Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện cách dùng từ, đặt câu ở môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4

 Ở tiểu học môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng là nền tảng cho học sinh phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, vì vậy được cả xã hội qua tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, giúp sức đưa ra một số hình thức dạy học để rèn luyện, trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu trong giao tiếp đối với học sinh. Khi trẻ biết giao tiếp thành thạo cũng chính là công việc đầu tiên khi trẻ đến trường. Chính vì vậy bồi dưỡng tình yêu tiếng việt cũng chính là góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam.

 Ở lớp 2, 3 các em đã đọc thông, viết tương đối thành thạo. Lên lớp 4, 5 các em sẽ mở rộng vốn từ, sử dụng vốn từ vào việc rèn luyện câu, giao tiếp trao đổi, là điều vô cùng quan trọng.

 Người giáo viên dạy cho những thế hệ học sinh biết dùng từ, đặt câu là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, rèn cho học sinh biết cách giao tiếp với bạn bè cũng như đối với thầy cô. Dùng từ chính xác, đặt câu đầy đủ các bộ phận là đúng nguyện vọng, là mong mỏi của giáo viên, của gia đình và của toàn xã hội. Phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học.

 Chính vì vậy việc cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua các bài tập thực hành để mở rộng, bổ sung một số vốn từ mới, các tục ngữ, thành ngữ, ca dao, theo từng chủ điểm, chủ đề mà các em đang học. Đó cũng chính là giúp các em phát huy tính tư duy sáng tạo, mở rộng tầm hiểu biết về vốn từ cho mỗi học sinh.

 Muốn vậy phải rèn cho học sinh cách cách dùng từ, đặt câu, xác định thành phần câu sai trong quá trình dạy học ở địa phương mình giảng dạy cũng là khâu vô cùng quan trọng. Khi học sinh có kĩ năng dùng từ, đặt câu sẽ giúp các em tự tin, hứng thú trong khi thực hành các bài tập cũng như khi các em giao tiếp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện cách dùng từ, đặt câu ở môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định mà chúng ta đã ghi nhận.
Khó khăn:
*Về phía giáo viên
 Ở phương diện nào đó ta còn thấy giáo viên đang áp dụng hình thức dạy học một cách cứng nhắc, rập khuôn theo tài liệu hướng dẫn sách giáo viên. Điều này dẫn đến giờ học nặng nề, tính sáng tạo ít, học sinh đôi lúc nhàm chán bởi lối áp đặt từ đó không kích thích được sự hứng thú học tập ở các em học sinh.
 Hiện nay một số giáo viên vẫn chưa quan tâm đến rèn luyện cách dùng từ, đặt câu một cách linh hoạt mà đôi lúc còn nặng hình thức dạy theo mẫu câu có sẵn. Điều này cũng khiến giờ học khô khan, nhàm chán, khác với giờ học ta chú trọng gởi mở cho học sinh mở rộng câu, áp dụng một số phép tu từ vào câu mỗi khi viết.
*Về phía học sinh.
 Phần lớn các em học sinh lớp 4 khả năng về ngôn ngữ còn rất hạn chế. Mặc dù có thể trong quá trình giao tiếp hằng ngày các em làm rất tốt nhưng để vận dụng những câu nói có hình ảnh, ngôn ngữ truyền cảm các em sẽ bị lúng túng.
 Đa số các em học sinh ở nông thôn, phạm vi giao tiếp còn hạn hẹp. Cơ hội tiếp xúc nhiều tác phẩm văn học vẫn còn ít dẫn đến vốn từ của các em còn nghèo nàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cảm thụ và cảm nhận nội dung bài học Tiếng Việt.
 Không ít học sinh còn lúng túng trong việc đặt câu. Khi đặt câu một số em chưa sử dụng dấu đúng vị trí chức năng của loại dấu đó. Đây là hạn chế về ngữ pháp của các em. 
IV.CÁC BIỆN PHÁP
Mục tiêu của giải pháp và biện pháp.
 Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp này là nhằm giúp các em học sinh lớp 4 nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững nghĩa của từ, từ đó biết vận dụng từ ngữ vào mục đích giao tiếp. Và để giao tiếp tốt thì công việc thứ hai của người giáo viên dạy Tiếng Việt là phải giúp các em sử dụng câu đúng ngữ pháp. Đó là hai quy trình của một công đoạn mà giáo viên cần phải làm trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Hiện nay qua thực tế giảng dạy lớp 4 đã nhiều năm, tôi nhận thấy học sinh tiểu học mà cụ thể là học sinh lớp 4B trường tiểu học ........ các em bị mắc rất nhiều lỗi dùng từ, đặt câu. Từ đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số lỗi phổ biến cùng một số hình thức sửa lỗi khắc phục như sau:
Lỗi dùng từ:
Lỗi dùng từ địa phương:
 Nhiều học sinh trong quá trình đặt câu vẫn sử dụng từ ngữ địa phương các em chưa có ý thức được vai trò của từ toàn dân. Chẳng hạn trong khi dạy phân môn Luyện từ và câu bài: ‘Câu kể” (Tiếng Việt 4 tập 1) khi giáo viên yêu cầu học sinh đặt một câu kể về một số công việc mà hằng ngày em giúp đỡ bố mẹ. Học sinh đặt câu như sau:
Ví dụ: 
Hằng ngày sau mỗi bữa cơm em thường mẹ rửa chén.
 Hay trong khi dạy bài: Ai làm gì? (Tiếng Việt lớp 4 tập 1) Khi giáo viên yêu cầu học sinh đặt 1 câu kể về sở thích của em. Học sinh đặt như sau: 
 Ví dụ: 
 Em thích chơi đá banh.
 Em rất thích coi phim hoạt hình.
 Đứng trước tình huống này giáo viên cần cho học sinh phát hiện lỗi sai trong cách dùng từ của học sinh vừa đặt. Giáo viên cho các em sửa lại từ dùng sai bằng một từ toàn dân tương ứng. Sau đó giáo viên cần lưu ý cho các em trong cách dùng từ để đặt câu. Đặc biệt là cho các em ý thức được vai trò cách dùng từ toàn dân thay cho những từ địa phương tương ứng trong khi viết văn bản. Giáo viên cho học sinh sửa lai câu và đặt lại câu cho đúng.
 - Hằng ngày sau mỗi bưa cơm em thường mẹ rửa bát.
 - Em thích chơi đá bóng.
 - Em rất thích xem phim hoạt hình.
Lỗi dùng từ khi chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ.
 Chẳng hạn khi dạy phân môn Tập làm văn, bài luyện tập giới thiệu địa phương(Tiếng việt 4 tập 2) Trong quá trình luyện tập giáo viên cho các em viết một đoạn văn ngắn kể về những đổi mới ở xóm làng quê hương em nơi em đang ở. Trong bài viết của học sinh có câu giới thiệu như sau: “Quê hương em có rất nhiều thắng cảnh đẹp” Từ câu văn đó đặt ra cho giáo viên là cần phải nắm vững nghĩa của từ để sửa lại lỗi diễn đạt trong câu trên. Nếu xem xét ở góc độ một câu giới thiệu bình thường thì có vẻ như câu này không có vấn đề gì. Nhưng khi ta soi xét trên góc độ ngôn ngữ học thì câu văn trên đã mắc lỗi diễn đạt bởi cách dùng từ. Đây là một lỗi khó, chính vì thế giáo viên cần chỉ ra để học sinh nhận biết. Vốn dĩ từ thắng cảnh là một từ Hán Việt( có nghĩa là cảnh đẹp). Vậy vô hình chung câu trên học sinh đã dùng thừa ra một từ, từ đó là từ “ đep” Đây là lỗi dùng từ theo cảm tính mà chúng ta thường thấy phổ biến ở các em học sinh tiểu học. Vậy trường hợp câu này, câu đúng phải là: “Quê hương em có rất nhiều thắng cảnh” hoặc hướng dẫn học sinh đặt lại câu không dùng từ Hán Việt.
 Ví dụ: 
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp.
 Trong trường hợp khác, học sinh cũng thường mắc phải khi các em sử dụng từ có nguồn gốc Hán Việt. Khi viết đoạn văn kể về những đổi mới ở quê hương em (phân môn Luyện từ và câu - Bài : Luyện tập giới thiệu địa phương) Trong đoạn văn học sinh có câu “ Thôn em vừa đoạt được danh hiệu thôn văn hóa” Xem xét câu này học sinh đã dùng sai từ “đoạt”.Vậy đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nghĩa của từ để sửa cho học sinh và hướng dẫn cho học dùng từ thích hợp, sửa lại câu văn là:
Ví dụ: 
Thôn em vừa được đón nhận danh hiệu thôn văn hóa.
Và giao viên cũng lưu ý cho các em cần sử dụng những từ khi các em thấy hiểu nghĩa của từ đó.
Lỗi dùng từ sai chính tả
Trong bài viết, giáo viên phát hiện các em viết sai chính tả. Lẽ ra các em viết câu “Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé” nhưng các em lại viết “Tôi xin chị Khánh được tất xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé”. Trong câu này các em đã viết sai chính tả từ “ tấc”. Hoặc câu “Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé” thì các em lại viết: ‘Chắt bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé”. Trong câu nay các em viết sai chính tả từ “chắc”. Qua hai ví dụ trên tôi nhận thấy rằng các em viết sai chính tả do đặc trưng phát âm vùng miền. Để xác minh điều này tôi đã cho những em viết sai đọc lại các từ viết sai rồi đọc lại từ viết sai “tấc”, “chắt” thì các em vẫn đọc là “tấc”, “chắt” và rất khó đọc là: “tất”, “chắc”. Qua hai lỗi phổ biến về chính tả này giáo viên cần tăng cường cho các em luyện phát âm nhận diện được từ phát âm. Mặt khác cần giúp các em hiểu nghĩa của từ trong câu. Ví dụ như từ “tấc” (đơn vị đo độ dài); “chắc” chắc chắn (tính từ) khác với “tất”, “chắt” nếu được sử dụng trong câu đó thì nội dung câu sẽ thay đổi.
Lỗi đặt câu.
Sai cú pháp do thiếu chủ ngữ:
 Đây là một lỗi rất phổ biến vì theo cảm tính các em chỉ qua tâm diễn tả những đặc điểm tính chất của sự việc, dẫn đến khi viết các em vẫn đinh ninh rằng câu đã đủ thành phần. Mặt khác học sinh cũng thường nhầm lẫn trạng ngữ là chủ ngữ. Chẳng hạn khi dạy bài: Câu kể (Phân môn Luyện từ và câu; Tiếng Việt 4 tập 1) khi giáo viên yêu cầu học sinh đặt một vài câu kể để trình bày một sự vật, một sự việc, có học sinh viết: 
 Ví dụ: 
Hôm qua, được đi chơi với mẹ.
Trên lớp, vang lên tiếng giảng bài.
 Để khắc phục lỗi sai cú pháp này, giáo viên cần cho học nắm vững nguyên tắc câu là gì?
 Câu là đơn vị của lời nói. Câu do từ cấu tạo nên để biểu đạt một ý trọn vẹn. Khi nói câu có một ngữ điệu nhất định phù hợp với nội dung kể, hỏi, cảm xúc hoặc cầu khiến. Trong văn viết, chữ đầu câu phải viết hoa và cuối câu có dấu biểu thị ngữ điệu. Hội đủ các điều kiện trên thì tạo thành câu hoàn chỉnh.
 Học sinh nắm được thành phần chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai( con gì?, cái gì?). Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm gì?, là gi?, Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các thành phần trong câu. Từ đó, học sinh nhận ra thành phần còn thiếu (Chủ ngữ) và sửa lại cho đúng. 
Ví dụ: Hôm qua, được đi chơi với mẹ ở công viên nước.
 TN	 VN
 Trên lớp, cất lên tiếng giảng bài trầm ấm.
 TN	 VN
Từ đó học sinh sẽ tự thêm thành phần chủ ngữ còn thiếu để hoàn thiện câu.
Sửa lại: Hôm qua, em / được đi chơi với mẹ ở công viên nước.
 TN CN	 VN
 Trên lớp, thầy giáo / cất lên tiếng giảng bài trầm ấm.
 TN CN	 VN
 Điều đáng nói ở đây là sau khi các em đã tự sửa chữa và hoàn thành được câu cũng có nghĩa các em có cơ hội để nhớ và rút kinh nghiệm. Từ đó, giúp các em khắc phục được lỗi nói (viết) không trọn câu, trọn nghĩa trong giao tiếp.
Sai ngữ nghĩa trong câu khi diễn đạt.
Chẳng hạn: Cũng bài Câu kể (Phân môn Luyện từ và câu Tiếng việt 4 tập 1) Giáo viên cho học sinh đặt câu tả, trình bày cảm nhận của em về cảnh vật trong thôn xóm nơi em đang ở.
 Học sinh viết câu: 
Em rất cảm xúc trước sự đổi thay của quê hương em. (1)
Trời về khuya, xóm em rất im lặng.(2)
 Khi gặp trường hợp tương tự , giáo viên cần cho học sinh phát hiện lỗi sai rồi tiếp tục cho các em tự sửa chữa. Đây là cách để các em thấy được vai trò của việc nắm vững nghĩa của từ. Từ đấy các em chủ động lựa chọn từ ngữ chính xác khi sử dụng.
 Trường hợp nếu học sinh không thể sửa chữa, giáo viên cần chỉ rõ lỗi sai trong câu (1) sai từ “cảm xúc”.Giáo viên giải thích: Cảm xúc là trạng thái tình cảm chung nhất của con người rung động trước một sự vật, hiện tượng nào đó như (vui, buồn, mừng, giận, yêu, ghét,). Trong trường hợp này cần thay từ “cảm xúc” bằng từ “vui mừng”.
Em rất vui mừng trước sự đổi thay của quê hương em.
 Còn ở câu (2) sai từ “im lặng” vốn dĩ từ “im lặng” là một động từ dùng để diễn tả trạng thái hoạt động của con người.Ví như thầy giáo nói: cả lớp im lặng. Do đó trong câu (2) này cần thay từ “im lặng” bằng từ “tĩnh lặng” để diễn tả trạng thái không gian chung của thôn xóm khi tác giả đã về khuya.
 Đến đây ta mới thực sự thấm thía câu nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Quả thật ngữ pháp tiếng việt vốn cực kỳ phức tạp. Song nếu biết cách sử dụng ta mới thấy được sự mềm mại uyển chuyển của ngôn ngữ tiếng việt như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói “Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Nó có thể chuyển tải được mọi cung bậc cảm xúc của con người diễn đạt một cách linh hoạt chính xác mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật”.
Thiếu dấu câu khi câu đã kết thúc. 
 Một lúc nào đó chúng ta vẫn thường bắt gặp những câu văn viết sai dấu câu. Ở học sinh lớp 4 điều này đã xảy ra. Ví như bài làm của học sinh khi miêu tả con vật( tiết kiểm tra viết) ở phân môn Tập làm văn (Tiếng Việt 4 – tập 2) có em viết:
Ví dụ: Chú cún con nhà em rất đáng yêu hằng ngày, nó thường chơi đùa với em.
 Khi gặp phải lỗi này, giáo viên cần đưa ra câu sai và viết lên bảng. Sau đó giáo viên cho cả lớp phát hiện lỗi về dấu câu. Tuy nhiên một số em sẽ phát hiện ra vị trí thiếu dấu trong trường hợp này, giáo viên nên cho học sinh lên bảng sửa lại cho hoàn chỉnh. Hình thức này giúp cả lớp củng cố thêm một loại lỗi thường gặp trong khi viết bài Tập làm văn.
Sửa lại: “Chú cún con nhà em rất đáng yêu. Hằng ngày nó thường chơi đùa với em”.
Hình thức mở rộng vốn từ bằng hình ảnh trực quan. 
Đây là cách giúp học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ thông qua hình ảnh trực quan. Theo đó, chúng ta sẽ tạo cho học sinh một sự hứng thú và tích cực hoạt động để tìm ra những từ diễn tả thích hợp với hình ảnh giáo viên đưa ra phù hợp với chủ đề.
 Chẳng hạn khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực (Tiếng Việt 4-Tập 1) Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về chủ đề được nói đến và cho học sinh quan sát.
 Ví dụ: Khi quan sát hình giáo viên cho các em học sinh tìm ra những từ ngữ nói về Ý chí - Nghị lực để diễn tả được tính chất mà bức ảnh thể hiện. 
Hình thức học tập này sẽ thúc đẩy học sinh phát hiện tích cực song cũng không thể tránh khỏi những từ mà học sinh phát hiện sai, vì vậy đòi hỏi giáo viên cần phải phát hiện và sửa chữa một cách nhanh chóng chính xác cho các em.
 Hoặc khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (Tiếng việt 4 tập 2) Giáo viên đưa ra một số bức ảnh cùng chủ đề bài học để học sinh quan sát.Các em hãy tìm những từ ngữ nói về sự dũng cảm của những nhà leo núi.
Ví dụ:* Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh để giúp các em hiểu rõ hơn về nghĩa của từ.
Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
Tìm các từ thể hiện nết đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
Tránh lỗi lặp từ trong câu.
 Hiện tượng lặp từ trong câu rất phổ biến trong bài làm của học sinh tiểu học, trong đó có học sinh lớp 4. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi ở lứa tuổi của các em, tư duy logic trong diễn đạt chưa hoàn thiện. Mặt khác, do các em còn nhỏ sự tiếp xúc trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến vốn từ của các em còn rất nghèo nàn. Cộng với ý thức trong vận dụng ngôn ngữ giao tiếp của các em cũng còn nhiều cảm tính thụ động dẫn đến hiện tượng lặp từ trong khi trình bày văn bản viết.
 Chẳng hạn khi dạy bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật (Tiếng Việt 4 tập 2) Học sinh viết: “ Nhà em có một chiếc bình hoa rất đẹp, màu của bình hoa là màu xanh dương”. Đây là lỗi phổ biến nhất trong diễn đạt vì vậy giáo viên cần viết câu mắc lỗi lặp từ lên bảng và viết thêm một câu đối chứng mang nội dung của câu mắc lỗi.
Ví dụ: “ Nhà em có một chiếc bình hoa màu xanh dương rất đẹp”.
 Sau đó cho học sinh lựa chọn một câu có cách diễn đạt gọn hơn. Khi học sinh đã lựa chọn chính xác, giáo viên hỏi thêm. Em hãy cho biết nguyên nhân nào khiến câu văn trên trở nên rườm rà, lủng củng. Lúc này học sinh tự khắc sẽ tìm ra lỗi lặp từ. Đây là cách đơn giản nhưng có hiệu quả rất cao trong việc khắc phục lỗi lặp từ cho học sinh. Ưu điểm của cách này là giúp học sinh nhớ lâu, nắm vững kiến thức đồng thời đánh thức tính chủ động để lựa chọn từ ngữ trong khi viết câu.
Một số kiểu bài tập rèn luyện cách dùng từ, đặt câu cho học sinh lớp 4.
Kiểu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
 Đây là bài tập mà giữa các từ trong một tập hợp từ của một trường từ vựng diễn tả tính chất gần giống nhau. Với các kiểu bài tập này rèn luyện cho các em kỹ năng lựa chọn và sử dụng từ ngữ linh hoạt và có độ chính xác cao.
 Chẳng hạn khi dạy bài Luyện từ và câu: Cái đẹp ( Tiếng việt 4 tập 2) Giáo viên đưa ra một số từ ngữ thuộc một trường từ vựng để gây độ nhiễu. Sau đó là một số câu chưa hoàn thiện để các em lựa chọn một từ thích hợp trong dãy từ đã cho và điền vào chổ còn thiếu.
Ví dụ: Duyên dáng, thướt tha, điệu đà, tươi tắn, xinh xắn, rực rỡ.
Câu 1: Cô bé nhìn mọi người rồi nở một nụ cười.
Câu 2: Năm học mới mẹ mua cho em một chiếc cặp rất ..
Câu 3: Khung cảnh mùa xuân thật...với mai đào khoe sắc thắm.
Kiểu 2: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
 Đây là kiểu bài tập giúp học sinh nắm vững cấu trúc ngữ pháp khi đặt câu. Chẳng hạn khi dạy các bài Luyện từ và câu giáo viên dùng bảng phụ ghi sẵn một số câu đầy đủ thành phần chính và một số câu có thêm thành phần phụ trạng ngữ. Sau đó giáo viên gọi học sinh lên bảng tìm thành phần chính trong câu ( lưu ý: Giáo viên cần quan tâm đến các đối tượng học sinh trung bình, học sinh yếu)
Ví dụ: Cho các câu dạng như sau:
Câu 1: Thầy giáo gọi Lan lên bảng.
Câu 2: Mùa xuân cây cối lại đâm chồi nảy lộc.
Câu 3: Từ ngàn đời nay, tre vẫn thủy chung nghĩa tình với con người.
Câu 4: Trong tương lai, em muốn trở thành một bác sỹ.
 Cũng dạng bài tập này, nhưng với mức độ khó hơn giáo viên có thể cho một số câu mà chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ. Đây là bài tập giúp học sinh thấy được sự linh hoạt trong khi đặt câu để đạt được giá trị biểu đạt theo mục đích nhất định của người viết. Đồng thời cho học sinh nhận biết chủ ngữ có thể đứng sau vị ngữ.
Ví dụ: 
 - Từ xa, tiến lại hai chú gấu con.
Bỗng chốc, rào rào, ù ù một cơn dông kéo đến.
Dưới bóng tre xanh, bao đời nay người dân cày vỡ ruộng.
 Nếu học sinh lúng túng trong khi xác định chủ ngữ, vị ngữ thì giáo viên hướng dẫn các em cách tìm chủ ngữ và vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi.Tìm chủ ngữ bằng cách đặt câu hỏi: Ai ( Con gì? Cái gì?). Tìm vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi : Làm gì? là gì? như thế nào? Đây là dạng bài tập giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức đặt câu có chủ ngữ và vị ngữ cũng như xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Kiểu 3: Đặt câu theo chủ đề. 
 Khi dạy các bài: Mở rộng vốn từ. Giáo viên cho học sinh đặt một số câu kể theo chủ đề của bài học, giáo viên chia nhóm sau đó cho mỗi nhóm đặt năm câu khác nhau. Chẳng hạn khi dạy bài: Mở rộng vốn từ Ước mơ. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đặt năm câu khác nhau về chủ đề trên. ( thời gian hoạt động giáo viên có thể linh động, nhưng theo tôi thì chỉ cần 5 phút là đủ) Sau 5 phút học sinh các nhóm trình bày kết quả hoạt động. Nếu nhóm nào đặt câu đúng chủ đề và hay thì giáo viên cần biểu dương nhóm đó trước lớp.
 Ưu điểm của kiểu bài tập này giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và diễn đạt một cách linh hoạt đồng thời cũng cho các em rèn luyện được cách viết câu hay và chính xác theo một chủ đề, chủ điểm cụ thể.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Khi trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4 mà giáo viên gặp phải một số khó khăn từ phía học sinh thì thực hiện bằng giải pháp, biện pháp này.
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 Các giải pháp, biện pháp này có mối quan hệ qua lại hữu cơ tương quan lẫn nhau. Đều vận dụng những hình thức rèn luyện cách dùng từ, đặt câu ở môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong giao tiếp (khi nói và viết).
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Các kết quả khảo nghiệm của tôi đều cho thấy rõ giá trị khoa học và thực tiễn của việc rèn luyện cách dùng từ, đặt câu cho học sinh lớp 4 thông qua đặc trưng một số bài học trong môn Tiếng Việt.
 Tóm lại, trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường TH ........, huyện ........, tôi rất trăn trở qua từng tiết học, giờ học khi có không ít học sinh lớp 4 chưa đọc thông viết thạo, đặc biệt là nhiều em còn mắc các lỗi rất cơ bản về dùng từ, đặt câu. Điều này thôi thúc bản thân tôi thử nghiệm các giải pháp, biện pháp như trên và đã đem lại hiệu quả tích cực nhất định. Hi vọng, qua một vài kinh nghiệm nhỏ này có thể mang lại niềm vui lớn trong sự nghiệp “lái đò” cao quí.
V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Qua sử dụng kinh nghiệm dạy học trên, tôi thấy học sinh lớp 4B đã tiến bộ rất nhanh trong quá trình học môn Tiếng Việt. Các em đã có nhiều kĩ năng và kinh nghiệm hơn khi dùng từ, đặt câu (trong nói và viết).
 Khi các em đã nắm vững nghĩa của từ và các quy tắc viết câu, sử dụng dấu câu đúng thì đây là động lực thúc đẩy các em rất nhiều, tạo cho các em có thói quen thích khám phá tìm tòi trong ngôn ngữ để đặt câu.
 Để có cơ sở đánh giá chính xác về những nhận định trên, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế bằng cách cho các em làm bài kiểm tra thông qua các hình thức như luyện tập như trên với học sinh lớp 4B tôi chủ nhiệm.
 Số học sinh được kiểm tra khảo sát là 22 em. Hình thức làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4B thuộc trường Tiểu học ........, Huyện ........ thu được kết quả sau:
Kết quả kiểm tra sau khi đã chú trọng vận dụng các hình thức rèn luyện cách dùng từ đặt câu, cụ thể như sau:
VI. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
 Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài đã đem lại cho bản thân tôi nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy vận dụng một số hình thức rèn luyện cách dùng từ đặt câu trên đây là biện pháp khá hiệu quả để học sinh lớp 4 áp dụng tốt vào việc thực hành các bài tập và ứng dụng quá trình giao tiếp hằng ngày. 
 Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm trong quá trình dạy học khối 4. Kinh nghiệm này áp dụng vào thực tiễn đã có những hiệu quả đáng kể. Đặc biệt là trong vấn đề rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ...cho học sinh lớp 4. Có thể bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chưa thật được hoàn hảo nhưng với sự tiến bộ của học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày. 
2. Kiến nghị:
 Cần triển khai thêm nhiều hội nghị chuyên đề về môn Tiếng Việt hơn nữa trong nhà trường.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 4 trong nhà trường. Rất mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, quí bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_luyen_cach_dung_tu_dat_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan