Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo môi trường học tiếng Anh lí thú cho học sinh tiểu học
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế vô cùng quan trọng vì có số người sử dụng cao nhất và khắp nơi trên thế giới. Vậy, thời điểm nào để trẻ bắt đầu học Tiếng Anh hiệu quả nhất? Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lứa tuổi 4 – 12 là “giai đoạn vàng” để bắt đầu học Tiếng Anh.
Tuy nhiên, chính đặc điểm lứa tuổi này cũng gây ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy. Các em còn nhỏ, chưa ý thức được việc cần phải học mà thích vui chơi, trò chuyện. Để quá trình dạy học có hiệu quả, thì điều kiện tiên quyết là làm sao để các em thích mà học, vui mà học. Chính vì vậy, để tạo ra môi trường học Tiếng Anh lí thú cho học sinh luôn là câu hỏi đặt ra đối với các giáo viên chúng tôi.
Slide 1 BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH LÍ THÚ CHO HỌC sinh tiểu học Sầm Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2020 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HOÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC HOẰNG ANH Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệp NỘI DUNG 3. Kết luận 2. Nội dung biện pháp Nội dung biện pháp 1. Lí do chọn biện pháp Lí do chọn biện pháp 1. LÝ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP Lý do Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế vô cùng quan trọng vì có số người sử dụng cao nhất và khắp nơi trên thế giới. Vậy, thời điểm nào để trẻ bắt đầu học Tiếng Anh hiệu quả nhất? Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lứa tuổi 4 – 12 là “giai đoạn vàng” để bắt đầu học Tiếng Anh. Tuy nhiên, chính đặc điểm lứa tuổi này cũng gây ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy. Các em còn nhỏ, chưa ý thức được việc cần phải học mà thích vui chơi, trò chuyện. Để quá trình dạy học có hiệu quả, thì điều kiện tiên quyết là làm sao để các em thích mà học, vui mà học. Chính vì vậy, để tạo ra môi trường học Tiếng Anh lí thú cho học sinh luôn là câu hỏi đặt ra đối với các giáo viên chúng tôi. 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2.1 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng các biện pháp 2.2 Biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3 Biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt động giáo dục 2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng các biện pháp. - Các em chưa có điều kiện tiếp xúc với môn Tiếng Anh từ lứa tuổi mầm non nên khi học sinh bước vào lớp Một, môn Tiếng Anh là một môn học khá xa lạ. - Học sinh chưa có điều kiện thuận lợi để học ở nhà hay đến các trung tâm ngoại ngữ. - Học sinh còn nhỏ, chưa ý thức được việc cần phải học mà thích vui chơi, trò chuyện. 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP Kết quả học tập của các em chưa cao 2.2. Biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP Biện pháp Tạo môi trường lí thú trong không gian lớp học. Tạo môi trường lí thú ngoài không gian lớp học. Tạo môi trường học tập lí thú trong không gian lớp học. 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1 Trang trí phòng học sạch đẹp và bố trí chỗ ngồi đa dạng, hợp lí. 2 Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan, dụng cụ trợ giảng trong quá trình dạy học. 3 Khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy. 4 Tổ chức các hoạt động học tập tích cực để các em tham gia. 5 G iúp học sinh xây dựng sự tự tin , tạo động lực cho các em. Trang trí lớp học Tổ chức các trò chơi Tạo môi trường học tập lí thú ngoài không gian lớp học 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1 Tổ chức hoạt động múa hát sân trường. 2 Tạo môi trường học Tiếng Anh mọi nơi. 3 Khuyến khích học sinh giao tiếp bằng Tiếng Anh bất kì khi nào có thể . 4 Khuyến khích học sinh đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoạt hình Tiếng Anh. Tổ chức hoạt động múa hát sân trường Tạo môi trường học Tiếng Anh mọi nơi 2.3. Biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt động giáo dục . P hần lớn học sinh thích học Tiếng Anh , đồng thời chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt . Đ áp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra các hoạt động học tập tích cực để học sinh tham gia, từ đó tạo nên hiệu quả học tập cao hơn . Có tác dụng lan tỏa tới đồng nghiệp trong nhà trường : Tất cả các giáo viên đều cố gắng để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao bằng cách tổ chức các hoạt động học tập thú vị, tạo khuôn viên trường, lớp khang trang sạch đẹp. 2.4 . Các kết quả, minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp. áp - Về thái độ học tập: Trước đây nếu như có đến 50% số học sinh không thích học Tiếng Anh thì bây giờ con số đó chỉ còn 5%. Phần lớn các em đều háo hức tới tiết Tiếng Anh để được học tập, vui chơi, thể hiện kiến thức của mình. - Học sinh rất hứng thú khi được tham gia các cuộc giao lưu Tiếng Anh tổ chức trong trường như viết về ngôi trường thân yêu, bạn bè, những môn học yêu thích. Kết quả đã có nhiều bài viết rất hay. 2.4 . Các kết quả, minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp á Về chất lượng học tập: Kết quả khảo sát môn Tiếng Anh năm học 2019 – 2020 Khối lớp Mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Khối 3 (46 Hs) Học sinh hoàn thành tốt 13 28,3% 32 69,6% Học sinh hoàn thành 30 65,2% 14 30,4% Học sinh chưa hoàn thành 3 6,5% 0 0 Khối 4 (50 Hs) Học sinh hoàn thành tốt 15 30% 35 70% Học sinh hoàn thành 33 66% 15 30% Học sinh chưa hoàn thành 2 4% 0 0 Khối 5 (69 Hs) Học sinh hoàn thành tốt 20 30,3% 49 71,0% Học sinh hoàn thành 43 65,2% 20 29,0% Học sinh chưa hoàn thành 3 4.5% 0 0 3. KẾT LUẬN Tìm ra các biện pháp để tạo môi trường học tập Tiếng Anh lí thú cho học sinh Tiểu học luôn là câu hỏi mà mọi giáo viên luôn trăn trở. Để có câu trả lời tốt nhất, theo tôi, chúng ta cần tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, môi trường giáo dục, để từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp, vì mỗi biện pháp chỉ có một giá trị nhất định trong một môi trường cụ thể với đối tượng xác định.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_moi_truong_hoc_tieng_anh.pptx