh ảnh và các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường hoàn toàn không có, việc tiếp cận với internet cuả học sinh trường THCS Gía Rai B cũng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh đang còn bất cập.
 	 - Biện pháp: “tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” đạt hiệu quả là một sáng kiến rất quan trọng nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học, cũng qua đây chúng ta có thể nhờ các em mang các thông điệp bảo vệ môi trường về từng gia đình, từng địa phương, và từng người chưa có sự am hiểu về môi trường để rồi từ đó mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự ô nhiễm môi trường cũng như họ sẽ sống và làm việc thân thiện hơn đối với môi trường, và bảo vệ nó nhiều hơn. 
3. Điêu tra ý thức bảo vệ môi trường của hoc sinh.
Tháng 8/2020 khảo sát lần 1: Tỉ lệ số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trên tổng số HS cả khối là:
Cả khối 7
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
TC
185/318
58,18%
III. BIỆN PHÁP.
1. Biện pháp chung.
 	Biện pháp: “tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” đạt hiệu quả là sáng kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú cho môn học.
Để tích hợp BVMT vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản, và dể dàng. Ngoài việc giáo viên giảng dạy phải đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, giáo viên còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế để đưa vào bài giảng giáo dục BVMT cho học sinh, bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư tiệu về BVMT như tranh ảnh, các thí nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết dạy giáo dục BVMT. Nhưng thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút, kiến thức về môi trường của học sinh còn hạn chế.
 	Để giảng dạy các tiết có tích hợp BVMT đạt hiệu quả trước hết GV phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có liên quan (tranh, ảnh, đọan phim), đến kiến thức BVMT của bài học đó qua báo đài hoặc internet, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dể hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tằm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh, bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ BVMT đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp BVMT, cần tổ chức những buổi ngọai khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường, thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Nhưng trước hết người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề BVMT.
 	Để cụ thể vấn đề trên, Tôi xây dựng biện pháp giảng dạy các kiến thức cho một bài có tích hợp BVMT môn vật lí 7 - THCS
2. Biện pháp cụ thể có tích hợp bảo vệ môi trường trong một bài học
Bài 1: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ tích hợp:
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
b. Biện pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng (có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước.
GV: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì?
Hs trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
GV giới thiệu hình ảnh về môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?
HS nhận thức: dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được vứt các chất độc hại xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường.
Bài 2: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
 a. Địa chỉ tích hợp: 
 Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài động vật trên thế giới.
b. Biện pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV: Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? 
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
HS hiểu:
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học
Bài 3 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN	
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
b. Biện pháp tích hợp: tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 – sgk vl7, để nêu những tác hại của dòng điện đối với con người, liên hệ thực tế, hình ảnh sự cố chập điện.
GV: Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp những sự cố nào?
Hs nhận thức: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt của các thiết bị đóng_ ngắt mạch điện cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như NO, NO2, CH4), tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. Hàng năm các vụ hỏa hoạn ở các khu chợ, ở các khu đô thị xảy ra chủ yếu là do chập điện, nguyên nhân sâu xa là do nhiều người còn thiếu sự hiểu biết về vấn đề “An toàn khi sử dụng điện”. Hiện tượng cháy - chập điện không những cướp đi tính mạng của con người mà nó còn làm thiệt hại nhiều tài sản, làm lãng phí điện năng, làm ô nhiễm môi trường một cách trực tiếp và gián tiếp.
GV: Để khắc phục được sự cố trên các em cần phải làm gì ?
Hs nhận thức: Để khắc phục được sự cố trên ta cần phải:
+ Đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. 
+ Cần phải tìm hiểu kĩ các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
+ Nhắc nhở người thân trong gia đình phải sử dụng điện một cách cẩn thận
IV. KẾT QUẢ DO BIỆN PHÁP MANG LẠI.
1. Kết quả khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
	Qua việc áp dụng đề tài vào việc giảng dạy, bản thân theo dõi và thông qua 2 lần khảo sát thu được kết quả tương khá khả quan, cụ thể như sau:
-Tháng 12/2020 khảo sát lần 1.
Cả khối 7
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
TC
238/318
74,84%
Khá tiến bộ
-Tháng 4/2021 kết quả khảo sát lần 2.
Cả khối 7
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
TC
295/318
92,77%
Khá
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Thông qua thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này tôi dự kiến rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ngắn nhưng học sinh thảo luận sôi nổi, và về nhà các em cũng vận dụng thành công những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, để các em còn đưa ra nhiều ý kiến hay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tôi còn mong muốn các em còn là những tuyên truyền viên tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương.
 	 Nhưng do chưa có sự nghiên cứu kĩ hơn, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng như các phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều, nên sự thiếu sót không tránh khỏi rất mong được sư đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đạt kết quả cao hơn trên cả hai lĩnh vực là dạy học và bảo vệ môi trường.
VI. KIẾN NGHỊ
- Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
- Nhà trường cần phải có máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một khu vực nào đó.
- Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
- Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên của các trang giáo dục: violet, tài nguyên vật lí,để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học nói riêng và tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả cao nói chung.
	Tôi xin chân trọng cảm ơn ! 
 Phường 1, ngày 20 tháng 04 năm 2021.
	 NGƯỜI VIẾT.
 Nguyễn Quang Chính
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp......của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
., ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tich_hop_bao_ve_moi_truong_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan